CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TÁC DỤNG CỦA LÁ TÍA TÔ BẠN ĐÃ BIẾT???
03

Th 04

TÁC DỤNG CỦA LÁ TÍA TÔ BẠN ĐÃ BIẾT???

  • admin
  • 0 bình luận

Lá tía tô được sử dụng khá nhiều trong ẩm thực, là loại rau ăn quen thuộc với mọi người. Ngoài ra trong Y Học dân gian đây cũng là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp vô cùng hiệu quả. Hôm nay hãy cùng Hadu tìm hiểu công dụng của lá tía tô qua bài viết dưới đây nhé! 1.GIÚP HẠ SỐT Uống nước lá tía tô có thể giúp bạn hạ sốt trong những trường hợp bị sốt nhẹ, sốt do cảm lạnh, sốt nhẹ do côn trùng cắn. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cũng có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp sốt do cảm nóng, sốt kèm theo ra nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không nên uống nước lá tía tô để hạ sốt. 2.NƯỚC LÁ TÍA TÔ LÀM TRẮNG DA Nhờ hoạt chất Priserli trong tía tô có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da tẩy tế bào chết, giúp da trắng đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó thành phần vitamin E như đã biết có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, từ đó giúp da được mềm mịn hơn. Nước lá tía tô giúp làm trắng da Cách làm rất đơn giản chỉ cần dùng nước tía tô rửa mặt thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng nước này để tắm giúp dưỡng da toàn thân, đây gọi là một phương pháp làm trắng tự nhiên. 3.HIỆU ỨNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA Khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và chậm tiêu. Lúc này, một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược. Ngoài ra những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào  4.GIẢM THIỂU LƯỢNG CHOLESTEROL XẤU Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa rất nhiều Omega 3, một chất quan trọng có khả năng chống oxy hóa cao và trung hòa được lượng Cholesterol xấu trong máu. Từ đó giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Giảm thiểu lượng cholesterol xấu 5.GIÚP GIẢM CÂN Lượng chất xơ cùng nhiều vitamin & khoáng chất thiết yếu có trong nước lá tía tô sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất & giảm cân hiệu quả. Uống nước lá tía tô thay nước lọc hằng ngày được xem như một phương pháp giúp nàng sở hữu được vóc dáng thon gọn và săn chắc. Hãy uống nước lá tía tô trước bữa ăn 30 phút để giúp cơ thể giảm được năng lượng nạp vào cơ thể và kiểm soát cân nặng bạn nhé! 6.GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG Sử dụng nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng Histamin, là chất sẽ tăng vọt khi quá trình dị ứng ở cơ thể xảy ra, gây ra mẩn ngứa, mề đay khó chịu cho cơ thể. 7.CHỐNG NHIỄM TRÙNG DO VI KHUẨN Tác dụng của lá tía tô trong chống lại vi khuẩn cũng được đánh giá rất cao. Hàm lượng axit rosmarinic trong lá tía tô giúp ngăn ngừa dị ứng, nổi mẩn ngứa ở cơ thể, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.  

ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?
31

Th 03

ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Chúng ta vẫn được dạy rằng “không bao giờ được đi ngủ với mái tóc ướt”. Bởi các bà, các mẹ của chúng ta cho rằng việc đi ngủ với mái tóc ướt có thể gây ra cảm lạnh, ốm nên thường khuyên chúng ta phải sấy khô, lau khô tóc trước khi ngủ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người có thói quen để tóc ướt hoặc chưa khô khi đi ngủ, đặc biệt là nam giới vì cho rằng tóc ngắn sẽ nhanh khô và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy để tóc ướt đi ngủ có thực sự là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh? Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! 1.VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÓC NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT Người xưa có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, ý chỉ răng, tóc là một phần quan trọng thể hiện một phần tính cách, nét đẹp của con người. Thông qua tóc tai có thể đánh giá cơ bản về một người nào đó.  Tóc, màu sắc tóc hay kiểu tóc được biết đến như một cách để làm đẹp cho một người, nhất là khi lựa chọn đúng mẫu tóc phù hợp. Kiểu và màu tóc có thể khiến một người thêm đẹp hơn, ấn tượng hơn cũng có thể khiến người đó kém hấp dẫn hơn khi bộc lộ nhiều khuyết điểm trên khuôn mặt. Ngoài tác dụng làm đẹp thì tóc có nhiều vai trò quan trọng đối với con người. Đó là: Bảo vệ da đầu khỏi những yếu tố gây hại từ môi trường. Tăng chức năng cảm giác của da. Hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Có thể nói, với hầu hết mọi người thì tóc rất quan trọng và được chăm sóc rất cẩn thận. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, mà chúng ta vẫn gội đầu vào buổi tối và buổi trưa nhưng lại đi ngủ với mái tóc ướt. Điều này không chỉ gây hại cho tóc mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. 2.ĐỂ TÓC ƯỚT KHI ĐI NGỦ CÓ BỊ CẢM LẠNH KHÔNG? Cảm lạnh dường như là mối quan tâm phổ biến nhất mà theo kinh nghiệm dân gian mọi người nghĩ mình dễ gặp phải khi để tóc ướt đi ngủ. Tuy nhiên theo Tiến Sĩ Chirag Shah, MD, một bác sĩ cấp cứu được hội đồng chứng nhận và đồng sáng lập của Push Health, một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy một người có thể bị cảm lạnh khi đi ngủ với một mái tóc ướt”, Shah nói, “Khi một người bị cảm lạnh, đó là do bị nhiễm vi-rút.” Để tóc ướt khi đi ngủ có bị cảm lạnh không? Cảm lạnh thông thường thực sự là do bị nhiễm một trong hơn 200 loại virus gây cảm lạnh. Virus xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi, miệng hoặc mắt và lây lan qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc nói. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh. 3.NHỮNG NGUY HẠI KHI ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT TÓC ƯỚT GÂY KHÓ NGỦ, NGỦ KHÔNG NGON GIẤC Ngủ với mái tóc ướt gây ra nhiều vấn đề cho giấc ngủ. Khi  tóc ướt luôn tạo cảm giác bết dính, ẩm ướt gây khó chịu. Nếu bạn đang ngủ trong phòng điều hòa hoặc đang là cao điểm của mùa đông, khi ngủ với mái tóc ướt sẽ cảm thấy lạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn sẽ không thoải mái khi ngủ, khó ngủ hơn khi phải chịu đựng sự ướt dính và cái lạnh thấm vào da đầu khi tóc ướt. Ngoài ra, vì tóc ướt hoặc chưa khô hẳn sẽ thường rất dễ uốn và tạo kiểu hơn so với bình thường. Nếu bạn quan tâm và lo lắng việc bị hư kiểu tóc, nếp tóc sẽ khiến bạn hoạt động không thoải mái hoặc thả lỏng hoàn toàn khi ngủ. Đôi khi là ngủ trên một tư thế để tóc không bị xẹp hoặc phồng lên khi thức dậy. Như vậy, đi ngủ với mái tóc ướt sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon, có thể vì lạnh da đầu, vì ẩm ướt hay vì muốn giữ kiểu tóc đẹp. Giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của con người. Mặc dù không thường xuyên để tóc ướt đi ngủ, nhưng nó cũng vô tình làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. MÁI TÓC ƯỚT SẼ KHIẾN BẠN BỊ GÃY, RỤNG TÓC VÀ HƯ TỔN Tóc yếu nhất khi bị ướt, nên bạn sẽ thấy lượng tóc gãy rụng nhiều hơn khi để tóc ướt khi đi ngủ. Khi bạn xoay trở mình hay quay đầu trên gối sẽ tạo ra ma sát giữa tóc và gối. Nó sẽ khiến tóc bị gãy rụng nhiều hơn so với tóc khô. Nếu bạn để đầu ướt được buộc chặt, thắt bím quá thường xuyên, chân tóc lỏng ra khỏi da đầu do ma sát giữa các đầu của sợi tóc này với đầu sợi tóc khác. Bạn có thể bị rụng tóc nhiều hơn. Tóc ướt gây rụng tóc và hư tổn Tóc chẻ ngọn, hư tổn cũng cũng là một hiện tượng thường gặp khi thường xuyên ngủ với mái tóc ướt. Tóc của bạn trông xỉn màu hoặc bóng dầu, nhờn hơn bình thường. NGUY CƠ NHIỄM NẤM Bệnh hắc lào, nấm da chân và các bệnh tương tự nhiễm trùng khác có nhiều khả năng xảy ra ở những người ngủ với tóc hoặc quần áo ướt. Quần áo ẩm ướt có thể mang theo nấm gây nhiễm trùng. Tóc ướt cũng là môi trường dễ tạo ra nấm và tạo điều kiện cho nấm phát triển, vì độ ẩm tạo môi trường cao trên da đầu và tóc là yếu tố rất phù hợp cho nấm sinh trưởng. Đi ngủ với mái tóc ướt có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da tương tự như khi nằm ngủ với quần áo ẩm ướt. Nó có thể không gây đau, nhưng da đầu của bạn có thể bị ngứa, dị ứng và khiến bạn không ngủ ngon. Cùng với nấm tự nhiên xuất hiện trên da đầu, gối cũng là nơi có thể hình thành nấm. Nó phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và áo gối, gối ướt do hấp thụ nước từ tóc ướt sẽ là nơi sản sinh lý tưởng của nấm. Tóc ướt cũng có thể gây ra tình trạng gàu. Khi ngủ với tóc ướt sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc vì chúng dễ dàng bị vải gối hấp thụ cùng với độ ẩm dư thừa trên tóc. Sự kết hợp giữa sự phát triển của vi khuẩn và việc mất đi lượng dầu tự nhiên sẽ khiến da đầu của bạn dễ bị gàu hơn. Gàu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu trong khi ngủ. Bạn thường gãi mạnh lên da đầu. Điều này làm cho da trên da đầu của bạn bị khô và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Nó có thể dẫn đến các vấn đề khác như bong tróc da đầu. ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH Sự kết hợp giữa nước và hơi ấm là điều kiện để tạo ra sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn. Hơi ấm từ đầu và sự ẩm ướt từ tóc sẽ khiến chiếc gối trở thành nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn gây bệnh. Nếu tiếp xúc với những loại vi khuẩn này, bạn có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, ngủ với tóc ướt còn có thể khiến bạn bị nhiều mụn hơn. Do sự hình thành và phát triển của nấm mốc, vi khuẩn trên vỏ gối, khi bạn nằm ngủ và mặt tiếp xúc với gối sẽ gây bẩn da mặt. Khi đó, mụn có thể phát triển nhanh hơn.  

MẤT NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, GIẢI PHÁP
31

Th 03

MẤT NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, GIẢI PHÁP

  • admin
  • 0 bình luận

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, ảnh hưởng đến 35% người trưởng thành. Tình trạng này có thể khiến người bệnh thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc, tăng nguy cơ tai nạn giao thông và giảm sút sức khỏe tổng thể. Trong bài viết dưới đây, Hadu sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục bệnh mất ngủ này!!! 1.MẤT NGỦ LÀ GÌ? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, giúp co người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập.  Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức giấc. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Trung bình một người bình thường ngủ từ 7-8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian đủ sâu và cảm thấy thoải mái khỏe khoắn sau khi thức dậy. Mất ngủ bao gồm: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen hằng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng. 2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH MẤT NGỦ Mất ngủ là một tình trạng thường ở nhiều độ tuổi, nhiều giới tính khác nhau. Mất ngủ nếu không có cách chữa trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng với tinh thần và sức khỏe người bệnh. Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ Một số nguyên nhân chính gây tình trạng mất ngủ bao gồm:  Do bị căng thẳng và stress Do bị chênh lệch múi giờ hoặc lịch làm việc khiến thời gian nghỉ ngơi bị thay đổi. Sử dụng nhiều các chất kích thích như trà, cafe, thuốc lá… Ăn quá no trước khi đi ngủ khiến bụng đầy hơi, no căng và khó tiêu. Một số ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như: đèn sáng, tiếng ồn,... 3.NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH MẤT NGỦ Khó ngủ vào ban đêm Thức dậy vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu Gặp khó khăn khi phải tập trung chú ý hoặc ghi nhớ 1 điều gì đó Nhức đầu hay căng thẳng Khó chịu dạ dày và ruột 4.ĂN GÌ ĐỂ CHỮA MẤT NGỦ? Hạt sen Hạt sen có cấu tạo gồm phần hạt trắng bao bên ngoài, bên trong là tâm sen, tâm sen có tác dụng trị mất ngủ rất hiệu quả. Theo Đông Y, kết hợp hạt và tâm sen sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và chữa suy nhược thần kinh, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhụy hoa nghệ tây Bên cạnh tác dụng làm đẹp, nhụy hoa nghệ tây còn được biết đến như phương thuốc trị mất ngủ hiệu quả. Trong nhụy hoa nghệ tây có chứa flavonoids, tannins, anthocyanins, alkaloids và saponins. Chúng có tác dụng làm giảm áp lực lên não bộ, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài tác dụng làm đẹp nhụy hoa nghệ tây còn giúp hỗ trợ khắc phục chứng mất ngủ Mật ong Mật ong chứa nhiều khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể, các hợp chất trong mật ong có tác dụng thư giãn tinh thần, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Pha một chút mật ong với nước ấm hoặc sữa tươi và uống sẽ giúp chứng mất ngủ sớm biến mất.   

NGỦ HAY NẰM MƠ CÓ BỊ SAO KHÔNG?
30

Th 03

NGỦ HAY NẰM MƠ CÓ BỊ SAO KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Những nghiên cứu về giấc mơ không chỉ làm các nhà khoa học đau đầu mà còn ảnh hưởng tương đối lớn tới các nghệ sĩ, tác gia và triết gia. Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên thường xuyên mơ thậm chí hằng ngày rất có hại đến sức khỏe. Vậy ngủ mơ thường xuyên có phải bệnh lý không? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Hadu giải đáp qua bài viết này nhé! 1.GIẤC NGỦ LÀ GÌ? Ngủ là nhu cầu sinh học của con người. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau một thời gian hoạt động. Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não. Giấc ngủ bình thường ở người kéo dài từ 7-8 giờ (khoảng trung bình từ 4-1 giờ) trung bình một đêm, khi ngủ dậy thấy tinh thần thoải mái, khỏe mạnh. 2.GIẤC MƠ KHI NGỦ KÉO DÀI BAO LÂU? Rất khó để định lượng một giấc mơ khi ngủ kéo dài bao lâu nhưng các nhà khoa học đã đưa ra các ước tính về thời gian khi mơ có thể lên tới 2 giờ trong giấc ngủ. Trong mỗi đêm con người cũng có thể mơ từ 4-6 lần. Các kết quả trên được lý luận như sau: Con người khi ngủ có 2 loại giấc ngủ là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) và giấc ngủ mắt chuyển động không nhanh (NREM). Hầu hết các giấc mơ thường xảy ra khi mắt chuyển động nhanh, còn được gọi là giấc ngủ REM. Chu kỳ giấc ngủ REM có xu hướng xảy ra từ 1,5-2 giờ một lần do đó việc giấc mơ tồn tại trong pha này của giấc ngủ dẫn tới sự ước tính về độ dài của giấc mơ có thể tương đương với một giấc ngủ REM. 3.NẰM MƠ KHI NGỦ CÓ SAO KHÔNG? Hầu hết các giấc mơ không có hại đối với sức khỏe con người tuy nhiên nếu cơn ác mộng tiêu cực xảy ra thường xuyên lại là một vấn đề khác mà con người cần để ý. Chưa thể xác định một cơn ác mộng kéo dài trong bao lâu nhưng các nhà khoa học cho rằng cơn ác mộng có xu hướng xảy ra trong các chu kỳ sau của giấc ngủ REM, đặc biệt là ⅓ đêm cuối cùng. Nằm mơ khi ngủ có sao không? Ác mộng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn do các nguyên nhân tiềm ẩn như căng thẳng, lo lắng, sử dụng thuốc hoặc thay đổi hormone. Một số người còn trải qua các cơn ác mộng thường xuyên trong giấc ngủ, đặc biệt là các bệnh nhân sau chấn thương nặng. Có nhiều lựa chọn để điều trị cải thiện chứng rối loạn ác mộng như liệu pháp tái tạo hình ảnh và liệu pháp hành vi nhận thức do đó hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi các cơn ác mộng bắt đầu làm phiền tới bạn. 4.KHI NÀO THÌ NGỦ MƠ ĐƯỢC COI LÀ BỆNH LÝ? Hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mọi người. Do đó, không có tiêu chuẩn nào áp dụng chung cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp nếu thi thoảng ngủ mơ không có quy luật, hoặc khi mệt mỏi thì không tính là bệnh lý. Nếu trạng thái ngủ mơ diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại và gây mệt mỏi thì coi như trường hợp đó là ngủ mơ bệnh lý và cần được điều trị. NGUYÊN NHÂN CỦA NGỦ MƠ Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau chấn thương, nghiện rượu,... Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… KHI NÀO THÌ NGỦ MƠ DO BỆNH LÝ Ngủ quá mức, ngủ mê mệt. Một số trường hợp gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ… NGỦ MƠ THƯỜNG XUYÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO? Khi nào mơ ngủ được coi là bệnh lý? Gây mệt mỏi, không thoải mái khi tỉnh giấc. Có người mơ đến sáng mới thức dậy, nhưng có người lại thức dậy trong khi mơ và sau đó tiếp tục ngủ lại. Việc giấc mơ bị phá vỡ vì bất kì lý do gì đều gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái khi tỉnh dậy. Gây khủng hoảng tâm lý, hoảng sợ, lo lắng. Trong trạng thái khủng hoảng về tâm lý, ta sẽ gặp những giấc mơ hãi hùng hay còn gọi là ác mộng, khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoảng sợ và lo lắng. Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Mơ quá nhiều, ngày nào cũng mơ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, người uể oải, khó chịu… làm ảnh hưởng đến hoạt động công việc và đời sống.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: