CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

6 NGUYÊN TẮC VÀNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CẢ GIA ĐÌNH
28

Th 08

6 NGUYÊN TẮC VÀNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CẢ GIA ĐÌNH

  • admin
  • 0 bình luận

1.NẤU ĂN ĐÚNG CÁCH Đừng bỏ qua chuyện nấu ăn trong việc bảo vệ sức khỏe cả gia đình, nhất là việc sơ chế đồ sống. Hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt lợn, bò, cá và trứng đều cần được nấu chín đúng cách để diệt vi khuẩn. Thông thường thực phẩm cần được nấu ở nhiệt độ 75 độ C hoặc nóng hơn và nên có ít nhất 60 độ C trước khi ăn. 2.VỆ SINH CÁC VẬT DỤNG TRONG NHÀ Cũng như việc  tránh ra ngoài nơi công cộng khi bị bệnh, một vấn đề quan trọng không kém đối với những người bệnh đang có sức khỏe tốt là nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đang có triệu chứng bệnh rõ ràng. Đồng thời bạn cũng nên chịu khó thường xuyên vệ sinh các vật dụng quen thuộc trong nhà như bàn phím laptop, tay nắm cửa… Bởi đây là những nơi mà mọi người hay chạm tay vào, tiếp xúc chung nên dễ có nguy cơ mắc bệnh. 3.UỐNG NHIỀU NƯỚC Khi bạn cảm thấy không khỏe, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sử dụng nhiều chất lỏng hơn bình thường nên bạn sẽ có thể mất nước mà không hề nhận ra. Hãy uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày, từ nước lọc, nước canh, nước ép trái cây, sữa, trà hay cà phê. Thêm vào đó bạn cũng có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Tránh dùng đồ uống có đường hoặc caffeine. 4.TẬP THỂ DỤC Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mức độ căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giúp giảm cân và giảm mức cholesterol xấu trong máu. Vì vậy tập luyện thể dục thường xuyên là một trong những nguyên tắc vàng để giữ gìn sức khỏe. 5.THỰC HÀNH THỞ SÂU Điều này giúp cơ thể và tâm trí kết nối mạnh mẽ. Lượng oxy được lưu thông phù hợp, ổn định trong cơ thể giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn, quản lý stress, giảm lo âu và chữa trị các vấn đề tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch. 6.KIỂM TRA TRỌNG LƯỢNG THƯỜNG XUYÊN Mọi người cần phải thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình. Bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, phù hợp bạn sẽ tránh được tình trạng béo phì và hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như viêm khớp, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.  

KHÔNG UỐNG SỮA BẦU CON CÓ KÉM THÔNG MINH?
28

Th 08

KHÔNG UỐNG SỮA BẦU CON CÓ KÉM THÔNG MINH?

  • admin
  • 0 bình luận

Một số mẹ không thích uống sữa bầu do không phù hợp khẩu vị, cơ thể. Một số mẹ lại cố gắng uống sữa bầu dù không dễ chịu vì cảm thấy lo lắng nếu không uống sữa bầu con sẽ không phát triển toàn diện, kém thông minh.Vậy thực hư về vấn đề này như thế nào, hãy cùng Hadu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! 1.MANG THAI KHÔNG UỐNG SỮA BẦU CÓ SAO KHÔNG? Các bà mẹ trong quá trình mang thai không bắt buộc uống sữa bầu, mẹ có thể thay thế sữa bầu bằng các loại thực phẩm hoặc loại sữa khác như sữa tươi, sữa hạt,... chỉ cần đảm bảo có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Trong sữa bầu thường có chứa hàm lượng sắt và canxi cao, ngoài ra còn bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, sữa bầu không phải nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho mẹ bầu trong quá trình mang thai vì hầu như những dưỡng chất trên có thể bổ sung qua nguồn thực phẩm hằng ngày. Cụ thể, canxi có nhiều trong sữa chua, phô mai, tôm, cá… Omega-3 có nhiều trong cá biển, bổ sung sắt bằng thịt bò, rau xanh… Chính vì thế, nếu mẹ có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình thai kỳ, giúp mẹ và bé luôn vui tươi, mạnh khỏe. 2.KHÔNG UỐNG SỮA BẦU LIỆU CON CÓ KÉM THÔNG MINH? Trong sữa bầu có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, magie, vitamin B12, axit folic, DHA, ARA không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ em bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não ngay khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, sữa bầu không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến trí não của bé. Bởi thông minh của bé phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống của mẹ trong quá trình thai kỳ và môi trường sống của bé sau khi sinh ra. Nếu mẹ có nghi vấn rằng nếu không uống sữa bầu liệu con có kém thông minh không? Thì câu trả lời là không. Do vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu không uống được sữa bầu trong quá trình thai kỳ bé cũng sẽ không bị kém thông minh. 3.ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ UỐNG SỮA BẦU? Chắc hẳn không ít mẹ khi phát hiện có bầu đã băn khoăn nhiều lần với câu hỏi “Liệu đã đến lúc mình nên uống sữa bầu chưa?” đúng không nào. Câu trả lời mà các chuyên gia dinh dưỡng dành cho mẹ là nếu có điều kiện tốt nhất mẹ nên uống sữa bầu ngay từ giai đoạn chuẩn bị có thai. Vì sao ư? Trước hết, muốn có bầu, cơ thể mẹ phải khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, phấn chấn và niềm tin vào khả năng làm mẹ của mình. Sữa bầu cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ có một sức khỏe tốt nên khả năng đậu thai cao hơn. Ngoài ra, mẹ không thể biết chính xác khi nào nhận được “tin mừng” về sự xuất hiện của bé yêu trong cơ thể mình đúng không nào? Trong khi đó có những dị tật xuất hiện ở thai nhi từ rất sớm, ví dụ như dị tật ống thần kinh (do thiếu axit folic) lại xuất hiện từ nguyên nhân xuất hiện vi chất quan trọng. Vì vậy ngay từ khi có ý định mang bầu mẹ đã nên bổ sung sữa bầu vào thực đơn hằng ngày để ngăn chặn sự thiếu hụt bất cứ vi chất quan trọng nào cho cả mẹ và bé. Ngay từ khi biết mình có bầu, việc duy trì uống sữa bầu hằng ngày lại càng trở nên cần thiết. Có đến khoảng 80% mẹ bầu bị ốm nghén khi có thai. Thậm chí rất nhiều mẹ trong số đó gặp tình trạng ốm nghén kéo dài hơn bình thường. Đây thường là kẻ thù số 1 tàn phá sức khỏe của mẹ. Mẹ sẽ dễ dàng bị sụt cân, sức đề kháng yếu yếu khi ốm nghén. Sữa bầu với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú sẽ giúp mẹ đủ sức vượt qua giai đoạn ốm nghén khó khăn này. Cơ thể mẹ vì thế cũng luôn có một “kho dự trữ” dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu mẹ chịu khó uống sữa bầu, em bé trong bụng sẽ không phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Việc uống sữa bầu nên được duy trì đến tận cuối thai kỳ. Thai kỳ càng về cuối thai nhi càng phát triển mạnh và cần nhiều dưỡng chất để phát triển. Vì thế nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào bằng các món ăn đôi khi không đủ. Bên cạnh đó mẹ cũng cần chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở với những cơn đau chuyển dạ kéo dài. Nếu mẹ khỏe mẹ sẽ vượt cạn dễ dàng hơn. 4.CÔNG DỤNG CỦA SỮA BẦU KHI MANG THAI Bổ sung canxi Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của răng, xương khớp, tim cơ và đặc biệt là dây thần kinh đang phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu không có đủ hàm lượng canxi lưu thông trong máu, cơ thể sẽ sử dụng canxi từ xương để cung cấp cho bào thai. Từ đó mẹ rất dễ gặp tình trạng bệnh loãng xương sau khi sinh. Cung cấp protein Protein góp phần hỗ trợ xây dựng các tế bào khỏe mạnh. Trong tháng thứ hai và ba của thai kỳ, em bé phát triển rất nhanh, do vậy bổ sung protein đủ là rất cần thiết. Nếu không được cung cấp đủ protein, bé sinh ra sẽ có cân nặng thấp hơn bình thường. Bổ sung vitamin D Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống miễn dịch mẹ bầu luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng. Khi mẹ được bổ sung vitamin D sẽ đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn cho bé khi ra đời. Cung cấp DHA DHA là một axit béo Omega-3 có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và thị giác của bé. Ngoài việc hỗ trợ thị giác và não bộ, DHA còn có khả năng giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và các bệnh chuyển hóa khác của em bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Bổ sung axit folic Axit folic có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân chia các tế bào hỗ trợ sự phát triển về hệ thần kinh, não bộ, tủy sống. Đặc biệt, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. 5.NHỮNG LƯU Ý KHI MẸ UỐNG SỮA BẦU Để phát huy lợi ích tối đa của sữa bầu, mẹ cần lưu ý sử dụng với liều lượng hợp lý. Uống quá nhiều sẽ khiến thai to quá mức, dễ khiến bé mắc bệnh béo phì bẩm sinh, chưa kể những hậu quả nghiêm trọng khác cho sức khỏe của bé như suy tim, suy hô hấp, hạ thân nhiệt… Vậy nên mẹ bầu chỉ nên duy trì liều lượng hợp lý, cụ thể là 2 ly mỗi ngày. Bên cạnh đó, trước khi quyết định sử dụng một loại sữa bầu, mẹ cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe và đọc kỹ thành phần sản phẩm để tránh dùng những loại sữa có thành phần gây dị ứng. Khi có các triệu chứng bất thường khi uống sữa bầu, mẹ nên ngừng sử dụng sản phẩm ngay và đến bác sĩ để thăm khám cũng như tư vấn. Ngoài ra mẹ không nhất thiết chỉ uống 1 loại sữa bầu nhất định. Nếu cảm thấy chán mẹ có thể đổi sang loại sữa bầu khác cho đến khi mình gặp được vị ưng ý nhất. Hiện nay, có nhiều loại sữa bầu với hương vị khác nhau có thể thỏa mãn được vị giác “oái oăm” của mẹ. Mẹ nên chọn hương vị thơm ngon, vừa miệng nhất để hạn chế tình trạng nôn ói khi uống sữa mẹ nhé.  

9 THỰC PHẨM BỔ NÃO HÀNG ĐẦU CHO TRẺ
28

Th 08

9 THỰC PHẨM BỔ NÃO HÀNG ĐẦU CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Ngoài yếu tố di truyền, giáo dục từ gia đình và nhà trường, dinh dưỡng đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Việc thường xuyên bổ sung những thực phẩm thông minh cho trẻ sẽ giúp tối ưu hóa khả năng phát triển trí não. Hãy cùng Hadu tìm hiểu những thực phẩm tốt cho trí não của trẻ qua bài viết dưới đây nhé! I-CHO BÉ ĂN GÌ ĐỂ THÔNG MINH Thực tế là không có một loại thực phẩm nào làm trẻ thông minh hơn. Các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có trong não bộ trẻ. Thêm vào đó, sự giáo dục, học tập, rèn luyện cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển. Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính đó là: di truyền, sự rèn luyện, học tập, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Trong đó chế độ dinh dưỡng là quan trọng nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới đã chỉ ra một số chất dinh dưỡng một khi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ em. 1.Chất đạm Đạm được xem là một loại vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các nội tiết tố, dịch tiêu hóa, men và vitamin. Việc thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nói chung và bộ não nói riêng. 2.Chất I-ốt Thiếu i-ốt chỉ là nguyên nhân khiến lượng i-ốt trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ và sang bào thai không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà còn là nguy cơ làm hàm lượng i-ốt trong sữa mẹ cũng thiếu hụt, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ, từ đó xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp. 3.Chất sắt Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thiếu sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu của trẻ. Trẻ bị thiếu sắt và thiếu máu có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thường thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập của trẻ. 4.Đường glucose và fructose Đường glucose được xem là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não. Việc bổ sung thực phẩm nhiều ngọt và đường sẽ làm gia tăng chỉ số đường huyết nhanh, ảnh hưởng đến hành vi hoạt động trong ngày của não bộ như buồn ngủ hoặc tăng hoạt động. Bổ sung thực phẩm ít ngọt hoặc không làm gia tăng chỉ số đường huyết cao sẽ giúp trí não làm việc điều hòa hơn. Đường fructose có trong các loại trái cây không gây tăng nhanh và cao chỉ số đường huyết, do đó sẽ khá tốt trong việc điều hòa hoạt động não. Ăn nguyên trái cây sẽ có lợi hơn việc uống nước ép bỏ bã. Ngoài đường fructose thì trong vỏ và da của trái cây còn có chất tự nhiên polyphenol rất tốt cho não. 5.Chất acid amin cần thiết cho não Acid amin là một trong những đơn vị cấu trúc của chất đạm trong thực phẩm hằng ngày. Não bộ cần acid amin để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hai loại acid amin quan trọng cho trí não có thể kể đến là tryptophan và tyrosine. Tryptophan được biết đến là tiền thân của hoạt chất làm dịu thần kinh serotonin, cơ thể vốn không thể tạo ra tryptophan được, nên cần cung cấp qua thực phẩm. Còn Tyrosine là chất cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền hưng phấn trí não dopamine, epinephrine, và norepinephrine, cơ thể sẽ không tự tạo ra được tyrosine nếu đạm trong cơ thể không đầy đủ. 6.Các axit béo không no chuỗi dài Các thành phần trong não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó, DHA và ARA được xem là các thành phần lipit chính của não bộ. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ sự phát triển não bộ thai nhi. Cơ thể người mẹ tiếp tục hai loại dưỡng chất quan trọng này thông qua nguồn sữa của mình, do đó việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ, là thực phẩm giúp trẻ thông minh vượt trội. Trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng có chỉ số IQ cao hơn trẻ bú bình từ 3-5 điểm. II-TOP THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG TRÍ THÔNG MINH CHO TRẺ 1.CÁ HỒI Những loại cá giàu chất béo như cá hồi là nguồn cung cấp acid béo omega-3 DHA và EPA dồi dào. DHA và EPA là những chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy những người có chế độ ăn giàu những loại chất béo này có suy nghĩ sắc bén hơn và đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra kỹ năng tâm thần. Bên cạnh cá ngừ, cá hồi cũng là loại cá chứa nhiều omega-3. Tuy cá ngừ rất tốt cho sức khỏe bởi cá ngừ rất nạc, tuy nhiên bởi quá nạc nên hàm lượng omega-3 không cao bằng cá hồi. 2.TRỨNG Trứng là một loại thực phẩm giàu protein, và thành phần của lòng đỏ trứng có choline - giúp phát triển trí nhớ ở trẻ. 3.BƠ ĐẬU PHỘNG Đậu phộng (lạc) và bơ đậu phộng là nguồn thực phẩm giàu vitamin E - một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ hệ thần kinh, và thiamin là chất không thể thiếu trong quá trình sử dụng glucose tạo năng lượng của não bộ và hệ thần kinh. 4.NGŨ CỐC NGUYÊN HẠT Não bộ cần glucose để sử dụng trực tiếp tạo năng lượng, và ngũ cốc nguyên hạt xứng đáng là nguồn cung cấp hàng đầu. Thêm vào đó, chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt giúp điều hòa đường huyết, và các vitamin nhóm B là yếu tố không thể thiếu đối với hệ thần kinh khỏe mạnh. 5.YẾN MẠCH VÀ BỘT YẾN MẠCH Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc quen thuộc của con người, và nó vô cùng thích hợp, bổ dưỡng cho trẻ em. Thành phần chứa nhiều chất xơ, vitamin E, vitamin nhóm B, kali và kẽm, yến mạch là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của trẻ em, cung cấp năng lượng và đảm bảo cơ thể của trẻ hoạt động tối đa. 6.CÁC LOẠI QUẢ MỌNG Dâu tây, anh đào, việt quất, mâm xôi là những loại quả giàu dinh dưỡng. Thông thường quả màu càng đậm thì càng có nhiều dưỡng chất. Các loại quả mọng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C. Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tăng cường trí nhớ của tinh chất từ dâu tây và việt quất, do đó sử dụng quả tươi không những giúp ích cho trí nhớ mà còn hưởng lợi từ thành phần dinh dưỡng có trong quả tươi. 7.CÁC LOẠI ĐẬU LÀ THỰC PHẨM BỔ NÃO Các loại đậu là thực phẩm quý giá mà con người có. Thành phần của các loại đậu chứa nhiều protein, carbohydrate phức, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Do đó các loại đậu cung cấp nhiều năng lượng, có khả năng giúp não bộ duy trì hoạt động ở mức tối đa. 8.CÁC LOẠI THỰC VẬT MÀU SẮC Cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt là các loại thực vật đầy màu sắc và giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào não khỏe mạnh. 9.SỮA TƯƠI VÀ SỮA CHUA Các sản phẩm từ sữa không những giàu protein, carbohydrate mà còn cả các vitamin nhóm B không thể thiếu cho sự phát triển của não bộ, các chất dẫn truyền thần kinh và chất xúc tác sinh học.  

5 GIAI ĐOẠN VÀNG PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CỦA TRẺ
25

Th 08

5 GIAI ĐOẠN VÀNG PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CỦA TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Con cái thông minh, giỏi giang, thành đạt trong tương lai là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Trí thông minh không chỉ là yếu tố bẩm sinh mà còn phát triển qua rèn luyện, nuôi dưỡng. Nắm bắt và phát huy các giai đoạn vàng sẽ giúp phát triển trí não của trẻ một cách tối đa. Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây những giai đoạn vàng ấy là gì để không bỏ lỡ mẹ nhé! 1.CÁC GIAI ĐOẠN VÀNG PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CỦA TRẺ Từ giai đoạn trẻ sơ sinh đến 5 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Đây là thời kỳ não bộ phát triển nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Sự phát triển trí não trong giai đoạn này có tác động lâu dài đến khả năng học tập và thành công của trẻ trong học tập và cuộc sống. Giai đoạn bé từ 0-6 tháng tuổi Đây là thời kỳ khởi đầu sau sinh, là một trong những giai đoạn vàng phát triển của não bộ. Não của bé sẽ phát triển nhờ những trải nghiệm và mối quan hệ mà bé tiếp xúc hằng ngày. Trẻ sơ sinh học được cách biểu lộ cảm xúc thông qua việc quan sát cha mẹ và người chăm sóc. Trẻ có thể phản ứng với các chuyển động và âm thanh khác nhau như khóc, la hét, mỉm cười và thủ thỉ. Giai đoạn bé từ 6-12 tháng tuổi Khi bé được 12 tháng tuổi, não bộ của bé đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng về khối lượng và chức năng, tăng gấp đôi kích thước so với lúc mới sinh. Bé sẽ mối liên hệ với những gì bé nghe, nhìn và cảm nhận được. Thời gian bé vui chơi, tương tác với cha mẹ và các thành viên trong gia đình cung cấp các cơ hội giúp bé học tập, hoàn thiện chức năng vận động và tương tác xã hội của mình. Giai đoạn 1-3 tuổi Đến khoảng 3 tuổi, não của trẻ có khoảng 1.000 tỷ kết nối não (khớp thần kinh), đạt kích thước bằng khoảng 80% kích thước não bộ ở người trưởng thành. Đây là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ vô cùng quan trọng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời, cùng với sự tương tác với cha mẹ và những người xung quanh sẽ giúp não bộ bé phát triển. Giai đoạn từ 3-5 tuổi Đây là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập lớp mầm, lớp lá, gặp gỡ thầy cô và bạn bè cùng trang lứa, là một trong những giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ. Do đó, dựa trên nền tảng phát triển trong 5 năm đầu, trí não của trẻ sẽ được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thông qua sự tương tác với xã hội, mọi người xung quanh. Khi bé được 5 tuổi, kích thước não bộ sẽ bằng khoảng 90% kích thước não ở người trưởng thành. Giai đoạn tuổi dậy thì Khi đến tuổi vị thành niên, các khớp thần kinh của não sẽ đạt khoảng 500 nghìn tỷ, một con số tương đối ổn định khi trưởng thành. Sự phát triển của não sẽ ưu tiên các kết nối, chức năng được sử dụng thường xuyên nhất như việc tương tác với xã hội, khả năng học tập, làm việc… Để bé có thể phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ một cách tốt nhất, ba mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khuyến khích bé tham gia các hoạt động tương tác với xã hội để bé tự khám phá bản thân, con người và những điều thú vị xung quanh mình. 2.TRÍ NÃO PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM BAO NHIÊU TUỔI Bộ não là trung tâm chỉ huy của cơ thể con người. Trẻ sơ sinh có tất cả các tế bào não mà cơ thể chúng ta sẽ có trong suốt quãng đời còn lại, nhưng chính các kết nối giữa các tế bào này mới thực sự làm cho não hoạt động. Kết nối não bộ cho phép bé di chuyển, suy nghĩ, giao tiếp và làm mọi thứ. Việc tăng cường chăm sóc bé những giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ rất quan trọng để tạo ra những kết nối này. Theo nhiều nghiên cứu về phát triển não bộ, cho thấy rằng não bộ sẽ trưởng thành hoàn toàn vào tuổi 25. Khi ấy những chức năng cơ bản như ăn uống, đi lại, ngôn ngữ… đều đã được hoàn thiện. Sau độ tuổi này, cơ thể sẽ tiếp tục học những điều mới và tăng thêm sự liên kết thần kinh cho đến khi dần lão hóa ở người già. 3.CÁC HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CỦA TRẺ Đọc sách Sách là công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển trí não của trẻ. Sách vừa là người kể chuyện vừa là người dạy cho con những yếu tố căn bản như đọc chữ cái, cách đếm số, làm phép tính và những bài học đạo đức. Đặt những câu hỏi cho trẻ khi xem tivi Không nên để con tự xem các chương trình tivi một mình mà bố mẹ nên tương tác với con khi xem. Đặt những câu hỏi cho trẻ khi xem tivi sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và nhận biết của trẻ. Tuy nhiên, cần cẩn thận chọn chọn những chương trình chất lượng cao xem cùng bé. Học thêm ngôn ngữ khác Càng nhỏ tuổi thì khả năng học ngoại ngữ của con sẽ càng cao. Ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bé phát triển những loại trí thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian, kích thích kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bé.  Tham gia các hoạt động ngoại khóa Việc tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé giao tiếp và kết bạn dễ dàng hơn khi bé đến trường. Hãy để con của bạn được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với bạn bè để giúp xây dựng các kỹ năng cho con. Chơi trò chơi đố vui Trò chơi đố vui giúp tăng cường những hoạt động phi ngôn ngữ và phát triển tư duy của bé. Việc nhớ kĩ những luật lệ của trò chơi cũng giúp não bộ của bé hoạt động và giúp phần não của bé hoạt động và tương tác tốt. Giữ cho tinh thần bé luôn vui vẻ, lạc quan Bất kể những hoạt động bạn chọn là gì, hãy đảm bảo những hoạt động đó mang lại thú vị cho con của bạn. Hãy tạo thêm nhiều không gian và dành thời gian chơi đùa cùng bé, nhưng đừng cố gắng kiểm soát quá nhiều hoặc giảm thời gian chơi của bé, để bé vui sẽ khiến con phát triển tốt hơn.    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: