CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

23

Th 08

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm nhiều cơ quan phối hợp với nhau để chuyển hóa thức ăn/ chất lỏng khi trẻ ăn và uống, đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ em có nhiều khác biệt so với người trưởng thành, vì vậy, việc nắm bắt những điều này sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vấn đề tiêu hóa của trẻ.

1.HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ KHÔNG GIỐNG VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Đầu tiên, chúng ta cần biết hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ không giống hệt như hệ tiêu hóa của người trưởng thành. Về mặt giải phẫu, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và người lớn có cấu trúc giống nhau, bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiết dịch tiêu hóa. Và ở bất kỳ độ tuổi nào, hệ tiêu hóa cũng thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, chưa thực sự hoàn chỉnh. Trẻ vẫn cần thêm thời gian để hệ tiêu hóa trưởng thành về mặt cấu trúc và chức năng. Những trẻ có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh lý bẩm sinh, viêm nhiễm kéo dài… thì thời gian để hệ tiêu hóa trưởng thành sẽ dài hơn so với trẻ cùng tuổi.

Bên cạnh đó, trong 2 năm đầu tiên, hệ tiêu hóa của bé sẽ hình thành hệ vi khuẩn có lợi và các men tiêu hóa. Quá trình “lập trình” này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, thói quen ăn uống của bé và cả gia đình hằng ngày. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về thời điểm bé bắt đầu ăn dặm phù hợp, hoặc lựa chọn loại sữa công thức tốt nhất cho sức khỏe của bé. Quá trình “lập trình tiêu hóa” diễn ra hoàn hảo, sẽ hình thành nên hệ lợi khuẩn hoạt động hiệu quả và các men tiêu hóa hoàn chỉnh, điều này góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt chức năng của nó, nghĩa là bé sẽ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

2.ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU HỆ TIÊU HÓA BỊ “TRỤC TRẶC?”

Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Hệ tiêu hóa cung cấp nguồn nguyên liệu để xây dựng nên tế bào của cơ thể, nguyên liệu tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể như protein, vitamin… Như vậy, hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Một hệ tiêu hóa không khỏe, tức là không thể thực hiện được chức năng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Chẳng hạn như hệ tiêu hóa không hấp thu được vitamin và khoáng chất, trẻ dễ bị thấp còi, xương yếu và dễ gãy. Hay trẻ mắc hội chứng kém hấp thu sẽ yếu cả về mặt thể chất và tinh thần.

Khi hệ tiêu hóa bị trục trặc, điều gì sẽ xảy ra?

Không những thế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cả trẻ em và người lớn.

3.VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT HỆ TIÊU HÓA KHÔNG KHỎE MẠNH?

Hệ tiêu hóa khi không hoạt động tốt sẽ biểu hiện qua tinh chất đi tiêu của trẻ hoặc một số hoạt động thường nhật của trẻ. Bạn nên thường xuyên quan sát màu sắc phân, cũng như các chất lẫn trong phân chẳng hạn như dịch nhầy, hoặc máu, mủ. Khi tính chất phân thay đổi (phân có màu xanh, đỏ hoặc đen, lẫn bọt, dịch nhầy hoặc máu, phân có mùi hôi khắm hoặc chua…) bạn nên cần đưa trẻ đi khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ, ghi nhận những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Ngoài ra, trẻ có khó chịu về đường tiêu hóa cũng có thể biểu hiện thông qua một số hoạt động thường nhật như ăn và ngủ. Trẻ có khó chịu về đường tiêu hóa có thể bị nôn trớ, hoặc quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó khi trẻ có biểu hiện da như nổi mẩn, tràm sữa, … cũng chưa thể loại trừ nguyên nhân xuất phát từ đường tiêu hóa.

4.NHỮNG NGUỒN DƯỠNG CHẤT NÀO PHÙ HỢP VỚI HỆ TIÊU HÓA NON NỚT CỦA TRẺ

Sữa mẹ chắc chắn là thức ăn tốt nhất, dễ tiêu hóa nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần sữa mẹ chứa tỷ lệ đạm whey/casein tối ưu (60:40), cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa đa dạng các loại oligosaccharide như FL2’HMO giúp trẻ không những không bị táo bón mà còn tăng cường sức đề kháng. OPO làm tăng khả năng hấp thụ calxi của trẻ, giúp xương và răng chắc khỏe, DHA và ARA tự nhiên trong sữa mẹ thúc đẩy hệ thần kinh của trẻ phát triển bền vững.

Tuy nhiên nếu vì những lý do riêng mà mẹ không thể tiếp tục cho bé bú mẹ, thì có thể kết hợp hoặc chuyển đổi qua các loại sữa công thức với thành phần dịu nhẹ, dễ tiêu hóa, với các cải tiến ưu việt hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. 

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, và cần đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng từ những bữa ăn hằng ngày. 

Các mẹ cũng cần lưu ý thời điểm đặc biệt của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ví dụ như khi trẻ bị ốm, hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ, Bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: