CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ
21

Th 08

RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu… Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên được điều trị sớm. 1.RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ LÀ GÌ? Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách thất thường, gây đau bụng và có những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Tình trạng rối loạn tiêu hóa tuy không gây hại đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn… do giai đoạn nhỏ tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng đáng kể để lớn lên. Bên cạnh đó, nếu ngày bé trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể diễn tiến thành mãn tính và bé sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này sau khi lớn lên. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ Hệ miễn dịch trẻ chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến trẻ thích nghi kém và dễ mắc các chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong những giai đoạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo sự hướng dẫn của bác sĩ làm rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, tiêu diệt cả những nhóm vi khuẩn có lợi, thường gây ra tiêu chảy hay táo bón. Môi trường sống nhiễm bẩn, chứa nhiều ổ vi khuẩn làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm độc hơn. Cộng hưởng với sức đề kháng chưa hoàn thiện càng tạo điều kiện thuận lợi, dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn. 3.TRIỆU CHỨNG BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA Nôn trớ Nôn là hiện tượng phản ứng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng nhờ các tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Trớ là hiện tượng thường xảy ra sau khi ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng nôn chớ trong giai đoạn mấy tháng đầu đời, đây là hiện tượng sinh lý không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn nhưng vẫn bị nôn trớ thì có thể đây là một hiện tượng bệnh lý. Sau 1 tuổi, bé vẫn thường xuyên bị nôn trớ, chậm tăng cân, sợ ăn,... thì khả năng cao con bị rối loạn tiêu hóa hay mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa, ba mẹ cần cho bé đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của con. Tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày. Đây là hiện tượng bệnh lý rất phổ biến ở trẻ, thường do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng… Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời. Táo bón Một triệu chứng nữa khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do táo bón. Đây là tình trạng trẻ không đi ngoài thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần. Tính chất phân là khô rắn, cứng, to, đóng khuôn… Bé bị đau bụng và gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện đau, muốn đi nhưng không được… Hậu quả của táo bón là khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm lớn. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón có thể là do bé ăn phải thực phẩm khó tiêu như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, thức ăn quá giàu đạm, trẻ ăn ít chất xơ, uống ít nước, không ăn trái cây… Ngoài ra, yếu tố tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến bé bị táo bón. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, suy giáp, bị nứt hậu môn, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, dùng thuốc kháng sinh nhiều… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn những em bé khác. Ợ hơi chán ăn Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Biểu hiện là bụng thường xuyên căng to và bé ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên bé thường xuyên đánh hơi và đôi khi còn bị hôi miệng. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này khiến trẻ kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng kém. Đi ngoài phân nát Đây là một triệu chứng rất điển hình khi trẻ rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt, dẫn đến đi ngoài phân nát. Đi ngoài phân sống Hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, cụ thể là lượng vi khuẩn có hại tăng cao khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và đào thải cặn bã bị rối loạn. Kết quả khiến trẻ đi ngoài phân sống do thức ăn không được tiêu hóa tốt.  Tình trạng đi ngoài phân sống rất dễ nhận biết, phân lỏng, có chất nhầy. Nếu phân có lẫn máu thì nên cho bé đi khám ngay.    

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI VIRUS, VI KHUẨN TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA
21

Th 08

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI VIRUS, VI KHUẨN TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết giao mùa chính là lúc hệ miễn dịch của chúng ta yếu nhất. Khi chưa thích ứng được với sự thay đổi của khí hậu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh có hại xâm nhập. Nhất là đối với các bé, hệ miễn dịch còn rất yếu và chưa hoàn thiện, thì cần được quan tâm đúng mức hơn nữa. 1.TẠI SAO KHI GIAO MÙA TRẺ HAY BỊ ỐM? Những ngày gần đây, thống kê của phòng khám dinh dưỡng tại Trung tâm Y Tế dự phòng Hà Nội cho biết số lượng trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi bị mắc các bệnh về đường hô hấp đi kèm với các dấu hiệu quấy khóc, chán ăn ngày càng có xu hướng gia tăng. Thời tiết thay đổi thất thường kéo theo các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ môi trường thay đổi tạo điều kiện cho các loại virus phát triển và tấn công trẻ dễ dàng. Khi bị ốm, trẻ trở nên mệt mỏi, chán ăn, từ đó sức đề kháng lại càng trở nên yếu hơn và không có đủ sức khỏe để chống lại những loại virus nguy hiểm. 2.NHỮNG CĂN BỆNH NÀO TRẺ THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA? Thông thường trong khoảng thời gian từ tháng 10-12, số trẻ mắc các bệnh về răng miệng, hô hấp gia tăng. Với những căn bệnh này, những bậc cha mẹ thường chủ quan vì nghĩ nó là căn bệnh nhẹ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự chủ quan này dẫn đến tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn thậm chí dẫn đến tình trạng bị suy nhược. Vậy những căn bệnh nào thường gặp khi thời tiết giao mùa dẫn đến trẻ nhỏ khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ? Thứ nhất, cảm cúm: thường dẫn đến tình trạng đau họng, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, gây nhức nhối toàn thân cho trẻ… Thứ hai, viêm họng: đây là bệnh không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Viêm họng là tình trạng do vi khuẩn hoặc virus gây nên dẫn đến triệu chứng trẻ bị đau họng khi ăn, ho và có thể bị sổ mũi. Thứ ba, đau mắt đỏ: có khả năng lây lan quá mạnh qua đường hô hấp. Đau mắt đỏ khiến mí mắt sưng, chảy nước mắt, đổ ghèn trắng hoặc xanh, đau nhức, cay mắt. Đau mắt là do vi trùng hoặc siêu vi gây ra. Thứ tư, viêm tiểu phế quản: do một loại virus phát triển mạnh vào mùa thu đông. Bệnh này có khả năng lây lan trực tiếp bằng việc tiếp xúc với dịch mũi và họng của người đang mắc bệnh. Biểu hiện của bệnh là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao nặng hơn là trẻ ho nhiều hơn, khó thở, thở rít. Ngoài các bệnh kể trên thì có khá nhiều các bệnh khác mà trẻ thường gặp phải nên các mẹ cần lưu tâm trong giai đoạn thời tiết giao mùa. 3.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ KHỎE MẠNH KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA Cho trẻ bú sữa mẹ Sữa mẹ chứa kháng thể miễn dịch, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột. Các nghiên cứu còn cho thấy rằng sữa mẹ còn có thể tăng cường sức khỏe não bộ của bé và giúp bảo vệ mình chống lại bệnh tiểu đường, bệnh viêm đại tràng và một số bệnh ung thư khi trẻ lớn lên. Đặc biệt, nguồn sữa non xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh rất giàu các kháng thể chống lại bệnh tật. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên cho con bú trong ít nhất một năm đầu để con được phát triển toàn diện. Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng Các loại rau củ và hoa quả, đặc biệt là cà rốt, các loại hạt họ đỗ, cam và dâu tây đều chứa đựng những dưỡng chất thực vật có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch như vitamin C và carotenoids. Dinh dưỡng thực vật giúp cơ thể của trẻ tăng sản xuất các tế bào máu trắng chống nhiễm trùng và ngăn virus. Nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng thực vật cũng có thể bảo vệ bé khỏi các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Hãy tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn của bé hằng ngày để bé khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, để trẻ không bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm khẩu phần sữa cho trẻ để tăng đề kháng. Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật vì các tế bào miễn dịch suy giảm. Do đó trẻ em càng cần được chú trọng về thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 18-20 giờ mỗi ngày. Trẻ mới biết đi cần 12-13 giờ ngủ, và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. Không chỉ chú ý về thời gian, các bậc phụ huynh hãy tạo một không gian thật yên tĩnh cho bé để giấc ngủ được sâu hơn. Cùng trẻ tập luyện thể dục mỗi ngày Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Cha mẹ nên hạn chế cho con xem tivi hoặc tiếp xúc với điện thoại và máy tính bảng, đồng thời khuyến khích trẻ vận động. Đối với trẻ còn bé, bạn có thể mua đồ chơi khuyến khích trẻ tăng khả năng vận động. Còn với bé lớn hơn thì bạn có thể rủ con cùng chơi một số môn thể thao như đá bóng, đi xe đạp hoặc đánh cầu lông. các bé sẽ phát triển cả về thể chất và não bộ. Tránh xa khói thuốc lá Theo kết quả nghiên cứu gần đây, khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc mà hầu hết trong số đó có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Với sức đề kháng còn non yếu, trẻ em lại càng nhạy cảm với khói thuốc lá. Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ tăng nguy cơ viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến trí thông minh và phát triển thần kinh của trẻ. Vì thế, nếu muốn con khỏe mạnh, cha mẹ cần để con tránh xa khói thuốc nhất có thể. Vệ sinh bàn tay sạch sẽ Hàng ngày trẻ con thường xuyên phải tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn, đặc biệt là đôi bàn tay. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng con được rửa tay thường xuyên với xà phòng để làm sạch các vi khuẩn, đặc biệt là trước và sau mỗi bữa ăn. Các mẹ cũng nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ sau một thời gian nhất định đảm bảo rằng hằng ngày trẻ được chơi những đồ chơi sạch. Hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ để có một sức khỏe tốt hơn. Mẹ nên chọn cho bé những loại xà phòng rửa tay có màu sắc thu hút và hương thơm mà trẻ yêu thích để bé hứng thú hơn với việc rửa tay mỗi ngày. Không lạm dụng thuốc kháng sinh Mỗi khi trẻ bị sổ mũi hoặc cảm lạnh, mẹ đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh luôn nhé! Nếu có thể bạn nên dùng các biện pháp dân gian để giúp con khỏe nhanh. Các mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sẽ non yếu. Những lần ốm tiếp theo, trẻ sẽ phải dùng tới thuốc kháng sinh mới có thể khỏi được. Chính vì vậy, mẹ hãy để cơ thể trẻ tự chống chọi lại một số vi khuẩn thông thường để tự tạo đề kháng nhé! Còn trong trường hợp cần thiết, đương nhiên vẫn phải đưa bé tới các cơ sở ý tế.  

BÍ QUYẾT NUÔI CON THÔNG MINH, KHỎE MẠNH CỦA MẸ THÔNG THÁI
18

Th 08

BÍ QUYẾT NUÔI CON THÔNG MINH, KHỎE MẠNH CỦA MẸ THÔNG THÁI

  • admin
  • 0 bình luận

Một đứa trẻ sinh ra không chỉ có tình yêu mà còn là ước mơ của ba mẹ. Đặc biệt cách nuôi con khỏe mạnh từ thuở bé ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ sau này. Vậy mẹ cần làm gì để nuôi con khỏe mạnh, thông minh? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.CÁCH NUÔI CON KHỎE TỪ NHỮNG MÓN ĂN NGON BỔ DƯỠNG Cách nuôi con khỏe mạnh, thông minh là mẹ nên áp dụng thực đơn hằng ngày đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu trong quá trình phát triển.  Mẹ nên cho trẻ ăn trái cây, những thực phẩm liên quan đến bơ sữa, ngũ cốc, tinh bột, rau củ, thịt, cá, trứng… Bên cạnh đó mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh, đường, kẹo. Tùy vào độ tuổi mà mẹ có thể cho bé ăn bột, ăn dặm hay ăn cơm. 2.CHỌN CHO CON TRƯỜNG HỌC TỐT Cách nuôi con khỏe mạnh và thông minh cũng không thể thiếu là việc mẹ trau dồi cho con những kiến thức mới từ trường, lớp, xã hội. Môi trường học còn có thể ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của bé trong tương lai nên có thể tốn khá nhiều thời gian của bố mẹ để tìm được trường học tốt nhất cho con. Khi tìm trường cho con, mẹ có thể tham khảo những kinh nghiệm chọn trường sau đây: Chọn trường học gần nhà cho con: Bạn có thể chọn trường học gần nhà để tiện đưa đón con đi học. Chọn cơ sở vật chất ở trường: Bạn có thể đến tham quan trường học trước để biết nên chọn ngôi trường nào phù hợp với con. Trường học có cơ sở vật chất hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học của con. Kiểm tra bảng xếp hạng của trường: Bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng của trường trong khu vực mình sinh sống để biết giáo viên của trường, tỷ lệ học sinh một lớp, điểm thi, các chương trình sau giờ học… Trò chuyện với nhân viên tư vấn của trường: Bạn có thể trò chuyện để nắm rõ hơn về môi trường hoặc hỏi dò ý kiến của phụ huynh khác. 3.NUÔI CON KHỎE BẰNG CÁCH PHÒNG BỆNH CHO BÉ Việc tiêm phòng vắc xin cho con theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ là cách nuôi con khỏe mạnh giúp bảo vệ bé tránh khỏi những bệnh nguy hiểm. Bé tiêm phòng vắc xin sẽ giúp hệ thống miễn dịch nhận ra mầm bệnh để chống lại bệnh tật hoặc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh trong tương lai. Khi con lớn, bạn có thể dạy con luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Mẹ cũng luôn nhớ giữ môi trường sống an toàn cho bé như thường xuyên dọn nhà cửa để tránh virus lây bệnh cho con. 4.DẠY CON THÓI QUEN LÀNH MẠNH Dạy con thói quen lành mạnh để bé tự chăm sóc bản thân khi lớn lên mà không có ba mẹ bên cạnh. Bố mẹ hãy hướng dẫn con duy trì thói quen tập thể dục, ngủ sớm và ngủ đủ giấc để không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn tăng cường sức khỏe thể chất. Với công nghệ hiện đại, trẻ có thể tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại, Ipad, internet… vì thế bạn không nên để trẻ sử dụng những thiết bị điện tử này quá sớm. Tác hại của việc xem tivi và ánh sáng xanh có thể gây ra rất nhiều tác hại cho con như ảnh hưởng não bé, khiến bé gây ra cô lập với xã hội và gây ra tình trạng béo phì. 5.DÀNH THỜI GIAN HỌC VỚI CON Ngoài việc dạy những bài học từ trường lớp thì mẹ nên dạy cho con những kỹ năng sống để con lớn lên tự lập và trưởng thành. Trẻ lớn lên khi đã quen dần với sự bao bọc của cha mẹ và thiếu những kỹ năng sống trẻ sẽ trở nên nhút nhát và khó thành công trong cuộc sống.  Bạn có thể học thêm cách dạy con tự lập để con làm được những việc đơn giản khi còn bé như tự mặc quần áo, tự ăn cơm, tự đi vệ sinh, làm việc nhà… Bạn cũng có thể cho con tham gia các hoạt động nghệ thuật hoặc thể thao để con tự kết bạn và vượt qua nỗi sợ hãi. 6.CHUẨN BỊ TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM CHO CON Chuẩn bị tiền tiết kiệm cho tương lai của con từ sớm như khoản học hành, chăm sóc sức khỏe và mua sắm. Bạn có thể mở một tài khoản tiết kiệm và không đụng vào số tiền đó thì tiền sẽ tăng lên đáng kể khi con lớn.  Bạn cũng có thể dạy con tiết kiệm bằng cách bỏ tiền vào ống heo để mua đồ chơi hoặc dụng cụ học tập. Khi thấy con tiết kiệm được tiền thì ba mẹ nên khuyến khích để con có động lực xây dựng thói quen chi tiêu tiền bạc hợp lý.  

KHÁNG THỂ IgG VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT
18

Th 08

KHÁNG THỂ IgG VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa non của bò gần như là loại thực phẩm duy nhất cung cấp nguồn kháng thể IgG tự nhiên từ bên ngoài mà chúng ta có thể đưa vào thực phẩm cho con miễn dịch khỏe mạnh. Hiện tại đang là thời điểm giao mùa, các virus, vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi gây dịch bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy… và sẵn sàng tấn công trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ, tăng cường miễn dịch tự nhiên?  Hãy cùng Hadu theo dõi qua bài viết dưới đây nhé! 1.CHỈ SỐ IgG LÀ GÌ? IgG là cụm từ viết tắt của Immunoglobulin G là kháng thể chính được tìm thấy trong tuần hoàn máu và dịch ngoại bào, được tạo ra khi cơ thể từng tiếp xúc với mầm bệnh hoặc khi được tiêm chủng. Nó chiếm tới 75% tổng số kháng thể trong huyết thanh. Bằng khả năng kết dính với các mầm mống gây bệnh như nấm, vi khuẩn và virus mà nó có thể ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Kháng thể IgG là gì? IgG là loại kháng thể duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, kháng thể IgG truyền từ mẹ sang con qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời có thể bảo vệ em bé trong 5 tháng đầu đời sau sinh, khi mà hệ miễn dịch của con chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ được 6 tháng trở lên, định lượng IgG tự nhiên trong cơ thể giảm đi đáng kể do sữa non của mẹ chuyển thành sữa trưởng thành. Nhưng lúc này, cơ thể của bé cũng bắt đầu có thể tự sản xuất ra loại kháng thể này, đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng hoàn thiện dần cho tới khi 3-4 tuổi. Ngược lại, cơ thể người trưởng thành đã có khả năng tự sản xuất IgG để chống lại nguy cơ nhiễm trùng. 2.VAI TRÒ CỦA KHÁNG THỂ IgG ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI IgG là kháng thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, dưới đây là 6 vai trò chính của IgG: Kháng thể IgG trong máu người mẹ truyền qua nhau thai để bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây bệnh thông qua việc trung hòa các độc tố, nấm, vi khuẩn và virus. Lượng kháng thể IgG truyền từ mẹ sang con thông qua sữa non trong 5 tháng đầu đời sau sinh, nhờ đó giúp con chống chọi lại được với virus, vi khuẩn hay mầm bệnh truyền nhiễm khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. IgG được tạo ra thông qua tiêm chủng hoặc khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh, là thành phần thiết yếu đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Định lượng IgG trong cơ thể nếu đạt mức ổn định sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tích cực trong quá trình tìm kiếm và vây bắt mầm bệnh. Trung hòa độc tố từ các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn sự phát tán trong cơ thể. Những đứa trẻ có định lượng IgG ở mức cho phép thường sẽ ít bị ốm vặt, ít bị tác động bởi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài so với những đứa trẻ có IgG thấp. Kết sinh với các tế bào đại thực bào, bạch cầu đơn nhân/ đa nhân trung tính từ đó gia tăng hoạt động thực bào khi máu có các kháng nguyên lạ. 3.ĐỊNH LƯỢNG IgG TRONG CƠ THỂ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ? Định lượng IgG trong cơ thể có sự khác nhau ở từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Cụ thể, trẻ sau khi sinh ra IgG được truyền từ mẹ sang con thông qua sữa non ở 5 tháng đầu đời và thời gian sau đó  gần như biến mất. Trong sữa non, hàm lượng kháng thể này có đến 80% và ở sữa trưởng thành chỉ còn 15-45%. Vào tháng thứ 3 sau sinh, sự tổng hợp IgG bắt đầu nhưng số lượng thường rất ít, phải đến khi trên 6 tháng tuổi, cơ thể bé mới có thể tự sản xuất ra kháng thể này nhiều hơn. Theo các chuyên gia, IgG do cơ thể tự sản xuất sẽ tăng dần, khi tròn 2 tuổi sẽ đạt giá trị như người lớn. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ dần hoàn thiện cho tới năm 3-4 tuổi. Chính vì vậy, đây được xem là “khoảng trống miễn dịch”, tức là trẻ phải đối diện với nguy cơ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy để tăng cường miễn dịch cho con, ngoài bổ sung kháng thể IgG vào trong dinh dưỡng cho con, con cần được tiêm chủng đầy đủ và bổ sung các vi chất như DHA, probiotics, các vitamin D… đều rất quan trọng. Mẹ cũng nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của con một cách kỹ càng, dù biểu đồ tăng trưởng của con nằm ngang, vẫn trong kênh chuẩn nhưng lại không đi lên là không tăng trưởng đều cũng không có giá trị.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: