CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023
27

Th 11

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023

  • admin
  • 0 bình luận

1.THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) LÀ GÌ? “Thương hiệu” về cơ bản được hiểu là một tập hợp hoặc một số dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm của các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức này với bên khác. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị vô hình của thương hiệu chiếm một phần quan trọng trong tổng thể giá trị của doanh nghiệp. “Nhãn hiệu” được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác. Để được độc quyền sử dụng, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ  tục đăng ký thương hiệu. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy phần lớn khách hàng chỉ hiểu nôm na tôi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho công ty và không gắn thương hiệu vào 1 sản phẩm/ dịch vụ nào. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục/ sản phẩm (sẽ được phân theo nhóm) sẽ được thương hiệu gắn lên. Có nghĩa bạn đăng ký cho sản phẩm gì, dịch vụ gì bạn sẽ chỉ được độc quyền cho lĩnh vực ấy và bắt buộc phải đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm/ dịch vụ và không được đăng ký chung cho công ty. VD: Cocacola sẽ được đăng ký cho sản phẩm đồ uống có ga hoặc P/S sẽ được đăng ký cho sản phẩm kem đánh răng hoặc WINMART sẽ được đăng ký cho nhóm ngành dịch vụ mua bán hàng hóa (gắn với 1 sản phẩm cụ thể nào đó) hoặc Vietnam Airline sẽ được đăng ký cho dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (gắn với một dịch vụ nào đó). 2.CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG? Luật Sở Hữu Trí Tuệ không quy định việc đăng ký nhãn hiệu phải bắt buộc đối với chủ sở hữu, đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ, quyền đối với nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu nổi tiếng), được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ cấp). Người được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền lợi đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần bằng chứng nào khác. 3.QUYỀN CỦA THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) CHO SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ LÀ GÌ? Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có tất cả 45 nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 01-34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ. VD: Mỹ phẩm là sản phẩm được phân vào nhóm 03 hoặc dược phẩm được phân vào nhóm 05. 4.AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU? Theo Quy định tại điều 87 Luật Sở Hữu trí tuệ có quy định quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau: 1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3.Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4.Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 5.Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a)Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b)Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. 6.Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7.Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 5.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) NHƯ THẾ NÀO? Bước 1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký thương hiệu Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký thương hiệu  Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm, thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau: +)Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu) +)05 mẫu thương hiệu sản phẩm sẽ đăng ký độc quyền được in trên giấy A4, kích thước 8cmx8cm +)Giấy giới thiệu, chứng minh thư (áp dụng cho trường hợp nộp đơn tự đăng ký) hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký +)Chứng từ đã nộp lệ phí +)Tài liệu khác (nếu có) theo từng nội dung công việc Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ   

HADU HỖ TRỢ ĐỐI TÁC HOÀN THIỆN: HỒ SƠ - GIẤY TỜ, GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO SẢN PHẨM!
28

Th 12

HADU HỖ TRỢ ĐỐI TÁC HOÀN THIỆN: HỒ SƠ - GIẤY TỜ, GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO SẢN PHẨM!

  • admin
  • 0 bình luận

Ngoài nhận gia công sản xuất, tư vấn công thức sản phẩm TPCN, Hadu còn hỗ trợ các đối tác hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ liên quan như: hoàn thiện hồ sơ sản phẩm, hoàn thiện giấy phép quảng cáo,... I.Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ sản phẩm với TPCN 1.Giấy tờ cần có để hoàn thiện hồ sơ sản phẩm TPCN Bộ hồ sơ công bố TPCN cần có những loại giấy tờ dưới đây: a.Đăng ký kinh doanh của khách hàng b.Tên sản phẩm, công dụng, đối tượng mong muốn của khách hàng c.Hợp đồng nguyên tắc đã ký về sản phẩm d.Dấu, chữ ký khách hàng (dấu tròn, dấu ký) e.Maquette sản phẩm f.Tên, mật khẩu Nghị định 15 g.Phiếu kiểm nghiệm Hiện nay phòng kiểm nghiệm của Hadu đã nhận được chứng chỉ ISO/IEC 17025:2017 cho phép có thể tự tiến hành kiểm nghiệm mẫu sản phẩm mà không cần gửi đi các cơ quan kiểm nghiệm của Bộ Y Tế. Phiếu kiểm nghiệm được Hadu cung cấp MIỄN PHÍ cho khách hàng. 2.Hồ sơ quảng cáo TPCN Quy trình hoàn thiện hồ sơ quảng cáo TPCN tại Hadu như sau: Hadu đưa ra thiết kế dựng poster Khách hàng chốt thiết kế Bộ phận hồ sơ của Hadu hoàn thiện hồ sơ quảng cáo Lưu ý: Trong quá trình dựng thiết kế và chỉnh sửa, Hadu sẽ chỉnh sửa cùng khách hàng đến khi đạt được yêu cầu của tất cả khách hàng. II.Giúp đối tác hoàn thiện hồ sơ sản phẩm thường Với thực phẩm thường cần nộp hồ sơ bản cứng và bản online Tên sản phẩm Đăng ký kinh doanh (công chứng 2 bản) Maquette thiết kế sản phẩm Hợp đồng nguyên tắc: in đóng dấu thành 4 bản Hồ sơ kèm Tiêu chuẩn sản phẩm Phiếu kiểm nghiệm 2.Bộ hồ sơ sản phẩm thường bản online Một số loại giấy tờ cần chuẩn bị làm hồ sơ sản phẩm thường dạng Online: Tên sản phẩm Đăng ký kinh doanh Maquette thiết kế sản phẩm Hợp đồng nguyên tắc: In đóng dấu thành 4 bản Dấu tròn công ty đối tác dạng Scan Mật khẩu đăng nhập trên trang Sở Y Tế tại tỉnh đó Hồ sơ kèm Tiêu chuẩn sản phẩm Phiếu kiểm nghiệm III.Hỗ trợ đối tác hoàn thiện hồ sơ với dòng sản phẩm mỹ phẩm Giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm có: Tên sản phẩm Đăng ký kinh doanh công ty khách hàng, công chứng 2 bản Hợp đồng nguyên tắc: In, đóng dấu 4 bản Giấy công bố Giấy ủy quyền Hadu cũng hỗ trợ đối tác hoàn thiện giấy tờ quảng cáo mỹ phẩm trong thời gian nhanh nhất, thủ tục nhanh gọn, chuẩn xác! Sau khi hoàn thiện giấy tờ pháp lý liên quan, Hadu sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm và trả hàng đúng như những gì đã cam kết trên hợp đồng! Đặc biệt, Hadu cũng hỗ trợ các đối tác các thủ tục liên quan đến vấn đề: mã vạch sản phẩm, bảo hộ thương hiệu, đặt tên sản phẩm. Gia công, sản xuất SPDD & TPCN tại Nhà máy sản xuất HADU PHARMA Xin vui lòng liên hệ ☎️ Hotline: 0942.347.675 📨 Email: hotro.hadu@gmail.com 🏢 Văn phòng: số 9 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội Nhà máy 1: Lô CN 11, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương Nhà máy 2: Lô CN 20, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỚI NHẤT
24

Th 12

CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỚI NHẤT

  • admin
  • 0 bình luận

Bạn đang quan tâm tới vấn đề công bố sản phẩm? Bạn gặp khó khăn trong quá trình hoàn tất thủ tục, quy định về công bố sản phẩm? Bài viết này Hadu sẽ giúp giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn! I.CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ? 1.Hiểu đúng khái niệm công bố sản phẩm Công bố sản phẩm là việc công bố chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những bước quan trọng mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường. Giấy công bố sản phẩm được ví như "tấm giấy lưu hành" của sản phẩm trên thị trường. 2.Sản phẩm nào cần thực hiện công bố sản phẩm? Tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định danh sách các nhóm sản phẩm cần phải thực hiện công bố như sau: Điều 6. Đăng kí bản công bố sản phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm với các sản phẩm sau đây: 1.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng chế độ ăn đặc biệt. 2.Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. 3.Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng của Bộ Y Tế. 3.Vi phạm công bố sản phẩm - Doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì? Trong trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện công bố sản phẩm của mình trước khi đưa chúng lưu hành ra thị trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Khi vi phạm quy định về công bố sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể chịu các mức phạt dưới đây: 1.Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với các hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố. 2.Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 1-3 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm. 3.Các cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng các hình thức như: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm, buộc thay đổi hình thức sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm. II.NGHỊ ĐỊNH 15 CÔNG BỐ SẢN PHẨM Để quản lý chặt chẽ việc công bố sản phẩm, ổn định thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà nước cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về việc công bố các sản phẩm. Tại nghị định 15 2018 đã đưa ra đầy đủ thông tin về các vấn đề sau: 1.Danh mục các sản phẩm cần thực hiện công bố. 2.Hồ sơ đăng ký bản công bố 3.Trình tự đăng ký bản công bố Trong phần sau của bài viết này, Hadu sẽ hướng dẫn bạn cách hoàn thành thủ tục, quy trình đăng ký đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng. Đừng quên tham khảo nhé! III.QUY TRÌNH CÔNG BỐ SẢN PHẨM 1.Công bố thực phẩm chức năng - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cá nhân, doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố thực phẩm chức năng qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y Tế) theo quy định một cửa. 2.Công bố nhóm sản phẩm mỹ phẩm Với từng dòng sản phẩm mỹ phẩm khác nhau sẽ có cơ quan thẩm quyền cấp giấy công bố mỹ phẩm khác nhau: 1.Cục quản lý dược (Bộ Y Tế) đối với mỹ phẩm nhập khẩu 2.Sở Y Tế tại nơi đặt nhà máy sản xuất đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước 3.Ban quản lý khu kinh tế đối với các dòng mỹ phẩm được sản xuất tại các khu kinh tế đặc biệt như: Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị) 3.Công bố sữa Sữa thuộc thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nhà nước cũng có quy định cụ thể như sau: Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng Y Học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. IV.Khi làm công bố sản phẩm thường gặp khó khăn gì? 1.Không xác định đúng đơn vị có thẩm quyền thực hiện công bố Trong phần 3 của bài viết này, Hadu đã nhấn mạnh vấn đề nộp ở đâu - cơ quan có thẩm quyền nào phụ trách tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn. Với từng sản phẩm khác nhau cần phải đến đúng đơn vị phụ trách để xử lý hồ sơ. 2.Chuẩn bị các thành phần trong hồ sơ không đúng theo quy định của Cơ quan chức năng  Mặc dù tại Nghị định 15 đã có quy định rất rõ ràng về các thành phần cần có trong bộ hồ sơ công bố. Tuy nhiên, đa phần các cá nhân không chuyên thường vướng mắc trong việc hoàn thiện từng loại giấy tờ bên trong. Điều này vô tình dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ kéo dài hơn. 3.Gặp vấn đề liên quan đến ghi tên nhãn, thành phần cấu tạo, đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm Cụ thể: -Đối với tên nhãn: Quy định về đặt tên sản phẩm có tại Điều 6, Thông tư lên lịch số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, như: Không được làm sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho người dùng, Tên sản phẩm có thể kèm những từ ngữ hỗ trợ khác giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm,... -Đối với thành phần cấu tạo: Thành phần cấu tạo phải được ghi trên nhãn sản phẩm, thứ tự các loại thành phần,... -Đối với đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm: có sự khác biệt giữa sản phẩm sản xuất trong và ngoài nước. V.TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN ĐƠN VỊ THỨ 3 CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG BỐ? 1.Ba ưu điểm của việc lựa chọn dịch vụ công bố bên ngoài Có 3 lý do quan trọng khiến chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn dịch vụ công bố của đơn vị chuyên làm hồ sơ thay vì trực tiếp hoàn thiện: 1.Thủ tục nhanh gọn, bạn không mất công sức 2.Dịch vụ chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, ra số nhanh hơn 3.Giúp sản phẩm phân phối ra thị trường sớm hơn, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn nhờ việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhanh 2.Haud cung cấp dịch vụ công bố Chuyên nghiệp - Nhanh chóng - Chính xác Bên cạnh cung cấp dịch vụ chủ lực là: Sản xuất thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Sữa, Thực phẩm dinh dưỡng - Hadu còn nhận hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ công bố sản phẩm thuộc 4 nhóm: Công bố thực phẩm chức năng Công bố mỹ phẩm Công bố sữa - Thực phẩm dinh dưỡng Với kinh nghiệm hợp tác cùng nhiều đơn vị phân phối sản phẩm, và đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho gần 500 dòng sản phẩm khác nhau, Hadu tự tin sẽ đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho bạn. Gia công, sản xuất SPDD & TPCN tại Nhà máy sản xuất HADU PHARMA Xin vui lòng liên hệ ☎️ Hotline: 0942.347.675 📨 Email: hotro.hadu@gmail.com 🏢 Văn phòng: số 9 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội Nhà máy 1: Lô CN 11, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương Nhà máy 2: Lô CN 20, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương      

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: