CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

11

Th 09

KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN TRẺ HẤP THU KÉM

KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN TRẺ HẤP THU KÉM

  • admin
  • 0 bình luận

Rất nhiều mẹ lo lắng, áp lực vì con ăn mãi không lớn, còi cọc, chậm tăng cân. Các mẹ cho rằng trẻ kém hấp thu và tìm cách cải thiện khả năng hấp thu cho bé. Tuy nhiên điều này có thực sự đúng? Mẹ đã hiểu rõ về tình trạng kém hấp thu ở bé chưa? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!!

1.TÌNH TRẠNG KÉM HẤP THU Ở TRẺ LÀ GÌ?

Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa ở trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn ít hơn so với bình thường. Chính vì vậy, dù ăn uống rất nhiều nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các vitamin, protid, protein, lipid, khoáng chất, glucid, và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể.

Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt năng lượng gây ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ thể. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển cân nặng và chiều cao.

Bên cạnh đó việc không đủ dưỡng chất sẽ khiến trẻ mệt mỏi, không tập trung trí óc, chậm chạp, kém thông minh và tự ti hơn so với trẻ bình thường. Thiếu dưỡng chất còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp như viêm phổi, viêm họng, táo bón, tiêu chảy…

2.BIỂU HIỆN CHO THẤY TRẺ KÉM HẤP THU

Việc phát hiện sớm tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ giúp bố mẹ chủ động tìm các giải pháp khắc phục để giúp trẻ sớm cải thiện. Khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cũng chính là các “bác sĩ” của con, nên việc quan sát các dấu hiệu sau sẽ giúp bố mẹ biết được trẻ có đang hấp thu kém hay không?

-Biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất là tình trạng trẻ ăn tốt nhưng vẫn tụt hoặc tăng cân rất chậm, gầy xanh xao.

-Trẻ hay bị đau bụng, buồn nôn và thường nôn trớ ngay sau khi cho ăn hoặc uống sữa.

-Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng hoặc sệt (có lượng nhiều).

-Sức đề kháng của các bé kém hấp thu thường yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

-Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ.

-Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.

3.NGUYÊN NHÂN TRẺ KÉM HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tăng cân chậm, có thể tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đối với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Chế độ ăn chính là nguyên nhân lớn nhất làm trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng. Nhất là trẻ nào ăn dặm không đúng thời điểm hoặc ăn quá sớm dễ rơi vào tình trạng kém hấp thu. Những loại thức ăn có cấu trúc phức tạp, dưỡng chất quá cao như trứng, hải sản,... đều phải được làm quen từ khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn.

Chế độ ăn hằng ngày không bổ sung được 4 nhóm thực phẩm quan trọng hoặc cho bé ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này cơ thể trẻ còn bị thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa như magie, kẽm, canxi… gây cho trẻ cảm giác biếng ăn, ăn không ngon miệng và sợ đồ ăn. Chính vì vậy, chế độ ăn uống đúng cách dành cho trẻ là rất quan trọng để hệ tiêu hóa không bị hoạt động quá tải và chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cũng luôn ổn định.

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột sẽ làm hệ vi sinh mất thăng bằng và cũng chính là nguyên nhân làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời chưa hoàn thiện, khiến cho khả năng miễn dịch còn yếu, nên bé rất dễ mắc những hội chứng bị rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn sẽ chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn nhờ men tiêu hóa hoặc enzyme. Tuy nhiên, sự thiếu hụt của men tiêu hóa nội sinh cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn qua đường ruột.

Những trẻ mắc các bệnh lý về tuyến tụy, gan, túi mật, ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, phẫu thuật cắt đoạn ruột… cũng làm cho trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng. 

4.GIẢI PHÁP CHO TRẺ MẮC CHỨNG KÉM HẤP THU

  • Sắp xếp một chế độ ăn hợp lý, khoa học cho trẻ kém hấp thu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng: thực đơn của trẻ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.

Với trẻ ăn dặm, mẹ nên lựa chọn thời điểm thích hợp để con tập ăn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới, nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi mới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và nhu cầu của từng bé mà mẹ có thể cân nhắc cho con ăn sớm hay muộn hơn một chút. Mẹ nên tăng dần lượng thức ăn chút một chút một. Nếu thấy bé có dấu hiệu kém hấp thu thì mẹ nên ngừng và thử lại sau vài tuần

Chia nhỏ khẩu phần của bé thành nhiều bữa ăn trong ngày. Điều này vừa giúp hệ tiêu hóa tránh làm việc quá tải, vừa làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Cho bé ăn theo nhu cầu, ăn đủ lượng chứ không nên ép bé ăn. Đồng thời cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hứng thú khi thấy thức ăn.

Mẹ cũng nên chú ý đa dạng hóa bữa ăn của trẻ, tránh lặp lại nhiều lần một món nào đó sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và trở nên biếng ăn.

  • Cho trẻ bổ sung đủ nước mỗi ngày

Nước là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Cơ thể được bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Ngược lại thiếu nước sẽ gây ra một số rối loạn đường ruột như táo bón, phân khô cứng, đi ngoài són phân, đầy bụng…

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng để cải thiện hấp thu, kích thích ăn ngon

Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, A, C… là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Vì thế, mẹ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất này cho bé thông qua chế độ ăn uống vào các sản phẩm bổ sung.

  • Trẻ kém hấp thu nên bổ sung lợi khuẩn 

Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Ở trạng thái bình thường, lợi khuẩn đường ruột chiếm 85% trong khi hại khuẩn chỉ chiếm 15%, tạo nên sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Các lợi khuẩn thúc đẩy quá trình chuyển hóa, phân cắt thức ăn trong cơ thể, giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tại ruột non. Ngoài ra, chúng còn có vai trò hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột. Bên cạnh vai trò tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi khuẩn còn có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết kháng thể, tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng mắc các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. 

Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn mẹ có thể bổ sung cho bé như sữa chua, dưa muối,... Ngoài ra mẹ cũng có thể cân nhắc một số chế phẩm sử dụng bổ sung lợi khuẩn như men vi sinh, sữa probiotic.

  • Bổ sung men tiêu hóa khi có chỉ định của bác sĩ

Thiếu enzyme là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Do đó, cần sử dụng enzyme tiêu hóa để duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ diễn ra bình thường.

Việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ bổ sung trong một khoảng thời gian nhất định.

Mẹ không nên lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ bởi nó có thể ức chế cơ thể bài tiết enzyme tiêu hóa.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: