CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM
24

Th 10

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ. Tuổi dậy thì bình thường và khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt và không dư thừa calo thường sẽ khoảng từ 9-14 tuổi ở bé trai và 8-13 tuổi ở bé gái. Nhưng thực tế, ngày càng có nhiều bé gái phát triển trước 8 tuổi, độ tuổi trung bình có kinh nguyệt lần đầu là dưới 10 tuổi. Thông thường dậy thì sớm ở bé gái thường phổ biến hơn bé trai. 1.MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẾ ĐỘ ĂN VÀ DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ Dậy thì sớm là dấu hiệu của lão hóa sớm. Dậy thì sớm không phải do một yếu tố duy nhất gây ra. Hệ thống thần kinh và nội tiết tố kiểm soát sự khởi đầu của tuổi dậy thì rất phức tạp nhưng nghiên cứu đã xác định một số yếu tố và môi trường sống góp phần dẫn đến dậy thì sớm. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là chế độ ăn uống có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến nội tiết tố của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ tránh được hiện tượng dậy thì sớm, cần đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ và duy trì lâu dài. Nghiên cứu đã cho thấy, dậy thì sớm ở cả bé trai và bé gái do chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn nhiều thịt, thực phẩm đã qua chế biến,... có liên quan đến chứng đau bụng kinh sớm hơn trong khi ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát dục. Hoạt động của hormone tăng sớm và nhiều hơn sẽ dẫn đến dậy thì sớm hơn. Trẻ em có chế độ ăn ít chất dinh dưỡng (dựa trên phân tích các chất lượng dinh dưỡng đa lượng, vitamin, khoáng chất và một số thực phẩm nguyên chất) có xu hướng bước vào tuổi dậy thì sớm hơn. Chất béo dư thừa tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì góp phần phát triển giới tính sớm. Nhiều nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa trẻ thừa cân với dậy thì sớm và dinh dưỡng ở bé gái. Một loại hormone nam gọi là androstenedione được tạo ra ở tuyến thượng thận và buồng trứng được chuyển hóa trong tế bào mỡ thành estrogen. Tế bào mỡ giống như nhà máy sản xuất estrogen. Khi cân nặng tăng lên thì nồng độ hormone cũng tăng theo. Chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi mức độ hormone insulin, leptin và estrogen, những yếu tố này được cho là nguyên nhân khiến số trẻ dậy thì sớm tăng nhanh do béo phì. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn chuyển đổi acid mật thành hormone giới tính. Thành ruột sau đó sẽ hấp thụ các hormone này và đưa chúng vào máu. Gan sản xuất acid mật để tiêu hóa chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo tạo ra nhiều acid mật được chuyển hóa thành hormone giới tính. Ngoài ra, không hoạt động có thể làm giảm mức độ melatonin, làm ảnh hưởng đến các tín hiệu trong não kích thích sự phát triển ở độ tuổi dậy thì. 2.CÁC DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO CƠ THỂ TRẺ TUỔI DẬY THÌ Ngay từ nhỏ, chế độ ăn của trẻ nên bao gồm nhiều loại thực phẩm thực vật tự nhiên nhất có thể, bao gồm rau xanh, bí ngô, cà rốt, cà chua, hành tây, nấm, các loại hạt, quả bơ, đậu, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Quan trọng nhất là cần duy trì chế độ ăn này cho tới khi trẻ dậy thì và bước qua tuổi trưởng thành. Điều này có nghĩa là ăn uống lành mạnh cần được duy trì suốt đời. Ở độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Một chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng để giúp trẻ giảm thiểu bệnh lý cũng như các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên chuẩn bị cho bé 1 thực đơn hằng ngày phong phú, giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho bé. Tuổi dậy thì là giai đoạn bé cần nhiều năng lượng nhất, cụ thể là cung cấp năng lượng từ lượng calo có trong các thực phẩm. Trong độ tuổi dậy thì, trung bình 1 bé gái cần 2200 kcal, bé trai cần bổ sung 2800 kcal. Protein - chất đạm: Là một dưỡng chất không thể thiếu giúp bé phát triển. Cung cấp protein cho trẻ bằng các thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, phô mai, tôm, cá. Carbohydrate: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cùng tinh bột giúp cung cấp carbohydrate cũng rất cần thiết cho giai đoạn này, ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai đậu, mì… Lipid-chất béo: Là một trong những nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Góp phần cấu tạo các tế bào thần kinh, hormone… Nên chọn cho trẻ các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu dừa, dầu gan cá, quả bơ… Vitamin và khoáng chất: Đây là nhóm thiết yếu cho cơ thể trẻ tuổi dậy thì cũng như mỗi chúng ta. Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin và khoáng chất mà nhờ việc hấp thu qua thực phẩm đa dạng mỗi ngày. Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để có đủ lượng vitamin và  khoáng chất cho cơ thể. Các khoáng chất cần thiết quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì như natri, canxi, kali, magie, photpho, selen, sắt, mangan… Sắt: Đây là một vi chất đặc biệt không thể bỏ qua trong giai đoạn dậy thì của trẻ. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu, mang oxy đi khắp cơ thể. Nhất là với bé gái, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng dễ dẫn tới mất máu, vì vậy cần bổ sung sắt kịp thời. Các thực phẩm giàu và protein như thịt, trứng, cá, các loại hạt… nên đưa vào bữa ăn hằng ngày của trẻ. Canxi: Cần thiết cho sự phát triển chiều cao vượt trội của trẻ khi có sự kết hợp của vitamin D, trung bình mỗi trẻ ở tuổi dậy thì cần từ 1.200mg canxi mỗi ngày. Kẽm: Tác động vào sự hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể.  Magie: Cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa, ngoài ra còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe của xương. Selen: Giúp tăng cường miễn dịch, loại bỏ các yếu tố ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. 3.NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM Khi bị dậy thì sớm, nếu bé ít vận động sẽ ức chế sự phát triển xương và các nhóm cơ dẫn tới tình trạng thấp còi, chậm lớn. Cha mẹ khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động thể thao vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn cải thiện chiều cao của bé. Ngoài chế độ tập luyện, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt của trẻ. Trẻ cần được ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ mỗi ngày, đồng thời rèn luyện thói quen ngủ sớm, thức dậy sớm.  Các bệnh lý hay hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì có thể cải thiện nhờ chế độ luyện tập, sinh hoạt điều độ. Bố mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoặc đăng ký các lớp học thể chất cho bé. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên dành thời gian cho con tâm sự, khắc phục những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, trẻ em thường dễ bị thừa cân. Kiểm soát lượng chất béo từ dầu mỡ hay các món ăn vặt là biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng này. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ uống đủ nước, ăn đủ 3 bữa, đặc biệt không bỏ bữa sáng.                      

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ POLYP ỐNG TIÊU HÓA
24

Th 10

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ POLYP ỐNG TIÊU HÓA

  • admin
  • 0 bình luận

Bị polyp ống tiêu hóa nên ăn gì là quan tâm đặc biệt của những người đang bị. Bài viết dưới đây tổng hợp những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị polyp ống tiêu hóa. Polyp được định nghĩa là tổ chức tăng sinh từ lớp niêm mạc và đẩy lùi vào trong lòng của ống tiêu hóa. Polyp có bản chất là lớp biểu mô hoặc lớp dưới biểu mô. Do đó, polyp còn được gọi là u dưới niêm mạc. Polyp ống tiêu hóa là các u nhú niêm mạc xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Vị trí thường hay gặp polyp nhất là dạ dày và đại tràng, ít gặp tại ruột non và thực quản. Polyp ống tiêu hóa là căn bệnh ít triệu chứng lâm sàng và chỉ được phát hiện khi tình cờ nội soi hoặc khi bệnh đã xuất hiện biến chứng. Vì vậy bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường của cơ thể, hãy chủ động thăm khám thường xuyên tại bệnh viện để phát hiện bệnh sớm nhất, giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ POLYP ỐNG TIÊU HÓA Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, hệ tiêu hóa cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để hoạt động tốt.  Người bị polyp ống tiêu hóa nên ăn các thực phẩm mềm hoặc lỏng, không quá nóng: cháo, canh ấm, súp ấm… Đồ uống có thể dùng là nước ép hoa quả và rau củ quả có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Bổ sung protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.  2.NHỮNG DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT VỚI NGƯỜI BỊ POLYP HỆ TIÊU HÓA Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa của mỗi chúng ta. Chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, cũng như cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Các loại chất xơ như: Ngũ cốc nguyên chất, bánh mì đen, bánh mì nâu, các loại trái cây như chuối, nho, cam, táo,... rất giàu chất xơ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt cho người bị polyp ống tiêu hóa. Chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng điều quan trọng là phải sử dụng kết hợp các loại thực phẩm chứa chất xơ cùng với các chất khác để tránh tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi và khó tiêu. Uống nhiều nước trong khi bổ sung chất xơ cũng có thể giúp các bạn hạn chế triệu chứng này. Thực phẩm giàu đạm Các loại thức ăn giàu đạm (protein) như: trứng gà, thịt gà, đậu nành, thịt bò, ngũ cốc… rất tốt cho người bị polyp ống tiêu hóa.  Người bị polyp ống tiêu hóa nên ăn những loại đạm dễ tiêu hóa, ít béo, dễ hấp thu như cá, tôm, thịt gà, thịt heo, thịt bò. Những món ăn này nê được chế biến đơn giản ít dầu mỡ và gia vị cay nóng. Thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp Người bị polyp ống tiêu hóa nên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu dừa. Những thực phẩm tốt cho đường ruột như sữa chua, dấm táo, nước ép trái cây… nên được bổ sung thường xuyên. Bộ máy tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn, vì nó có trách nhiệm hấp thu dưỡng chất và loại bỏ chất thải. Tình trạng này có thể xảy ra cả hai đối tượng là người khỏe mạnh và và người bệnh. Các loại rau có màu xanh đậm Các loại dưỡng chất như củ cải, rau lá xanh đậm… rất tốt cho người bị polyp ống tiêu hóa. Rau xanh là một nguồn tuyệt vời của chất xơ không hòa tan. Loại chất xơ này bổ sung lượng lớn vào phân, đẩy nhanh tốc độ của nó thông qua đường tiêu hóa. Hơn nữa, rau xanh cũng là nguồn magie tốt, có thể giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt ở đường tiêu hóa. Một số loại rau xanh đậm phổ biến nhất mang lại lợi ích này là rau bina, cải Brussels, bông cải xanh và các loại rau khác. 3.NGƯỜI BỊ POLYP ỐNG TIÊU HÓA NÊN HẠN CHẾ ĂN GÌ? Thực phẩm chứa nhiều gia vị Gia vị là một phần không thể thiếu tạo nên hương vị món ăn, kích thích vị giác làm bữa ăn trở nên đậm vị. Nhưng chỉ an toàn cho sức khỏe khi sử dụng đúng liều lượng, nếu bạn có thói quen sử dụng nhiều loại gia vị như đường, bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm… sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Theo các chuyên gia, quy trình sản xuất, bảo quản và bày bán gia vị không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như nhiễm khuẩn đường ruột gây ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, viêm loét dạ dày hoặc nhiễm tạp chất độc hại… Chính vì vậy, những người bị polyp ống tiêu hóa nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều gia vị như chua cay, có chất bảo quản. Đồ uống chứa chất kích thích Một số đồ uống gây hại cho sức khỏe đường ruột là những loại có thêm đường như nước ngọt, trà ngọt. Chế độ ăn nhiều đường thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm và làm thay đổi sự cân bằng giữa hệ vi sinh vật đường ruột tốt và xấu. Từ đó, có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe. Người bị polyp ống tiêu hóa nên tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê, trà và đồ uống có chứa caffeine khác. Uống quá nhiều bia, cocktail hoặc rượu có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột với sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột với sự phát triển của vi khuẩn xấu, không lành mạnh.  Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo và có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, thực phẩm chiên rán cũng liên quan đến trào ngược acid dạ dày. Vì vậy những người bị polyp ống tiêu hóa nên hạn chế thực phẩm này. Chất béo chế biến từ động vật Người bị polyp ống tiêu hóa nên nói không với chất béo có nguồn gốc từ động vật. Cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả khiến ngày càng có nhiều người sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Đây là loại thực phẩm thuận tiện cho người sử dụng, thời hạn sử dụng lâu và giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên, có điều mọi người không biết hoặc biết nhưng bỏ qua, đó là chất béo chuyển hóa trong thực phẩm gây tác hại đến cơ thể.                      

BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VÀO LÚC NÀO LÀ TỐT NHẤT?
23

Th 10

BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VÀO LÚC NÀO LÀ TỐT NHẤT?

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay việc bổ sung vitamin và khoáng chất không còn là điều mới lạ với đa số người. Tuy nhiên, đâu là thời điểm uống vitamin và khoáng chất tốt nhất cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất lại là vấn đề có thể bạn chưa biết. Dưới đây là thời điểm tốt nhất nên uống vitamin và khoáng chất. 1.NÊN UỐNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VÀO LÚC NÀO? VITAMIN TAN TRONG NƯỚC Vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C và B: Thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), biotin (B7), axit folic (B9) và cobalamin (B12). Vitamin nhóm này thường được dùng hằng ngày, vì cơ thể không dự trữ chúng. Do đó, nên dùng vitamin tan trong nước, cùng hoặc không cùng thức ăn. Vitamin B12 sẽ được hấp thụ tốt hơn khi được dùng cùng bữa ăn. Ngoài ra vitamin C có thể ngăn cơ thể hấp thụ vitamin B12. Chính vì thế nên uống vitamin C và B12 cách nhau khoảng 2 giờ. VITAMIN TAN TRONG DẦU Vitamin tan trong dầu giúp bảo vệ thị lực, hỗ trợ đông máu, phát triển xương, ngăn ngừa ung thư… Vitamin trong dầu bao gồm: vitamin A, D, E, K. Loại vitamin này cần có chất béo từ thức ăn để hỗ trợ cơ thể hấp thụ và sử dụng. Do đó, nên uống loại vitamin này trong hoặc sau bữa ăn. VIÊN BỔ SUNG SẮT Cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất khi bụng đói. Nên uống bổ sung sắt với nước, tốt nhất là nước ép cam quýt, bởi vitamin C có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.  Viên sắt có thể gây buồn nôn vì vậy nên uống ngay sau bữa ăn. Lưu ý, tránh uống cùng với canxi hoặc thực phẩm giàu canxi, vì canxi sẽ ảnh hưởng đến sắt, khiến cơ thể sẽ không hấp thụ đầy đủ 2 loại thực phẩm này.  Nam giới và phụ nữ sau mãn kinh nên hạn chế dùng thực phẩm này trừ khi có chỉ định của bác sĩ. THỰC PHẨM BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT Không sử dụng các chất bổ sung canxi, kẽm hoặc magie cùng một lúc. Ngoài ra, ba loại khoáng chất này dễ tiêu hóa hơn khi uống cùng với thức ăn. Vì vậy, nên uống những loại khoáng chất này ở những bữa ăn khác nhau.  Đồng thời không dùng bất kỳ loại khoáng chất riêng lẻ nào cùng lúc với vitamin tổng hợp hoặc chất bổ sung chống oxy hóa, có chứa beta-carotene và lycopene. VIÊN BỔ SUNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI Axit folic và sắt bổ sung rất quan trọng cho thai nhi khỏe mạnh. Một số viên bổ sung chứa khoáng chất này có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn, chủ yếu là do sắt. Để tránh buồn nôn, nên uống trước khi sinh với một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về loại thực phẩm phù hợp với phụ nữ mang thai. THỰC PHẨM BỔ SUNG Nhiều thực phẩm bổ sung có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc thông thường. Nếu đang dùng thuốc chống đông máu, chỉ một lượng nhỏ vitamin K trong vitamin tổng hợp cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Dùng hơn 1.000mg vitamin E mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu. Nếu đang dùng thuốc tuyến giáp, việc dùng canxi, magie hoặc sắt trong vòng 4 giờ có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nên trao đổi với bác sĩ về thời điểm tốt nhất để dùng thuốc. 2.LƯU Ý KHI SỬ DỤNG Để sử dụng vitamin, khoáng chất hiệu quả, an toàn, cần lưu ý: -Cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ vitamin và khoáng chất nào. -Lựa chọn các chất bổ sung có nguồn gốc. -Không tăng liều vitamin thực phẩm bổ sung. -Nhiều loại vitamin dành cho người cao tuổi chứa nhiều vitamin D và B12 hơn nhu cầu của người trẻ tuổi. Phụ nữ cần thêm canxi và vitamin D sau thời kỳ mãn kinh để bảo vệ xương.  Các dòng sản phẩm cho nam giới không có sắt, do đó, cần sử dụng các chất bổ sung phù hợp với độ tuổi và giới tính. -Một viên vitamin tổng hợp có thể chứa nhiều/ ít chất dinh dưỡng hơn khuyến nghị. Nên đọc kỹ các thành phần trước khi sử dụng. -Trong thời gian sử dụng nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.                          

DẬY THÌ SỚM Ở NAM CÓ CẦN CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT?
23

Th 10

DẬY THÌ SỚM Ở NAM CÓ CẦN CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT?

  • admin
  • 0 bình luận

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở nam, trong đó dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng. Dậy thì là một giai đoạn phát triển để cơ thể trở nên hoàn thiện hơn bước sang giai đoạn trưởng thành. Đối với các bé trai, dậy thì sớm bắt đầu vào khoảng 11-13 tuổi và kéo dài trong vài năm. Dậy thì sớm xuất hiện khi nam giới có dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường ở các bé trai 9 tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở nam chưa được xác định một cách cụ thể. Nhưng các chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến các rối loạn về tinh hoàn, tuyến thượng thận, hệ thần kinh trung ương… Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ trai, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do các khối u ở não và tính di truyền trong gia đình. Khi phát hiện trẻ dậy thì, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ xem biểu đồ tăng trưởng của trẻ và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ. 1.TẠI SAO DINH DƯỠNG LẠI QUAN TRỌNG VỚI VẤN ĐỀ DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ NAM? Tình trạng dinh dưỡng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh sự phát triển của tuổi dậy thì. Sự mất cân bằng năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng đa lượng/vi lượng và chế độ ăn uống có thể điều chỉnh sự kích hoạt sớm của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục gây ra sự kích hoạt sớm của tuổi dậy thì. Việc nâng cao kiến thức về cơ chế mà chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tuổi dậy thì sẽ hữu ích trong việc đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa dậy thì sớm và các biến chứng liên quan. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển ở trẻ tuổi dậy thì vì: Cung cấp năng lượng: Trong giai đoạn dậy thì, trẻ cần rất nhiều năng lượng để cơ thể phát triển nhanh chóng. Chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe để học tập và hoạt động. Hỗ trợ sự phát triển của xương: Vitamin D và canxi là hai dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương. Thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và còi xương ở trẻ em. Điều hòa hormone: Một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể trẻ. Ngăn ngừa béo phì: Chế độ ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch. 2.NHỮNG DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO TÌNH TRẠNG DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ Theo các chuyên gia, trẻ dậy thì sớm ngày càng có nguy cơ gia tăng do tình trạng béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Một số nghiên cứu đề xuất các cơ chế mà theo đó mất cân bằng năng lượng, hàm lượng thực phẩm đa lượng/ vi chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống có thể điều chỉnh sự kích hoạt sớm của trục HPG, gây ra dậy thì sớm ở trẻ. Protein: cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và các mô. Canxi và vitamin D: giúp xương chắc khỏe. Sắt: hỗ trợ quá trình tạo mẫu. Kẽm: Quan trọng trong hỗ trợ phát triển thể chất và trí tuệ. Các vitamin nhóm B: cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng. 3.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN VỚI DẬY THÌ SỚM Ở NAM Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và phù hợp với độ tuổi. Việc tuân thủ các khuyến nghị về chất dinh dưỡng cụ thể ở độ tuổi nhi khoa dẫn đến chất lượng chế độ ăn uống cao hơn và có liên quan đến thời điểm dậy thì. -Đa dạng thực phẩm: Nếu cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. -Ưu tiên thực phẩm tự nhiên: Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, đồ ngọt và các sản phẩm chế biến sẵn. -Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ… Tuy nhiên tránh cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ trái mùa và biến đổi gen. -Uống đủ nước: Giúp cơ thể hoạt động tốt và đào thải độc tố. -Hạn chế cho trẻ sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn: đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa chất bảo quản, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… -Không tự ý sử dụng thuốc kích thích làm tăng trưởng, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng khi chưa qua sự tư vấn của bác sĩ. 4.CÁC THỰC PHẨM TỐT CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cụ thể mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho con: NHÓM GIÀU PROTEIN Thịt nạc: thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc cung cấp protein chất lượng cao giúp xây dựng cơ bắp. Cá: cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa nhiều acid béo omega 3 tốt cho tim mạch và não bộ. Trứng: nguồn protein dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Đậu và các loại hạt: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, hạt điều, hạt hạnh nhân… là nguồn cung cấp protein thực vật tốt. NHÓM CUNG CẤP CANXI VÀ VITAMIN D Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa, sữa chua, phô mai,... là nguồn canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe. Rau lá xanh đậm: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina… chứa nhiều canxi và vitamin K tốt cho xương. Các loại hạt: hạt chia, bí ngô… giàu canxi và các khoáng chất khác. NHÓM CUNG CẤP SẮT Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu… là nguồn heme dễ hấp thụ. Trứng: lòng đỏ trứng chứa nhiều sắt. Rau lá xanh đậm: rau bina, cải xoăn giàu sắt không heme. Đậu và các loại hạt: đậu Lăng, đậu Hà Lan… cũng là nguồn sắt tốt. NHÓM CUNG CẤP KẼM Hàu: là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất. Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu… cũng chứa nhiều kẽm. Hạt bí ngô: giàu kẽm và các chất chống oxy hóa. NHÓM CUNG CẤP VITAMIN NHÓM B Thịt gia cầm: thịt gà, thịt vịt Cá: cá hồi, cá ngừ Trứng: lòng đỏ trứng Các loại hạt: hạt điều, hạt hạnh nhân Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh NHÓM CUNG CẤP CHẤT XƠ Rau xanh: cải xanh, rau muống, rau cải… Trái cây: táo, chuối, cam, bưởi… Hạt và các loại đậu: hạt chia, hạt lanh, đậu lăng… Bên cạnh điều trị, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để hỗ trợ phát triển thể chất tối ưu cũng rất quan trọng. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có những giải pháp dinh dưỡng hợp lý. 5.CÁC THỰC PHẨM TRẺ DẬY THÌ SỚM NÊN TRÁNH Nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng không cân đối, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi hormone thúc đẩy thời gian dậy thì. Tiêu thụ lượng protein động vật và thịt chứa chất tăng trưởng cao có thể thúc đẩy quá trình dậy thì. Chế độ ăn sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, chất bảo quản, chất tạo màu có thể là nguyên nhân khiến lượng hormone tăng lên gây ra tình trạng dậy thì sớm ở nam. Việc tiếp xúc với hóa chất gây rối loạn nội tiết như các hóa chất tổng hợp được tìm thấy trong nhựa, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và các hóa chất công nghiệp khác có tác dụng ức chế hoặc thay đổi các hoạt động của các hormone tự nhiên. Các hóa chất này tích tụ trong các mô mỡ của động vật, thực phẩm động vật chứa hàm lượng các hóa chất này cao hơn các sản phẩm thực vật. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có thể gây rối loạn sự phát triển thể chất bình thường. Các loại thực phẩm được quảng cáo là kích thích tăng chiều cao, thực phẩm chức năng, các loại sữa có thành phần kích thích tăng trưởng sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến dậy thì sớm ở nam. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động để tăng sự tự tin, kết nối. Rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Kiểm soát và duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý để biết cách giáo dục giới tính cho con để đồng hành cùng con trong giai đoạn đặc biệt này cũng là việc rất nên làm.          

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: