CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÁCH GIẢM NÓNG TRONG NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN MÁY LẠNH
28

Th 06

CÁCH GIẢM NÓNG TRONG NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN MÁY LẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng điều hòa là có thể giải quyết tất cả nhưng điều đó không khả thi. Đặc biệt gia đình bạn có người già hay trẻ nhỏ việc dùng máy lạnh quá thường xuyên cũng không phải là giải pháp hay. Hôm nay Hadu sẽ chia sẻ cho bạn mẹo tránh nóng hiệu quả mà không nhất thiết cần sử dụng điều hòa! 1.TẬN DỤNG RÈM CỬA Có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn trong phòng đến từ cửa sổ nên đây là khu vực bạn cần quan tâm nếu muốn giảm nhiệt độ phòng. Vào ban ngày, bạn chỉ cần kéo rèm xuống là có thể giảm nhiệt độ nhà tới 20 độ C và tiết kiệm tới 7% hóa đơn tiền điện. Ban đêm khi không khí đã mát mẻ hơn, bạn có thể mở cửa sổ tận dụng không gian mát mẻ có sẵn. Ngoài rèm cửa bạn cũng có thể chống nóng cho cửa sổ bằng miếng dán chống nắng hoặc cây cối xung quanh nhà. Bạn có thể tìm hiểu và đặt một số loại cây trồng lên cửa sổ để che bớt ánh nắng từ bên ngoài cũng như tận dụng bóng râm của cây. Nếu thích, bạn cũng có thể trồng cây leo để thêm phần thẩm mỹ cho căn nhà. Bạn cũng nên chú tâm đến các cửa chính trong nhà. Bạn nên đóng các cửa phòng không sử dụng để ngăn không khí mát mẻ tràn vào các phòng này khiến căn phòng bạn đang dùng bị nóng. 2.GIẢM NHIỆT BẰNG CÁCH UỐNG NHIỀU NƯỚC HƠN Bạn biết đấy, 70% cơ thể chúng ta là nước. Mùa hè nắng nóng bạn có thể tăng lượng nước nạp vào cơ thể hơn bình thường để chống lại cái nóng vô cùng hiệu quả.   Uống nhiều nước 3.LÀM MÁT TỪ BÊN TRONG Để cảm thấy mát mẻ hơn, bạn không những cần hạ nhiệt độ phòng mà còn cần hạ nhiệt độ cơ thể. Một số cách giảm nóng trong người bạn có thể tham khảo là uống đồ uống có đá và ăn thực phẩm giải nhiệt mùa hè như cà chua, cam, sữa chua… Bạn cũng có thể hạ thân nhiệt bằng cách chọn những loại quần áo sáng màu, thông thoáng, mát mẻ, và tránh quan hệ tình dục khi đang thấy nóng trong người. Ngoài ra bạn cũng có thể đắp vải lạnh lên vùng có nhiều mạch máu như cổ và cổ tay hay đặt một bát nước mát dưới giường để ngâm chân nếu thấy nóng giữa đêm. 4.ĐI BƠI LÀM MÁT NGAY Nếu bạn đang gần bể bơi nào đó thì còn chờ đợi gì nữa mà không phi ra và bơi ngay. Đây là phương pháp giảm nhiệt mùa hè được nhiều người thích.  

UỐNG THUỐC QUÁ LIỀU PHẢI LÀM SAO?
28

Th 06

UỐNG THUỐC QUÁ LIỀU PHẢI LÀM SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuốc được xem là con dao hai lưỡi. Nếu bạn dùng đúng liều, đúng thuốc, đúng cách thì sẽ tốt nhưng nếu dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Vậy khi uống thuốc quá liều phải làm sao và làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.QUÁ LIỀU THUỐC LÀ GÌ? Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn bác sĩ đã chỉ định.  Ngoài ra một số người có thể nhạy cảm với các thuốc nhất định, nên có thể bị ngộ độc mặc dù vẫn dùng đúng liều lượng của bác sĩ kê. Đối với các thuốc gây nghiện dùng để hưng phấn tinh thần, nếu dùng quá liều thì quá trình trao đổi chất sẽ không thể loại bỏ độc tố của thuốc nhanh, do đó bạn sẽ dễ mắc các tác dụng phụ.  Thực tế, phản ứng khi dùng thuốc quá liều ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy các phương pháp điều trị cũng khác nhau. 2.MỘT SỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN QUÁ LIỀU THUỐC Có một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây ra tình trạng quá liều thuốc như:  Một số nguy cơ dẫn đến uống thuốc quá liều Để thuốc không đúng nơi trong nhà: đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng quá liều ở trẻ em.  Khi thuốc được để ở những nơi dễ dàng nhìn thấy và trong tầm tay có thể kích thích tò mò của trẻ nhỏ dẫn đến chúng tự đưa thuốc vào miệng uống. Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc không tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc. Người lớn cũng có thể dùng quá liều thuốc do thiếu thận trọng không đọc kỹ thông tin trước khi sử dụng hoặc không tuân theo sự kê đơn của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Điều này làm cho thuốc có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường thay vì giúp ích cho người bệnh. Bệnh nhân có tình trạng rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần là 1 trong những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng dùng quá liều thuốc. 3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hô hấp và huyết áp tăng, giảm hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào. Buồn ngủ, nhầm lẫn và hôn mê. Các triệu chứng này thường phổ biến và có thể nguy hiểm nếu bạn hít chất nôn vào phổi. Da có thể mát và ra nhiều mồ hôi. Hoặc nóng và khô. Đau ngực do tổn thương tim hoặc phổi.  Khó thở. Hơi thở có thể trở nên nhanh, chậm hoặc sâu, nông. Đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nôn ra máu hoặc có máu khi đi tiêu. 4.CÁCH XỬ LÝ KHI UỐNG THUỐC QUÁ LIỀU Nếu sự quá liều không thái quá, tức uống hơi lố một ít, cơ thể chuyển hóa tốt, có thể sẽ chẳng việc gì. Nhưng nếu sau khi uống thuốc quá liều (do vô tình nhưng cũng có thể do tự tử) mà bắt đầu thấy các rối loạn (tùy theo các loại thuốc mà tình trạng rối loạn sẽ khác nhau) thì có thể đã bị ngộ độc thuốc, lập tức phải xử trí theo cấp cứu ngộ độc. Trước hết nếu người ngộ độc còn tỉnh thì phải làm cho ói mửa. Nếu có sự ngưng thở, phải hô hấp nhân tạo. Sau đó, nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.  

10 CÁCH LÀM VẾT THƯƠNG MAU LÀNH
27

Th 06

10 CÁCH LÀM VẾT THƯƠNG MAU LÀNH

  • admin
  • 0 bình luận

Đối với các vết thương hở không quá nghiêm trọng hoặc những vết trầy xước nhẹ ngoài da, tất nhiên bạn có thể xử lý chúng bằng những cách đơn giản tại nhà mà chẳng cần phải đến bệnh viện. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho các bạn mẹo chữa lành vết thương nhanh chóng, hiệu quả, tiện dụng ngay tại nhà! 1.CÁC GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC VẾT THƯƠNG Vết thương sẽ phục hồi theo từng giai đoạn. Phạm vi tổn thương càng nhỏ, vết thương sẽ càng nhanh lành. Ngược lại, phạm vi tổn thương lớn hoặc sâu sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Các giai đoạn phục hồi vết thương bao gồm: CHẢY MÁU Máu sẽ bắt đầu đông lại trong vòng vài phút, nếu máu chảy nhiều bạn buộc phải thực hiện các biện pháp cầm máu. Máu sẽ đông và khô, tạo thành vảy bảo vệ các mô da bên dưới để hạn chế nhiễm trùng. Không phải vết thương nào cũng chảy máu, với vết bỏng bạn nên đưa vùng da bị bỏng vào chậu nước lạnh để hạ nhiệt, sau đó nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. GIAI ĐOẠN VIÊM (MIỄN DỊCH) Khi vảy hình thành, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng.  Bạn cũng có thể thấy chất lỏng trong suốt chảy ra từ vết thương. Chất lỏng này được gọi là huyết tương, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và kí sinh trùng. Tiểu cầu trong máu sẽ giải phóng các hóa chất đặc biệt gây viêm ở vết thương. Các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến vết thương nhằm chống nhiễm trùng và bắt đầu phục hồi các mô da. Giai đoạn này mất khoảng từ 2 đến 5 ngày. GIAI ĐOẠN TÁI TẠO DA Trong khoảng 3 tuần, cơ thể sẽ sửa chữa các mạch máu bị vỡ và phát triển các mô da mới. Các tế bào hồng cầu giúp tạo ra collagen để liên kết các tế bào da mới với các tế bào da cũ. Da mới bắt đầu hình thành trên vết thương. Khi vết thương lành, vảy sẽ có dấu hiệu co nhỏ hơn. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH SẸO Khi vết thương được chữa lành, bạn có thể nhận thấy khu vực xung quanh vết thương bị ngứa. Sau đó vảy rơi ra, vùng da mới hình thành có độ căng bóng và có màu đỏ hơn vùng da xung quanh. Theo thời gian, vết sẹo sẽ mờ dần và biến mất hoàn toàn. Một số vết sẹo nhỏ sẽ mờ đi trong khoảng vài tháng, tuy nhiên vết sẹo sâu hơn có thể mất vài năm mới mờ đi hoàn toàn. Tuy nhiên quá trình hình thành sẹo còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có những người có biểu bì da dày và rất nhanh hồi phục. Ngược lại, những người có làn da mỏng và yếu dễ bị sẹo thâm và sẹo lồi nghiêm trọng. 2.CÁC MẸO CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG NGAY TẠI NHÀ Chữa lành vết thương bằng nha đam Gel từ cây nha đam có đặc tính chống viêm. Vì thế, nó là loại dược liệu hoàn hảo để làm dịu các vết thương hở hoặc vết thương do cháy nắng. Chữa lành vết thương bằng nha đam Để ứng dụng cách chữa lành vết thương bằng nha đam, bạn chỉ cần loại bỏ phần vỏ, cạo lấy phần thịt của lá rồi xay nhuyễn. Bạn có thể thoa trực tiếp phần gel này lên vết thương, kể cả vết thương hở vì nó rất lành tính. Sử dụng muối để chữa lành vết thương Điều cần chú ý đầu tiên và nên làm là bạn hãy rửa chúng thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Lúc này, sử dụng nước muối sẽ là cách làm lành vết thương mau lành rất hiệu quả nếu bạn muốn xử lý ngay tại nhà. Cách thực hiện như sau: pha loãng nửa thìa cafe muối với 250ml nước đã đun sôi để nguội. Sau đó bạn dùng băng gạc vô trùng hoặc bông y tế thấm lên dung dịch và nhẹ nhàng rửa vết thương. Chữa lành vết thương bằng mật ong nguyên chất Mật ong nguyên chất có hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn, là cách làm vết thương mau khô và nhanh lành hơn nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mật ong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể, từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương và đặc biệt kiểm soát tốt các tình trạng viêm nhiễm trên da. Vì vậy mật ong cũng được xem là cách làm lành vết thương nhanh nhất. Chữa lành vết thương bằng mật ong nguyên chất Để áp dụng cách làm lành vết thương nhanh bằng mật ong bạn chỉ cần thoa 1 lớp mỏng lên vết thương rồi băng lại cẩn thận bằng gạc y tế. Lưu ý với phương pháp này là phải đảm bảo loại mật ong được sử dụng là mật ong nguyên chất. Dùng đá lạnh để chữa vết thương bị bỏng nhẹ Những viên đá lạnh sẽ là giải pháp đơn giản nhất giúp bạn chữa vết thương bỏng nhẹ ở lưỡi hoặc bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Chúng có tác dụng giảm đau và giảm sưng ngay lập tức. Nếu bạn bị bỏng ở cấp độ nhẹ và muốn xử lý ngay tại nhà, hãy sử dụng một viên đá được bọc bằng khăn mỏng và áp vào chỗ đang bị tổn thương trong vài phút, vết bỏng sẽ dịu lại và giảm sưng nhanh chóng. Giảm sưng đau nhanh bằng túi nước lạnh Cách nhanh lành vết thương trên mặt: trong khi đá viên có thể giúp bạn khắc phục vết bỏng thì túi nước đá sẽ hạn chế vết bầm tím hoặc sưng do bong gân. Nhiệt độ của túi nước đá giúp vết thương thư giãn, giảm đau và cầm máu. Nếu nước lạnh được chứa trong một túi nhựa, bạn không nên đặt nó trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Thay vào đó hãy đặt một miếng vải hoặc khăn sạch lên khu vực bị ảnh hưởng trước khi đặt túi nước đá lên. Bạn không nên chườm lạnh vết thương lâu hơn 30 phút/ lần. Cách làm lành vết thương bằng giấm táo Giấm táo là một lựa chọn tuyệt vời để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi bạn muốn tìm cách làm vết thương hở mau lành. Thậm chí, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, giấm táo có khả năng loại trừ vi khuẩn E.coli (vi khuẩn gây tiêu chảy). Để ứng dụng cách làm lành vết thương nhanh bằng giấm táo, bạn cần pha loãng giấm với nước. Sau đó bạn dùng băng gạc vô trùng thấm vào dung dịch vừa pha rồi đắp lên vết thương khoảng 30 phút.  Nếu cơ thể bạn đang có nhiều vết thương hở, cách mau lành vết thương là bạn hãy pha giấm táo với nước ấm rồi tắm với dung dịch này. Điều này giúp bạn nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng để nhanh chóng chữa lành vết thương. Chữa lành vết thương bằng dầu tràm và tinh dầu bạc hà Cả hai loại dầu này đều có tác dụng giảm viêm và giảm đau rất tốt. Chúng hoạt động gần như thuốc sát trùng để kiểm soát sự lây nhiễm của vi khuẩn. Tuy có đặc tính tương tự nhau nhưng cách sử dụng dầu tràm và tinh dầu bạc hà khác nhau. Với dầu tràm, bạn có thể thoa trực tiếp lên vùng bị thương vì chúng tương đối dễ chịu và lành tính. Ngược lại, bạn không nên thoa tinh dầu bạc hà lên các vết thương hở vì có thể dẫn đến tình trạng kích ứng. Thay vào đó, sử dụng vài giọt tinh dầu bạc hà thoa ở khu vực xung quanh vết thương sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Làm lành vết thương bằng baking soda Các vết thương do côn trùng cắn đôi khi cũng khiến bạn đau nhức và không khó chịu các vết cắt. Nếu bạn bị côn trùng cắn, muỗi hoặc ong đốt, hãy sử dụng ngay một ít baking soda hòa với nước và bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó để khô tự nhiên trong khoảng 15 phút. Chữa lành vết thương bằng baking soda Chữa lành vết thương bằng tỏi ngay tại nhà Tỏi là một trong những nguyên liệu rất phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài những công dụng tuyệt vời trong ẩm thực, tỏi còn được xem là loại dược liệu với công dụng kháng viêm, cầm máu vô cùng hiệu quả. Để áp dụng cách làm vết thương mau lành bằng tỏi, bạn hãy cắt nhỏ hoặc giã nát vài tép tỏi rồi cho thêm một ít mật ong để tạo nên hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị thương và dùng băng gạc vô trùng băng lại. Cần lưu ý không băng vết thương quá chặt vì hoạt tính trong tỏi có thể khiến da bạn bị bỏng. Do vậy, bạn nên kiểm tra vết thương thường xuyên cũng như thay phần tỏi mới và băng gạc mỗi ngày. Chữa vết thương mau lành bằng trà hoa cúc Nếu phần gót chân của bạn bị phồng rộp hoặc trầy xước do thường xuyên phải mang giày, lời khuyên tốt nhất là bạn nên sử dụng trà hoa cúc dạng túi lọc để xoa dịu vết thương. Bởi các hoạt chất trong hoa cúc có đặc tính khử trùng sẽ giúp các vết phồng rộp được giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần ngâm túi trà hoa cúc trong nước ấm khoảng 15 phút, sau đó dùng túi trà vừa ngâm đắp lên vết thương, hoặc dùng miếng gạc vô trùng thấm vào nước trà rồi băng vào vết thương, để qua đêm. Thực hiện cách này cho đến khi bạn thấy vết thương được cải thiện hoặc lành hẳn.  

RÔM SẢY Ở TRẺ? TRẺ BỊ RÔM SẢY PHẢI LÀM SAO?
27

Th 06

RÔM SẢY Ở TRẺ? TRẺ BỊ RÔM SẢY PHẢI LÀM SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Bước vào mùa hè thời tiết nắng nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh rôm sảy ở trẻ em. Tuy là bệnh ngoài da lành tính, nhưng nếu điều trị không đúng cách, bệnh rôm sảy có thể gây ra những hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Liệu bệnh rôm sảy ở trẻ có tự hết không và cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ như thế nào? 1.RÔM SẢY LÀ GÌ? Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bín kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.  Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi. Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, khi thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều da gây trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt. 2.RÔM SẢY CÓ TỰ HẾT KHÔNG? Xét về bản chất, rôm sảy là bệnh do quá nóng mà ra, vì vậy mà khi thời tiết trở nên mát mẻ thì bệnh sẽ tự dưng hết. Tuy nhiên, “hết” ở đây không phải là rôm sảy đã khỏi hoàn toàn, mà là khi thời tiết trở nên mát mẻ, da trẻ bớt nóng và không tiết mồ hôi nữa nên các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất nhưng triệu chứng đó sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp thời tiết nóng bức, nhất là mùa hè. Thông thường, khi rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ tái phát thành bệnh rôm sảy sâu, hiểu đơn giản thì đây là bệnh hình thành do tái phát nhiều đợt rôm sảy đỏ. Lúc này, mức độ của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc đầu, sự tổn thương không chỉ trên bề mặt của da nữa mà tổn thương vào lớp sâu bên trong da của trẻ. Các tổn thương chắc có màu thâm, từ đó, dễ dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, trẻ dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục,... Nói cách khác, bệnh rôm sảy không thể nào tự khỏi nếu như cha mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Thậm chí khi mụn bị vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, gây nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của trẻ. Thêm vào đó, khi trẻ bị rôm sảy kéo dài sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, không chịu ăn, cơ thể nhanh chóng suy nhược và sụt cân. Các mụn mủ vỡ ra còn để lại sẹo, ảnh hưởng tới mỹ quan về sau của trẻ. 3.ĐIỀU TRỊ RÔM SẢY Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc quần áo thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mất, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi phải điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.  Khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần giữ cho trẻ không được gãi hoặc cào mạnh vào các nốt rôm để tránh làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm hoặc nặng hơn là gây biến chứng nhiễm trùng lan rộng. Cha mẹ nên xoa nhẹ vào vùng bị rôm để con cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, giữ cho cơ thể trẻ luôn được mát mẻ, thoáng khí, hạn chế việc trẻ tiết nhiều mồ hôi.  Tắm thường xuyên giúp cơ thể trẻ mát mẻ, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bít tắc. Tắm bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10000, sữa tắm loại không chứa xà phòng, không mùi cho trẻ em tắm bằng các bài thuốc dân gian như lá chè xanh, mướp đắng, lá khế,... Cha mẹ có thể dùng phương pháp này để tắm cho các con khi bị chớm rôm. Cần lưu ý, nếu mua các lá này ngoài chợ thi nên ngâm với nước muối cho thật sạch để đảm bảo không còn tồn dư các loại hóa chất bảo quản trước khi đun tắm cho trẻ. Không nên vắt quá nhiều chanh hoặc chà xát vào vùng da bị nổi rôm của trẻ vì như vậy có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, loét da, gây đau rát. 4.PHÒNG TRÁNH RÔM SẢY CHO TRẺ Cần mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật, ủ bé quá kỹ. Khi thời tiết nắng nóng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ. Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt. Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da. Có thể tắm cho trẻ bằng nước chè xanh đun sôi để nguội (chú ý phải rửa sạch đun sôi kỹ, tránh nhiễm khuẩn cho da bé). Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ung thư da. Bên cạnh đó cần giữ cho da bé luôn khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem dưỡng hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt. Khi trẻ bị rôm xảy tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: