Th 02
Biểu đồ tăng trưởng gồm một loạt các đường cong phần trăm minh họa cho sự thay đổi số đo của cơ thể. Tại Hoa Kỳ, biểu đồ tăng trưởng của trẻ em đã được các bác sĩ nhi khoa, y tá và các bậc phụ huynh sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên từ năm 1977. 1.BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ CÓ THỂ CHO CHÚNG TA BIẾT ĐIỀU GÌ? Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của trẻ. Theo cách so sánh các số đo, cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé với số đo của những trẻ khác cùng tuổi, cùng giới tính, và với những số đo tương tự từ những lần kiểm tra trước. Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định xem em bé có đang phát triển một cách khỏe mạnh hay không. Mặc dù các biểu đồ tăng trưởng hiện tại đã được cải thiện hơn trước đó, nhưng chúng không phải là điều bắt buộc với mọi trẻ. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng về tỷ lệ phần trăm của trẻ. Điều quan trọng nhất là trẻ đang phát triển với tốc độ ổn định, phù hợp theo thời gian, chứ không phải trẻ đang phát triển trùng khớp với biểu đồ tăng trưởng chung của những đứa trẻ khác. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các bác sĩ nên sử dụng các biểu đồ của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) trong 24 tháng đầu đời của trẻ. Các phép đo trong biểu đồ của WHO dựa trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh có chiều dài được đo khi chúng nằm. Sau 2 tuổi, các bác sĩ thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC, các biểu đồ này tương tự nhưng dựa trên các dữ liệu khác nhau. Các biểu đồ từ hai tổ chức này đơn vị chiều dài được tính bằng inch và cm, còn trọng lượng tính bằng pound và kg. Cả hai biểu đồ sử dụng tỷ lệ phần trăm, so sánh mức trung bình của trẻ em được chia nhỏ theo độ tuổi. 2.PHẦN TRĂM TRONG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CÓ Ý NGHĨA LÀ GÌ? Điều này dễ giải thích nhất bằng ví dụ. Nếu con gái 3 tháng tuổi của bạn ở phân vị thứ 40 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 40% bé gái 3 tháng tuổi có cân nặng bằng hoặc thấp hơn bé và 60% có cân nặng cao hơn bé. Số phần trăm càng cao thì bé càng lớn hơn so với những bé khác cùng tuổi. Nếu ở phân vị thứ 50 cho chiều cao, điều đó có nghĩa là em bé có mức chiều cao trung bình so với độ tuổi. 3.TRẺ Ở PHÂN VỊ THỨ 25 TRONG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CÓ ĐÁNG LO HAY KHÔNG? Phần trăm biểu đồ tăng trưởng không giống như chấm điểm ở trường học. Phần trăm thấp hơn không có nghĩa là có bất cứ điều gì không đúng với trẻ. Giả sử cả bố và mẹ đều thấp hơn mức trung bình và trẻ lớn lên có cùng tầm vóc với bố mẹ. Điều đó hoàn toàn là bình thường nếu bé luôn đứng ở vị trí thứ 10 về chiều cao và cân nặng khi lớn lên. Điều quan trọng cần nhớ là bác sĩ đang theo dõi sự phát triển của bé như thế nào, chứ không phải chỉ trẻ đạt được bao nhiêu phần trăm. Trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, trong thời gian đó trẻ có thể tăng thêm một chút xíu cân nặng hoặc chiều cao. Những tháng sau, trẻ có thể chỉ phát triển một phần nhỏ so với trước đó. Bác sĩ sẽ lưu ý các đỉnh và vùng lõm riêng lẻ trong biểu đồ tăng trưởng, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào mô tăng trưởng tổng thể. 4.KHI NÀO BẠN NÊN LO LẮNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ? Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể khiến bạn lo lắng nếu phân vị của bé thay đổi đáng kể. Ví dụ, nếu bé thường xuyên ở khoảng phân vị thứ 50 về cân nặng sau đó đột ngột giảm xuống xuống thứ 15, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu xem lý do tại sao. Có thể có một lý do liên quan đến y tế cho sự thay đổi cần được đánh giá thêm. Một bệnh nhẹ hoặc thay đổi trong cách ăn uống của bé có thể khiến bé giảm ít hơn, trong trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi sự phát triển của bé chặt chẽ trong một thời gian. Nếu trẻ không bị ốm nhưng tăng cân chậm lại trong khi vẫn phát triển chiều cao, bác sĩ có thể đề nghị tăng số lần bú cho trẻ. Bạn có thể phải thăm khám thường xuyên hơn để đảm bảo rằng trẻ bắt đầu tăng cân trở lại bình thường. Tuy nhiên, cũng có những lúc tăng hoặc giảm nhanh hơn bình thường lại là 1 điều tốt. Ví dụ, nếu trẻ nhẹ cân, đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đang tăng chiều cao nhanh hơn một chút. Ngoài ra, chỉ số tăng trưởng không phải lúc nào cũng là lý do để lo lắng. Ví dụ, nếu trẻ rất thấp và cả bố mẹ đều tương đối thấp, thì việc trẻ ở mức thấp nhất 5% là phù hợp. Nhưng nếu trẻ rất thấp và cả bố mẹ đều có chiều cao trung bình trở lên, hoặc là nếu trẻ rất mảnh mai và cả bố mẹ đều có cân nặng trung bình trở lên thì bác sĩ cần xem có vấn đề gì về sự phát triển của trẻ hay không. Ngoài ra, nếu trẻ nằm trong nhóm 5% có cân nặng cao nhất, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của trẻ và tư vấn cho bạn về việc ăn của trẻ, để đảm bảo trẻ không bị béo phì. Nếu số đo vòng đầu của trẻ nhiều hơn so với mức trung bình, bác sĩ cần kiểm tra để chắc chắn rằng não của trẻ đang tăng trưởng, và phát triển bình thường,vì sự phát triển não bộ của trẻ được phản ánh qua kích thước hộp sọ. Nếu chu vi vòng đầu của trẻ lớn hơn nhiều so với mức trung bình, trẻ sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo rằng trẻ không có dịch não tủy dư thừa trong não, một tình trạng gọi là não úng thủy. 5.CÂN NẶNG LÚC SINH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG? Cân nặng khi sinh dường như ít quan trọng hơn bạn nghĩ, trong việc phát triển của trẻ. Không phải trọng lượng trẻ sơ sinh, mà gen mới là yếu tố xác định kích thước lúc trưởng thành. Những em bé nhỏ nhắn khi sinh đôi phát triển nhanh hơn, và những em bé lớn hơn lúc sinh có thể trở nên nhỏ bé theo năm tháng. Cha mẹ của một đứa trẻ là chỉ số đánh giá tốt nhất để so sánh sự phát triển của trẻ. Có nhiều khả năng, trẻ sẽ phát triển và rất có thể, trẻ cũng sẽ đạt được chiều cao, cân nặng tương tự như bố mẹ khi trưởng thành.
Th 02
Trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều trường hợp sữa mẹ bỗng nhiên ít dần hoặc mất sữa cho bé bú. Tình trạng này khiến mẹ không tránh khỏi lo lắng phải làm sao để bảo đảm dinh dưỡng cho con. VÌ SAO SỮA MẸ TỰ NHIÊN ÍT DẦN? Việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng thuận lợi, sẽ có những trường hợp như sữa mẹ “chậm về”, cơ địa ít sữa hoặc mẹ không có đủ sữa cho con bú nhưng sau đó sữa lại ít dần hoặc giảm đột ngột. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể đến từ một trong những vấn đề sau: Mẹ bị căng thẳng: Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Cũng tương tự, khi mẹ bị căng thẳng thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng sữa mẹ. Tần suất bú mẹ quá ít: Theo cơ chế cung cầu, quá trình bú mẹ sẽ giúp tuyến vú kích thích sản xuất thêm sữa. Ngược lại, nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên và đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của tuyến vú. Chế độ ăn uống chưa hợp lý- cân đối: Nếu mẹ ăn uống chưa hợp lý và uống quá ít nước cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hàm lượng sữa mẹ. Thay đổi hormone: Các thay đổi hormone, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, hoặc sau khi ngừng cho con bú, có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa. Mất cân bằng các hormone như prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa) và oxytocin (hormone giúp tiết sữa) có thể làm giảm sản lượng sữa. Vấn đề về núm vú hoặc vú: Các vấn đề như nhiễm trùng vú, đau núm vú hoặc ống dẫn sữa có thể làm cho việc cho con bú đau đớn và không hiệu quả, dẫn đến giảm sản lượng sữa. Ngừng cho bú: Việc ngừng cho bú dần dần hoặc dừng đột ngột có thể làm giảm sản lượng sữa, vì cơ thể phản ứng với việc nhu cầu bú giảm. Trở lại công việc hoặc thay đổi thói quen: Khi mẹ quay lại công việc hoặc thay đổi thói quen, việc cho con bú hoặc vắt sữa có thể giảm, dẫn đến giảm sản lượng sữa. Ngừng cho bú: Việc ngừng cho bú dần hoặc dừng đột ngột có thể làm giảm sản lượng sữa, vì cơ thể phản ứng với việc nhu cầu bú giảm. Nguyên nhân đến từ bệnh lý: Khi người mẹ bị bệnh, cơ thể phần nào sẽ ưu tiên sử dụng dưỡng chất để phục hồi sức khỏe, điều này có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng và lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, một số bệnh lý nghiêm trọng cũng đã được chứng minh rằng có tác động đến chất lượng sữa mẹ như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường… Các nguyên nhân khác: mẹ hút thuốc, uống rượu, dùng một số loại thuốc điều trị… góp phần ảnh hưởng đến sữa mẹ. Khi bé chưa đến tuổi ăn dặm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Do đó, khi sữa mẹ đột nhiên ít dần, bé sẽ có nguy cơ thiếu đi những dưỡng chất quan trọng, từ đó góp phần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch khiến cho bé tiêu hóa kém, dễ ốm vặt. Một trong những chìa khóa then chốt chính là do sữa mẹ có các lợi khuẩn (probiotics) và thức ăn khoái khẩu của chúng là chất xơ (prebiotics). Bé bú mẹ thường nhận được các lợi khuẩn quan trọng như Lactobacillus và Bifidobacterium. Đồng thời bé được bổ sung đa dạng các HMO và chức năng như một prebiotic có vai trò là thức ăn cho lợi khuẩn, giúp tối ưu sự phát triển lợi khuẩn. Lợi khuẩn và HMO là 2 thành phần quan trọng của sữa mẹ có ảnh hưởng đến sự cân đối của hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bị gián đoạn vì sữa mẹ ít dần có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa dẫn đến các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón… từ đó trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm hơn. Vì vậy, khi gặp sự cố sữa mẹ ít dần và không đủ khả năng cho bé bú, giải pháp cứu nguy mà mẹ có thể nghĩ tới là chọn cho con nguồn dinh dưỡng bổ sung được phát triển với các thành phần dựa trên nền tảng sữa mẹ, bao gồm HMO và lợi khuẩn, nhằm tối ưu hóa sự phát triển và tiêu hóa của trẻ. Qua đó, giúp ba mẹ giảm sốt ruột, lo lắng vì sợ con thiếu chất. CÔNG THỨC CỨU NGUY CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA CON Khi sữa mẹ ít dần, một số mẹ có thể cải thiện nguồn sữa bằng cách cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn, đảm bảo bé ngậm vú đúng cách, các món ăn hỗ trợ cho quá trình tiết sữa. Tuy nhiên, nếu không thay đổi được tình hình chẳng hạn như những mẹ không thể cho con bú bởi bệnh lý hay mẹ không đủ sữa trong một khoảng thời gian dài, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để có giải pháp phù hợp. Lúc này, điều quan trọng là mẹ cần chọn sữa công thức có đa dạng HMO với hàm lượng phù hợp, đạm whey giàu alpha - lactalbumin - loại đạm giúp bé dễ tiêu hóa hấp thu với hàm lượng 2,2g/l (gần với sữa mẹ khi hàm lượng này trong sữa mẹ là 2-3 g/l), các chất xơ hòa tan GOS, FOS tăng quân số lợi khuẩn, giảm các vi khuẩn có hại, cùng với đó là bổ sung 2 tỷ lợi khuẩn BB-T2M và LGGTM. Công thức sữa có chứa các thành phần này giúp trẻ dễ tiêu hóa, từ đó hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Th 02
Ở giai đoạn 1 tuổi, bé đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Bé bắt đầu biết nói, đi và khám phá thế giới xung quanh. Do đó, việc xây dựng một lịch trình sinh hoạt cho bé 1 tuổi và khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. ĐẶC ĐIỂM SINH HOẠT CỦA BÉ 1 TUỔI Để có thể tập lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của bé trong giai đoạn này. Dưới đây là một số đặc điểm mà ba mẹ cần lưu ý khi tập lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi: Giấc ngủ: Bé 1 tuổi cần ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày, trong đó giấc ngủ trưa ngắn 30 phút đến 1 tiếng và không còn giấc ngủ sáng. Ngủ là thời gian quan trọng để bé nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ nên tạo cho bé một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và mát mẻ. Ăn uống: Bé 12 tháng ngày nên ăn mấy bữa? Bé 1 tuổi có thể ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm. Bé nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Thức ăn của bé nên bao gồm thực phẩm đa dạng, giàu dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi của bé. Về lượng sữa thì bé 1 tuổi bú bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia, trẻ có thể uống khoảng 473ml sữa, chia ra 3-4 cữ bú mỗi ngày. Vệ sinh cơ thể: Bé 1 tuổi có thể tự vệ sinh cá nhân với một số việc đơn giản như rửa tay, đánh răng… Cha mẹ nên khuyến khích bé tự vệ sinh cá nhân để giúp bé hình thành những thói quen tốt. Hoạt động thể chất: Bé 1 tuổi cần được vận động thường xuyên để phát triển cơ xương và tăng cường sức khỏe. Cha mẹ nên dành thời gian chơi đùa cùng bé, đưa bé đi dạo hoặc cho bé tham gia các hoạt động thể chất khác. LƯU Ý KHI TẬP LỊCH SINH HOẠT CHO BÉ 1 TUỔI Lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi là điều quan trọng, nhưng cha mẹ cần lưu ý những điều sau để lịch sinh hoạt đạt hiệu quả tốt nhất: Lập lịch sinh hoạt càng sớm càng tốt, ngay từ khi bé bắt đầu 1 tuổi. Điều này giúp bé quen dần với lịch sinh hoạt và dễ dàng thích nghi hơn. Lịch sinh hoạt cần linh hoạt, có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của bé. Mỗi bé sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau, vì vậy cha mẹ cần linh hoạt điều chỉnh lịch sinh hoạt cho con. Cha mẹ cần kiên nhẫn thực hiện lịch sinh hoạt, tránh ép buộc. Nếu bé không đồng ý thực hiện, cha mẹ không nên ép buộc bé. Hãy kiên trì thực hiện lịch sinh hoạt, dần dần bé sẽ quen và thích nghi. Dưới đây là một số mẹo giúp ba mẹ lập lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi: Tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của bé: Cha mẹ có thể quan sát bé để tìm hiểu nhu cầu và sở thích của bé. Ví dụ bé thích ngủ bao nhiêu tiếng một ngày, bé thích ăn những món gì, bé thích chơi những trò gì… Lập lịch sinh hoạt theo từng ngày: Cha mẹ nên lập lịch sinh hoạt theo từng ngày để dễ dàng theo dõi và thực hiện. Treo lịch sinh hoạt ở nơi dễ dàng nhìn thấy: Điều này giúp bố mẹ dễ dàng nắm được lịch sinh hoạt của bé. Tạo môi trường thoải mái cho bé: Cha mẹ nên tạo môi trường thoải mái cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi thực hiện lịch sinh hoạt.
Th 02
Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt. Các loại hạt mang lại lợi ích cho sức khỏe và có vai trò trong việc phòng ngừa một số loại bệnh. Các loại hạt rất giàu chất béo có lợi cho tim, vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hạt đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Các loại hạt có hàm lượng protein cao nhất: Đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân và quả hồ trăn. Các loại hạt có hàm lượng chất béo cao nhất: Hạt thông và quả óc chó. Các loại hạt có chất béo không bão hòa cao nhất: Quả phỉ, hạt macca, quả hồ đào, quả hạch Brazil, và hạt thông. Các loại hạt có hàm lượng carbohydrate cao nhất: Hồ đào. Mặc dù một số loại có nhiều chất dinh dưỡng cao hơn những loại khác nhưng nhiều người thắc mắc điều gì thực sự xảy ra với cơ thể khi ăn nhiều các loại hạt hằng ngày, ai nên ăn hạt thường xuyên và ai nên tránh ăn hạt? 1.NGƯỜI BỊ DỊ ỨNG KHÔNG NÊN ĂN HẠT Những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh các loại hạt cây, kể cả lạc (đậu phộng). Dị ứng hạt là một phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể đối với các protein có trong hạt. Mặc dù hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người bị dị ứng, chúng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi một người bị dị ứng hạt phải ăn hoặc tiếp xúc với hạt, hệ miễn dịch của họ sẽ lầm lẫn các protein có trong hạt là chất gây hại và sản sinh ra kháng thể IgE. Kháng thể này sẽ kích hoạt các tế bào trong cơ thể giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác, gây ra phản ứng dị ứng. 2.NGƯỜI MẮC BỆNH SỎI THẬN NÊN HẠN CHẾ ĂN HẠT Những người bị sỏi thận nên hạn chế các loại hạt có nhiều oxalat, oxalat là một chất tự nhiên có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành các tinh thể oxalat canxi, là thành phần chính của sỏi thận. Việc tiêu thụ quá nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc làm cho sỏi thận lớn hơn. Một số loại hạt chứa nhiều purin, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Lượng acid uric tăng cao có thể dẫn đến hình thành sỏi thận loại urat. Nhiều loại hạt như hạt bí, đậu phộng, hạt điều chứa hàm lượng oxalat khá cao. 3.NGƯỜI MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH NÊN TRÁNH ĂN HẠT Hạt là một loại thực phẩm dinh dưỡng cung cấp nhiều protein, chất xơ và các chất béo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh thận mạn tính, việc tiêu thụ hạt cần phải hết sức thận trọng, nhất là những loại hạt chứa hàm lượng photpho cao. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải photpho của thận cũng giảm theo.