CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

8 THỰC PHẨM BỔ SUNG NHIỀU LỢI KHUẨN TỐT CHO ĐƯỜNG RUỘT
12

Th 10

8 THỰC PHẨM BỔ SUNG NHIỀU LỢI KHUẨN TỐT CHO ĐƯỜNG RUỘT

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa của cơ thể là bộ phận có chức năng tiêu hóa thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa kém thì việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Hadu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn gì để tốt cho ruột, ăn gì để bổ sung lợi khuẩn tốt cho ruột nhé! 1.ENZYME TIÊU HÓA TRONG RUỘT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Tiêu hóa là một quá trình phức tạp, bắt đầu khi chúng ta nhai thức ăn, quá trình này sẽ giải phóng các enzyme giúp thủy phân thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Enzyme tiêu hóa đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tiêu hóa, trong việc phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa hấp thụ được. Chúng được tiết ra bởi tuyến nước bọt và các tế bào lót dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Các loại enzyme khác nhau có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau. Những enzyme này tối ưu hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nó cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe đường ruột. Enzyme là một loại protein ở các tế bào, chức năng của nó là thúc đẩy nhanh các phản ứng hóa học trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều là các chất phức tạp và có thể mất một thời gian dài để phân hủy và hấp thụ vào cơ thể nếu không có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa. Enzyme không chỉ có trong nước bọt mà còn xuất hiện trong dịch tiêu hóa suốt quá trình tiêu hóa. Thậm chí mỗi loại enzyme còn có chức năng phân giải những hợp chất hóa học khác nhau trong thức ăn. 2.CÁC LOẠI ENZYME TIÊU HÓA CHÍNH Nghiên cứu cho thấy, mỗi loại enzyme tiêu hóa có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau và chia nó thành dạng để cơ thể có thể hấp thụ được. Các enzyme tiêu hóa quan trọng nhất là: amylase, maltase, lactase, lipase, protease, sucrase. Enzyme Amylase: Amylase rất quan trọng để tiêu hóa carbohydrate. Nó phân hủy tinh bột thành đường. Amylase được tiết ra bởi cả tuyến nước bọt và tuyến tụy. Việc đo nồng độ amylase trong máu đôi khi được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về tuyến tụy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác. Enzyme Maltase: Ruột non giải phóng maltase, chất này chịu trách nhiệm phân hủy maltose (đường mạch nha) thành glucose (đường đơn), cơ thể sử dụng glucose để tạo thành năng lượng. Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa một phần thành maltose nhờ enzyme amylase.  Lactase: Lactase là một loại enzyme phân hủy đường lactose, một loại đường có trong sản phẩm sữa. Nó biến lactose thành đường đơn giản là glucose và galactose. Lactase được sản xuất bởi các tế bào được gọi là các tế bào ruột nằm dọc theo đường ruột. Lactose không được hấp thụ sẽ được các vi khuẩn trong ruột lên men, điều này có thể khiến bạn bị đầy hơi và khó chịu bụng. Lipase: Chịu trách nhiệm phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Nó được sản xuất với số lượng nhỏ ở miệng và dạ dày và nhiều hơn ở tụy. Protease: Protease được sản xuất trong dạ dày và tuyến tụy, còn được gọi là peptidase, phân giải protein enzyme hoặc proteinase, các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành acid amin. Sucrase: Sucrase được ruột non tiết ra, nó phân hủy sucrose (đường trong đường ăn) thành fructose và glucose. Đây là những loại đường đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ. Sucrase được tìm thấy dọc theo nhung mao ruột, có những cấu trúc nhỏ giống như sợi tóc nằm dọc theo ruột và hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu. Có nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể cản trở cơ thể tiết ra đủ enzyme để tiêu hóa toàn bộ thức ăn như: tình trạng không dung nạp lactose, thiếu hụt alactase bẩm sinh, lactase tồn tại không bền vững, không dung nạp lactose thứ phát (phát triển khi việc sản xuất lactase bị giảm do các bệnh có thể gây tổn thương ruột non), các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tuyến tụy. 2.MỘT SỐ THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐƯỜNG TIÊU HÓA KHỎE MẠNH Các loại rau họ cải Bởi vì chúng chứa nhiều vitamin K và folate giúp cơ thể hình thành màng bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn có hại. Nhóm cải thường có đa dạng các loại cải khác nhau, do đó bạn có thể thay đổi sử dụng tùy theo sở thích mà không sợ bị nhàm chán. Đồng thời nếu bạn đang giảm cân thì các món rau cải luộc sẽ là món ăn vô cùng phù hợp cho câu hỏi ăn gì tốt cho đường ruột. Chuối Không chỉ là một nguồn cung cấp kali dồi dào, chuối cũng rất giàu các enzyme như amylase và maltase. Amylase giúp thủy phân các loại carbs phức tạp, giống như những loại có trong bánh mì và ngũ cốc, trong khi maltase giúp giúp phân hủy đường mạch nha có trong thực phẩm carbohydrate như ngũ cốc giàu tinh bột. Nên ăn trực tiếp hoặc cho chuối vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch, hoặc làm sinh tố chuối cũng ngon. Tỏi Tỏi sống cũng là một loại thực phẩm giàu prebiotic với hàm lượng inulin cao, có tác dụng cung cấp năng lượng cho lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selenium và nhiều hợp chất khác như allicin. Allicin là một hợp chất ngăn ngừa bệnh tật mạnh mẽ, được tạo ra sau khi tỏi được nghiền nát hoặc băm nhỏ. Măng tây Măng tây rất giàu insulin để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm đầy hơi, có thể chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau để thực đơn phong phú và giàu dinh dưỡng. Giấm táo Giấm táo giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn bằng cách kích thích dịch tiêu hóa và tăng sản xuất axit dạ dày. Nó cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp loại bỏ nấm men dư thừa trong cơ thể. Những đặc tính quan trọng này hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Gừng Gừng giúp làm dịu và ấm dạ dày, giảm buồn nôn và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Không chỉ cung cấp nguồn vitamin C, kali, magie, đồng và mangan tự nhiên. Rong biển Rong biển nằm trong danh sách những thực phẩm tốt cho đường ruột được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng ăn rong biển sẽ làm tăng lợi khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra rong biển còn rất dồi dào khoáng chất, chất xơ cung cấp cho các cơ quan khác hoạt động thường xuyên. Rong biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người có thể chế biến những món như: rong biển sấy tỏi, chè rong biển đậu xanh, kimbap Hàn Quốc…  

CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ
11

Th 10

CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

  • admin
  • 0 bình luận

Lão hóa da là một quá trình tự nhiên liên quan đến tuổi tác. Để duy trì làn da khỏe mạnh và trẻ trung, bạn có thể thực hiện các chế độ chăm sóc da, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và duy trì một lối sống lành mạnh. LÃO HÓA DA - KẺ THÙ CỦA SẮC ĐẸP Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể với sự suy giảm về cấu trúc, chức năng và độ đàn hồi của da theo thời gian. Khi nhắc đến lão hóa, có lẽ kẻ thù đầu tiên cần được nói đến chính là oxy hóa, bởi đây là nguyên nhân phía sau dẫn đến tình trạng này. Oxy hóa là quá trình các gốc tự do, những phân tử bị mất cân bằng điện tích, lấy đi điện tích của các phân tử khác khiến cho phân tử đó bị biến đổi, rối loạn, từ đó gây tổn thương cho các tế bào lành lặn, khiến cấu trúc da suy yếu, mỏng hơn, làm phá hủy collagen, elastine và gây rối loạn sắc tố da. Đây được xem là nguyên nhân sâu xa gây lão hóa da ở cả 2 nhóm yếu tố: Yếu tố nội sinh: yếu tố bên trong cơ thể không thể tránh khỏi như di truyền, sự thay đổi hormone theo thời gian và tình trạng bệnh lý. Yếu tố ngoại sinh: các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, khói thuốc, hóa chất, dinh dưỡng kém, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong đó, yếu tố ngoại sinh là nhóm thủ phạm có thể khiến quá trình oxy hóa diễn ra nhanh, từ đó dẫn đến việc da bị lão hóa sớm. Cụ thể, việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm đầy khói bụi, khí thải, tia UV, ánh sáng xanh, có thể làm hình thành một số lượng lớn các gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên căng thẳng, thiếu ngủ, lười vận động, ăn uống thiếu chất cũng góp phần hình thành các gốc tự do. Khi các gốc tự do tăng nhanh, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, khi đó, làn da sẽ lãnh đủ với các dấu hiệu lão hóa đáng lo ngại như: Xuất hiện các đốm đồi mồi có màu nâu đến xám, phẳng ở những bề mặt da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, mu bàn tay, vai, cánh tay. Da chùng nhão, kém đàn hồi, chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. Da trở nên mỏng và yếu hơn. Da bị sần sùi, dễ bị khô và ngứa. MÁCH BẠN CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ Bổ sung chất chống oxy hóa để chống lại sự phá hủy của gốc tự do Để chống lại quá trình oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa da, việc bạn cần làm là bổ sung chất chống oxy hóa, những chất có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Thông thường, cơ thể sẽ tự tiết ra chất chống oxy hóa tự nhiên nhưng càng lớn tuổi lượng chất này được sản sinh ngày càng ít. Một trong những chất chống oxy hóa luôn được các nhà khoa học nhắc đến là vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng bảo vệ da chống lại sự phá hủy của các gốc tự do, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, và giảm thiểu các vấn đề về da như dày sừng nang lông, hạn chế tình trạng khô ráp, sần sùi, cải thiện làn da sỉn màu do tiếp xúc với môi trường độc hại. Đặc biệt, nhờ đặc tính chống oxy hóa tích cực, vitamin C còn giúp giải quyết các rối loạn sắc tố da như nám, tàn nhang. Không những vậy, vitamin C còn làm tăng sản sinh collagen - chất keo liên kết mô quyết định độ đàn hồi của da. Đồng thời kích thích khả năng tự làm lành vết thương, thích hợp với những người thường bị sẹo do mụn. Bạn có thể cung cấp vitamin C cho da bằng cách thêm vào chế độ ăn các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C như cherry, đu đủ, dâu tây, cam, dưa lưới, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh… Ngoài ra, để bổ sung vitamin C cho da hiệu quả, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, serum, kem dưỡng toàn thân có chứa vitamin C hoặc bổ sung vitamin C cho da thông qua các sản phẩm bổ sung dạng ống. Chăm sóc da đúng cách để bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại từ môi trường Gợi ý chăm da đúng cách Song song với việc bổ sung chất chống oxy hóa, bạn cũng nên chú ý chăm da đúng cách để giảm thiểu tác hại của các yếu tố bên ngoài lên da: Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV bằng cách dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đồng thời chú ý che chắn kỹ lưỡng bằng cách mặc áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang khi ra ngoài lúc trời nắng. Làm sạch da nhẹ nhàng với các bước chăm da cơ bản. Chú ý rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần 1 ngày, nhất là sau khi vận động mạnh hoặc sau khi ra ngoài về để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, lớp trang điểm và các chất khác. Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để cấp ẩm cho da, giúp da luôn tươi tắn và rạng rỡ. Duy trì các thói quen lành mạnh - Cách chống lão hóa từ bên trong Bạn cũng nên chú ý các thói quen sau để tăng cường sức mạnh cho làn da từ bên trong: Duy trì chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, tránh các món ăn chứa nhiều đường hoặc các loại carbohydrate tinh chế bởi những thực phẩm này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp cải thiện tuần hoàn và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó mang lại cho làn da vẻ ngoài rực rỡ. Hạn chế uống rượu bia, bởi chất có cồn trong đồ uống này có thể khiến da mất nước, gây khô ráp theo thời gian, khiến da bị tổn thương. Bỏ hút thuốc nếu bạn có thói quen này. Hút thuốc làm tăng tốc độ lão hóa da, làm da xuất hiện nếp nhăn và xỉn màu, xạm đi.  

NGUY CƠ KHÁNG THUỐC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU KHÁNG SINH?
11

Th 10

NGUY CƠ KHÁNG THUỐC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU KHÁNG SINH?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuốc kháng sinh đã giúp thay đổi thế giới. Vi khuẩn hoạt động một cách đơn giản nhưng cũng có thể gây chết người. Mắc các bệnh nhiễm trùng đơn giản như viêm họng một lần thường cũng có thể dẫn tới vấn đề y tế suốt đời, nhưng nhờ có kháng sinh mà điều này giờ đây đã không còn xảy ra nữa. Mỗi ngày, kháng sinh có thể điều trị và cứu sống rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi - viêm màng não. Có những bệnh nhiễm trùng trước đây rất phổ biến và chưa thể điều trị như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tủy xương và viêm mô bào, nhưng giờ đây đã được trị khỏi nhờ kháng sinh. Vấn đề là: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng kháng sinh. Chúng ta càng sử dụng kháng sinh nhiều (đặc biệt là nếu sử dụng sai cách) thì nguy cơ kháng sinh mất đi hiệu quả của nó lại càng cao. Đặc biệt, nếu kháng sinh được dùng không đủ liều hoặc dùng với liều quá thấp, thì vi khuẩn sẽ biến đổi thành các chủng không bị ngăn chặn bởi kháng sinh. Kết quả là các thuốc kháng sinh đã từng có tác dụng lên loại vi khuẩn này, sẽ không còn tác dụng trên chính vi khuẩn đó nữa. Chúng ta có thể gặp nguy cơ kháng kháng sinh nếu chúng ta không cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh chúng ta đã có. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ THỂ TRÁNH DÙNG KHÁNG SINH KHI BẠN KHÔNG THỰC SỰ CẦN? Có rất nhiều cách để hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh được kê đơn: Thuốc kháng sinh cần phải nhắm mục tiêu điều trị một bệnh nhiễm trùng. Sử dụng bất kỳ kháng sinh cũ sẽ không có tác dụng. Phải sử dụng đúng loại kháng sinh mới giúp ích cho bạn. Và nếu bệnh nhiễm trùng bạn mắc phải do một loại virus hoặc ký sinh trùng hay nấm gây ra thì sẽ không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác sẽ kê đơn cho khi nào bạn cần một loại kháng sinh và loại nào bạn nên sử dụng. Do vậy, bạn không nên tự kê đơn và sử dụng kháng sinh cho mình. Tiêm phòng: Có nhiều loại vaccine phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến như bệnh viêm phổi và bệnh viêm màng não. Nhưng cũng có một số căn bệnh không phổ biến do vi khuẩn gây ra có thể sẽ bùng phát trở lại nếu không tiêm vaccine, như uốn ván hay bạch hầu. Vaccine cũng bảo vệ chống lại các bệnh do virus gây ra như bệnh cúm, thủy đậu hay zona mà có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm da. Giữ bàn tay sạch sẽ: Có thể ngăn chặn rất nhiều bệnh nhiễm trùng không chỉ là nôn mửa và tiêu chảy mà còn nhiều bệnh về đường hô hấp cũng do cả virus và vi khuẩn gây ra. Ho một cách vệ sinh: Ho vào khăn giấy dùng 1 lần hoặc khuỷu tay của tay áo của bạn có thể tránh lây lan vi khuẩn cho người khác. Đứng xa bất cứ ai đang ho từ 1m-1m5 có thể giúp bạn không bị ốm. Cũng phải cẩn thận không để chạm vào những thứ mà người bệnh đã chạm vào như tay nắm cửa họ chạm vào sau khi hắt hơi vào tay họ sẽ giúp giữ gìn sức khỏe của bạn. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN Dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc: Vi sinh vật là những sinh vật có những kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên chỉ có các bệnh do vi khuẩn gây ra thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác. Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cảm cúm, cảm lạnh: Các bệnh cảm lạnh, cúm hầu hết là các trường hợp viêm họng, viêm phế quản là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị trong trường hợp này.  Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm khoảng 20-30% các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh. Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc: Kháng sinh ngày nay đã được coi là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại và lây truyền qua người khác. Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân và bạn bè:  Không để dành thuốc kháng sinh cho lần ốm sau của bạn. Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn cho bạn dù bạn cảm thấy khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị quá sớm, một số vi khuẩn sống sót và lại gây lại bệnh. Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng, nếu bác sĩ của bạn khẳng định bạn không mắc bệnh do vi khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn. Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ.  

CHUYÊN GIA CẢNH BÁO: NHỮNG BỆNH KHÔNG NÊN UỐNG COLLAGEN
10

Th 10

CHUYÊN GIA CẢNH BÁO: NHỮNG BỆNH KHÔNG NÊN UỐNG COLLAGEN

  • admin
  • 0 bình luận

Các sản phẩm collagen hỗ trợ sắc đẹp đang trở nên phổ biến nhờ tác dụng trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng những sản phẩm này. Vậy những ai không nên uống collagen? Những bệnh không nên uống collagen là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.COLLAGEN LÀ GÌ? Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein. Đây là thành tố then chốt giúp xây dựng xương, cơ, da, gân, dây chằng và các mô liên kết khác của cơ thể. Ngoài ra, collagen còn được tìm thấy trong các cơ quan, mạch máu và niêm mạc ruột. 2.VAI TRÒ CỦA COLLAGEN ĐỐI VỚI CƠ THỂ Collagen là một loại protein với vai trò xây dựng nên các khối xương, da, cơ và gân. Vai trò chính của collagen bao gồm:  Cải thiện sức khỏe làn da. Tốt cho móng tay và tóc. Tăng khối lượng cơ bắp. Ngăn ngừa loãng xương. Cải thiện tình trạng đau khớp. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 3.THÀNH PHẦN CÓ TRONG COLLAGEN 3 axit amin chính tạo nên collagen là proline, glycine, và hydroxyproline. Các axit amin này nhóm lại với nhau tạo thành các sợi protein theo cấu trúc xoắn ba. Ngoài ra cơ thể cũng cần lượng vitamin C, kẽm, đồng và mangan thích hợp để tạo thành chuỗi xoắn ba, giúp phát triển cấu trúc xương, da… Theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể giảm đi, do đó câu trả lời cho câu hỏi có nên uống collagen không là có nếu bạn không gặp các tình trạng sức khỏe không nên uống dưới đây. 4.NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN UỐNG COLLAGEN Người mắc bệnh viêm loét dạ dày Viên uống collagen thường chứa các axit amin và các chất bổ sung khác tốt cho sức khỏe da và tóc như vitamin C, biotin hoặc kẽm. Trong khi đó vitamin C bản chất là một axit, khi đi vào cơ thể, nó làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn. Vì thế người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế và cẩn trọng khi sử dụng collagen. Phụ nữ mang thai và cho con bú Theo Thư viện Y Khoa quốc gia Hoa Kỳ, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào cho thấy collagen peptide an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó những đối tượng này chỉ nên bổ sung collagen thông thường qua thực phẩm trong chế độ ăn uống như thịt bò, nước xương hầm, đậu nành, đậu phụ, tảo spirulina, thịt gia cầm, thịt lợn, cá và trứng. Người đang dùng thuốc đặc trị Người mắc những bệnh không nên uống collagen cũng bao gồm ung thư, tiểu đường đang dùng thuốc đặc trị. Sự kết hợp giữa collagen và thuốc đặc trị có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm khác. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống collagen. Người mắc bệnh thận mãn tính Uống collagen có hại thận không? Một trong những bệnh không nên uống collagen mà bạn cần lưu ý đó là bệnh thận mãn tính. Bởi uống collagen có thể gây áp lực lên nội cầu thận và làm tăng lọc cầu thận, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.  Hơn nữa, trong thành phần collagen có chứa hydroxyproline, chất này có thể làm tăng bài tiết oxalate của nước tiểu và hình thành sỏi thận khi tiêu thụ với lượng lớn. Vì vậy, người mắc các vấn đề về thận nên cẩn trọng (hoặc không nên) uống collagen để tránh gia tăng áp lực cho thận. Người mắc bệnh gút Những người đang mắc bệnh gút cũng cần hạn chế tiêu thụ protein và không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen. 5.SAI LẦM KHI UỐNG COLLAGEN Ngoài những bệnh không nên uống collagen ở trên, bạn cũng cần tránh những sai lầm khiến cơ thể khó hấp thụ collagen, bao gồm: Lạm dụng collagen: bạn chỉ nên uống đủ lượng collagen phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì hoặc khuyến nghị từ bác sĩ. Bổ sung collagen quá trễ: sai lầm của nhiều người là chờ đến khi sau 30-40 tuổi hoặc khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa mới bổ sung collagen. Thực chất, bạn nên uống collagen từ sau 25 tuổi, để collagen phát huy hiệu quả từ sớm. Không uống collagen đều đặn: để thấy hiệu quả rõ rệt, bạn cần sử dụng collagen liên tục trong ít nhất 3 tháng. Việc ngưng uống collagen một thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt chất. Uống collagen sai thời điểm: thời điểm tốt nhất để sử dụng collagen là trước ăn sáng và trước khi ngủ 30 phút. Không bổ sung collagen tự nhiên: bạn không nên bỏ qua các thực phẩm giúp cơ thể tạo ra collagen một cách tự nhiên như thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng, đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây họ cam quýt.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: