Th 10
Trước khi bị mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh thường trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường. Giai đoạn này còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết khi đói. Hãy cùng Hadu tìm hiểu về chủ đề này nhé! 1.THẾ NÀO LÀ RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE? Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường nhưng lại thấp hơn so với người bệnh bị đái tháo đường. Đây chính là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản xuất insulin và kháng insulin. Những người có rối loạn dung nạp glucose máu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch khác (bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ…). 2.CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của rối loạn dung nạp glucose, bao gồm: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường. Mức độ hoạt động thể chất thiếu. Tăng huyết áp hoặc mức cholesterol cao. Tiểu đường trong thời kỳ thai kỳ. 3.CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN DUNG NẠP LACTOSE Các dấu hiệu không dung nạp glucose tương đồng với triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2: Cảm giác khát nước mạnh mẽ. Miệng khô. Sự mệt mỏi cực độ. Vấn đề về thị lực. Tình trạng buồn ngủ. Tần suất đi tiểu tăng thường xuyên. Mất khối lượng cơ bắp. Tuy nhiên không phải ai cũng thể hiện tất cả các triệu chứng này và chúng cũng có thể không đạt mức nghiêm trọng. 4.PHÒNG BỆNH RỐI LOẠN DUNG NẠP LACTOSE Rối loạn dung nạp lactose nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tim mạch: Thay đổi lối sống: đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự tiến triển của rối loạn dung nạp lactose thành bệnh đái tháo đường. Có chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hiểu chi tiết làm thế nào để có lối sống lành mạnh. Giảm cân khi đang trạng thái thừa cân: nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bên cạnh việc tránh những bệnh khác có thể xảy đến, việc giảm cân còn giúp giảm mức đường glucose trong máu của bạn. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên tối thiểu 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày 1 tuần như: đi bộ, đạp xe, chạy, nhảy, bơi lội… Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Ngoài ra còn có những thay đổi lối sống khác mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: ngừng hút thuốc lá, hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia…
Th 10
Hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn, và dị ứng một cách tự nhiên. Hành tây từ lâu đã được sử dụng vừa là một món ăn ngon, vừa là một vị thuốc nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất qúy giá. Hành tây rất giàu Alium và lưu huỳnh, hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và sát khuẩn. Hành tây cũng rất giàu quercetin - chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Hành tây còn giúp ổn định cholesterol, trị viêm khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ giàu hợp chất flavonoid và lưu huỳnh. Trong hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magie, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Đặc biệt vào mùa đông hành tây được chứng minh là có chứa quercetin giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, hành tây còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay dịch đau mắt đỏ đang hoành hành. Theo Đông Y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy người bệnh nên kiêng gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Vì vậy người đau mắt đỏ cần hạn chế cắt gọt và ăn hành tây để phòng ngừa bệnh nặng hơn. 3 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN HÀNH TÂY Người mắc bệnh thận Do hành tây có nhiều khoáng chất photpho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng photpho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng cho chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh trầm trọng hơn, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh. Tuy nhiên người bệnh thận ăn hành vừa phải không có tác dụng gì nếu hành tây đã được nấu chín, khoáng chất giảm bớt, do đó gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và bệnh thận giảm bớt. Người đang bị sốt, nóng trong Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành tây. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng nếu ăn những thực phẩm này dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng. Người mắc bệnh ngoài da Hành tây là một loại thực phẩm có vị cay nồng, khó chịu, có thể gây dị ứng da nên những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da nên hạn chế. Thực phẩm tốt cho người hay bị dị ứng da là ăn nhiều đồ nhạt, thanh đạm. Những thực phẩm có vị cay nóng sẽ gây kích ứng da và nặng thêm tình trạng viêm da. 5 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VỚI HÀNH TÂY Hành tây không ăn cùng tôm Hành tây kết hợp cùng tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy cũng không nấu chung 2 loại thực phẩm này. Hành tây không ăn cùng cá Cá nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng. Hành tây không ăn cùng thịt cóc Các chuyên gia cảnh báo, thịt cóc ăn cùng hành tây sẽ sinh ra độc, không có lợi cho sức khỏe. Trường hợp lỡ ăn hai thực phẩm này cùng lúc thì nên sắc 50gram rau mã đề lấy nước uống để giải độc. Hành tây không ăn cùng rong biển Rong biển có chứa nhiều i-ốt và canxi. Trong khi đó hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể. Hành tây không kết hợp cùng mật ong Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với mật ong, tuyệt đối không cho hành tây vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này sẽ tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn với lượng lớn, người dùng có thể bị mù. Để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không thêm hành tây và ngược lại. Ngoài ra bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều hành tây cùng một lúc, điều này dễ gây ra vấn đề về thị lực và sốt.
Th 10
Thời điểm thu đông là cao điểm của một số bệnh đường hô hấp, trong khi dịch bệnh nguy hiểm vẫn đang lưu hành. Vì vậy chúng ta cần chủ động có những biện pháp để tăng cường thể trạng, nâng cao đề kháng, chủ động phòng chống bệnh tật. 1.TIÊM PHÒNG VACCINE PHÒNG NGỪA NHIỄM BỆNH HÔ HẤP Thời tiết thay đổi từ hè sang thu đông có đặc trưng độ ẩm thấp, không khí lạnh, khô hanh cộng thêm chức năng đề kháng của cơ thể suy giảm. Điều này khiến cho các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển mạnh mẽ gây các căn bệnh về đường hô hấp. Vì vậy cần tiêm phòng các bệnh hô hấp đầy đủ như: vaccine cúm hằng năm, vaccine phế cầu mỗi 5 năm một lần. 2.GIỮ KHOẢNG CÁCH VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ BIỂU HIỆN BỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn trong những không gian đông đúc và không đủ thông gió. Vì thế, để an toàn bạn cần tránh không gian kín, đông đúc và tiếp xúc gần. Khi gặp gỡ mọi người bên ngoài như tụ họp ngoài trời an toàn hơn so với trong nhà, nhất là khi không gian nhà nhỏ và không có lưu thông không khí với bên ngoài. 3.ĐEO KHẨU TRANG CHO PHÙ HỢP VÀ ĐÚNG CÁCH Đảm bảo khẩu trang che miệng, mũi và cằm. Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo, trước và sau khi tháo ra và sau khi bạn chạm vào khẩu trang. Khi bạn tháo khẩu trang, để vào túi nilon sạch, giặt hằng ngày nếu là khẩu trang vải hoặc vứt vào thùng rác nếu là khẩu trang y tế. 4.THƯỜNG XUYÊN RỬA TAY SẠCH SẼ Rửa tay sau khi trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn uống, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi xì mũi, ho, hay chạm vào động vật, sau khi thay tã lót cho em bé, sau khi xử lý rác thải, sau khi đi vệ sinh… là rất cần thiết để kịp thời loại bỏ virus cũng như vi khuẩn. Cần lưu ý rửa tay với dung dịch sát khuẩn có cồn, xà phòng với nước. 5.CHE MIỆNG VÀ MŨI KHI HO HOẶC HẮT HƠI Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Tuân thủ vệ sinh đường hô hấp cũng như các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, bạn sẽ bảo vệ những người xung quanh khỏi virus gây bệnh. 6.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LUYỆN TẬP THỂ DỤC HỢP LÝ Ăn uống hài hòa và đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vì vậy, chúng ta cần ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn uống nước lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm, động vật ốm chết và không rõ nguồn gốc để làm thực phẩm.
Th 10
Đường ăn kiêng đã không còn xa lạ gì với chúng ta, không những ở đại bộ phận người cao tuổi mà đại bộ phận người trẻ hiện nay cũng đang rất quan tâm đến loại gia vị này. Vậy đường ăn kiêng có những lợi ích nào mà được đông đảo mọi người quan tâm như thế thì hãy cùng Hadu tìm hiểu đường ăn kiêng có thực sự tốt cho sức khỏe qua bài viết sau đây nhé! 1.ĐƯỜNG ĂN KIÊNG LÀ GÌ? Đường ăn kiêng chính là một loại thực phẩm thay thế cho đường mía và được sử dụng trong thực đơn cho những người ăn kiêng. Loại chất này chính là chất tạo ngọt chứa ít hoặc không chứa calo. Đường ăn kiêng sẽ tạo vị ngọt trên đầu lưỡi của bạn như đường nhưng thực chất chúng chỉ là chất tạo ngọt nhân tạo. Đường ăn kiêng sẽ được sản xuất từ chiết xuất thực vật qua quá trình xử lý các chất tổng hợp hóa học. Trong cuộc sống hằng ngày đường ăn kiêng được thêm vào các đồ uống như cà phê, trà… Đường ăn kiêng sẽ có rất nhiều loại với nhiều công dụng đặc biệt cho cơ thể con người. 2.ĐƯỜNG ĂN KIÊNG CÓ BAO NHIÊU CALO? CÓ GIÚP GIẢM CÂN KHÔNG? Theo mỗi chuyên gia dinh dưỡng, mỗi thìa cà phê đường ăn thông thường hay còn gọi là đường kính chứ 16 calo và có tới 387 calo cho mỗi gram đường. Mặt khác, các loại đường ăn kiêng có chứa rất ít thậm chí không có calo. Lý giải cho điều này, các chuyên gia kết luận, loại đường này không cung cấp năng lượng cho cơ thể bởi cơ thể không phân hủy được chúng. Do đó, đường ăn kiêng có thể giúp bạn giảm cân, kiểm soát cân nặng của mình. Trong các chất làm ngọt nhân tạo hầu hết đều không có chứa calo. Vì vậy chúng sẽ không tạo ra năng lượng. Đồng thời điều này nghĩa là bạn có thể giảm lượng calo hằng ngày mà cơ thể tiêu thụ. 3.ĐƯỜNG ĂN KIÊNG CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE KHÔNG? Với công dụng này, đường ăn kiêng được sử dụng ngày càng phổ biến, nhất là khi vấn đề về sức khỏe ngày càng được chú trọng. Vậy loại đường này mang đến ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe chúng ta? Đường ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng Một giả thuyết được đặt ra với câu hỏi “nếu bạn không kiểm soát được cân nặng của mình thì sao?” Khi số cân của bạn tăng mất kiểm soát được gọi là thừa cân béo phì, lúc này bạn có khả năng phải đối diện với nhiều hệ lụy về sức khỏe. Những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi thận, ung thư, biến dạng xương…. Thậm chí những đối tượng này còn có nguy cơ cao mắc bệnh vô sinh. Ngoài ra nhiều người còn cảm thấy tổn thương sức khỏe tinh thần khi luôn phải tự ti, rụt rè trước đám đông. Nếu tình hình không được cải thiện trong thời gian dài sẽ dẫn đến tự kỉ. Đường ăn kiêng giúp giảm sự thèm ăn Theo các nhà khoa học, đường ăn kiêng có tác dụng duy trì cảm giác no bụng, hạn chế cơn đói và giảm cảm giác thèm ăn. Nhờ đó, bạn có thể giảm thiểu lượng calo nạp vào cơ thể từ những bữa ăn vặt - một trong những nguyên nhân dẫn tới thừa cân béo phì. Thêm vào đó, việc giảm sự thèm ăn có hỗ trợ không nhỏ trong việc kiểm soát cân nặng của bạn. Từ đó bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ làm tổn thương đến sức khỏe. Nâng cao sức khỏe răng miệng Mặc dù so với đường ăn thông thường, đường ăn kiêng có vị ngọt hơn hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần nhưng lại có khả năng hạn chế tình trạng sâu răng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chất tạo ngọt nhân tạo không gây ra bất kì tương tác nào với các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Ngược lại, chúng lại có cơ chế hoạt động tương tự như chất trung hòa axit, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho răng. Chính vì vậy, các loại đường ăn kiêng này còn giúp giảm tình trạng sâu răng rất hiệu quả. Đó là lý do mà các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên những bệnh nhân của mình - những người đang trong quá trình điều trị các loại bệnh về răng miệng sử dụng loại đường ăn kiêng thay thế cho đường kính thông dụng. 4.NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĂN KIÊNG Đường ăn kiêng phù hợp với ai? Theo những phân tích trên, trong đường ăn kiêng không chứa calo, do đó không tạo ra năng lượng cung cấp đến cơ thể con người nhưng vẫn đảm bảo được vị ngọt và phù hợp với khẩu vị người dùng. Do đó, loại đường này phù hợp với mọi đối tượng người dùng, đặc biệt là: Người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường Người bị thừa cân, béo phì Người muốn xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và có phương pháp duy trì sức khỏe khoa học Đường ăn kiêng không phù hợp với ai? Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn ở một số người. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy aspartame ở những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp phenylceton niệu - bệnh rối loạn chuyển hóa phenylalanin thành Tyrosine. Sự rối loạn này sẽ gây ra thiếu hụt Tyrosine - chất dùng để sản xuất serotonin, catecholamin dẫn truyền thần kinh, hormon tuyến giáp và melanin. Thêm vào đó, với một số người bị dị ứng với sulfamid - hợp chất có trong saccharin khi sử dụng đường ăn kiêng có thể sẽ gây khó thở, phát ban hoặc tiêu chảy. Vì vậy, những đối tượng bác sĩ khuyên không nên sử dụng đường ăn kiêng trong khẩu phần ăn hằng ngày là: Người bị phenylceton niệu Người bị dị ứng với sulfonamide Người bị mắc các triệu chứng về ruột 5.NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ KHI SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĂN KIÊNG Trong quá trình sử dụng đường ăn kiêng, bạn có thể sẽ gặp phải một vài phản ứng với tác dụng phụ như: Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn đường ruột: chất tạo ngọt nhân tạo saccharin gây ra mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, là nguyên nhân dẫn tới chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi. Nhức đầu, trầm cảm, co giật: tình trạng này thường gặp phải ở những người đang có rối loạn tâm thần. Những người mắc bệnh về phenylceton niệu hoặc bị dị ứng với sulfamid không sử dụng đường ăn kiêng để tránh bị khó thở, phát ban, tiêu chảy.