CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

8 THỰC PHẨM CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CỦA BẠN TRONG MÙA MƯA BÃO
10

Th 08

8 THỰC PHẨM CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CỦA BẠN TRONG MÙA MƯA BÃO

  • admin
  • 0 bình luận

Bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giữ cho bạn khỏe mạnh trong mùa mưa bão.  Những gì chúng ta ăn thường ngày ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của chúng ta cũng có thể giúp duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Mùa mưa bão làm tăng nguy cơ mắc bệnh của chúng ta do sự gia tăng số lượng vi sinh vật gây nhiễm trùng. Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh tốt, uống nước sạch và tránh thực phẩm không hợp vệ sinh, chúng ta cũng có thể bổ sung siêu thực phẩm vào chế độ ăn uống để có miễn dịch tốt hơn. Dưới đây Hadu gợi ý cho bạn 8 loại thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch của bạn trong mùa mưa bão: NGHỆ Được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. GỪNG Gừng là một phương thuốc tự nhiên để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại cảm lạnh và cảm cúm. Nó cũng có đặc tính chống viêm có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.  Gừng rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ cơ chế bảo vệ cơ thể. TỎI Tỏi được biết đến với các đặc tính tăng cường miễn dịch. Nó có thể giúp tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng. RAU BINA (RAU CHÂN VỊT) Được đóng gói với vitamin C, E, A cũng như chất chống oxy hóa, rau bina là một siêu thực phẩm tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống của bạn để cải thiện khả năng miễn dịch. Rau bina cũng rất giàu kẽm. Kẽm là một khoáng chất quan trọng hỗ trợ chức năng miễn dịch và tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch. QUẢ VIỆT QUẤT Giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, quả việt quất có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật trong mùa mưa bão. Vitamin C được biết là giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách sản xuất các tế bào bạch cầu, rất quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng. Cùng với quả việt quất, hãy bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, ớt chuông và kiwi trong chế độ ăn uống của bạn. SỮA CHUA Sữa chua có chứa men vi sinh, là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Probiotic là vi khuẩn tốt giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn cũng có thể bao gồm các loại thực phẩm như kefir, dưa cải bắp và kim chi trong chế độ ăn uống của mình cùng với sữa chua để cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể. HẠNH NHÂN Hạnh nhân là một nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại hạt, hạnh nhân có hàm lượng calo và phải luôn được ăn ở mức độ vừa phải.  TRÀ XANH Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là catechin, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Cùng với việc tăng cường khả năng miễn dịch, trà xanh cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.  

PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
10

Th 08

PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

  • admin
  • 0 bình luận

Người cao tuổi trải qua giấc ngủ thực sự chỉ khoảng 4 tiếng mỗi ngày, điều này biểu hiện cho việc ngủ không đủ giấc. Đi ngủ thường trằn trọc nên ngủ rất khuya nhưng lại dậy rất sớm. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là hiện tượng phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ… nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy rối loạn giấc ngủ do đâu và phòng tránh thế nào? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÀ NHƯ THẾ NÀO? Vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể và sức khỏe Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể nói chung và sức khỏe con người nói riêng: -Sau khoảng thời gian thức tỉnh để làm việc, sinh hoạt thì con người cần được ngủ để nghỉ ngơi, tránh tình trạng quá tải. Khi ngủ não sẽ được thư giãn vì nó là trạng thái ức chế toàn thân bao gồm cả giác quan và hệ thần kinh trung ương. Nhờ có ngủ mà não được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho một ngày mới. -Trong giấc ngủ các cơ quan khác của cơ thể cũng được nghỉ ngơi và tái tạo vì khi ấy cơ thể chỉ dùng nguồn năng lượng ít nhất, mà nhờ đó quá trình phục hồi và tái tạo của cơ quan diễn ra thuận lợi. Sau một giấc ngủ ngon con người sẽ cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn nhiều. Từ đấy có thể thấy khi không được ngủ đủ, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Rối loạn giấc ngủ là gì? Giấc ngủ được xem là đạt chất lượng khi: ngủ sâu, ít hoặc không bị thức giấc, nếu có thức giấc thì cũng dễ dàng ngủ lại. Điều này có thể được nhận biết thông qua trạng thái tỉnh dậy vào buổi sáng thấy cơ thể sảng khoái và đầu óc minh mẫn. Như vậy có nghĩa là giấc ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc, hay mông mị, tỉnh giấc khó ngủ lại được xem là giấc ngủ kém chất lượng. Nó sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đầu nặng và dau. Rối loạn giấc ngủ nghĩa là: -Khó duy trì, khó đi vào giấc ngủ. -Thường dậy từ rất sớm và hay tỉnh giấc vào nửa đêm mà rất khó ngủ lại hoặc trằn trọc đến sáng mới có thể chợp mắt. -Giấc ngủ bị đảo lộn theo hướng dễ ngủ vào ban ngày nhưng lại khó hoặc không ngủ được vào ban đêm, nặng hơn có thể không ngủ được cả ban đêm và ngày. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi được chia thành 2 loại chính: mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ: Do môi trường xung quanh không yên tĩnh, dùng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ như: trà, cafe, nước ngọt có gas… hay một số loại thuốc như Amphetamine, Methylphenidate… Một số người có thói quen uống ít rượu trước khi ngủ đến khi ngưng đột ngột cũng có thể mất ngủ, hay những trường hợp dùng thuốc an thần lâu ngày ngưng thuốc đột ngột cũng gây mất ngủ. Ngưng thở khi ngủ (25-35%) người trên 60 tuổi, béo phì, nam nhiều hơn nữ, đặc biệt nhiều người đã có dấu hiệu sa sút tâm thần. Ngoài ra, người cao tuổi hay mất ngủ còn do tình trạng đau mãn tính ở khớp hay cột sống (thoái hóa khớp, loãng xương),... dị ứng về đêm, khó thở khi ngủ (suy tim, hen suyễn…), chứng co giật khi ngủ (hội chứng chân không yên), rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường…), bệnh nội tiết tố như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng… Do tác dụng của thuốc trị bệnh như thuốc trị cao huyết áp (nhóm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương), thuốc trị trầm cảm… Ở người trung niên và cao tuổi, trầm cảm là nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt là lúc gần sáng. Các nguyên nhân khác là do tình trạng lo âu mãn tính kéo dài, những cơn ác mộng xảy ra trong giấc ngủ nhanh, tình trạng không vận động thể lực, không tập thể dục hay chơi thể thao, người lao động trí óc không chú ý đến rèn luyện thân thể. Nguyên nhân gây đảo lộn giấc ngủ: Do rối loạn chức năng hoạt động tại não do quá trình lão hóa hoặc xảy ra sau tai biến mạch máu não hoặc một cơn bệnh nặng. 2.HẬU QUẢ CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH XỬ LÝ Hậu quả Rối loạn giấc ngủ ỏ người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chính họ. Cụ thể hơn, những người này thường xuyên cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm, chán ăn, bi quan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể… Tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng rối loạn tâm thần và có thể gây tự sát. Cách xử lý Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi cần được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám, làm những điều tra cần thiết để chuẩn đoán đúng và có hướng điều trị phù hợp. Việc dùng thuốc cải thiện tình trạng này cũng không được bừa bãi mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Với những trường hợp rối loạn giấc ngủ nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý nội khoa thì cần điều trị những căn bệnh này mới có thể giải quyết tốt tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng giúp phần cải thiện rối loạn giấc ngủ cho người cao  tuổi: Tập các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn. Đi ngủ trong môi trường không có ánh sáng, mát mẻ và yên tĩnh tuyệt đối. Có thể sử dụng các yếu tố vật lý giúp giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn như tiếng mưa rơi, tiếng hát ru, tiếng lá xào xạc… Chủ động để cơ thể được thư giãn, dừng các suy nghĩ miên man hay ám ảnh thường ngày. Ăn tối trước giờ ngủ đêm vài tiếng và không sử dụng chất kích thích trước khi ngủ. Duy trì đều đặn giấc ngủ trưa 15-30’. Xây dựng lịch ăn ngủ khoa học, đều đặn cho mỗi ngày để đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ và thức giấc. Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như: nghe nhạc, ngồi thiền, … đồng thời tránh các hoạt động dễ gây căng thẳng như: sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ. Tránh uống nước trước khi đi ngủ để giảm thiểu lượng tiểu đêm gây rối loạn giấc ngủ.  

BỌT VÁNG XUẤT HIỆN KHI LUỘC THỊT CÓ PHẢI LÀ CHẤT ĐỘC?
10

Th 08

BỌT VÁNG XUẤT HIỆN KHI LUỘC THỊT CÓ PHẢI LÀ CHẤT ĐỘC?

  • admin
  • 0 bình luận

Trong quá trình luộc thịt, nước sẽ bị sủi bọt rồi có lớp đục màu trắng nổi lên. Đại đa số mọi người vẫn cứ mặc định, bọt nổi lên là do thịt bẩn hoặc thịt có hóa chất, cần vớt bỏ hết lớp bọt đi mới an tâm. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! BỌT NỔI LÊN CÀNG NHIỀU CÀNG ĐỘC? Muốn biết bọt xuất hiện khi nấu thịt là chất bẩn hay là gì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu bọt xuất hiện như thế nào? Theo các chuyên gia lý giải, lớp bọt này được hình thành khi miếng thịt gặp nhiệt độ cao do máu, cặn bã và protein đọng lại trong mao mạch của thịt. Và các loại thịt khác nhau thì màu sắc, lượng bọt cũng khác nhau. Cho dù luộc thịt hay hầm xương thì sau khi nước đun sôi sẽ xuất hiện có bọt đỏ và đen trên bề mặt trông rất bẩn. Thực chất đây là lớp máu thừa và một số chất béo, tạp chất của thịt. Tuy bọt này có thể ăn được mà không cần vớt ra nhưng loại bọt này sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của thịt hầm, khi hầm thịt sẽ có mùi tanh hôi do đó phải loại bỏ lớp bọt này.  Đun thêm môt lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin tan trong chất béo: vitamin A, D, E, K, nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng. Nếu cố vớt chúng bỏ đi cho đến khi nồi nước hầm trong veo thì mùi vị của món hầm giảm đi rất nhiều. Cũng vì thế mà hương vị và giá trị dinh dưỡng của món hầm bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy khi luộc thịt hay hầm xương chỉ cần nhớ, nên phân biệt loại bọt xuất hiện trên bề mặt để xử lý Lớp bọt đầu tiên có màu đỏ đen hoặc nâu xỉn trông rất bẩn. Lớp bọt này nên bỏ đi. Ngay sau khi hớt bỏ lớp bọt bẩn sẽ xuất hiện lớp bọt màu trắng nhỏ, là chất béo, đạm và dinh dưỡng vì thế nên giữ lại nhé. HAI CÁCH LUỘC THỊT NGƯỜI NỘI TRỢ NÊN BIẾT Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, thịt luộc là món ăn phổ biến của người dân, giữ được hương vị của miếng thịt. Có hai cách luộc thịt là cho thịt vào khi nước lạnh và đun sôi nước mới bỏ thịt vào. Thịt mua về sơ chế sạch, có thể cho trực tiếp vào nước đã đun sôi. Khi đó, thịt luộc ít bọt. Miếng thịt thả vào nước sôi chín ngay lớp bên ngoài do các chất dinh dưỡng của thịt không tiết ra được. Thành phẩm sẽ ngọt đậm, nước luộc thịt trong hơn. Cách thứ hai, thịt luộc cùng với nước lạnh. Khi sôi, bọt nổi lên nhiều do các protein, khoáng chất từ thịt tan ra trong nước. Miếng thịt ăn sẽ nhạt hơn so với cách thứ nhất. Tuy nhiên nước luộc lại ngon hơn vì dưỡng chất từ thịt tiết ra. Mỗi người có thể lựa chọn cách luộc thịt phù hợp.  Việc luộc sơ thịt rồi chế biến tiếp tạo cảm giác miếng thịt sạch sẽ, yên tâm về mặt tâm lý nhưng không làm thay đổi độc tố trong miếng thịt nếu có. Để biết thịt an toàn hay không an toàn, người tiêu dùng rất khó đánh giá. Thực tế, ăn thịt nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc cấp như ecoli, salmonella sẽ gây ra các triệu chứng cấp tính như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Còn thịt nhiễm hóa chất thì chất độc tích tụ trong cơ thể từ 10-20 năm sau mới biểu hiện bệnh. PGS Thịnh khuyến cáo, bà nội trợ tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thịt lợn mua ở chợ nên chọn loại mềm, dẻo. Thịt mua về rửa sạch dưới vòi nước, có thể rửa qua với muối vì dễ bị dính đất cát trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản.  

CÁC MÓN NGON NHƯNG GÂY HẠI KHI  ÂM THẦM KẾT HỢP
09

Th 08

CÁC MÓN NGON NHƯNG GÂY HẠI KHI ÂM THẦM KẾT HỢP

  • admin
  • 0 bình luận

1.MÌ ĂN LIỀN VÀ THỊT NGUỘI, XÚC XÍCH Để có bữa sáng nhanh chóng, nhiều người lựa chọn ăn mì gói kèm theo thịt nguội hoặc một chiếc xúc xích. Tuy nhiên, đây là lựa chọn khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều muối cho phép. Theo Khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ ngày. Trong khi đó một gói gia vị mì có thể chứa tới 4g muối, tương đương 80% nhu cầu, một chiếc xúc xích có 1,6g muối. Tổng cộng hai loại này đã vượt mức 5g muối. Bởi vậy,  theo Healtime, mọi người dù dùng mì ăn liền với bất kì thực phẩm gì, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn, cần giảm lượng gia vị cho vào. Ngoài ra, mọi người nên bổ sung thêm các loại rau như xà lách, mồng tơi, cà chua, cải để bổ sung lượng vitamin và chất xơ. 2.TRÁI CÂY VỚI THỨC ĂN NẤU CHÍN Bạn nên ăn rau nấu chín cùng với cơm. Trái cây không bao giờ được là bữa ăn chính. Ăn trái cây cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi. Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là 30 phút trước bữa ăn hoặc 1-2 giờ sau bữa ăn. 3.TRỨNG VÀ THỊT XÔNG KHÓI: KHÓ CHỊU BỤNG Trứng và thịt xông khói không nên ăn cùng nhau Đây là món ăn sáng kiểu châu Âu nhưng giờ giờ cũng phổ biến ở các nước khác. Dù vậy, theo India hai loại thực phẩm này có hàm lượng protein cao và gây nặng bụng. Sẽ mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa cả hai. 4.THỊT VÀ KHOAI TÂY Đối với nhiều người món cà ri thịt mà không có khoai tây là điều không tưởng. Nhưng vấn đề ở đây là thịt chứa nhiều protein và khoai tây đều là carbohydrate. Nấu thịt và khoai tây cùng nhau sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng, gây đầy hơi. 5.BIA VÀ HẢI SẢN: NGUY CƠ BỆNH GOUT Vừa uống bia lạnh vừa thưởng thức hải sản thơm ngon khiến nhiều người cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, hầu hết hải sản chứa nhiều purin và bia chứa hàm lượng purin cao bậc nhất trong số đồ uống có cồn. Uống nhiều bia không chỉ làm tăng lipid máu còn có thể làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu. Kết hợp lượng lớn bia và hải sản sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ axit lactic do thức ăn tạo ra trong cơ thể và ức chế quá trình bài tiết axit uric, từ đó gây ra các cơn gout cấp. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Trung Quốc, nếu nồng độ axit uric đã rất cao, bạn cần kiểm soát chặt chẽ việc ăn hải sản và nội tạng động vật. Nếu như chỉ số trên ổn định, không bị bệnh gout, mọi người vẫn có thể ăn hải sản nhưng không nên ăn quá thường xuyên. 6.THỊT BÒ VÀ HẠT DẺ Hạt dẻ là kẻ thù lớn nhất của thịt bò. Là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, hạt dẻ phản ứng với chất béo động vật và các nguyên tố vi lượng của thịt bò khiến bạn bị đau bụng và khó tiêu. 7.LẨU VÀ ĐỒ UỐNG CÓ ĐÁ: HẠI DẠ DÀY Khi ăn lẩu cay nóng, mọi người thích uống nước đá để giải nhiệt, cảm giác thật dễ chịu. Tuy nhiên Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Quảng Đông nhắc nhở rằng đây là một thói quen không tốt. Tiếp xúc nóng, lạnh đột ngột sẽ khiến thực quản và thành dạ dày giãn nở, bị kích thích thất thường trong thời gian ngắn. Ngoài ra mạch máu và tuyến thượng thận thay đổi mạnh mẽ dễ khiến người ta có chức năng tim yếu, huyết áp cao có nguy cơ bị tăng huyết áp. 8.TRÁI CÂY VÀ SỮA CHUA Sự kết hợp nghe có vẻ vô hại nhưng lại rất độc hại. Ăn trái cây và sữa chua có thể tạo ra axit trong dạ dày. Sự kết hợp này cũng gây nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, xoang, và các vấn đề khác. Trái cây và sữa chua không nên dùng cùng nhau 9.CAM QUÝT VÀ SỮA: GÂY ĐAU BỤNG Các loại trái cây đặc biệt các loại có múi như cam, quýt không nên ăn cùng với sữa hoặc sữa chua. Sự kết hợp này dễ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe đường ruột khác.  Sự hiện diện của vitamin C và axit citric trong thực phẩm chua như cam, quýt khi kết hợp với sữa có thể dẫn đến trào ngược axit, ợ chua, đau dạ dày, dị ứng, tức ngực. 10.CHUỐI VÀ SỮA Chuối và sữa sẽ tạo nên một bữa ăn nặng nề, làm chậm quá trình tiêu hóa. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, đầy hơi và muốn nôn.

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: