CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ
24

Th 11

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết giao mùa trẻ thường bị ho, nhiều phụ huynh lo lắng muốn cắt cơn ho càng sớm càng tốt cho trẻ nên thường lạm dụng thuốc kháng sinh. 1.HO Ở TRẺ LÀ PHẢN XẠ CÓ LỢI Ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em dễ dàng tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây là phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, làm long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Ho cũng là  triệu chứng của nhiều nguyên nhân gồm: hô hấp, tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (do trào ngược dạ dày thực quản), tác dụng phụ của thuốc, tâm lý. Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đờm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay trẻ hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu…). Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn. Về mức độ, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính, từ 3-8 tuần là ho cấp bán tính, trên 8 tuần trở lên là ho mãn tính. Ho thường không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ho có đờm có thể dẫn đến nôn mửa. Ho không kiểm soát được có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, đặc biệt ho về đêm làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Nhiều trường hợp ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị như ho do hít phải các chất kích thích, ho sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hoặc ho do không khí quá khô và nóng gây kích ứng niêm mạc họng, cơn ho này sẽ nhanh chóng khỏi, chỉ cần thông mũi và cho trẻ uống nước ấm. 2.KHI NÀO CẦN DÙNG KHÁNG SINH CHO TRẺ BỊ HO? Việc sử dụng kháng sinh để điều trị ho ở trẻ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm mũi… Sử dụng thuốc kháng sinh không phải là giải pháp ưu tiên khi trẻ bị ho do nhiễm virus vì kháng sinh không có tác dụng với virus. Ví dụ trẻ bị cảm lạnh hay cảm cúm do virus rhinovirus, influenza, virus hợp bào hô hấp … thì việc sử dụng kháng sinh không giúp làm giảm ho cho trẻ. Sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe của trẻ, bao gồm: -Kháng kháng sinh: vi khuẩn có thể trở nên kháng kháng sinh, làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trong tương lai trở nên khó khăn. -Rối loạn tiêu hóa: trẻ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… Lạm dụng kháng sinh còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. -Dị ứng: một số trẻ có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Đây là tình huống khẩn cấp và cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiếp nhận cấp cứu và điều trị.  

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC
10

Th 11

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát khiến ai cũng có nguy cơ mắc phải, kể cả trẻ em. Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh này từ đâu? Dấu hiệu gì và làm sao để chăm sóc trẻ không may mắc phải? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Hadu nhé! 1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Đau mắt đỏ hay còn được biết đến với cái tên là viêm kết mạc, đây là thuật ngữ chỉ hiện tượng tổn thương lớp màng mỏng ở mắt dẫn đến tình trạng xung huyết, mắt đỏ ngầu. Hiện tượng này xảy ra là do virus adeno xâm nhập. Bên cạnh đó đau mắt đỏ còn có thể đến từ yếu tố do nơi ở vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường… Các nguyên nhân này thường gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và khiến tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi. Đau mắt đỏ là bệnh có khả năng lây lan cao và nhanh chóng nên rất dễ bùng thành dịch. Trẻ em có thể lây bệnh đau mắt đỏ khi: Tiếp xúc với bệnh nhân mắc đau mắt đỏ. Có thói quen dụi mắt. Vô tình chạm tay hay sử dụng chung các đồ vật của bệnh nhân đau mắt đỏ. Sử dụng cùng nguồn nước với bệnh nhân đau mắt đỏ. 2.DẤU HIỆU TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Mắt đổ ghèn làm dính mi sau khi ngủ dậy. Trẻ thường cảm thấy cộm, ngứa, nóng và đau trong mắt. Ghèn có thể đặc hoặc lỏng, có màu xanh nhạt, vàng nhạt hoặc trắng sữa. Mắt liên tục đổ ghèn dù đã lau. Cả mí trên lẫn mí dưới đều có tình trạng sưng, phù nề. Mắt đỏ ngầu gây khó chịu, có thể đi kèm tình trạng ho, đau họng. Nặng hơn có thể gây hạch trước tai, sốt nhẹ. 3.CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Một số phụ huynh có quan niệm rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, điều này chưa từng được xác nhận hay có bất cứ cơ sở khoa học nào. Cho nên cha mẹ tuyệt đối không nên thực hiện vì không chỉ không giúp trẻ hồi phục nhanh chóng mà còn gây viêm nhiễm và khiến tình trạng nặng hơn. Và khi cha mẹ phát hiện ra những dấu hiệu đau mắt đỏ ở con lần đầu tiên nên làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế, tìm các bác sĩ chuyên về mắt để được thăm khám và điều trị đúng cách. Trên thực tế, đa số trẻ bị đau mắt đỏ có thể khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà các triệu chứng không giảm, mắt trẻ sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đau dữ dội, sưng mí mắt… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thì cha mẹ cần: Cho trẻ dùng đúng liều lượng thuốc đã được kê trên đơn và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.  Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con nhằm tránh cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, có thể dẫn đến tăng nhãn áp và tăng nguy cơ bội nhiễm. Để nhỏ mắt cho trẻ, cha mẹ cần rửa tay với xà phòng, sau đó dùng 1 tay kéo mí mắt dưới của trẻ xuống, 1 tay nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ, tiếp tục lặp lại ở bên mắt còn lại dù cho trẻ chỉ có dấu hiệu mắc bệnh ở 1 bên mắt. Điều này là vì thông thường, sau khoảng 48 giờ, bên mắt còn lại cũng sẽ nhiễm bệnh. Tránh để đầu của lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt trẻ và hãy cố gắng nhỏ vào vị trí cùng đồ mi dưới 1 cm nhằm tránh tình trạng thuốc nhỏ mắt chảy ra ngoài. 4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Khi trẻ không may mắc phải đau mắt đỏ, trước hết cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các loại vitamin từ trái cây tươi, và cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc. Điều này giúp đôi mắt của trẻ được nghỉ ngơi, từ đó sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng hơn. Đồng thời cần hạn chế để mắt trẻ tiếp xúc với các nhân tố có hại như ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử, nguồn nước chứa hóa chất, nước chứa sữa tắm hoặc dầu gội. Nếu bé con nhà bạn có thói quen tập bơi thì bạn cũng cần dừng việc để trẻ bơi lội trong khoảng thời gian mắc bệnh. Cần chuẩn bị cho trẻ khăn mặt riêng và rửa tay cho trẻ bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng. Để trẻ đeo kính khi cần ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng mắt như bụi, phấn hoa… Thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9%. Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan sát trẻ và nhắc nhở mỗi khi trẻ có ý định dụi mắt hoặc chạm vào mắt để tránh tổn thương giác mạc. Cuối cùng theo dõi các dấu hiệu ở mắt và đến trung tâm y tế ngay khi các triệu chứng diễn ra nặng hơn nhằm có thể can thiệp và điều trị kịp thời. 5.NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ Đau mắt đỏ là một bệnh lý rất dễ lây lan, đồng thời nếu không may mắc phải sẽ khiến trẻ khó chịu và đau do các triệu chứng mang lại. Cho nên, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con trẻ khỏi bệnh này. Các bậc phụ huynh nên: -Tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. -Tránh để tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân viêm kết mạc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhỏ chung thuốc nhỏ mắt. -Đồ dùng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh riêng. -Trong trường hợp bé từng bị viêm kết mạc dị ứng, cha mẹ cần đóng kín cửa ra vào và cửa sổ khi đến mùa có nhiều bụi hay phấn hoa. -Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào mắt con để tránh tạo điều kiện cho virus xâm nhập.  

TỪ VỤ NGHI NGỜ NGỘ ĐỘC SỮA Ở TIỀN GIANG TÌM HIỂU VỀ SỮA NHIỄM ĐỘC TỐ MYCOTOXINS
08

Th 11

TỪ VỤ NGHI NGỜ NGỘ ĐỘC SỮA Ở TIỀN GIANG TÌM HIỂU VỀ SỮA NHIỄM ĐỘC TỐ MYCOTOXINS

  • admin
  • 0 bình luận

Tổ chức Y Tế thế giới cho biết việc tiếp xúc với độc tố nấm mốc có thể xảy ra trực tiếp qua việc ăn thực phẩm bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp từ động vật được cho thức ăn bị ô nhiễm, đặc biệt là từ sữa. Theo viện Pasteur Nha Trang, độc tố vi nấm (mycotoxin) là chất chuyển hóa độc hại thứ cấp được sản sinh bởi nấm trong nguyên liệu thô, thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi. Trong các loại độc tố vi nấm, 5 loại thường xuất hiện trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là aflatoxin, ochratoxin, deoxynivalenol, zearalenone, fumonisins. Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu… trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. 1.VỤ TỬ VONG BẤT THƯỜNG NGHI NGỘ ĐỘC SỮA Ở TIỀN GIANG ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRA Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang điều tra, làm rõ vụ việc một gia đình có 2 người tử vong, 1 người nhập viện bị nghi ngờ ngộ độc sữa ở Tiền Giang. Được biết 2 người là bà Phạm Thị Ph. (sinh năm 1940) trú tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè và con trai bà đều uống một loại sữa bột, riêng anh Phạm Văn Y được phát hiện tử vong trước đó không biết có phải do uống sữa bột hay không. Hiện nay công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, lấy mẫu sữa bột đi giám định, khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết trên. 2.ĐỘC TỐ NẤM MỐC CÓ Ở THỰC PHẨM NÀO? Theo tổ chức Y Tế thế giới, độc tố nấm mốc là những hợp chất độc hại được sản sinh đầu tiên bởi một số loại nấm mốc (nấm). Nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố nấm mốc phát triển trên nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây sấy khô, các loại hạt và gia vị. Sự phát triển của nấm mốc có thể xảy ra trước hoặc sau khi thu hoạch, trong quá trình bảo quản, trên/ trong thực phẩm, thường ở điều kiện ấm áp, ẩm ướt. Hầu hết các độc tố nấm mốc đều ổn định về mặt hóa học và tồn tại trong quá trình chế biến thực phẩm. Hàng trăm loại độc tố nấm mốc khác nhau đã được xác định, nhưng những loại độc tố nấm mốc được quan sát phổ biến nhất gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi bao gồm  aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisins, zearalenone và nivalenol/deoxynivalenol. Độc tố nấm mốc xuất hiện trong chuỗi thức ăn do nhiễm nấm mốc ở cây trồng cả trước và sau khi thu hoạch. Việc tiếp xúc với độc tố nấm mốc có thể xảy ra trực tiếp qua việc ăn thực phẩm bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp từ động vật được cho ăn thức ăn bị ô nhiễm, đặc biệt là từ sữa. 3.NGUY CƠ THỰC PHẨM KHÔ VÀ SỮA BỊ Ô NHIỄM NHƯ THẾ NÀO? Theo thông tin từ bài viết trên tạp chí Thử thách vấn đề đặc biệt đối với ngành sữa và dinh dưỡng con người của Hoa Kỳ cho biết ở góc độ an toàn thực phẩm, thực phẩm khô chẳng hạn như sữa bột, thường được coi là an toàn không bị nhiễm vi sinh vật vì các vi sinh vật gây hại không thể duy trì hoặc phát triển trong thực phẩm khô do độ ẩm và hoạt độ nước thấp. Tuy nhiên, thực phẩm khử nước có thể bị ô nhiễm, và trở thành phương tiện truyền bệnh từ thực phẩm. Người ta biết rằng sữa bột có ưu điểm là kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật gây hư hỏng do hoạt độ nước và độ ẩm thấp. Trong thực phẩm có độ nước thấp, nước ở trạng thái thủy tinh và dẻo, do đó nước có khả năng di chuyển hạn chế, giúp các phân tử nước tiếp xúc với tế bào vi khuẩn trong quá trình tương tác, và do đó tế bào vi khuẩn thường tồn tại lâu hơn trong thực phẩm khô như sữa bột. Một số mầm bệnh từ thực phẩm đã được xác định trong sữa nguyên liệu và những sinh vật này cũng có thể xâm nhập vào sữa trong quá trình chế biến và làm ô nhiễm sữa và các sản phẩm sữa nguyên chất an toàn về mặt vi sinh. Salmonella là một trong những mầm bệnh được biết đến trong sữa và thuộc họ Enterobacteriaceae, là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, gram âm, hình que và có thể sử dụng glucose để lên men. Người ta ước tính hằng năm có 1,4 triệu ca bệnh do nhiễm Salmonella, với hơn 16.000 ca nhập viện và 580 ca tử vong ở Hoa Kỳ. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cơ quan Y Tế công cộng Hoa Kỳ và cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một cuộc khảo sát độc lập về vi khuẩn Salmonella trong sữa bột và FDA báo cáo rằng 3-5% sản phẩm sữa bột được thử nghiệm cho kết quả dương tính và USDA phát hiện 2% trong số 200 mẫu dương tính. Một số lượng lớn các mẫu sữa bột đã được kiểm tra và 11 loại huyết thanh của Salmonella đã được phân lập từ các mẫu bột được thu thập từ hơn 20 nhà máy sấy sữa ở 11 tiểu bang của Hoa Kỳ. Escherichia coli O157:H7 là một mầm bệnh lây truyền qua thực phẩm chính khác trong sữa và các sản phẩm sữa, gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae. Escherichia coli có khả năng gây ra nhiều loại bệnh ở người, từ những trường hợp tiêu chảy nhẹ đến trường hợp nặng như viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng tan máu tăng ure. Các tế bào sống sót của Escherichia coli có khả năng tồn tại trong sữa bột công thức dành cho trẻ sơ sinh lâu nhất là một năm ở nhiệt độ bảo quản 5 độ C. Escherichia coli cho thấy mức độ độc lực cao, có khả năng gây bệnh ở liều lượng thấp, dao động từ 5-50 tế bào. Sữa bột là nguyên liệu thực phẩm quan trọng được sử dụng cho nhiều thực phẩm khác nhau như bánh mì, kem, socola, sữa chua, sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, pho mát và sữa hoàn nguyên. Ưu điểm của sữa bột là kéo dài thời hạn của sữa và dễ vận chuyển hơn do giảm thể tích. Do quá trình oxy hóa lipid và phản ứng Maillard (phản ứng hóa nâu không do enzyme), sữa khử nước gặp một số vấn đề nhất định như thay đổi vật lý, đóng bánh và kết dính xảy ra trong quá trình bảo quản, có thể làm suy giảm các đặc tính cảm quan của sản phẩm sữa bột. Các mầm bệnh có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn từ khâu vắt sữa ở trang trại, cơ sở chế biến sữa, sấy khô ở nhà máy sữa, phân phối, bảo quản và có thể tồn tại trong các sản phẩm đã qua chế biến. Các mầm bệnh bị ô nhiễm trong sản phẩm có thể gây ra các đợt bùng phát thực phẩm nghiêm trọng hoặc gây bệnh cho người tiêu dùng. 4.CÁCH BẢO QUẢN SỮA TẠI NHÀ Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người tiêu dùng cần lựa chọn các sản phẩm trong đó có sữa từ các thương hiệu uy tín. Chú ý khi mua sản phẩm cần xem xét kỹ hình thức lon, xem hộp có bị móp méo không, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bên cạnh đó việc bảo quản sữa rất quan trọng, nếu bảo quản không cẩn thận, không đúng hướng của nhà sản xuất có thể tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh phát triển. Không để sữa ở nơi ẩm thấp như khu vực bồn rửa bát, mà cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao hay ánh nắng trực tiếp. Sau khi mở hộp không để quá lâu, tốt nhất nên dùng hết trong 30 ngày sau khi mở nắp, luôn đậy chặt nắp và rửa tay sạch, lau tay khô mỗi lần lấy sữa bột.  

CẢNH BÁO SỐT XUẤT HUYẾT ĐANG BÙNG PHÁT, ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI CÁC BỆNH SỐT THÔNG THƯỜNG
27

Th 10

CẢNH BÁO SỐT XUẤT HUYẾT ĐANG BÙNG PHÁT, ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI CÁC BỆNH SỐT THÔNG THƯỜNG

  • admin
  • 0 bình luận

Khi bị sốt cao, nhiều người không phân biệt được mình đang bị sốt xuất huyết hay sốt thông thường và họ có xu hướng “nghĩ nhẹ đi”, cho rằng mình chỉ bị sốt thông thường, ra tiệm mua thuốc và uống mà không có dự định đi khám bệnh, điều này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Hãy tự nhận biết sự khác nhau giữa 2 loại bệnh này và tìm phương pháp chữa trị phù hợp bạn nhé! 1.TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT DIỄN BIẾN PHỨC TẠP Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong thời gian từ 8/9/2023 đến 15/9/2023, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8/2023). Còn tại TP. HCM, số ca sốt xuất huyết ghi nhận từ 11/9/2023 đến 17/9/2023 là 359. Ngoài ra, tại các tỉnh thành khác dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp như Nghệ An, Thanh Hóa, Sóc Trăng… Dự báo trong thời gian sắp tới, do đang vào cao điểm mùa mưa nên số ca diễn biến sốt xuất huyết sẽ phức tạp và sẽ gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm, nắng mưa đan xen thất thường đặc trưng thuận lợi ở nước ta là yếu tố thuận lợi cho muỗi vằn phát triển bệnh. Ngoài ra, theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), từ 2023 đến 2024, hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng EI Nino cũng có thể thúc đẩy muỗi phát triển mạnh, gia tăng lây lan các bệnh do muỗi gây ra, nhất là sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng nặng nếu không kịp thời chữa trị. Điều đáng lưu ý là rất nhiều trường hợp bệnh trở nặng phức tạp là do sự nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và các triệu chứng sốt thông thường. Vì thế hãy trang bị cho mình những thông tin cần thiết để dễ dàng phân biệt và xử lý kịp thời. 2.ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC SỐT XUẤT HUYẾT LÀ AI? Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy không nên chủ quan với các tình trạng sốt cao kèm đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân. Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh truyền từ người sang người chủ yếu là do muỗi đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng các tuýp còn lại. Vì vậy về lý thuyết 1 người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tới 4 lần. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt. 3.MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? Chỉ có muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 loài gây bệnh chính là: Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi này có đặc điểm có sọc trắng trên cơ thể, nên chúng ta hay gọi là muỗi vằn. Muỗi Aedes thường sống xung quanh nhà, trú đậu tại chất liệu vải như rèm cửa, quần áo, gầm bàn. Muỗi thường đẻ ở dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là nước mưa, nước máy. Chúng thường đốt vào lúc trời nhập nhoạng như sáng sớm, chiều tối. 4.CÁCH PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VỚI SỐT THÔNG THƯỜNG Sốt xuất huyết Bệnh này có 3 giai đoạn triệu chứng mà bạn nên biết:  2-3 ngày đầu: người bệnh có triệu chứng sốt cao liên tục, khó giảm sốt, thường bị đau nhức cơ thể, đau đầu… Nhiệt độ sốt vượt quá 37,5 độ C, một số bệnh nhân có thể chỉ bị sốt nhẹ, lại thêm triệu chứng sốt xuất huyết dengue ở giai đoạn này giống như các bệnh sốt virus khác nên không dễ phân biệt, chỉ nhận biết được nếu tiến hành xét nghiệm. Cuối ngày thứ 3-7: Lúc này người bệnh bắt đầu hạ sốt nhưng lại có thêm biến chứng như giảm tiểu cầu, tăng tính thấm thành mạch gây ra tình trạng cô đặc máu, nổi mẩn đỏ ở nhiều mức độ khác nhau.  Có 1 số người bệnh bị chảy máu bất thường, biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt ra nhiều bất thường… Từ ngày thứ 7 trở đi: Các triệu chứng ở giai đoạn trước hồi phục, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa trong 1 vài ngày. Sốt thông thường Các bệnh sốt phát ban, sốt siêu vi, cho triệu chứng sốt cao theo từng cơn, viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, đau họng, ho, có hoặc không có phát ban, đau nhức toàn thân… Vì các triệu chứng này quá giống sốt xuất huyết, nên các chuyên gia y tế chia sẻ để phân biệt, bạn cần theo dõi liên tục các triệu chứng của bệnh nhân để tìm ra sự khác biệt. Căn cứ thêm vào các dấu hiệu đặc biệt như sốt phát ban thì khi căng da các nốt nổi mẩn sẽ biến mất nhanh còn khi bị sốt xuất huyết, khi căng da các nốt đỏ vẫn còn hoặc chậm biến mất. 5.CÁCH PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO CẢ GIA ĐÌNH Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực sống. Xử lý các vũng nước đọng, ao tù, đậy kín các vật dụng chứa nước. Ngủ trong màn/ mùng, mặc quần áo dài tay và sáng màu. Sử dụng các loại cây có công dụng đuổi muỗi như sả chanh/ hương thảo/ oải hương. Dùng các loại kem hoặc xịt chống muỗi trên da có hiệu quả phòng chống muỗi tốt hơn. Khi lựa chọn các sản phẩm kem hoặc xịt chống muỗi, bạn nên chọn các sản phẩm tiện dụng ở dạng xịt hoặc kem có hiệu quả xua tan muỗi từ 6 đến 10 giờ. Ngoài ra, các hoạt chất xua muỗi có trong thành phần phải được WHO và EPA chứng nhận an toàn và hiệu quả, phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các sản phẩm có mùi tự nhiên để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: