CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

KHI NÀO NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý
23

Th 08

KHI NÀO NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý

  • admin
  • 0 bình luận

Đổi sữa cho bé đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của bé yêu. Vậy các mẹ có biết khi nào nên đổi sữa cho bé và những lưu ý khi đổi sữa cho bé. Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này nhé! 1.TẠI SAO NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ Vì trẻ ở mỗi giai đoạn, lại có những nhu cầu về dinh dưỡng và sự phát triển khác nhau, mà mỗi loại sữa lại cung cấp dinh dưỡng theo từng quá trình phát triển khác nhau của bé, chính vì vậy, cần thay đổi sữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo từng quá trình phát triển khác nhau của bé, chính vì vậy cần thay đổi sữa để đảm bảo cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên đổi sữa cho con khi thực sự cần thiết. Vì cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, và cần có thời gian đủ dài, để thích nghi với một loại sữa bột nào đó. Việc thay đổi sữa thường xuyên, sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Khi đổi sữa cho con mẹ nên cẩn trọng và cân nhắc về nhiều mặt: độ tuổi, khả năng đáp ứng của trẻ đối với các loại sữa bột, tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. 2.TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI NÊN BÚ MẸ HOÀN TOÀN Thường trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ không nên lăn tăn khi nào nên đổi sữa cho bé. Giai đoạn này sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu mà không có loại thực phẩm hay sữa công thức nào có thể thay thế. Bởi sữa mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ, giúp bé thông minh hơn cũng như có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn Thay vì hỏi có nên đổi sữa cho con trong giai đoạn này thì mẹ nên tập trung ăn uống, tẩm bổ để nâng cao chất lượng sữa mẹ. 3.KHI NÀO NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ? Mẹ nên đổi sữa cho con nếu sữa cũ làm bé còi cọc chậm lớn, gây táo bón hoặc tiêu chảy, mùi vị sữa không hấp dẫn nên bé lười uống sữa… Thường mỗi loại sữa bột sẽ tạo ra một hệ vi sinh vật đường ruột khác nhau. Nếu con đã quen với một loại sữa nào đó đồng thời phát triển tốt, khỏe mạnh thì mẹ không nên vì nghe lời người này người kia mà đổi sữa cho con. Mặt khác, khi con chuyển qua cột mốc phát triển mới như sáu tháng, 1 tuổi, 18 tháng… thì mẹ nên cho con uống những dòng sữa tương ứng với số tháng tuổi của con. Không nhất thiết đổi nhãn sữa mới nếu nhãn sữa cũ giúp con tăng trưởng tốt. Bởi nhiều bé sẽ mất không ít thời gian để thích nghi với loại sữa mới mà chưa chắc sữa mới đã hợp với bé. 4.LƯU Ý KHI ĐỔI SỮA CHO BÉ Đổi sữa phù hợp với độ tuổi của bé Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên dùng sữa công thức số 1 và tuyệt đối không dùng sữa công thức 2 và 3. Lý do là: lúc này hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện và rất non yếu nên việc sử dụng sữa công thức cao hơn có thể làm bé bị chậm tiêu, còi cọc, hấp thu kém… Với những bé trên 6 tháng tuổi hoặc 1 tuổi thì cần chọn loại sữa tương ứng với độ tuổi của bé để bé được cung cấp thêm nhiều chất đạm, chất béo và canxi. Vì vậy khi mẹ mua hoặc nhờ ai đó giúp mua sữa bột cho bé thì cần hiểu rõ và nắm bắt chính xác độ tuổi của bé để lựa chọn loại sữa phù hợp. Đổi sữa cho bé từ từ Cần có quá trình từ từ đổi từ sữa cũ sang sữa mới, không nên đổi đột ngột, làm bé không kịp thích nghi. Cho bé uống xen kẽ sữa mới vào những sữa cũ.  Những lưu ý khi đổi sữa cho bé Đổi thương hiệu sữa mới chưa hẳn đã tốt cho bé Khi bạn nghe nói rằng sữa của thương hiệu này tốt hơn sữa của thương hiệu bạn đang dùng cho bé. Thế là bạn lại quyết định đổi sữa bột cho bé ngay, như thế cũng không nên. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem sữa đó có thật sự tốt cho bé nhà bạn không. Bởi không phải cứ sữa của thương hiệu X mà con của người khác dùng tăng cân và bụ bẫm là bé nhà bạn dùng cũng như thế đâu nhé. Vì mỗi bé có khả năng hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Điều quan trọng nhất khi cho bé uống sữa là bé khỏe mạnh, bé không bị dị ứng với sữa, không bị táo bón hay khó tiêu, tiêu chảy hoặc nôn trớ… Nếu bé có dấu hiệu bị dị ứng thì dừng uống sữa cho bé Do cơ địa và hệ tiêu hóa của bé nên không phải mẹ nào cũng thành công ngay từ lần đầu đổi sữa bột cho bé. Vì vậy đổi sữa bột cho bé, bạn cần theo dõi ngay sự thay đổi của cơ thể bé sau mỗi lần đổi sữa. Nếu như bé có dấu hiệu dị ứng sữa, thì bạn hãy dừng không cho bé uống sữa và hỏi ý kiến bác sĩ. Chọn vị sữa mà bé thích Khi chọn sữa bột cho bé, nhiều mẹ chỉ quan tâm tới thành phần dinh dưỡng mà quên mất việc lựa chọn khẩu vị cho bé. Vị của sữa cũng rất quan trọng với bé vì sẽ làm bé thích uống sữa và uống được nhiều sữa hơn. Có nhiều vị như cam, dâu, socola, táo… mẹ hãy lựa chọn vị sữa mà bé thích nhất nhé!  

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ
23

Th 08

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm nhiều cơ quan phối hợp với nhau để chuyển hóa thức ăn/ chất lỏng khi trẻ ăn và uống, đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ em có nhiều khác biệt so với người trưởng thành, vì vậy, việc nắm bắt những điều này sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vấn đề tiêu hóa của trẻ. 1.HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ KHÔNG GIỐNG VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Đầu tiên, chúng ta cần biết hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ không giống hệt như hệ tiêu hóa của người trưởng thành. Về mặt giải phẫu, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và người lớn có cấu trúc giống nhau, bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiết dịch tiêu hóa. Và ở bất kỳ độ tuổi nào, hệ tiêu hóa cũng thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, chưa thực sự hoàn chỉnh. Trẻ vẫn cần thêm thời gian để hệ tiêu hóa trưởng thành về mặt cấu trúc và chức năng. Những trẻ có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh lý bẩm sinh, viêm nhiễm kéo dài… thì thời gian để hệ tiêu hóa trưởng thành sẽ dài hơn so với trẻ cùng tuổi. Bên cạnh đó, trong 2 năm đầu tiên, hệ tiêu hóa của bé sẽ hình thành hệ vi khuẩn có lợi và các men tiêu hóa. Quá trình “lập trình” này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, thói quen ăn uống của bé và cả gia đình hằng ngày. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về thời điểm bé bắt đầu ăn dặm phù hợp, hoặc lựa chọn loại sữa công thức tốt nhất cho sức khỏe của bé. Quá trình “lập trình tiêu hóa” diễn ra hoàn hảo, sẽ hình thành nên hệ lợi khuẩn hoạt động hiệu quả và các men tiêu hóa hoàn chỉnh, điều này góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt chức năng của nó, nghĩa là bé sẽ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. 2.ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU HỆ TIÊU HÓA BỊ “TRỤC TRẶC?” Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Hệ tiêu hóa cung cấp nguồn nguyên liệu để xây dựng nên tế bào của cơ thể, nguyên liệu tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể như protein, vitamin… Như vậy, hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Một hệ tiêu hóa không khỏe, tức là không thể thực hiện được chức năng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Chẳng hạn như hệ tiêu hóa không hấp thu được vitamin và khoáng chất, trẻ dễ bị thấp còi, xương yếu và dễ gãy. Hay trẻ mắc hội chứng kém hấp thu sẽ yếu cả về mặt thể chất và tinh thần. Khi hệ tiêu hóa bị trục trặc, điều gì sẽ xảy ra? Không những thế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cả trẻ em và người lớn. 3.VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT HỆ TIÊU HÓA KHÔNG KHỎE MẠNH? Hệ tiêu hóa khi không hoạt động tốt sẽ biểu hiện qua tinh chất đi tiêu của trẻ hoặc một số hoạt động thường nhật của trẻ. Bạn nên thường xuyên quan sát màu sắc phân, cũng như các chất lẫn trong phân chẳng hạn như dịch nhầy, hoặc máu, mủ. Khi tính chất phân thay đổi (phân có màu xanh, đỏ hoặc đen, lẫn bọt, dịch nhầy hoặc máu, phân có mùi hôi khắm hoặc chua…) bạn nên cần đưa trẻ đi khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ, ghi nhận những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ có khó chịu về đường tiêu hóa cũng có thể biểu hiện thông qua một số hoạt động thường nhật như ăn và ngủ. Trẻ có khó chịu về đường tiêu hóa có thể bị nôn trớ, hoặc quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó khi trẻ có biểu hiện da như nổi mẩn, tràm sữa, … cũng chưa thể loại trừ nguyên nhân xuất phát từ đường tiêu hóa. 4.NHỮNG NGUỒN DƯỠNG CHẤT NÀO PHÙ HỢP VỚI HỆ TIÊU HÓA NON NỚT CỦA TRẺ Sữa mẹ chắc chắn là thức ăn tốt nhất, dễ tiêu hóa nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần sữa mẹ chứa tỷ lệ đạm whey/casein tối ưu (60:40), cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa đa dạng các loại oligosaccharide như FL2’HMO giúp trẻ không những không bị táo bón mà còn tăng cường sức đề kháng. OPO làm tăng khả năng hấp thụ calxi của trẻ, giúp xương và răng chắc khỏe, DHA và ARA tự nhiên trong sữa mẹ thúc đẩy hệ thần kinh của trẻ phát triển bền vững. Tuy nhiên nếu vì những lý do riêng mà mẹ không thể tiếp tục cho bé bú mẹ, thì có thể kết hợp hoặc chuyển đổi qua các loại sữa công thức với thành phần dịu nhẹ, dễ tiêu hóa, với các cải tiến ưu việt hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.  Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, và cần đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng từ những bữa ăn hằng ngày.  Các mẹ cũng cần lưu ý thời điểm đặc biệt của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ví dụ như khi trẻ bị ốm, hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ, Bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.  

THỰC PHẨM TRẺ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN
22

Th 08

THỰC PHẨM TRẺ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN

  • admin
  • 0 bình luận

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề về sức khỏe của hệ thống tiêu hóa, những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sự phát triển của trẻ. Ngoài việc chữa trị bằng thuốc, mẹ cũng nên lưu tâm đến những thực phẩm trẻ sử dụng hằng ngày khi bị rối loạn tiêu hóa. 1.THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ Thực phẩm giàu chất xơ là nguồn cung ứng dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia, trẻ em nên được bổ sung từ 5-25g chất xơ mỗi ngày, thông qua thực phẩm hoặc sữa, nguyên nhân là vì: Nguồn chất xơ dồi dào sẽ kích thích nhu động ruột, giúp đẩy phân ra ngoài cơ thể nhanh hơn, thuyên giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Các loại rau lá xanh thường có chứa sulfat quinovose - một loại đường có thể nuôi các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Dưới đây là gợi ý một số nguồn chất xơ tốt giúp mẹ thêm vitamin rau cho bé: Rau xanh như cà rốt, bông cải xanh, đậu xanh và rau cải xanh. Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng và hồ đào. Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, mì ống, bột yến mạch và ngũ cốc vảy cám. 2.HÃY THÊM TRÁI CÂY VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BÉ RỐI LOẠN TIÊU HÓA Bên cạnh chất xơ thì trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho tiêu hóa như vitamin C hay kali. Ngoài ra đây cũng là nguồn cung ứng dồi dào polyphenol, một vi chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thực vật, được biết đến với công dụng như:  Có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Trái cây và rau xanh tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa Thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột và hạn chế vi khuẩn có hại. Từ đó hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một gợi ý nhỏ cho mẹ là đừng ép bé ăn những loại trái cây bé không thích, thay vào đó hãy chia nhỏ lượng trái cây cần thiết và bổ sung vào mỗi bữa ăn chính hoặc phụ, điều này giúp gia tăng sự thú vị và thu hút bé ăn nhiều hơn. Mẹ cũng nên thay đổi loại quả mỗi ngày để bé không bị ngán. 3.SỮA CHUA HOẶC KEFIR Cả sữa chua và kefir đều là những thực phẩm có chứa lợi khuẩn, giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, sữa chua cũng có hàm lượng canxi cao, hữu ích cho việc phát triển chiều cao và giúp xương chắc khỏe hơn. Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn nhẹ cho bé khi bị rối loạn tiêu hóa: Xay nhuyễn một ít ngũ cốc granola ăn cùng với sữa chua. Granola giòn giòn ăn cùng với sữa chua mang đến cảm giác lạ miệng, thu hút bé ăn nhiều hơn. Cắt nhỏ trái cây và trộn cùng sữa chua. Bữa ăn nhẹ này tuy đơn giản nhưng cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé như vitamin, khoáng chất, vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé. 4.CHẤT BÉO KHÔNG BÃO HÒA Đây là loại chất béo giúp cơ thể vitamin và có thể kết hợp với chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, thuyên giảm triệu chứng táo bón do rối loạn tiêu hóa gây ra. Dầu ô liu là một nguồn chất bé không bão hòa tốt. Thêm vào đó, mẹ cũng lưu ý là không nên cho bé ăn những thực phẩm như khoai tây chiên, thức ăn nhanh hay đồ ăn chế biến sẵn, vì tất cả đều chứa khá nhiều chất béo không tốt. Việc tiêu thụ các món ăn này có thể dẫn đến táo bón nghiêm trọng hơn hoặc có thể ngăn chặn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. 5.CHẾ ĐỘ ĂN ÍT FODMAP Fodmap là chuỗi ngắn của nhiều loại thực phẩm có xu hướng lên men. Việc tiêu thụ quá nhiều FODMAP có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng, những biểu hiện chính của rối loạn tiêu hóa IBS gây ra. Sau đây là 5 loại FODMAP mà mẹ cần lưu ý loại bỏ bớt lựa chọn khi lựa chọn nguyên liệu nấu ăn cho con: Fructan có trong lúa mì, hành, tỏi, lúa mạch, bắp cải và bông cải xanh. Fructose có trong mật ong và siro ngô có hàm lượng fructose cao. Galacto Oligosaccharides có trong các loại đậu. Lactose có trong sữa và các thực phẩm khác từ sữa. Polyols được tìm thấy trong trái cây đông đá, khoai lang, táo và cần tây. 6.HÃY UỐNG NHIỀU NƯỚC Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón điều khiển cơ thể của bé bị mất nước, nên bên cạnh việc bổ sung thức ăn, mẹ cũng nhớ cho con đủ nước. Mẹ có thể bổ sung nước cho con với các cách như uống nước lọc, nước trái cây không đường, uống nước luộc rau có vị ngọt tự nhiên hoặc súp canh. Tuy nhiên, bé nên hạn chế uống đồ uống có đường vì có thể làm tình trạng rối loạn nặng hơn.  

FOS - CHẤT XƠ THIẾT YẾU CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN
22

Th 08

FOS - CHẤT XƠ THIẾT YẾU CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN

  • admin
  • 0 bình luận

FOS (Fructo oligosaccharide) là chất xơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe (hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, các quá trình chuyển hóa…). Để hiểu rõ hơn về FOS và tác dụng của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! I-TỔNG QUAN VỀ FOS (Fructooligosaccharides) 1.FOS là gì? FOS là chất tiền sinh - Prebiotics, có nguồn gốc từ thực vật, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe của con người, đặc biệt giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Prebiotics là “một loại thực phẩm không được phân cắt bởi hệ thống enzyme tiêu hóa.” Kích thích sự phát triển của các vi khuẩn Bifidobacterium nội sinh. Bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus là hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cho sức khỏe con người.  Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và an toàn. Bảo vệ được lớp niêm mạc dạ dày. Cân bằng được hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột ở đại tràng. Giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn và quá trình đào thải phân dễ dàng hơn. Prebiotics còn kìm hãm, tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho đường ruột. 2.Vai trò của FOS trong các bệnh lý của cơ thể Giúp lợi khuẩn có trong đường ruột tồn tại và phát triển FOS đóng vai trò là những prebiotics (nguồn thức ăn) cho các lợi khuẩn có trong đường ruột, giúp chúng phát triển và tăng sinh một cách nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi vào cơ thể, FOS được lên men bởi các vi khuẩn có trong đường ruột tạo thành SCFAs (acid béo chuỗi ngắn: butyrate, acetate, propionate), chúng axit hóa môi trường, làm giảm pH trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của lợi khuẩn. Sản xuất các axit chuỗi ngắn (SCFAs) Quá trình lên men FOS bởi các vi khuẩn kỵ khí có trong ruột tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Chúng tham gia vào các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, duy trì và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Acetate làm giảm pH trong ruột kết, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nó còn tham gia tổng hợp nên acid béo và cholesterol trong cơ thể.  Butyrate cung cấp năng lượng, kích thích tăng sinh và biệt hóa các tế bào biểu mô ruột, ức chế quá trình viêm nhiễm ở ruột và điều hòa nhu động ruột. Propionat làm giảm glycogen và ức chế tổng hợp cholesterol ở gan. Làm giảm tình trạng táo bón Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi các biểu hiện như đi ngoài phân khô, cứng, có thể đau rát ở hậu môn, tần suất đại tiện 2-3 lần/tuần. Bổ sung chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện tình trạng táo bón bằng cách: Là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho chúng tồn tại và phát triển. Sự có mặt của lợi khuẩn sẽ giúp cơ thể tiết ra enzyme phân cắt triệt để thức ăn và điều hòa nhu động ruột. Tăng cường hấp thu nước làm tăng khối lượng phân, làm mềm phân. Bên cạnh đó độ nhớt của FOS còn giúp phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột để đi ra bên ngoài. Nhờ vậy mà tần suất đi đại tiện tăng lên, ;làm giảm được tình trạng táo bón. Ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng chất Một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự có mặt của FOS giúp tăng cường hấp thu các khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm… Điều hòa chuyển hóa lipid Sản phẩm chuyển hóa của FOS - SCFAs tham gia điều hòa chuyển hóa lipid bằng cách: Ức chế tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm được nồng độ LDL - C (cholesterol xấu) và chất béo trung tính trong máu. Tăng cường tổng hợp acid mật hấp thu chất béo có trong ruột. Điều hòa đường huyết Các sản phẩm chuyển hóa của FOS tham gia vào các phản ứng đường phân, làm giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng cường sử dụng glucose ở tế bào. Độ nhớt của FOS làm cản trở tương tác của enzyme tiêu hóa với các chất dinh dưỡng, làm chậm sự hấp thu của các chất dinh dưỡng, do đó làm giảm sự hấp thu glucose ở các tế bào niêm mạc ruột. Chất xơ FOS cũng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin (hormon hạ đường huyết), nhờ vậy mà giảm lượng đường trong máu. Làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng Bổ sung chất xơ FOS giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tăng cường sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs) nhằm: Thúc đẩy tăng sinh và biệt hóa biểu mô ruột, ức chế tình trạng viêm nhiễm ở ruột. Tham gia củng cố, bảo vệ hàng rào niêm mạc ruột tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Điều hòa hệ thống miễn dịch FOS tham gia điều hòa hệ thống miễn dịch ruột bằng cách: Kích thích cơ thể tăng cường sản xuất globulin miễn dịch (IgA), interferon (IFN) và các tế bào lympho T, cytokine,... chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của lợi khuẩn có trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Vai trò của FOS trong sữa mẹ và tác động của chúng lên trẻ sơ sinh FOS là nguồn chất xơ thiết yếu không chỉ đối với người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, cần chú trọng bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đối với trẻ sơ sinh, có thể bổ sung FOS thông qua việc bú sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, oligosaccharide là thành phần có nhiều trong sữa mẹ (chỉ sau lactose và lipid). Chúng đảm nhận vai trò quan trọng đối với sức khỏe trẻ. Đối với hệ miễn dịch đường ruột  FOS giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đường ruột của trẻ. FOS có trong sữa mẹ khi đi vào cơ thể trẻ không bị hấp thụ ở ruột non mà đi thẳng xuống ruột già. Tại đây FOS làm giảm pH của ruột già và là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho chúng phát triển và tăng sinh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể trẻ tăng cường sản xuất ra kháng thể bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, độ nhớt của FOS còn giúp ngăn cản bám dính của vi khuẩn có hại bên trong ruột, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ. FOS tham gia điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ. Đối với quá trình chuyển hóa của trẻ FOS giúp tăng cường hấp thu khoáng chất, đặc biệt là canxi - góp phần giúp hình thành nên cấu trúc xương và răng. Đối với não bộ Sau khi vào cơ thể trẻ, các oligosaccharides bị thủy phân thành monosaccharide và acid sialic. Axit sialic tham gia vào cấu tạo nên ganglioside (chất có nhiều ở các mô thần kinh), duy trì sự ổn định của các khớp thần kinh, giúp trí não trẻ phát triển một cách toàn diện. II-NHỮNG THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU FOS VÀ CÁCH DÙNG ĐÚNG CÁCH 1.Thực phẩm tự nhiên chứa FOS Các Hiệp Hội Khoa Học Tiêu Hóa và Gan mật nhi khoa châu Âu chỉ ra rằng trong sữa mẹ Oligosaccharid chiếm 7-12g/l. Hàm lượng oligosaccharide trong sữa mẹ thay đổi theo độ tuổi thai của em bé, thời gian cho con bú, thời gian trong ngày và di truyền của mẹ. Nồng độ cao nhất của oligosaccharides được tìm thấy trong sữa non (24% tổng lượng carbohydrate), giảm xuống 19% trong tháng đầu tiên và 15% vào tháng thứ hai. Các thực phẩm như: mật ong, chuối, cà chua, khoai tây, tỏi, lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, măng tây, hành tây, atiso,... chứa lượng lớn các FOS.  2.Một số cách bổ sung FOS an toàn và hiệu quả Bổ sung sữa công thức cho trẻ nhỏ vì trong sữa công thức chứa hàm lượng lớn các chất xơ hòa tan, giúp trẻ cân bằng được hệ vi khuẩn đường ruột. Cho trẻ ăn những loại trái cây chứa nhiều chất xơ hòa tan như chuối, artiso… Tăng cường những món ăn giàu rau củ như măng tây, cà chua, khoai tây, hành tây… Bổ sung các sản phẩm từ ngũ cốc và tinh bột từ lúa mạch, lúa mì… Trước nhiều các sự lựa chọn khác nhau bổ sung chất xơ hòa tan cho cơ thể, ta cần kiểm soát hàm lượng chất xơ hòa tan cần nạp vào mỗi ngày nhằm phát huy tối đa lợi ích mà chất xơ hòa tan mang lại cho cơ thể.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: