Th 11
Biếng ăn là nỗi vất vả của bao phụ huynh có con nhỏ phải trải qua. Mà vất vả nhất là những bé đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết. Và giải pháp khắc phục của phần đông phụ huynh chính là ép, dụ dỗ con ăn. Nhưng kết quả lại hại nhiều hơn được. Vậy làm cách nào để trẻ ăn ngon, nói không với biếng ăn? Cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn về chứng biếng ăn ở trẻ và giải pháp nhé!! Biếng ăn ở trẻ chính là "trận chiến" căng go giữa bố mẹ và con cái với từng miếng cơm. 1. Biếng ăn là gì? Biếng ăn ở trẻ được cho là một loại rối loạn ăn uống. Không chịu ăn uống đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Những dấu hiệu phổ biến của trẻ biếng ăn là: - Có những biểu hiện ghét bỏ đồ ăn như quấy khóc, nôn, khó chịu - Trẻ bỏ lại một số loại thức ăn - Ăn ít so với bình thường - Trẻ ăn chậm, kéo dài thời gian ăn uống - Trẻ không tăng cân liên tục trong nhiều tháng 2. Vì sao trẻ lại biếng ăn Biếng ăn thường xảy với những bé 1 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh và cũng biết thể hiện thái độ suy nghĩ của bản thân theo một cách nào đó. Cũng thì thế việc trẻ biếng ăn trong giai đoạn này có thể sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhưng chuyên gia, việc trẻ biếng ăn, lười ăn có thể xuất phát từ sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể như là: 2.1. Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe Cũng giống như người lớn, có những lúc trong người không khoẻ, không có cảm giác muốn ăn nên từ chối ăn theo bữa. Với tầm tuổi đang phát triển thì có thể trẻ đang trong quá trình mọc răng, khiến việc nhai, ăn gặp khó khăn. Hoặc cũng có khả năng trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá, bị ốm dẫn đến biếng ăn. Trẻ biếng ăn do sức khỏe đang không tốt, chẳng hạn như sốt mọc răng, ngứa lợi... Điều này là bình thường, phụ huynh cần tìm hiểu con đang không khoẻ chỗ nào, đau ở đâu, rồi nhanh chóng giải quyết vấn đề. 2.2. Trẻ biếng ăn do hình thành thói quen xấu Đây là một trong những nguyên nhân và rất nhiều phụ huynh gặp phải và hệ quả là trẻ biếng ăn khiến những bữa ăn trở thành cơn ác mộng cho cả bố mẹ, con cái. Nếu bố mẹ đang gặp phải một trong những trường hợp sau thì cần thay đổi ngay cho bé: 1. Trẻ ngậm thức ăn trong thời gian dài, không nhai, không nuốt 2. Trẻ quấy khóc đòi đi ăn rông, đi chơi, vừa ăn vừa xem điện thoại, chương trình tivi 3. Trẻ không ăn vì không thích một số món có trong đó 4. Trẻ quá tập trung vào đồ vật, trò chơi… quên luôn cả ăn uống Vì những thói xấu trên, vì muốn con ăn, sợ con đói mà bố mẹ sẽ hùa theo làm bất cứ gì để con ăn. Như vậy dần hình thành thói quen, bố mẹ không đáp ứng yêu cầu thì trẻ sẽ bỏ bữa. Đây toàn là những thói quen không tốt cho bữa ăn và tiêu hoá của trẻ. 2.3. Trẻ biếng ăn do tâm lý kỳ vọng của bố mẹ Nghe có vẻ bạn sẽ cho là không tin, bé còn nhỏ làm gì đã biết gì đâu. Nhưng thực tế thì việc biếng ăn ở một số trẻ em một phần do bố mẹ sợ con đói, sợ con ăn chưa đủ chất, sợ con ốm yếu, không tăng cân… nên dẫn đến việc là dù con ăn đã no nhưng bố mẹ vẫn cứ ép con ăn. Điều này hình thành một ấn tượng xấu đến đồ ăn và khoảng thời gian ăn uống. Trẻ biếng ăn có thể chịu tâm lý tiêu cực từ bố mẹ ép con phải ăn cho bằng bạn bằng bè, hay do sợ con suy dinh dưỡng... 2.4. Nhàm chán với đồ ăn giống nhau Mọi người cho rằng, trẻ còn bé chưa ăn được nhiều loại đồ ăn thì ngày 3 bữa toàn cháo là cháo. Đến cả người lớn mà cho ăn như thế cũng không chịu được nữa. Vậy cớ sau lại bắt con ăn để rồi con biếng ăn luôn. 2.5. Không khí bữa cơm căn thẳng và áp lực Có nhiều bố mẹ không có kiên nhẫn trong việc cho con ăn. Và thế là đến giờ ăn như cuộc cãi vã căng thẳng đến người lớn. Trẻ con tuy còn bé nhưng phần nào cũng nhận biết được bầu không khi không vui vẻ chút nào. Điều này đã hình thành nên phản xạ sợ hãi, gây ra chứng biếng ăn. 3. Những biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ Nhìn từ góc độ nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ mà chúng ta có những biến pháp khả quan khắc phục tình trạng “không mấy vui vẻ” của hầu hết gia đình có trẻ nhỏ. 3.1. Không ép buộc trẻ khi con không muốn Không ai lại vui vẻ khi bị mắng đúng không. Nên là bố mẹ đừng dùng những biện pháp đe dọa, trừng phạt hay la mắng. Những biện pháp tiêu cực chỉ càng làm chứng biếng ăn của trẻ nặng hơn. Tạo bầu không khí vui vẻ cùngcả nhà trong giờ ăn cơm để trẻ biếng ăn có thêm hứng thú. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập cho bé thử những món ăn mới. Nhưng hãy bắt đầu từ những bữa ăn buổi sáng, lúc mà bé cảm thấy đói nhất. Đối với trẻ quá biếng ăn thì bố mẹ có thể bắt đầu từ việc chia nhiều bữa nhỏ trong khoảng thời gian nhất định để bé quen dần với đồ ăn. 3.2. Đa dạng trong cách chế biến, trình bày đẹp mắt Với những trẻ chỉ ăn những món mình thích thì bố mẹ lên thực đơn ăn uống kèm một món bé thích. Những món ăn cũng cần trông đẹp mắt, sặc sỡ gây sự thích thú và kích thích thèm ăn của trẻ với đồ ăn. Bố mẹ nên đa dạng món trong thực đơn để vừa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mà con không cảm thấy chán ngán bất kỳ loại thực phẩm nào. Món ăn đa dạng trình bày đẹp mắt kích thích thèm ăn của trẻ biếng ăn. 3.3. Đừng để trẻ ăn uống đồ ăn vặt trước khi ăn, không chiều chuộng con Việc cho ăn đồ ăn vặt, uống nước trước bữa ăn thì khi vào bữa trẻ sẽ không cảm thấy đói và không còn hứng thú với bữa ăn nữa. Để dần hình thành thói quen ăn uống đúng giờ thì bố mẹ nên áp dụng theo. Bên cạnh đó việc chiều con bất kỳ việc gì chỉ để con ăn miếng cơm sẽ dần hình thành thói quen xấu. Như thế về sau sẽ càng ngày biếng ăn, kèn ăn và cáu kỉnh mỗi khi đến giờ ăn. Không nên chiều theo bé chỉ để đổi lại ăn miếng cơm. Đây sẽ dần trở thành thói quen xấu, trẻ ngày càng biếng ăn hơn. 3.4. Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài Các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng… đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Và khi trẻ biếng ăn, nguồn dinh dưỡng đã một phần nào hao hụt nhưng không thể bù đắp lại trong ngày 1, ngày 2. Chính lúc này, các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung sẽ là lựa chọn hữu hiệu cho trẻ. Bố mẹ nên xin lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với con mình. Song song đó là duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cá sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Việc chọn lựa đúng sản phẩm đảm bảo chất lượng và uy tín là điều kiện tiên quyết khi sử dụng. Nhà máy sản xuất Hadu Pharma thấu hiện, đưa vào dây chuyền sản xuất sản GMP nguồn nguyên liệu ngoại nhập đảm bảo sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. 3.5. Khuyến khích trẻ vận động nhiều Cho trẻ vận động không chỉ rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, thì việc vận động nhiều tiêu hao nhiều năng lượng làm trẻ thấy đói và ăn ngon miệng hơn. Bổ sung những hoạt động thể chất làm trẻ biếng ăn tiêu hao năng lượng, nhanh đói. Bên bữa con sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. Để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ là một cuộc chiến dai dẳng. Bố mẹ cần kiên nhẫn và bao dung hơn để không khí gia đình vui vẻ đầm ấm.
Th 08
Tỷ lệ người Việt bị loãng xương cao hơn các nước khác, đa phần do chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe không đúng. Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương hợp lý, điều quan trọng là cần phòng ngừa sớm bệnh này. 1.DINH DƯỠNG VÀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG Bệnh loãng xương Bệnh loãng xương còn gọi là giòn xương và xốp xương. Đây là tình trạng xương của người bệnh liên tục mỏng dần và mật độ chất cũng ngày càng thưa. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy bởi chấn thương nhẹ. Nguyên nhân gây gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già, thậm chí một số xương có thể không lành được nữa, nhất là xương hông. Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, thường gặp là sụt cân và đau lưng, và chỉ được phát hiện khi xương gãy. Nhiều người cho rằng bệnh loãng xương là tự nhiên và không thể tránh khỏi khi về già. Tuy nhiên các chuyên gia y tế tin rằng bệnh này có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình của bệnh, cũng như giảm nguy cơ gãy xương bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương và phối hợp với dùng thuốc theo chỉ định. Dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với người bị loãng xương là canxi và vitamin D. Canxi là một yếu tố quan trọng để xây dựng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Lượng canxi cần thiết bổ sung phụ thuộc một phần vào độ tuổi và giới tính của bạn. Một số chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên bổ sung khoảng 800-1.200IU vitamin D mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương Để tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và ngăn ngừa loãng xương, bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung, thậm chí kết hợp cả 2 cách. Nhưng nhìn chung nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn chất bổ sung. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc ghi nhớ và thói quen. Bạn có thể không quen với việc uống thuốc mỗi ngày, nhưng mọi người chắc chắn đều ăn thực phẩm hằng ngày. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là một nguồn dinh dưỡng đầy đủ, phong phú hơn so với chất bổ sung. Vậy người loãng xương nên ăn gì? *)Ăn đúng lượng protein Protein là chất chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các mô của cơ thể. Protein còn đóng vai trò then chốt trong việc hình thành hệ xương và tích lũy khối lượng xương. Do vậy, một chế độ ăn không đủ protein sẽ tạo ra sự thiếu hụt trong việc tái tạo các mô cơ thể, và làm nguy hại tới sự rắn chắc của xương. Lý do là bởi cơ thể không sản xuất và kích hoạt đầy đủ nhân tố tăng trưởng IGF1 - hoạt chất kích thích tái tạo xương. Đồng thời, hoạt chất này còn có chức năng kích thích hấp thụ canxi, photpho tại ruột và tăng cường chuyển hóa canxi, vitamin D tại thận. Ngoài ra một điểm cần lưu ý là người trưởng thành và người cao tuổi không nên tiêu thụ protein ở mức quá cao vì ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi trong nước tiểu. Do đó, chỉ nên sử dụng protein ở mức vừa phải, đúng theo nhu cầu cần thiết, tốt nhất là theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. *)Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin D Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương, hai chất dinh dưỡng không thể thiếu được là canxi và vitamin D. Canxi hỗ trợ cấu trúc xương và răng, trong khi vitamin D cải thiện sự hấp thụ canxi và tăng trưởng xương. Các chất dinh dưỡng không chỉ giúp duy trì sự sống mà nó còn có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh loãng xương khi chúng ta đã có tuổi. Ở người cao tuổi (cả nam và nữ), quá trình hủy xương mạnh hơn quá trình tạo xương, lượng canxi bị mất qua nước tiểu tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh, nên nhu cầu canxi trong khẩu phần ăn cũng cao hơn. Việc cung cấp đầy đủ canxi cho những đối tượng này là rất quan trọng để phòng tránh loãng xương. Bổ sung vitamin D và canxi có tác dụng ngăn ngừa và chậm lại quá trình phát triển các bệnh liên quan tới xương. Các thực phẩm giàu canxi và vitamin D nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương là trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Trong thành phần của sản phẩm này chứa tỷ lệ chuẩn của canxi và phospho. *)Tránh ăn các chất xơ dư thừa Mặc dù chất xơ là một hợp chất rắn được khuyến khích cho nhiều bệnh, tuy nhiên trong trường hợp bệnh loãng xương, nó có thể phản tác dụng. Nguyên nhân là do chất xơ có thể tác dụng lên ruột và làm giảm sự hấp thu canxi. *)Không nên ăn quá mặn Người mắc bệnh loãng xương không nên có chế độ ăn thừa muối. Thay vào đó, nên áp dụng chế độ ăn nhạt vì nếu khẩu phần ăn thừa muối natri cũng sẽ gây mất xương. Lượng muối tối đa mỗi người cần cho một ngày là 2.400mg. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. VÌ vậy nên ước tính lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày và kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. *)Hạn chế rượu bia và caffeine Lạm dụng rượu bia và caffeine có thể làm tăng bài tiết canxi, giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, bệnh nhân loãng xương nên hạn chế uống rượu.
Th 08
Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Vì vậy tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên có thể là vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy tham khảo các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên qua bài viết dưới đây của Hadu nhé! 1.TẠI SAO CẦN QUAN TÂM TỚI TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN Trong cơ thể con người, hệ miễn dịch giúp kiểm soát sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn, virus. Chúng hoạt động với cơ chế ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mới hoặc chống lại các bệnh hiện tại. Trong đó, hệ thống miễn dịch được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt bao gồm các nhóm protein, mô và cơ quan. Hoạt động tương tác qua lại của mạng lưới này giúp phát hiện tức thời sự xuất hiện của các “vật thể lạ”. Chúng nhanh chóng nhận diện và đưa ra các tín hiệu để chống lại sự có mặt của các nhân tố gây hại này. Bạch cầu (Tế bào lympho) là một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Các cơ quan bạch huyết này khi phát hiện virus, vi khuẩn gây hại sẽ ngay lập tức giải phóng các tế bào bạch cầu giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Dù không biểu hiện ra ngoài bằng hình thái, tuy nhiên, hệ miễn dịch luôn trong trạng thái hoạt động và sẵn sàng bảo vệ cơ thể. Quá trình hệ miễn dịch tấn công yếu tố gây bệnh cho cơ thể được gọi là phản ứng miễn dịch. Ở giai đoạn này chúng sẽ gây ra chứng viêm. Lúc này hệ miễn dịch cố gắng bảo vệ các cơ quan khỏi bị nhiễm trùng, đồng thời loại bỏ các mô bị tổn thương, và bắt đầu tự chữa lành cho cơ thể. Như vậy, có thể thấy, hệ miễn dịch của cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh từ nhẹ đến nặng. Cách làm tăng cường hệ miễn dịch là rất cần thiết để mọi người luôn duy trì được tình trạng sức khỏe ổn định, tránh mắc các bệnh dịch hoặc từ nhiều nguyên nhân khác. Nhận thức về nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể đầy đủ chính là chìa khóa tuyệt vời để bạn có được sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và luôn ở trạng thái tích cực. 2.MƯỜI CÁCH TỰ NHIÊN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Ngủ đủ giấc Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn, đặc biệt là đối với việc cải thiện chức năng hệ miễn dịch của chúng ta. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến giấc ngủ giảm sút và tăng khả năng mắc bệnh. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, theo đó người lớn nên ngủ 7 tiếng trở lên mỗi đêm, thanh thiếu niên cần 8-10 giờ và đối với trẻ nhỏ hơn, trẻ sơ sinh cần đến 14 giờ. Để có một giấc ngủ ngon và hiệu quả bạn có thể áp dụng một số mẹo như ngủ trong không gian tối hoàn toàn, hoặc sử dụng mặt nạ che mắt khi đi ngủ, đi ngủ đúng giờ. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong một giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi và máy tính có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, làm rối loạn chu kỳ thức - ngủ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác. Không nên uống trà, cafein trước khi chuẩn bị đi ngủ vì các chất kích thích tự nhiên bên trong trà và cafein khiến tinh thần bạn tỉnh táo khó đi vào giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ sâu. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể với chế độ ăn uống nhiều chất xơ Cách làm tăng hệ miễn dịch đầu tiên mà bạn nhất thiết nên quan tâm chính là một chế độ ăn uống với nhiều chất xơ. Trái cây, rau, các loại hạt và cây họ đậu… đều là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt là nhóm chất xơ cần thiết có trong các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại gốc tự do, loại bỏ tình trạng viêm khi chúng tích tụ trong cơ thể ở nồng độ cao. Các chứng viêm mãn tính có thể dẫn đến tình trạng bệnh tim, Alzheimer hay thậm chí là ung thư. Trong khi đó, chất xơ được tìm thấy trong thực phẩm có công năng tuyệt vời giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột, cải thiện khả năng miễn dịch và giúp ngăn chặn mầm bệnh có hại phát triển qua đường tiêu hóa. Bổ sung vitamin C cho cơ thể Vitamin C đóng vai trò chống lão hóa các tế bào vô cùng tốt. Tuy nhiên, cơ thể lại thường không tự sản sinh ra hoạt chất này. Chính vì vậy, để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, bạn nên thường xuyên thưởng thức các thực phẩm giàu vitamin C. Chúng là loại trái cây họ cam: chanh, bưởi, quýt… Đặc biệt ớt chuông với hàm lượng vitamin C cao gấp đôi cam cũng là một lựa chọn rất lý tưởng để nâng cao đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều chất béo lành mạnh Các chất béo lành mạnh như dầu oliu và cá hồi luôn được khuyến nghị sử dụng bởi chúng rất tốt cho cơ thể. Không chỉ giúp kiểm soát lượng cholesterol, nhóm chất béo lành mạnh còn giúp cơ thể giảm viêm khi cơ thể phản ứng miễn dịch với mầm bệnh. Chẳng hạn: dầu oliu được khám phá có tính năng kháng viêm cao, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường type 2… Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc Thói quen hút thuốc tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và gia tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi với cả người hút và người hít khói thuốc. Ngoài ra khói thuốc lá còn gây viêm tai giữa đối với trẻ. Hạn chế thói quen rượu bia Uống quá nhiều rượu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hạn chế uống các chất có cồn để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Duy trì tập thể dục, thể thao Để có được sự tăng cường miễn dịch cơ thể và một sức khỏe dẻo dai, tập thể dục mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Cách làm tăng hệ miễn dịch này không quá khó nhưng nhiều người lại bỏ qua do tâm lý lười vận động. Trên thực tế, những bài tập thể dục cường độ phù hợp sẽ giúp tăng sức mạnh của hệ cơ bắp, tạo sức bền, sự dẻo dai và giúp hệ miễn dịch được nâng cao. Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng: ngay cả một buổi tập thể dục nhẹ với chạy bộ, đạp xe khoảng 15-20 phút mỗi ngày cũng giúp sức khỏe được cải thiện. Trong đó hiệu quả nhận thấy rõ chính là tình trạng viêm khớp, đau nhức mỏi, trạng thái uể oải sẽ biến mất. Thay vào đó là trạng thái hứng khởi, tươi tắn và rạng ngời hơn. Khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe là bạn nên tập thể dục ở mức độ vừa phải như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội với thời gian ít nhất 150 phút mỗi tuần. Kiểm soát căng thẳng Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Cơ thể trong tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình viêm, cũng như mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Thiền, tập thể dục, yoga, trò chuyện với người thân bạn bè,... là những cách có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng kéo dài và gặp khó khăn trong vấn đề giải tỏa, bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Bổ sung thực phẩm chức năng đúng cách Nếu chế độ ăn uống của bạn không đầy đủ và đa dạng, bạn có thể tham khảo việc bổ sung vitamin và các loại thực phẩm chức năng giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể được nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên chính là cách tốt nhất để dưỡng chất đi vào cơ thể. Do đó nếu có ý định sử dụng bất kỳ loại vitamin hay thực phẩm chức năng nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Th 08
Na là loại quả thơm ngon trong mùa hè, tuy ngon ngọt và tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn những người không nên ăn na. 1.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA NA Na là một loại trái cây thơm ngon thuộc họ mãng cầu. Quả na là trái cây phổ biến và hấp dẫn với cho thịt ngon dạng kem mềm, ngọt khi chín quả. Quả na là dạng quả tụ, mỗi lá noãn sẽ phát triển thành một quả mọng. Tất cả những quả này dính với nhau thành một khối hình trái tim hoặc hình cầu. Mặt ngoài trái na có hình màu xanh, nhiều rãnh. Trong quả na chứa chất vitamin C cao, vitamin B6 dồi dào, rất giàu magie và sắt. Trong 100g na sẽ cung cấp 101 calo, với các thành phần dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Na cung cấp carbohydrate đơn giản và không chứa chất béo có hại cho cơ thể. 2.TÁC DỤNG CỦA QUẢ NA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Tăng cường sức đề kháng Trong quả na chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào - đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ăn quả na chín có lợi ích giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh nhất là những bệnh truyền nhiễm, gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Tốt cho tim mạch Các thành phần trong na chín có khả năng cân bằng natri và kali tác dụng tốt trong quá trình điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả na chín cũng có tác dụng mạnh mẽ với việc ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn cholesterol gây hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Chúng đều có tác dụng tốt đến hệ trái tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch. Tốt cho đường ruột Trong na cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chất xơ trong quả na chín có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại các tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh. Chống bệnh ung thư Na chứa các hợp chất chống oxy hóa quý giá như: polyphenol, asimicin, và bullatacin,... Các chất này đặc biệt có lợi ích tuyệt vời trong quá trình chống hình thành gốc tự do, chống lại sự phát triển của các tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe. Có nhiều lợi ích cho đôi mắt Trong quả na chín cũng được tìm thấy chứa nhiều hàm lượng vitamin A, C, riboflavin, vitamin B2 khá nhiều. Đây là những chất vô cùng quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cải thiện tầm nhìn, giúp đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh. 3.NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN NA Người thừa cân béo phì Na là loại quả chứa đường, cung cấp nhiều năng lượng nên người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều. Nếu ăn một loại quả na 200-250g thì cũng tương đương với 1 bát cơm, cho nên nếu ăn nhiều các loại quả ngọt này thì việc tăng cân là chuyện đương nhiên. Người bị mụn nhọt Một số người có cơ địa hay mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, lở loét. Người suy thận Người suy thận cũng không nên ăn na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng. Ngoài ra, đối với người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn na bởi na có hàm lượng đường tương đối cao.