CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG SỮA CHO TRẺ
21

Th 01

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG SỮA CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa (gồm sữa trâu, sữa bò, sữa dê, cừu) là thực phẩm dinh dưỡng có giá trị cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. SỮA KHÔNG THỂ THAY THẾ ĐƯỢC THỰC PHẨM Chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao. Chất béo (lipid) của sữa giàu năng lượng, có nhiều vitamin tan trong chất béo nhất là vitamin A. Sữa cũng là nguồn giàu vitamin nhóm B, nhất là riboflavin (B2). Trong sữa chua lượng vitamin B1, B2 nhiều hơn ở sữa thường tới 20-30%. Trong sữa có chứa nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/ photpho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao. Chất béo (lipid) của sữa có giá trị sinh học cao vì ở trạng thái nhũ tương và có độ tương phân tán cao tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Lipid của sữa chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết, có Lecithin là một photphatit quan trọng có vai trò chuyển hóa và kéo cholesterol ra khỏi cơ thể. Do vậy sữa là thức ăn rất tốt cho mọi lứa tuổi. Với trẻ nhỏ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những tháng tiếp theo nên cho trẻ ăn bổ sung, trong khẩu phần ăn của trẻ có thêm sữa (có thể là sữa bò, sữa trâu,sữa dê) tuy nhiên nếu chỉ quan tâm trẻ uống sữa thì chưa đủ dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn đa dạng từ 4 nhóm thực phẩm mới cung cấp đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tốt. Nhiều ông bà bố mẹ suy nghĩ “sữa là tốt nhất, nếu trẻ không chịu ăn cứ ép cho uống sữa là đủ” vậy nên cố gắng mua đủ loại sữa đắt tiền và cho trẻ uống liên tục. Nhiều gia đình còn dùng sữa cho trẻ uống thay nước (khi nào khát là uống sữa). Sử dụng sữa cho trẻ như vậy là không đúng vì sẽ dẫn đến dư thừa một số thành phần mà lại thiếu hụt một số thành phần khác. Thí dụ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi là 1.300kcal, 30g chất đạm (protein), 36g chất béo (lipid), 195g chất đường bột (gluxit) và 1.200ml nước. Để đảm bảo về nhu cầu năng lượng cho trẻ cần uống 2l sữa bò (đã pha theo công thức)/ ngày, nhưng nếu uống đủ 2l sữa thì lượng đạm đưa vào cơ thể sẽ vào khoảng 42-45g (dư khoảng 10-12g), lượng mỡ đưa vào cơ thể khoảng 48-50g (dư khoảng 12-14g). lượng dư ra của cả chất đạm và chất béo đều không tốt cho trẻ vì trong quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian gây hại cho cơ thể. Trên thực tế không cháu nào có thể uống đủ 2l sữa/ ngày vì như vậy lượng nước đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng gánh nặng cho tim. Nếu điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu chất đạm, chất béo của bé thì bé sẽ cần uống khoảng 1400l sữa bò (đã pha theo công thức)/ ngày và nếu như vậy tổng năng lượng chỉ đạt 910kcal (thiếu khoảng 30%). Các thành phần dinh dưỡng (các vitamin, khoáng chất, muối khoáng được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hằng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón. Mặt khác nếu chỉ trẻ uống sữa không cần nhai, làm cho hệ thống răng và các cơ nhai không cần làm việc sẽ không gây cho trẻ cảm giác ngon miệng, không kích thích các tuyến tiêu hóa làm việc. Khi trẻ đã có đủ răng cần được tập nhai. Khi nhai răng cửa và răng hàm đều làm việc để cắt, nghiền thức ăn, các cơ hàm cũng làm việc giúp hai hàm răng khít lại để cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả. Khi nhai sẽ kích thích sự bài tiết men tiêu hóa: tại miệng sẽ kích thích sự bài tiết nước bọt, trong nước bọt có men ptyalin, có tác dụng tiêu hóa tinh bột, tại dạ dày kích thích bài tiết dịch vị có trong men pepsin có tác dụng tiêu hóa chất đạm. Ngoài các men tiêu hóa dịch vị còn có một số thành phần quan trọng là axit clohydric. Axit này có vai trò quan trọng tạo ra môi trường axit thuận lợi cho men pepsin (men tiêu đạm) hoạt động, có tác dụng sát khuẩn, (tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, thủy phân xenlulozo của thực vật (chất xơ trong các hạt, rau, củ, quả). Sau khi được tiêu hóa tại dạ dày thức ăn được chuyển hóa xuống ruột, và muối mật giúp tiêu hóa nốt các thành phần của thức ăn đến giai đoạn cuối cùng. Như vậy sữa là thức ăn tốt nhất giúp cho chế độ ăn của trẻ cân đối hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn nhưng chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ. Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bát bột, bát cháo, bát cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ nên uống 500ml sữa bò (đã pha theo công thức), trẻ trên 3 tuổi chỉ nên uống khoảng 300-400ml là đủ. CÓ PHẢI UỐNG NHIỀU SỮA THÌ TRẺ SẼ CAO? Một điều chúng ta dễ nhận thấy ở nước ta hiện nay đó là trẻ em thành phố cao hơn trẻ em nông thôn do trẻ em thành phố được chăm sóc tốt hơn do chế độ ăn uống đầy đủ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần nhận được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hằng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được. Ngoài vấn đề năng lượng thì những vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iot. Vitamin D có vai trò rất quan trọng chuyển hóa, canxi và photpho là hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Nếu thiếu vitamin D thì ruột sẽ không thể hấp thu được canxi và photpho dẫn đến trẻ bị còi xương, mà còi xương ảnh rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nguồn vitamin D chủ yếu là da tự tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên một đứa trẻ dù có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không tắm nắng để tổng hợp vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao.  

6 CÁCH GIÚP CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ TUỔI TRUNG NIÊN
21

Th 01

6 CÁCH GIÚP CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ TUỔI TRUNG NIÊN

  • admin
  • 0 bình luận

Nội tiết tố là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone khác nhau, giúp điều phối, điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nội tiết tố được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, một phần từ tuyến thượng thận, nhau thai… HIỂU THÊM VỀ NỘI TIẾT TỐ NỮ Hầu hết nội tiết tố nữ đều được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Có hai nội tiết tố nữ chính gồm estrogen và progesterone. -Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì và nó giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng và làn da của phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỹ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, các chị em sẽ mất đi những lợi ích này, làn da và mái tóc cũng sẽ thay đổi mỏng và khô hơn. -Progesterone chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung khi tới tháng. Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Khi nội tiết tố nữ dao động trong chu kỳ bình thường sẽ tác động khác nhau đến tâm trạng và sức khỏe của phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ kinh có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. DẤU HIỆU THAY ĐỔI NỘI TIẾT TỐ Việc cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe rất quan trọng. Nếu mất cân bằng lâu ngày sẽ gây ra một số triệu chứng và tình trạng: Thay đổi làn da như mụn. Rối loạn kinh nguyệt. Béo phì. Suy giảm ham muốn. Mắc bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phần phụ. Khô âm đạo. Hay đau đầu, tăng huyết áp. CẦN LÀM GÌ GIÚP CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ? Chế độ dinh dưỡng khoa học Sự cân bằng nội tiết tố phụ thuộc vào việc áp dụng chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, bao gồm trái cây, rau, protein nạc và chất béo lành mạnh. Chất béo lành mạnh duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến việc thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no. Còn axit béo chuỗi trung tính như axit béo có trong dầu dừa, dầu cọ đỏ hoạt động để điều chỉnh tế bào có trách nhiệm và phản ứng giữa cơ thể với insulin. Hạt lanh và cá hồi là hai loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 giúp tăng cường sản xuất hormone và giảm viêm. Tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống Cân bằng nội tiết tố đòi hỏi phải hoạt động thể chất thường xuyên. Với mục đích kiểm soát cân nặng và mức năng lượng, tập thể dục giảm mức insulin. Ngoài ra, nó làm giảm hormone căng thẳng cortisol và tăng sản xuất endorphin, kết hợp rèn luyện sức khỏe, tính linh hoạt. Tập thể dục nhịp điệu có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần/ tuần giúp ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Kể cả những buổi tập thể dục ngắn giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn. Kiểm soát giấc ngủ Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để kiểm soát hormone. Cơ thể chữa lành các mô và tạo ra hormone tăng trưởng khi chúng ta ngủ sâu. Duy trì lịch ngủ đều đặn và cố gắng ngủ liên tục 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Việc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào vào ban đêm đều khiến cơ thể bối rối, ức chế hormone melatonin - loại hormone ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng. Tránh ánh sáng nhân tạo giúp cơ thể điều chỉnh hormone và khôi phục nhịp sinh học tự nhiên. Có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách thiết lập lịch trình hằng đêm, giảm thiểu thời gian sử dụng trước khi đi ngủ, và đảm bảo môi trường ngủ đủ ấm cúng. Uống đủ nước Tiêu thụ nước rất quan trọng cho chức năng trao đổi chất và giải độc. Giữ cơ thể đủ nước gan thận và loại bỏ các chất ô nhiễm, bao gồm cả hormone dư thừa. Hãy đặt mục tiêu uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Trà thảo dược và thực phẩm chứa nhiều nước, chẳng hạn như dưa hấu và dưa chuột, cũng có thể là nguồn cung cấp nước tốt. Giảm lượng đường và carb tinh chế Tiêu thụ một lượng lớn đường và carb tinh chế có thể khiến nồng độ insulin tăng cao, gây kháng insulin và mất cân bằng hormone. Giảm ăn mì, bánh mì trắng, đồ uống có đường và đồ ngọt sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Thay vào đó, hãy chọn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Kiểm soát cân nặng Chất béo dư thừa có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, các chất béo trong cơ thể tạo ra chất béo giải phóng estrogen. Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, cần có chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện phù hợp, tránh xa việc ăn kiêng cấp tốc, tập trung điều chỉnh lối sống lâu dài.  

3 THÁNG ĐẦU MANG THAI CẦN HẠN CHẾ ĂN NHỮNG GÌ?
21

Th 01

3 THÁNG ĐẦU MANG THAI CẦN HẠN CHẾ ĂN NHỮNG GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Chế độ dinh dưỡng là một trong những thay đổi lớn, gây nhiều băn khoăn cho bà mẹ mang thai như: ăn gì là an toàn, ăn gì để có lợi cho bé, cần tránh những loại thực phẩm nào khi mang thai? Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhất của thai nhi. Trong giai đoạn này, tim và cơ quan chính bắt đầu hình thành, nhưng thai nhi chưa có hệ miễn dịch của riêng mình. Đây cũng  là thời gian bé dễ bị tổn thương nhất với rượu, chất gây nghiện, các loại thuốc hay tình trạng bệnh tật của mẹ. Vì lý do này, các bà mẹ phải bỏ thuốc, không bia rượu hay sử dụng thuốc hết sức cẩn thận ngay từ khi phát hiện mình có thai.  Nếu không thực hiện nghiêm ngặt điều này, bé sẽ có nguy cơ gặp những bất thường về thể chất cũng như khiếm khuyết ở hệ thần kinh. 3 tháng đầu mang thai, người mẹ cần hạn chế những thực phẩm sau: THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ CHẾ BIẾN Khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ không nên uống nước ngọt đóng sẵn, bữa ăn công nghiệp đóng hộp, bánh ngọt… bởi vì những thực phẩm có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, lượng đường và natri cao, nhiều calo rỗng không tốt cho mẹ và bé. Một số thực phẩm đóng gói có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Hãy dùng bữa ăn nấu tươi tại nhà, từ các thực phẩm tự nhiên và hữu cơ. MỘT SỐ LOẠI HẢI SẢN Hải sản tốt cho sức khỏe bà mẹ mang thai tuy nhiên có những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá ngừ, cá kiếm là loại thực phẩm nên tránh, bởi thủy ngân có thể gây nhiều biến chứng với thai nhi, đặc biệt ảnh hưởng đến não. NỘM ĐU ĐỦ XANH Trái cây tốt cho sức khỏe tuy nhiên đu đủ sống để làm nộm thì mẹ mang thai cần tránh vì nhựa đu đủ có thể gây ra co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây dị ứng với những biểu hiện như chảy nước mũi, sưng vùng miệng, phát ban da, thậm chí có thể nặng hơn hay khó thở, sốc phản vệ. Tuy nhiên đu đủ chín (vỏ vàng hoàn toàn) chứa nhiều chất dinh dưỡng cho một thai kỳ khỏe mạnh như: folate, choline, beta carotin, kali, vitamin A, B, C, chất xơ… DỨA Tương tự, dứa chứa bromelain, một loại enzyme phá vỡ protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là làm mềm cổ tử cung, có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Một vài lát dứa thì không sao, nhưng ăn nhiều và thường xuyên với mẹ bầu thì không nên chút nào. Ăn dứa cũng có thể gây ra các vấn đề do tính axit của nó, ví dụ như trào ngược, ợ nóng thậm chí tiêu chảy. Ngoài ra, với những người ăn dứa sau một thời gian dài có thể gặp phải các phản ứng dị ứng, nghẹt mũi, ngứa, sưng ở miệng, hen suyễn… CAFFEINE Thức uống, đồ ăn chứa caffeine không tốt cho bà mẹ mang thai vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ, hồi hộp và căng thẳng nếu tiêu thụ quá mức. Caffeine cũng có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. BIA RƯỢU Bia rượu cũng không tốt cho sức khỏe với tất cả chúng ta, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh của bé. THỨC ĂN NHIỀU ĐƯỜNG Thai phụ không nên ăn quá nhiều bánh ngọt, thức ăn ngọt nhiều đường sẽ gây tăng cân nhanh chóng, nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Khi mang thai 3 tháng đầu, bà mẹ mang thai cần được tư vấn của bác sĩ để tư vấn dinh dưỡng. Nếu có thể bác sĩ sẽ kê vitamin tổng hợp dưới tình trạng của bạn, bao gồm acid folic. Ngoài ra, thai phụ cần tăng cường trái cây và rau củ, hạn chế thức ăn nhanh. Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, đa dạng và chừng mực. Dư thừa chất dinh dưỡng cũng không tốt cho mẹ bầu và thai nhi.  

5 NHÓM THỰC PHẨM PHỔ BIẾN LÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU TĂNG NHANH
17

Th 01

5 NHÓM THỰC PHẨM PHỔ BIẾN LÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU TĂNG NHANH

  • admin
  • 0 bình luận

Đường trong máu cao không được kiểm soát trong thời gian dài ngày gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Nắm được danh sách các nhóm thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu là một cách duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn. 1.THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU NHƯ THẾ NÀO? Đường trong máu, hay còn gọi là glucose, là một loại đường đơn giản đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể. Glucose được hấp thụ từ thức ăn vào máu, sau đó vận chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Đường trong máu cao là tình trạng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng hầu hết đến các cơ quan trong cơ thể. Theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao bắt đầu làm hỏng hết các mạch máu nhỏ trong mắt, thận, tim và dây thần kinh, góp phần gây ra các triệu chứng và biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Chính vì thế, việc hiểu rõ các thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu rất quan trọng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát cân nặng. THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT NHƯ SAU: Carbohydrate: Carbohydrate là chất dinh dưỡng chính làm tăng đường huyết. Khi chúng ta ăn carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng thành đường glucose, sau đó được hấp thụ vào máu. Chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp đường huyết tăng chậm hơn và ổn định hơn. Chất béo và protein: Chất béo và protein cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng đường huyết. Chúng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp đường huyết tăng chậm hơn. Chỉ số đường huyết là thước đo tốc độ tăng đường huyết sau ăn một loại thực phẩm nào đó. Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng và đột ngột như các loại đường tinh chế, bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây chiên… Thực phẩm có GI thấp sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn và ổn định như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây không quá ngọt… Biết được cách thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sẽ giúp mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn. 2.CÁC LOẠI THỰC PHẨM PHỔ BIẾN CÓ XU HƯỚNG LÀM TĂNG NHANH LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU  Ngũ cốc tinh chế Theo Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ, các loại thực phẩm chứa ngũ cốc trắng tinh chế, ví dụ như: bánh mì trắng, mì ống và gạo trắng đều là nguồn carbohydrate tinh chế, nghĩa là chúng đã bị loại bỏ phần lớn chất xơ trong quá trình chế biến. Chính sự thiếu hụt chất xơ này là nguyên nhân chính khiến ngũ cốc tinh chế làm tăng đường huyết nhanh chóng và đột ngột. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ là một loại carbohydrate có nhiều lợi ích. Cơ thể không tiêu hóa được chất xơ nên nó làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ích cho lượng đường trong máu. Khi ăn chất xơ chúng ta cũng cảm thấy no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều dẫn đến đường trong máu không tăng đột biến. Tuy nhiên, vẫn có thể đưa một lượng vừa phải ngũ cốc trắng vào chế độ ăn uống cân bằng bằng cách kết hợp protein nạc, chất béo lành mạnh, các nguồn chất xơ có hàm lượng carbohydrate khác tương đối thấp khác như rau không chứa tinh bột để làm cho các bữa ăn có chứa carbohydrate trắng ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Đồ uống có đường thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng Rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu khi uống đồ uống có đường. Lý do ngoài việc chứa nhiều đường, các loại đồ uống như soda, nước giải khát có gas và nước ép trái cây đóng hộp hầu như không chứa protein, vitamin hoặc chất xơ. Khi chúng ta tiêu thụ đồ uống có đường, lượng đường sẽ được hấp thụ vào máu rất nhanh khiến đường huyết tăng đột ngột. Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy dẫn đến tình trạng kháng insulin và cuối cùng là bệnh đái tháo đường. Đường huyết kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ nhiều đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc đái tháo đường type 2. Trong khi đồ uống như cafe, sữa, trà ít chất béo và nước lọc có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn. Do đó cách lựa chọn tốt nhất là mọi người nên lựa chọn chuyển từ đồ uống có đường sang đồ uống lành mạnh hơn để bảo vệ sức khỏe, tránh hoàn toàn các đồ uống có chứa calo. Nếu gặp khó khăn khi uống nước không có hương vị, có thể thêm những miếng trái cây thái lát vào nước. Thức ăn nhanh cũng chứa nhiều đường Thức ăn nhanh là thực phẩm không lành mạnh nhưng mọi người thường nghĩ nó chỉ có nhiều calo và chất béo. Sự thật là các mặt hàng thức ăn nhanh cũng chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế, có khả năng làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Trái cây có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: