CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

12

Th 10

TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC NGỌT THƯỜNG XUYÊN

TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC NGỌT THƯỜNG XUYÊN

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay nước ngọt trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên nước ngọt có đường được coi là một trong những thực phẩm cho sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên. Để biết rõ uống nước ngọt có tốt hay không hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC NGỌT

Trước khi muốn biết uống nước ngọt có tốt không, Hadu sẽ cùng bạn tìm hiểu qua thành phần có trong nước ngọt. Carbon dioxide bão hòa chiếm 94% thành phần trong nước ngọt. Tiếp đến là chất tạo ngọt chiếm từ 7% đến 12%, còn lại là hương liệu, phụ gia khác và chất bảo quản.

Chất tạo ngọt là yếu tố quan trọng nhất, thường là đường, siro hoặc chất tạo ngọt thay thế. Từ thành phần nguyên liệu trên có thể thấy, nước ngọt không có nhiều giá trị dinh dưỡng.

2.UỐNG NƯỚC NGỌT CÓ TỐT KHÔNG?

Mất chất dinh dưỡng thiết yếu

Những người uống nước ngọt có gas khó có đủ vitamin A, canxi và magie cho cơ thể. Hơn nữa, nước ngọt có gas chứa axit photphoric làm cạn kiệt magie và canxi. Đây là hai dưỡng chất giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.

Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Theo thời gian, điều này có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát bệnh đái tháo đường type 2.

Có nhiều bằng chứng khoa học đưa ra việc uống đồ uống có đường liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, nhưng không rõ liệu điều này có phải do hàm lượng đường hay các yếu tố lối sống liên quan không.

Gây hại cho làn da

Lượng đường cao trong nước ngọt làm mất nước trong cơ thể. Từ đó dẫn đến da khô, ngứa, viêm da, mụn và lão hóa diễn ra nhanh hơn. Theo nghiên cứu đã chứng minh uống nước ngọt hằng ngày sẽ làm mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Tăng cân, béo phì

Uống nhiều nước ngọt có gas thực sự có nguy cơ cao bị tăng cân. Một nghiên cứu trên 1.550 người đã kết luận rằng những người uống nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì tăng 41%. Bất kì loại nước ngọt nào cũng có thể làm cơ thể tích trữ chất béo và carbohydrate, khiến bạn bị đói.

Một lượng lớn đường biến thành chất béo trong gan

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ bị quá tải và biến đường fructose thành chất béo. Một số chất béo sẽ được vận chuyển dưới dạng chất béo trung tính, khi một phần vẫn còn trong gan của bạn, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Uống nước ngọt gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương

Một số nghiên cứu cho thấy rằng acid photphoric, được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt có gas, có thể cản trở sự hấp thu canxi, làm xương yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương. Trên thực tế, mỗi loại nước ngọt mà con người tiêu thụ hằng ngày làm tăng nguy cơ gãy xương hông lên mức đáng lo ngại là 14%.

Tăng nguy cơ về tim mạch

Uống nước ngọt thường xuyên có thể khiến cơ thể bạn tăng cholesterol xấu dẫn đến các bệnh về tim mạch. Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng đồ uống ngọt làm tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm lượng đường trong máu cao, chất béo trung tính trong máu và các hạt LDL nhỏ, dày đặc.

Nguy cơ gây hại cho thận

Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng axit uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn.

Việc tiêu thụ nước ngọt liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mãn tính. Vì vậy nên cắt giảm lượng nước ngọt để bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: