CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĂN CÁ, TÔM, HÀU SỐNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN NGUY HIỂM
19

Th 05

ĂN CÁ, TÔM, HÀU SỐNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN NGUY HIỂM

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người rất thích ăn các món gỏi cá, sushi, sashimi,... được chế biến từ cá và hải sản sống. Tuy nhiên các món ăn từ nguyên liệu sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn rất cao.  NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG, VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN Ngày nay do tỷ lệ ô nhiễm môi trường tăng cao, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tăng cao, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, các sinh vật ở sông, biển mang một lượng chất độc hại hóa học rất lớn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong miếng cá sống có nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có hại như listeria, vibrio, clostridium, salmonella và giun. Và nếu ăn phải những thực phẩm chứa vi khuẩn, kí sinh trùng rất dễ lây nhiễm nhất là người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ và người bệnh HIV. Nguy cơ nhiễm trùng do giun từ hải sản sống hoặc chưa nấu chín Nếu ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín có thể mắc bệnh nhiễm trùng do giun. Các nhà khoa học đã tìm thấy ký sinh trùng có mặt thường xuyên trong cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá bơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn cá sống hoặc nấu chưa chín có thể mắc Anisakiasis - đây là một bệnh nhiễm trùng do giun. Anisakis là một giống ký sinh trùng giun tròn, có chu kỳ liên quan đến một số loài cá và động vật có vú ở biển. Chúng nhiễm cho người và gây ra bệnh Anisakiasis. Khi mắc người bệnh có thể đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi ăn. Thậm chí, giun có thể chui vào thành ruột, gây ra phản ứng miễn dịch cục bộ hoặc viêm trong ruột. NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN VIBRIO Nếu ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu sống rất dễ nhiễm vi khuẩn Vibrio. Khi đó, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Cá sống nguy cơ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Những người dân có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại bệnh cảnh dễ nhầm với các bệnh cảnh nhiễm trùng huyết khác như vi khuẩn liên cầu lợn, nhiễm não mô cầu, tụ cầu, liên khuẩn,... Hiện nay Vibrio đã được xác nhận là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn do ăn cá biển và hải sản. Biểu hiện có thể trở nên nghiêm trọng ở những người bị bệnh gan hoặc hệ thống miễn dịch suy giảm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân đe dọa tính mạng. NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN LISTERIOSIS Nếu ăn hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, các loại rau mầm sống, và một số loại thực phẩm có thể sẽ nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Điều đáng lo hơn là bệnh do nhiễm khuẩn Listeria gây ra rất nguy hiểm ở những trường hợp: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh (vi khuẩn có thể truyền qua nhau thai), những người trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu xuất hiện vài ngày sau khi ăn/ uống phải các thực phẩm bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên có một số trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến 2 tháng mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp là: tiêu chảy, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, đau cơ, có các cơn ớn lạnh hoặc rùng mình, đôi khi có các biểu hiện giống cúm. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm Listeria vào hệ thần kinh các diễn biến thường nặng hơn, có thể dẫn đến viêm não, màng não và nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, người lớn, gây sảy thai ở phụ nữ có thai. Bất kì thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật đều có nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt Listeria monocytogenes có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa không được bảo quản lạnh thích hợp, pho mát mềm, ngoài ra còn thấy ở pate, thịt tươi sống, hoặc thịt đông lạnh, gà, vịt, rau quả tươi, tôm, cua,... NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN SALMONELLA Vi khuẩn Salmonella có thể được tìm thấy ở một số nguồn thực phẩm khác nhau như: thịt, trứng, một số loại rau và cá sống bao gồm cá hồi và cá ngừ… Đây là một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa. Tôm sống tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại Vi khuẩn Salmonella là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella đều nhẹ, nhưng đôi khi căn bệnh này đe dọa đến tính mạng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố vật chủ và kiểu huyết thanh Salmonella. CÁCH PHÒNG TRÁNH Để thịt tươi sống riêng biệt với rau và các thực phẩm ăn sẵn khác. Sau khi mua cần bảo quản đúng cách và sớm. Cần rửa sạch tay trước và sau khi sơ chế thực phẩm. Rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước chảy. Nấu, bảo quản tủ lạnh, cấp đông thịt, gia cầm, trứng, cá và các thực phẩm ăn tươi đúng cách. Cần nấu chín kỹ thực phẩm chú ý nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ cá sống (gồm món sushi, sashimi), trai, hàu. Nếu chọn ăn sushi, sashimi làm từ cá sống, cần đảm bảo rằng cá đã được bảo quản đông lạnh an toàn (-35 độ C). Tốt nhất lựa chọn địa điểm có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn.  

CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM DA MỦ KHI THỜI TIẾT NÓNG NỰC
19

Th 05

CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM DA MỦ KHI THỜI TIẾT NÓNG NỰC

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm da mủ là bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè nóng nực, mồ hôi, chất bã nhờn hoạt động mạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm da mủ là băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau đây Hadu sẽ chia sẻ cùng bạn về cách phòng tránh căn bệnh này! 1.CÁC LOẠI VIÊM DA MỦ Bệnh viêm da mủ được chia làm 2 nhóm: bệnh do tụ cầu khuẩn và do liên cầu khuẩn gây nên.  VIÊM DA MỦ DO TỤ CẦU KHUẨN Tụ cầu khuẩn thường gây tổn thương ở nang lông. Có những thể bệnh chính sau:  Viêm nang lông nông, sâu: biểu hiện ban đầu là lỗ chân lông hơi sưng đỏ, sau đó thành mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, ở quanh chân lông có quầng đỏ. Vài ngày sau mụn mủ khô đi để lại vảy tiết màu nâu, sau cùng vảy bong đi không để lại sẹo. Vị trí hay gặp ở lông nách, lông mu, đầu, râu.  Khi bị viêm nang lông sâu thì tổn thương lan sâu hơn dưới da làm vùng da quanh nang lông bị nhiễm cộm lên và tạo thành túi mủ. Mụn mủ không bị vỡ mà xẹp đi đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại sẹo lõm. Viêm nang lông sâu ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu tiến triển dai dẳng, hay tái phát. Nhọt: cũng là một tình trạng viêm nang lông. Nếu nhọt to, số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau. Nặng hơn quanh nhọt tím, có nhiều mủ, nhiều ngòi. Khi vỡ mủ thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông lỗ chỗ như tổ ong, sau khỏi để lại sẹo xấu. Thương tổn da đau nhức rất nhiều. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè. VIÊM DA MỦ DO LIÊN CẦU KHUẨN Chốc lây: Do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn phối hợp gây bệnh. Trẻ em hay mắc bệnh hơn người lớn. Vị trí hay gặp là đầu, cổ, chân tay. Bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác, nên có thể thành dịch ở nhà trẻ, trường học. Ở trẻ em, chốc đầu tạo thành từng đám vẩy vàng sâu dính bết tóc, dưới lớp vảy, da trợt đỏ, rớm dịch. Hạch ở vùng lân cận thường sưng đau. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp biểu hiện bằng phù, tiểu ít, xét nghiệm có protein niệu. Bệnh viêm da mủ Chốc loét: Là một loại chốc, nhưng tổn thương lan sâu đến trung bì. Thường gặp chốc loét ở bệnh nhân suy dinh dưỡng đang có bệnh đái tháo đường hoặc nghiện rượu. Vị trí: hay gặp ở cẳng chân, cổ chân, nhất là ở chân có giãn tĩnh mạch. Bệnh bắt đầu như chốc lây bằng một phỏng nước hoặc một phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu liền sẹo.  Hăm kẽ: thường gặp ở trẻ em mập mạp hoặc ở người lớn béo phì, ra mồ hôi nhiều. Hăm kẽ thường thấy ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn. Tổn thương là các đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, đau rát. 2.PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM DA MỦ Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày Lựa chọn loại xà phòng tắm, dầu gội phù hợp với làn da của bạn, đặc biệt là trẻ nhỏ hay mắc các bệnh viêm da mủ như chốc lở, hăm kẽ, … cần dùng đúng loại sữa tắm phù hợp, tránh kích ứng da trẻ. Tránh kỳ cọ, chà xát mạnh vào da khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, sinh trưởng và phát triển gây bệnh. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh Hạn chế ăn ngọt như nước đường, bánh kẹo. Tránh uống nhiều rượu, bia. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe.  

KHÔNG PHẢI CỨ SỐT LÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH
18

Th 05

KHÔNG PHẢI CỨ SỐT LÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH

  • admin
  • 0 bình luận

Có thể nói trẻ em bị ho, sổ mũi, sốt… phần lớn là do virus. Một số ít do vi khuẩn. Vì vậy khi thấy con sốt các mẹ đã đi mua ngay kháng sinh về cho con uống là chưa hợp lý. Bởi kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được virus. Hầu hết trẻ sốt là do virus, chỉ cần theo dõi, chờ sốt tự hết trong 3-5 ngày. Uống kháng sinh sẽ không hiệu quả mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu như tăng chi phí điều trị, trẻ có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như tiêu chảy (đây là bất lợi phổ biến nhất khi dùng kháng sinh nói chung). Ngoài ra trẻ còn có thể gặp nhiều bất lợi khác như nổi mẩn da, ngứa, mề đay, phản ứng da nặng, phù thần kinh - mạch, sốc phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm mạch, viêm thận mô kẽ,... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng (sốc phản vệ) nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều nguy hiểm hơn khi sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh, làm cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc, đây là vấn đề rất nan giải hiện nay.   “Nhiều người cứ có triệu chứng ho, sốt là bảo nhau đi mua thuốc kháng sinh uống.” Trẻ bị sốt có nên dùng kháng sinh ngay không Kháng thuốc kháng sinh sẽ gây khó khăn trong điều trị người bệnh, mỗi năm thế giới mất hàng chục tỷ USD để giải quyết vấn đề kháng thuốc. Theo ông Tuyên, việc đảm bảo quản lý kháng thuốc kháng sinh tại các cơ sở y tế là cấp thiết và cấp bách. Năm 2015 Bộ Y Tế đã ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, đây là những tài liệu không thể thiếu trong thực hành dược lâm sàng. Thứ trưởng Bộ Y Tế cũng cho biết, tại Việt Nam có tình trạng không cần tới bác sĩ lâm sàng trong điều trị. “Nhiều người cứ có triệu chứng ho, sốt là bảo nhau mua thuốc kháng sinh uống. Chỉ cần tìm tới 1 Dược Sỹ tại 1 Đại Lý thuốc bất kỳ, nói lại các triệu chứng, bệnh nhân sẽ được kê ngay kháng sinh giảm đau, hạ sốt chia thành các túi cùng lời dặn uống vào buổi sáng, chiều,...” ông Tuyên nói. Tình trạng người dân tự đi mua thuốc kháng sinh, thậm chí người bán thuốc có thể kê đơn cho người bệnh, điều này cực kì nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Bộ Y Tế nhận định đây là một trong những nguyên nhân lớn gây kháng kháng sinh hiện nay. Tuy nhiên, không chỉ ngành Y Tế, vấn đề còn liên quan đến quá trình quản lý nhà nước. “Chúng ta phải quản lý cơ sở hành nghề dược ra sao, đơn vị khám, chữa bệnh tư nhân, công lập như thế nào… Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện cũng phải chịu một phần trách nhiệm.” Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh. Bên cạnh đó, thứ trưởng Bộ Y Tế cũng cho biết cần phân tích và dự báo cơ cấu bệnh tật trong vòng ít nhất 5 năm, từ đó phân tích nhu cầu người bệnh, xây dựng kế hoạch cho nhu cầu thuốc trong thời gian tới nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện.  

LỢI VÀ HẠI KHI NGƯỜI CAO TUỔI DÙNG TPCN
17

Th 05

LỢI VÀ HẠI KHI NGƯỜI CAO TUỔI DÙNG TPCN

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay, chế phẩm gọi là TPCN được quảng cáo rầm rộ và được dùng rất nhiều. Có nhiều người xem chúng có tác dụng tốt, thậm chí gọi đó là chế phẩm thần kỳ, nhưng cũng có không ít người than phiền đó chẳng có tác dụng gì, nhiều khi gây hại không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi được sử dụng ở người cao tuổi. Vì ở người cao tuổi dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi được với những bệnh lý mãn tính có thể mắc phải như tim mạch, tiểu đường, mất ngủ… và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở người cao tuổi bị kém đi rất nhiều nên nhiều người tìm kiếm cách bổ sung từ TPCN. Vậy TPCN có thực sự bổ sung những dưỡng chất cần thiết? Hãy cùng Hadu giải đáp qua bài viết dưới đây!!! 1.SỰ ĐA DẠNG CỦA TPCN Ngày nay, TPCN không chỉ là vitamin và khoáng chất mà còn bao gồm những chất khác có trong dược liệu, amino acid, các loại enzyme chiết xuất từ động vật. Một số loại TPCN đã có những bằng chứng lâm sàng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều loại TPCN cần được thực hiện các nghiên cứu sâu hơn. Không giống thuốc, TPCN không phải tuân theo những nguyên tắc khắt khe của Bộ Y Tế về tính an toàn và hiệu quả trước khi đưa ra thị trường. TPCN cũng không được dùng để điều trị bệnh, nhưng một số loại có thể giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu hoặc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. 2.NGƯỜI CAO TUỔI DÙNG TPCN CÓ LỢI GÌ? Liệu pháp tâm lý: Đối với hầu hết người cao tuổi đều có tâm lý ngại đến bệnh viện, sợ mắc phải những bệnh lý mãn tính của tuổi già hay phiền hà đến con cháu. Và hầu hết họ đều có những biện pháp để làm chậm quá trình này diễn ra như thay đổi lối sống, chế độ ăn, dùng thuốc và TPCN với hy vọng bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa. Ngoài ra TPCN còn được coi là liệu pháp tâm lý đối với nhiều người cao tuổi khi được bạn bè, con cái tặng, biếu. Lợi ích khi người cao tuổi dùng TPCN Bổ sung dưỡng chất: Với những người từ 50 tuổi trở lên, nhu cầu dinh dưỡng đã thay đổi. Mặc dù cơ thể đòi hỏi lượng calo ít hơn nhưng lại cần bổ sung một số chất nhất định do khả năng tổng hợp và hấp thu một số vitamin và khoáng chất trở nên kém hiệu quả. Ví dụ như khả năng sinh sản vitamin D của da nhờ ánh sáng mặt trời giảm, khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể cũng giảm. Bên cạnh đó nhu cầu một số chất lại tăng cao, ví dụ như trước 50 tuổi nhu cầu canxi là 1.000mg/ngày, nhưng sau tuổi 50 lại cần tới 1.200mg/ngày để duy trì tốt hoạt động của xương. Vì vậy kể cả khi chế độ ăn uống đa dạng, người cao tuổi chưa chắc đã nhận được đầy đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu nên sử dụng TPCN là lựa chọn của nhiều người cao tuổi. 3.MỘT SỐ LƯU Ý KHI NGƯỜI CAO TUỔI SỬ DỤNG TPCN Đa số các loại TPCN đem lại lợi ích cho người cao tuổi, tuy nhiên có một số lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe do có các tác dụng phụ hoặc khi tương tác với một số loại thuốc. Một số TPCN có thể chứa các hoạt chất có tính sinh học mạnh, do đó không an toàn cho sức khỏe. Vì vậy cần lưu ý một số điều sau đây: Tương tác thuốc và TPCN Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, do đó hay phải dùng nhiều loại thuốc. Trong một số trường hợp, việc kết hợp các loại TPCN với thuốc có thể có hại, thậm chí đe dọa tính mạng. Ví dụ khi kết hợp Ginkgo Biloba (thường có trong TPCN có tác dụng tuần hoàn máu não) với thuốc uống nifedipin (một thuốc điều trị huyết áp) làm tăng nồng độ nifedipin trong máu gây nguy hiểm. Do đó tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và TPCN, đồng thời thông báo cho bác sĩ các loại thuốc và TPCN đang sử dụng. Tương tác thuốc và TPCN Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật Một số loại TPCN có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trước, trong và sau khi phẫu thuật. Cần thông báo cho các cán bộ Y Tế về những loại vitamin, khoáng chất, dược liệu hay bất cứ TPCN nào mà bạn đang uống, đặc biệt là trước khi phẫu thuật. Điều này cực kì quan trọng. Có những loại thuốc cần ngưng sử dụng ít nhất 2-3 tuần trước khi phẫu thuật để tránh tương tác, ví dụ như làm thay đổi nhịp tim, thay đổi huyết áp, nguy cơ chảy máu. Một số người nghĩ rằng bổ sung TPCN rất tốt và uống nhiều càng tốt hơn. Nhưng việc dùng quá nhiều vitamin, khoáng chất hay một số chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, ví dụ vitamin A, D, sắt nếu dùng với liều gấp đôi có thể gây hại. Ngoài ra giá thành của các loại TPCN không hề rẻ so với lương hưu của người cao tuổi nên khi sử dụng cần lựa chọn loại thuốc cần thiết và hợp lý nhất. Bên cạnh đó, người cao tuổi nên nhớ TPCN có thể giúp bổ sung các dưỡng chất hằng ngày nhưng không có tác dụng chữa bệnh và không thể thay thế thức ăn. Do vậy người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm thực phẩm, luyện tập thể dục thể thao và tinh thần thoải mái. Đó là yếu tố then chốt để có 1 cơ thể khỏe mạnh.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: