CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

18

Th 05

KHÔNG PHẢI CỨ SỐT LÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH

KHÔNG PHẢI CỨ SỐT LÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH

  • admin
  • 0 bình luận

Có thể nói trẻ em bị ho, sổ mũi, sốt… phần lớn là do virus. Một số ít do vi khuẩn. Vì vậy khi thấy con sốt các mẹ đã đi mua ngay kháng sinh về cho con uống là chưa hợp lý. Bởi kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được virus. Hầu hết trẻ sốt là do virus, chỉ cần theo dõi, chờ sốt tự hết trong 3-5 ngày. Uống kháng sinh sẽ không hiệu quả mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu như tăng chi phí điều trị, trẻ có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như tiêu chảy (đây là bất lợi phổ biến nhất khi dùng kháng sinh nói chung). Ngoài ra trẻ còn có thể gặp nhiều bất lợi khác như nổi mẩn da, ngứa, mề đay, phản ứng da nặng, phù thần kinh - mạch, sốc phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm mạch, viêm thận mô kẽ,... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng (sốc phản vệ) nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều nguy hiểm hơn khi sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh, làm cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc, đây là vấn đề rất nan giải hiện nay.

 

“Nhiều người cứ có triệu chứng ho, sốt là bảo nhau đi mua thuốc kháng sinh uống.”

Trẻ bị sốt có nên dùng kháng sinh ngay không

Kháng thuốc kháng sinh sẽ gây khó khăn trong điều trị người bệnh, mỗi năm thế giới mất hàng chục tỷ USD để giải quyết vấn đề kháng thuốc. Theo ông Tuyên, việc đảm bảo quản lý kháng thuốc kháng sinh tại các cơ sở y tế là cấp thiết và cấp bách.

Năm 2015 Bộ Y Tế đã ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, đây là những tài liệu không thể thiếu trong thực hành dược lâm sàng.

Thứ trưởng Bộ Y Tế cũng cho biết, tại Việt Nam có tình trạng không cần tới bác sĩ lâm sàng trong điều trị. “Nhiều người cứ có triệu chứng ho, sốt là bảo nhau mua thuốc kháng sinh uống. Chỉ cần tìm tới 1 Dược Sỹ tại 1 Đại Lý thuốc bất kỳ, nói lại các triệu chứng, bệnh nhân sẽ được kê ngay kháng sinh giảm đau, hạ sốt chia thành các túi cùng lời dặn uống vào buổi sáng, chiều,...” ông Tuyên nói. Tình trạng người dân tự đi mua thuốc kháng sinh, thậm chí người bán thuốc có thể kê đơn cho người bệnh, điều này cực kì nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Bộ Y Tế nhận định đây là một trong những nguyên nhân lớn gây kháng kháng sinh hiện nay. Tuy nhiên, không chỉ ngành Y Tế, vấn đề còn liên quan đến quá trình quản lý nhà nước.

“Chúng ta phải quản lý cơ sở hành nghề dược ra sao, đơn vị khám, chữa bệnh tư nhân, công lập như thế nào… Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện cũng phải chịu một phần trách nhiệm.” Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thứ trưởng Bộ Y Tế cũng cho biết cần phân tích và dự báo cơ cấu bệnh tật trong vòng ít nhất 5 năm, từ đó phân tích nhu cầu người bệnh, xây dựng kế hoạch cho nhu cầu thuốc trong thời gian tới nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện.




 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: