CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

4 THÓI QUEN TỐT GIÚP THẬN LUÔN KHỎE MẠNH
28

Th 02

4 THÓI QUEN TỐT GIÚP THẬN LUÔN KHỎE MẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng đối với sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để thận khỏe mạnh hãy thực hiện 4 thói quen làm việc, sinh hoạt lành mạnh dưới đây: 1.UỐNG ĐỦ NƯỚC Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt đối với những người thận yếu thì đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ báo cáo, người bị bệnh không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận không đủ nước sẽ làm co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra bên ngoài. Vì vậy chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày. Mỗi ngày cơ thể cần 2-2,5l nước, tùy theo sức khỏe tổng thể, giới tính, trọng lượng cơ thể và hoạt động của người đó. Với những người chơi thể thao, lao động nặng, ra mồ hôi nhiều thì cần bổ sung nhiều nước hơn. Ngoài nước lọc ra, có thể tăng cường thêm một số loại nước trái cây tươi như nước dưa hấu, táo, dâu tây… rất giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho thận và đặc biệt cần tránh xa các loại nước ngọt có ga, vì lượng đường và phốt pho trong các loại nước này sẽ thúc đẩy bài tiết canxi ra bên ngoài, gia tăng áp lực cho thận, dễ sinh sỏi thận. Lưu ý, với những người đã từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai. 2.KIỂM SOÁT CÂN NẶNG PHÙ HỢP Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Tránh thừa cân béo phì, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh. 3.KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT, THEO DÕI HUYẾT ÁP Với những người bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ làm tổn thương thận. Một khi các tế bào của cơ thể không sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu bản thân kiểm soát đường trong máu thì có thể giảm được nguy cơ gây hại cho thận. Bên cạnh đó chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý thì cần thăm khám định kỳ. Khi phát hiện sớm, bác sĩ có cách để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương ở thận. Tương tự, huyết áp cao là yếu tố sẽ kéo theo các hệ lụy sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, hoặc cholesterol tăng cao, gây tổn thương đến thân. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. 4.HẠN CHẾ SỬ DỤNG RƯỢU BIA Rượu bia là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải các độc tố ra bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Vì vậy hãy bỏ thói quen uống nhiều rượu bia để bảo vệ thận. Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận. Cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất , đồng thời hạn chế các thức ăn, chất gây hại cho thận.  

5 DẤU HIỆU PHỔ BIẾN CẢNH BÁO THIẾU HỤT VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU
28

Th 02

5 DẤU HIỆU PHỔ BIẾN CẢNH BÁO THIẾU HỤT VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau và một số triệu chứng thể chất phổ biến có thể chỉ ra những chất dinh dưỡng nào thiết yếu…. Dưới đây là một số cảnh báo khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất bạn cần biết: 1.MÓNG TAY GIÒN BIỂU HIỆN CƠ THỂ THIẾU PROTEIN HOẶC SẮT Móng tay giòn dễ gãy, nứt, có vẻ ngoài gồ ghề,... có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu protein hoặc sắt. Keratin là một loại protein giúp hình thành tóc, móng và lớp ngoài của da. Chế độ ăn thiếu protein có thể khiến móng mềm và giòn. Sắt góp phần đáng kể vào quá trình vận chuyển oxy trong máu và trong trường hợp thiếu hụt, sắt sẽ dẫn đến tình trạng cung cấp oxy không đủ cho móng, dẫn đến tình trạng móng giòn và dễ gãy. Đối với protein, hãy bổ sung trứng, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa đậu nành, đậu lăng và các loại hạt. Đối với sắt, bổ sung rau bina, củ cải đường, thịt đỏ, cá, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường… 2.BỊ GIẬT MÍ MẮT HOẶC CHÂN TAY CẢNH BÁO THIẾU MAGIE Co giật không tự chủ thường xuyên, đặc biệt là ở mí mắt hoặc tay chân, có thể là tình trạng thiếu magie. Magie đóng vai trò thiết yếu trong chức năng cơ, dẫn truyền thần kinh và cân bằng điện giải. Khi magie ở mức độ thấp, các tế bào thần kinh trở nên hoạt động quá mức, dẫn đến co thắt cơ hoặc co giật. Bổ sung các loại thực phẩm như hạt và hạt giống (hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô), rau lá xanh đậm, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp khoáng chất cho cơ thể này. 3.TIẾNG KÊU Ở KHỚP CÓ THỂ DO THIẾU VITAMIN D3 VÀ CANXI Tiếng kêu lục cục hoặc lạo xạo ở các khớp có thể do thiếu hụt vitamin D3 và canxi. Canxi rất cần thiết cho độ cứng khớp, trong khi vitamin D3 giúp hấp thụ canxi. Thiếu hụt sẽ dẫn đến xương khớp và sụn yếu hơn do đó gây ra tiếng lạo xạo từ các khớp khi di chuyển. Các sản phẩm từ sữa, hạt vừng, rau lá xanh, và hạnh nhân rất giàu canxi. Một số thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm… 4.TÓC BẠC SỚM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU VITAMIN B12 VÀ ĐỒNG Tóc bạc sớm thường liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và đồng, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất melanin, sắc tố quyết định màu sắc. Đồng thời cũng giúp tổng hợp melanin và tình trạng thiếu hụt đồng có thể dẫn đến bạc tóc sớm. Các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt và ngũ cốc tăng cường rất giàu vitamin B12. Đối với đồng, hãy ăn các loại hạt, hạt giống, động vật có vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu. 5.DỄ BỊ BẦM TÍM CẢNH BÁO THIẾU VITAMIN C VÀ VITAMIN K1 Nếu bạn thấy vết bầm tím thường xuyên xuất hiện mà không có chấn thương đáng kể, thì có thể là do thiếu vitamin C và K1. Vitamin C rất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, giúp mạch máu khỏe mạnh. Vitamin K1 rất quan trọng đối với quá trình đông máu và thiếu vitamin K1 có thể dẫn đến bầm tím và chảy máu quá nhiều. Trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây, và ổi rất giàu vitamin C. Rau lá xanh, bông cải xanh, bắp cải và đậu nành rất giàu vitamin K1.  

KINH NGHIỆM VÀNG CHỌN BỘT ĂN DẶM CHO BÉ
26

Th 02

KINH NGHIỆM VÀNG CHỌN BỘT ĂN DẶM CHO BÉ

  • admin
  • 0 bình luận

Bột ăn dặm là loại bột được chiết xuất từ rau, củ, quả… giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, B, D, C… và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Khi lựa chọn bột ăn dặm cho bé yêu nhà mình, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thành phần dinh dưỡng, hương vị, kết cấu của bột cũng như độ tuổi của con. Vậy cụ thể lựa chọn là như thế nào? Bột ăn dặm loại nào tốt? 1.TIÊU CHÍ CHỌN BỘT ĂN DẶM CHO BÉ Thành phần dinh dưỡng Bột ăn dặm không chỉ cần có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, mà còn phải cân bằng thành phần dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện. Nhiều mẹ bỉm khi mua bột ăn dặm thường thích chọn sản phẩm có hàm lượng các chất thật cao, thật nhiều thành phần. Thế nhưng nhiều không hẳn là tốt đâu ạ. Thay vì chỉ tập trung những loại bột có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mẹ hãy lắng nghe con và lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con. Bởi hàm lượng dinh dưỡng quá cao sẽ khiến hệ tiêu hóa của con bị quá tải, không hấp thu được hết chất dinh dưỡng, gây ra thừa chất, béo phì, thừa canxi, đi ngoài hoặc táo bón… Ở tuổi ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là: Năng lượng: Bé từ 6 tháng tuổi cần 710 kcal năng lượng mỗi ngày. Protein: Bé từ 6 tháng tuổi có nhu cầu protein từ 21-25g/ ngày. Lipid: Bé từ 6 tháng cần 40-60% lượng lipid từ năng lượng ăn vào. Tỷ lệ lipid động và thực vật nên đạt mốc 70% và 30%. Nhu cầu vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin tan trong nước (vitamin B, C, B6, B9, B12), vitamin tan trong dầu (vitamin A, D) và các khoáng chất (canxi, sắt, kẽm). Mẹ nên tính tổng hàm lượng dinh dưỡng ghi trên vỏ hộp, sau đó chia nhỏ theo từng ngày để chọn được bột ăn dặm có hàm lượng dinh dưỡng không vượt quá các chỉ số được khuyến cáo. Mùi vị bột ăn dặm Cũng giống như các loại sữa công thức, khi bé bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, mẹ nên chọn bột ăn dặm được chế biến từ các loại gạo, ngũ cốc, trái cây có vị gần với sữa mẹ để bé dễ làm quen nhanh hơn, không bị lạ bột, tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Kết cấu bột Trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh, bé chủ yếu ti sữa mẹ, chưa học được kỹ năng nhai nuốt. Bột ăn dặm có kết cấu không mịn rất dễ làm bé bị hóc, cản trở quá trình tiêu hóa của con. Mẹ ưu tiên chọn kết cấu dạng bột mềm mịn, không “lợn cợn”, giúp con dễ nuốt, dễ hấp thu, tiêu hóa cũng như nhanh chóng thích nghi với thói quen ăn dặm. Nguồn gốc Trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn dặm cho bé khác nhau, nhưng không phải thương hiệu nào cũng đảm bảo chất lượng đâu mẹ ạ! Mẹ nên ưu tiên chọn bột ăn dặm của các thương hiệu nổi tiếng, có bề dày lịch sử trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tính toán chính xác về nhu cầu dinh dưỡng cho bé. 2.KINH NGHIỆM CHỌN BỘT ĂN DẶM CHO BÉ Chọn bột ăn dặm ngọt trước, mặn sau Bột ăn dặm ngọt và mặn không quá khác nhau về thành phần dinh dưỡng, hai loại bột này đều cung cấp cho cơ thể tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp bé phát triển toàn diện. Vậy điểm khác nhau của hai loại bột ăn dặm này là gì? Câu trả lời cho mẹ đây ạ: Bột ăn dặm ngọt: Có nguồn đạm chính từ sữa, vị ngọt gần giống như sữa mẹ, được chế biến từ bột gạo, bột yến mạch. Để tạo nên nhóm dinh dưỡng tổng hợp cung cấp đủ cho sự phát triển của bé yêu, bột ăn dặm ngọt được kết hợp cùng với các loại thành phần khác nhau như: rau củ, quả, trái cây… Bột ăn dặm mặn: Đạm trong bột ăn dặm mặn là loại đạm động vật (thịt, cá, hải sản) kết hợp với tinh bột và rau củ, quả để tạo nên vị mặn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, giai đoạn 5-6 tháng tuổi là thời điểm mẹ cho bé ăn dặm được rồi. Trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, dạ dày có khả năng tiết ra enzyme amylaze để tiêu hóa tinh bột. Mẹ có thể tham khảo cách chọn bột ăn dặm theo độ tuổi của con theo hướng dẫn sau:  

THIẾU MÁU NÃO NÊN ĂN GÌ CHO TỐT?
26

Th 02

THIẾU MÁU NÃO NÊN ĂN GÌ CHO TỐT?

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu máu não không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh mà còn dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Mức độ nguy hiểm của thiếu máu não phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh, và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), thiếu máu não là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Não bộ tiêu thụ tới 20% lượng oxy của cơ thể, do đó tình trạng thiếu oxy lên não rất nguy hiểm. Chỉ cần 10s không nhận đủ máu, các mô não sẽ bắt đầu rối loạn, và nếu tình trạng này kéo dài 10 phút, tế bào thần kinh sẽ chết dần đi. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột tử, với tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50%. Những người may mắn sống sót sau đột quỵ thường phải chịu đựng các di chứng nghiêm trọng như mất giọng, suy giảm trí nhớ, liệt một bên hoặc toàn thân… THIẾU MÁU NÃO CẦN LÀM GÌ? Để điều trị thiếu máu não hiệu quả, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế sớm, ngay khi thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, đau đầu… Một số loại thuốc điều trị máu lên não có tác dụng chính là tăng lưu lượng máu lên não. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định và kiên trì sử dụng thuốc để đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thuốc đông y không rõ nguồn gốc mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây ra triệu chứng thiếu máu não để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. NGƯỜI THIẾU MÁU NÃO NÊN ĂN GÌ? Người được chẩn đoán có dấu hiệu thiếu máu não cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Chế độ này nên kết hợp cân đối giữa các thực phẩm từ động vật và thực vật. Cụ thể, người bệnh thiếu máu não cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm sau: -Thịt bò: Thịt bò chứa nhiều sắt, giàu đạm, và giàu vitamin nhóm B như B2, B6, B12 giúp cung cấp oxy cho các tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu trong cơ thể. -Cá hồi: Là thực phẩm giàu sắt, đạm, axit béo không no, cùng các khoáng chất như canxi, photpho, kẽm và vitamin A, D, B6, B12. Đây là những dưỡng chất đặc biệt tốt cho hoạt động của não. -Các loại hải sản: Hải sản không chỉ giàu vitamin B12, sắt và kẽm mà còn chứa nhiều axit amin thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng. Điều này giúp quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não diễn ra thuận lợi hơn. -Lòng đỏ trứng gà: Giàu đạm, canxi, sắt và photpho, có giá trị sinh học cao. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tái tạo máu của cơ thể. -Cải bó xôi: Đây là loại rau giàu chất sắt, axit folic, vitamin B12, giúp hỗ trợ quá trình tạo máu và cung cấp oxy cho cơ thể. -Bông cải xanh: Chứa nhiều chất sắt, chất xơ, cùng với vitamin A, C   

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: