CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THIẾU VITAMIN D GÂY BỆNH GÌ?
27

Th 03

THIẾU VITAMIN D GÂY BỆNH GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể trong việc chuyển hóa hay thấp thu các chất khác. Vậy thiếu vitamin D gây bệnh gì? Sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng thế nào khi bị thiếu hụt dưỡng chất này? 1.VITAMIN D CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ? Vitamin D là gì? Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Không giống các loại vitamin khác, vitamin D rất đặc biệt vì cơ thể có thể tự tổng hợp được loại vitamin này nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ thuốc bổ và một lượng rất nhỏ từ một vài loại thực phẩm như một số loài cá, dầu gan cá, lòng đỏ trứng và sữa bổ sung, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc. 2.VAI TRÒ CỦA VITAMIN D ĐỐI VỚI CƠ THỂ Vitamin D đem đến nhiều công dụng tốt với sức khỏe, bao gồm: Giúp xương chắc khỏe Bổ sung đúng và đủ vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể điều chỉnh lượng canxi và photpho trong máu, làm tăng khả năng hấp thụ hai loại muối khoáng này qua đường tiêu hóa và hỗ trợ quá trình dự trữ trong mô xương. Đây là 2 thành phần giúp xây dựng và bảo vệ sức khỏe xương. Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi trong ruột, nếu không canxi sẽ qua quá trình bài tiết và đi mất. Trẻ thiếu vitamin D sẽ dễ mắc bệnh còi xương. Đây là bệnh lý khiến trẻ em có hệ xương mềm và yếu. Trẻ mắc bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân như: ăn uống không đủ dưỡng chất hoặc trong quá trình mang thai người mẹ bị thiếu hụt vitamin D. Trong khi đó việc thiếu vitamin D ở người lớn sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp. Những bệnh này sẽ gây ra tình trạng giảm mật độ xương, cơ bắp suy yếu. Bệnh thường xảy ra ở nam giới cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Cân bằng canxi nội môi Vitamin D kết hợp cùng hormon tuyến giáp có vai trò cân bằng mức canxi trong máu giúp đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ. Thiếu vitamin D gây rối loạn hấp thu canxi và photpho có thể gây rối loạn lâu dài ở hệ xương răng, bệnh còi xương và dễ hỏng men răng ở trẻ, bệnh loãng xương của người lớn… Vitamin D có rất nhiều công dụng với cơ thể Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật Vitamin D còn có khả năng giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý bao gồm:  Vitamin D tham gia vào chức năng bài tiết insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển sinh sản ở nữ giới. Thiếu vitamin D có liên quan đến: Vitamin D giúp hạn chế giảm nguy cơ mắc cảm cúm nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định vấn đề này. Ngoài ra vitamin D còn có tác dụng phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi và phụ nữ mãn kinh. 3.THIẾU VITAMIN D GÂY BỆNH GÌ? Vì vitamin D mang lại rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, nên việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm sau: Thiếu vitamin D gây bệnh gì: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng Vitamin D có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng. Do đó, với những ai đang bị hen phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính, vitamin D đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của vitamin D trong bệnh hen suyễn ở trẻ em, viêm mũi dị ứng và thở khò khè cũng như khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này khi có tình trạng thiếu hụt. Tim mạch Vitamin D đóng vai trò trong việc ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, tắc động mạch vành, đột quỵ… Loãng xương Mật độ và sự chắc khỏe của xương cốt hay không đều phụ thuộc vào hàm lượng vitamin D được bổ sung hằng ngày. Nếu xương trở nên mềm và yếu sẽ tăng nguy cơ gãy xương và mắc các bệnh loãng xương. Các bệnh viêm nhiễm Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn thiếu hụt vitamin D, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó không bảo vệ tốt cho cơ thể. Lúc này các virus hay vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như: Iupus, mẩn ngứa,... hoặc nặng hơn là hình thành những ổ viêm trong cơ thể gây viêm khớp dạng thấp, viêm ruột,... Thiếu vitamin D gây ra rất nhiều hệ lụy với cơ thể Bệnh tâm lý Vitamin D có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường ở não bộ. Vì vậy bạn cũng có thể mắc các vấn đề rối loạn tâm lý hay suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ có thể có của vitamin D với các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, ung thư và các tình trạng bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng.  

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
27

Th 03

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Giống như mọi loại vitamin khác như vitamin A,B,C,D hay protein, carbohydrate… Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Vitamin K là một vitamin quan trọng đối với quá trình đông máu, sức khỏe của xương. Vậy bạn đã biết thiếu vitamin gây hậu quả gì chưa?  Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.VITAMIN K VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của hệ enzyme tổng hợp yếu tố đông máu II (prothrombin) và các yếu tố VII, IX, X. Vitamin K có rất nhiều dạng. Ở dạng tự nhiên bao gồm vitamin K1 (có trong thực phẩm hằng ngày) và vitamin K2 (được tổng hợp nhờ các lợi khuẩn đường ruột). Ở dạng tổng hợp gồm có vitamin K3, K4, K5 trong số đó có dạng K3 lại gây độc. Có thể kết luận một số vai trò quan trọng của vitamin K như sau: Tham gia vào quá trình đông máu Vitamin K giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa quá trình đông máu của cơ thể. Nó tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu để điều hòa quá trình này, ngăn ngừa mất máu khi cơ thể bị tổn thương gây chảy máu. Hằng ngày trong cơ thể chúng ta, các huyết quản thường xuyên bị tổn thương, và chính vitamin K đã kích hoạt chuỗi phản ứng sinh hóa và huy động sự tham gia của các yếu tố đông máu. Nếu không có vitamin K thì tình trạng xuất huyết tràn lan, gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt khi bị tổn thương như đứt tay, tai nạn nếu không cầm được máu sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Duy trì sức khỏe của xương Vitamin K tham gia vào quá trình trao đổi canxi trong cơ thể. Đồng thời nó có khả năng hoạt hóa osteocalcin - chất gắn canxi vào khung xương. Chính vì vậy mà vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người chưa trưởng thành. Vai trò của vitamin K đối với cơ thể Bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư Vitamin K2 được chứng minh là có tham gia vào quá trình hình thành MGP ngăn ngừa sự canxi hóa thành mạch, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi. 2.THIẾU VITAMIN K GÂY RA BỆNH GÌ? Khi người lớn bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý sau: Bệnh tim Vitamin K2 liên quan trực tiếp đến sự vôi hóa động mạch, do đó thiếu hụt vitamin K2 liên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể để chống và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Ung thư Vitamin K có thể giúp cơ thể chống ung thư, nếu thiếu vitamin K cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liêt… Một nghiên cứu với bệnh nhân nam từ 35-64 tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở những người thiếu vitamin K cao hơn những người khác. Loãng xương Vitamin K không những giúp máu đông mà còn bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa trong xương. Khi thiếu vitamin K thì dễ dẫn đến chứng loãng xương, nhất là ở người trên 40 tuổi thì xương không còn chắc khỏe mà bắt đầu thoái hóa. Chảy máu nhiều Vitamin K giúp ngăn ngừa việc chảy máu cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó thiếu vitamin K có thể dẫn tới chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ. Dễ bị bầm tím Thiếu vitamin K cơ thể dễ bị các vết bầm tím và chảy máu quá nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp hay những thực phẩm chứa nhiều vitamin K ít bị các vết bầm tím trên cơ thể hơn. Thiếu vitamin K gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm Nhanh lão hóa Vitamin K không phải là yếu tố gây ra các nếp nhăn, song thiếu hụt vitamin K lại dẫn đến các bệnh lý xương yếu, bệnh tim mạch… khiến bạn già trước tuổi. Như vậy thiếu vitamin K ngăn bạn có cuộc sống linh hoạt và khỏe mạnh. Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K, hậu quả nặng nề hơn là gây ra những khuyết tật về xương, mũi, mặt, ngón tay, ống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu và tư duy… Do đó trẻ cần được thường xuyên kiểm tra và đảm bảo lượng vitamin K được hấp thu đầy đủ. 3.CÁC CÁCH BỔ SUNG VITAMIN K Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta bổ sung vitamin K1 (có nguồn gốc thực vật) hoặc vitamin K2 (có nguồn gốc vi khuẩn), không nên bổ sung vitamin K3 vì khi dùng có thể sản sinh ra gốc tự do. Cách bổ sung vitamin K an toàn nhất là qua thực phẩm hằng ngày. Vitamin K1 có nhiều trong rau có màu xanh đậm như rau càng cua, súp lơ, salad, cải bắp. Các loại rau họ cải là nguồn cung cấp năng lượng vitamin K rất dồi dào. Theo tính toán, 100gram cải xoăn nấu chín cung cấp cho bạn 817 microgram vitamin K. Ngoài ra rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng này. Mùi tây cũng là thực phẩm hàng đầu cung cấp loại vitamin quan trọng này. Chỉ 10 cành mùi tây đã cung cấp 164 microgram vitamin K cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy vitamin K trong lá bạc hà, húng quế và tỏi. Nhiều loại hoa quả ngon và bổ dưỡng khác cũng chứa một hàm lượng khá lớn vitamin K như: mận, kiwi, bơ, cà chua,...  

VAI TRÒ CỦA TINH BỘT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
24

Th 03

VAI TRÒ CỦA TINH BỘT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Tinh bột là một trong những thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người. Nhưng nhiều người vẫn cố tìm cách loại bỏ thành phần này ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày nếu đang muốn giảm cân. Song vai trò của tinh bột trong chế độ ăn lành mạnh như thế nào? Nên ăn bao nhiêu tinh bột để cơ thể khỏe mạnh? Chuyên gia nói gì về chế độ ăn không tinh bột? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết này nhé! 1.ĐỊNH NGHĨA TINH BỘT LÀ GÌ? Tinh bột hay chất đường bột còn được gọi là carbohydrate (Carb). Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên như các loại quả, rau củ như ngũ cốc. Tinh bột cùng với protein và chất béo là những thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta và nhiều loài động vật. Ngoài sử dụng làm thực phẩm, tinh bột còn được dùng trong dây chuyền sản xuất giấy, rượu,... Tinh bột được tách ra từ lúa mì, rễ và củ như sắn, khoai tây,... Còn cụ thể hơn về chất bột đường là chúng có vị ngọt, tồn tại dưới dáng đường, chất xơ, tinh bột. Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo tế bào, mô, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Chất này có trong gạo, gạo lứt, khoai, sắn, ngũ cốc, rau, trái cây, các loại đậu, sữa bột,... 2.VAI TRÒ CỦA TINH BỘT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI Tinh bột đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.  Vai trò của tinh bột đối với sức khỏe con người Tinh bột, trải qua nhiều bước trong quá trình tiêu hóa, cuối cùng tạo thành glucose. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào hay còn gọi là nguồn nhiên liệu của tế bào. Sau đó, nó sẽ theo máu đi tới các tế bào của cơ thể. Glucose được dùng để cung cấp năng lượng cho tất cả các chức năng trong cơ thể, đặc biệt là đối với những hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Do đó, vai trò của tinh bột đối với cơ thể chính là cung cấp năng lượng. Hầu hết calo của bạn đến từ chất dinh dưỡng đa lượng này. 3.NÊN ĂN TINH BỘT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE Nên ăn bao nhiêu tinh bột mỗi ngày? Carbohydrate nên chiếm 45-65% tổng lượng calo của bạn mỗi ngày. Nếu chế độ ăn của bạn ở mức 2.000 calo mỗi ngày, bạn cần nạp khoảng 225-325g carbs/ ngày. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể nào về lượng tinh bột ăn hằng ngày. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm bột đường giàu tinh bột kháng và chất xơ. Các loại thực phẩm giàu tinh bột như đậu, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều chất xơ tự nhiên. Chất xơ trong các thực phẩm này giúp làm giảm mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ… Đồng thời đảm bảo bạn nạp đủ lượng carbohydrate và tinh bột trong thực đơn hằng ngày. Ăn tinh bột như thế nào để giảm cân? Một số người nghĩ rằng thực phẩm giàu tinh bột sẽ gây béo phì hoặc cản trở quá trình giảm cân. Tuy nhiên khi so sánh trên cùng một khối lượng thức ăn, lượng calo từ tinh bột ít hơn một nửa so với lượng calo từ chất béo. Cụ thể, 1g carbohydrate cung cấp khoảng 4 calo. Trong khi đó 1g chất béo chứa khoảng 9 calo. Ăn tinh bột như thế nào để giảm cân Bạn hãy lựa chọn loại nhóm tinh bột giàu chất xơ và có hàm lượng dinh dưỡng cao đó là: nhóm thực phẩm ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt, giàu tinh bột sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn. Nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp 1 lượng carbs tốt cho cơ thể mà còn giàu chất xơ. Một số thực phẩm nguyên cám nên có trong chế độ ăn của bạn: bánh mì nâu, mì ống nguyên hạt, gạo lứt, khoai tây. Ngoài ra, để giảm cân an toàn, bạn nên nói không với các thực phẩm giàu chất béo bão hòa  (thịt mỡ, bơ, kem, bánh kem, bánh quy, các loại đồ ngọt, socola….). Bởi loại chất béo chứa gấp đôi lượng calo so với protein hoặc đường trong cùng một khối lượng. Chất béo xấu còn gây ra các triệu chứng cholesterol cao trong máu, từ đó mắc bệnh về tim mạch.  

ĂN CỦ ĐẬU CÓ TỐT KHÔNG? CÔNG DỤNG CỦA CỦ ĐẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
24

Th 03

ĂN CỦ ĐẬU CÓ TỐT KHÔNG? CÔNG DỤNG CỦA CỦ ĐẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Củ đậu (củ sắn) là loại thực phẩm phổ biến với hương vị ngọt thanh và nhiều nước. Củ đậu có thể ăn sống như một món tráng miệng. Ngoài ra, củ đậu cũng được chế biến thành các món ăn mặn. Vậy ăn củ đậu có tốt không? Củ đậu có nhiều dinh dưỡng không? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết sau đây: 1.CỦ ĐẬU LÀ GÌ? Củ đậu là loại thân leo có nguồn gốc từ Trung Mỹ, ở Việt Nam còn được gọi với tên khác là sắn dây, sắn nước… Chúng cũng rất phổ biến ở Trung Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á,... Củ đậu có hoa màu tím, cây có thể cao tới 4-5m, phần rễ phát triển thành phần củ, có vỏ mỏng màu vàng nhạt, ruột màu trắng kem, ăn vào thấy có vị ngọt nhẹ, có thể ăn sống hoặc dùng chế biến nhiều món khác nhau.  Ngược lại với phần củ thơm ngon, bổ dưỡng, lá và hạt của củ đậu có độc tính cao, thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu, rệp,... Vì vậy, người dùng cần hết sức cẩn thận. Khi mua củ đậu với số lượng nhiều, cả chùm, cần cắt bỏ lá ngay để tránh gây ngộ độc chết người cho trẻ hoặc ai không biết mà ăn phải nó. Thành phần của củ đậu gồm:  Tinh bột: 2,4% Glucose: 4,51% Nước: 86-90% Protein: 1,46% Các chất dinh dưỡng khác: Sắt, canxi, photpho, vitamin C, đặc biệt củ đậu không chứa chất béo. Để chọn được củ đậu ngon, bạn nên chú ý các đặc điểm như vỏ màu trắng ngà, nhẵn, phần cuống còn xanh tươi, cuống càng nhỏ càng mọng nước và ít xơ. Bảo quản củ đậu tương đối rễ, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo có thể để được từ 7-10 ngày. Nếu bạn muốn ăn củ đậu ngon hơn, hãy đợi một đến hai ngày sau khi mua và chúng ngọt nhất khi phần vỏ hơi héo. 2.CỦ ĐẬU CÓ TÁC DỤNG GÌ? Củ đậu là nguyên liệu chế biến món ăn vừa mát, vừa ngon, dễ sử dụng, giá thành rẻ và phổ biến ở Việt Nam. Củ đậu ăn có tốt không là điều được khá nhiều người quan tâm, và thật bất ngờ là loại củ này có rất nhiều tác dụng mà chưa chắc bạn đã biết. Củ đậu có tác dụng gì? Củ đậu rất tốt cho hệ tim mạch vì chúng có rất nhiều chất xơ, vitamin C giúp giảm lượng cholesterol trong máu, nồng độ natri trong củ đậu cũng rất thấp, góp phần khiến trái tim của bạn khỏe mạnh hơn. Củ đậu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe Ăn củ đậu có tốt không? Ăn củ đậu rất tốt cho hệ miễn dịch vì hàm lượng vitamin C cao, ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở. Ngoài ra hàm lượng photpho và kali có trong củ đậu sẽ giúp xương và răng của bạn phát triển bình thường và ngày càng khỏe mạnh hơn. Ăn củ đậu với lượng vừa phải cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt thanh, có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng, nhuận tràng do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày. Cuối cùng củ đậu rất được các chị em yêu thích bởi nó có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, làm mặt nạ, giúp chị em giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh. Đối với các thai phụ thì ăn củ đậu cũng có rất nhiều lợi ích như giảm tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa ổn định hơn. 3.CẦN LƯU Ý GÌ KHI ĂN CỦ ĐẬU KHÔNG GIẢM CÂN BẰNG CỦ ĐẬU Củ đậu tốt cho người thừa cân, béo phì. Nhưng không nên dùng loại thực phẩm này để ăn “trừ bữa” xem như một biện pháp giảm cân. Bởi củ đậu giàu chất xơ, vitamin, ít năng lượng nhưng không thể cung cấp hết các dưỡng chất mà bạn cần. Chính vì thế nếu chỉ ăn củ đậu để giảm béo có thể khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi, không đảm bảo sức khỏe. Những điều cần lưu ý khi ăn củ đậu Đối với làn da khô có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lấy nước đắp mặt giúp da mặt thêm mịn màng, dưỡng ẩm, giảm nếp nhăn , bên  cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc từ bên trong da.  KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU Chính vì củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì củ đậu sẽ ngày càng dãn ra. Khi dạ dày đã giãn thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, dạ dày sẽ rỗng hơn, nhu cầu thèm ăn cao hơn. Đặc biệt ăn củ đậu quá nhiều không tốt cho người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu. Mặc dù củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin nhưng không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc chỉ ăn củ đậu để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất, uể oải, mệt mỏi. KHÔNG ĂN LÁ VÀ HẠT Ngoài phần củ ăn được, lá và hạt của cây củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, tuyệt đối không được ăn hai bộ phận này vì nó chứa chất tephrosin và rotenon. Chất này khi đi vào cơ thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp. Phần hạt của cây củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da, nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5-40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2-5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4-7 giờ. Vì vậy khi mua chùm củ đậu tươi về tuyệt đối cắt bỏ lá.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: