CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
21

Th 11

SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn có thể gây ra các vết nhiễm trùng. 1.NGUYÊN NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính do áp lực dòng máu trong tĩnh mạch. Bệnh thường gây phù chi dưới, thay đổi sắc tố da. Thông thường, động mạch đóng vai trò đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Còn tĩnh mạch đưa máu các cơ quan về tim. Tĩnh mạch có suy van 1 chiều, chỉ đưa máu từ tim đi cơ quan, không đi chiều ngược lại. Đặc biệt ở chi dưới, có rất nhiều van 1 chiều. Khi van tĩnh mạch chi dưới suy, máu không về tim được và gây trào ngược trở lại. Từ đó dẫn tới hiện tượng phù chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Suy giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, chuột rút chân, mỏi chân vào buổi chiều. Từ đó dẫn tới suy giảm chất lượng cuộc sống và giảm năng suất làm việc. Hơn nữa, sự thay đổi về sắc tố da cũng khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi chân xuất hiện các búi giãn mao mạch và tĩnh mạch lớn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn có thể gây ra vết nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể bị lở loét, thậm chí có nguy cơ hoại tử, điều trị khó dứt điểm. Các đối tượng có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch bao gồm:  Những người làm việc trong môi trường đứng lâu, ngồi lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, giáo viên, cảnh sát giao thông… Những người có cơ địa thừa cân, béo phì. Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Những người từ 65 tuổi trở lên. Những người có yếu tố tiền sử gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai hoặc có thói quen đeo giày cao gót quá lâu. 2.DẤU HIỆU SUY GIÃN TĨNH MẠCH Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường tiến triển chậm, ít biểu hiện. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là: tê bì chuột rút, mỏi các bắp chân, phù nhẹ về chiều, giãn các tĩnh mạch dưới da. Tiếp đó người bệnh sẽ có các biểu hiện giãn tĩnh mạch dưới da, sau đó là biến đổi sắc tố da trường hợp nặng có thể bị hoại tử loét. 3.PHÒNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện các điều sau: Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi nằm nghỉ, ngủ có thể kê chân cao bằng một chiếc gối mềm. Hàng ngày nên tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót hoặc mặc quần bó sát người và hạn chế sử dụng thuốc tránh thai dài ngày. Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin vào thực đơn hằng ngày và uống nhiều nước.  

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT
21

Th 11

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp đường huyết cao vượt mức, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận trong cơ thể. RỐI LOẠN Ý THỨC DO TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Trên thực tế ghi nhận tại phòng khám có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức do tăng đường huyết cấp tính. Điển hình là trường hợp 1 bệnh nhân tại Cao Bằng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mức đường huyết tăng đột biến, biểu hiện cử động không kiểm soát, kích động mạnh, lơ mơ và mất ý thức. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước khi vào viện bệnh nhân cảm thấy lú lẫn không rõ nguyên nhân. Tình trạng kích thích, vật vã và mất ý thức xảy ra đột ngột. Do không thường xuyên đi khám sức khỏe nên bệnh nhân không hề biết mình đái tháo đường. Lúc đầu bệnh nhân nghĩ rằng chỉ bị cảm cúm nên không đi khám, trong 3 ngày liên tục ở nhà bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, khát nước, và không thể ăn uống. Sau khi nhập viện và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị kích thích vật vã do đường huyết lên tới 48 mmol/L, kèm theo rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức do tăng đường huyết cấp tính và tiến hành điều trị tích cực. Đến ngày thứ 3 sau điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, dần ổn định, và sau 1 tuần tình trạng rối loạn ý thức đã hoàn toàn biến mất. Bệnh nhân phục hồi tốt và trở về trạng thái bình thường. BIỂU HIỆN CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu bị tiểu đường. Nhờ đó sẽ biết khi nào lượng đường huyết cao hơn mức cho phép. Tình trạng tăng đường huyết thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi chỉ số đường huyết tăng đáng kể, cao hơn 200 mg/dL hoặc 11 mmol. Tuy nhiên, những dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm: thường xuyên đi tiểu, khát nước nhiều, mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu. Nếu không được can thiệp những dấu hiệu cảnh báo trên, bệnh sẽ dẫn đến biến chứng toan xeton, nghĩa là sự tích tụ các độc tố - xeton trong máu và nước tiểu. Những triệu chứng của nhiễm toan xeton bao gồm: hơi thở có mùi trái cây, buồn nôn, ói mửa, khó thở, khô miệng, suy nhược, đau bụng, lú lẫn, hôn mê, thậm chí là tử vong. TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT CẤP CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM NẾU KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM Tăng đường huyết hay còn gọi là đường huyết cao, xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể không thể cân bằng được lượng glucose (đường) trong máu. Thông thường tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Khi bị bệnh đái tháo đường thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên nếu không điều trị đúng cách, chẳng hạn như không theo chế độ ăn uống hợp lý và bỏ thuốc uống theo đơn của bác sĩ. Nếu không được điều trị tăng đường huyết dai dẳng có thể dẫn đến một số biến chứng ở một số bộ phận của cơ thể. Nếu lượng đường trong máu quá cao và tích tụ lâu thì các biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bị đái tháo đường trong một thời gian dài, có thể sẽ không gây bất kỳ triệu chứng nào dù lượng đường trong máu tăng lên. Tăng đường huyết cấp có thể gây nguy hại đến tính mạng nếu không được can thiệp sớm. Vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là với những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Đặc biệt khi có các triệu chứng như nôn mửa kéo dài, đi tiểu liên tục, chóng mặt, nhìn mờ đột ngột, khó thở, nhịp tim nhanh, khát nước và mệt mỏi… thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH GIẢM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
20

Th 11

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH GIẢM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Bạch cầu trung tính giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính trong máu thấp bất thường, làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tái phát. Bạch cầu trung tính có chức năng tiêu diệt và tiêu hóa các vi sinh vật gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của nấm, vi khuẩn… Do đó, bất kỳ khiếm khuyết nào về thành phần, chức năng hoặc số lượng bạch cầu trung tính đều có thể dẫn đến nhiễm trùng tái phát. 1.BỆNH BẠCH CẦU GIẢM LÀ GÌ? Bệnh bạch cầu giảm xảy ra khi số lượng bạch cầu trong máu bị giảm dưới mức bình thường. Bạch cầu chính là thành viên hoạt động tích cực trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng. Tùy thuộc vào độ tuổi số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể sẽ ở mức khác nhau. Sau đây là 3 mức độ giảm bạch cầu người bệnh cần chú ý: Bạch cầu giảm nhẹ: 1.000-1.500 tế bào/ UI máu Bạch cầu giảm vừa: 500-1.000 bạch cầu/ UI máu Bạch cầu giảm nặng: < 500 bạch cầu/ UI máu Bạch cầu trung tính giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính trong máu thấp. 2.NGUYÊN NHÂN BẠCH CẦU TRUNG TÍNH GIẢM Bạch cầu trung tính giảm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Một số nguyên nhân chính dẫn đến giảm bạch cầu trung tính đó là: Chứng bẩm sinh hiếm gặp như hội chứng giảm sụn tóc, hội chứng Chediak - Higashi, rối loạn sừng hóa bẩm sinh. Nhiễm trùng cũng có thể làm suy yếu quá trình sản xuất bạch cầu trung tính hoặc phá hủy miễn dịch, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu. Uống rượu cũng có nguy cơ làm giảm bạch cầu trung tính do phản ứng hóa hướng động bạch cầu trung tính của tủy bị ức chế trong một số bệnh nhiễm trùng, điển hình là viêm phổi do phế cầu khuẩn. Ung thư và các rối loạn về máu hoặc tủy xương khác, bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể gây phá hoại hoặc hủy bạch cầu trung tính hoặc tủy xương tạo ra bạch cầu trung tính. Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết như vitamin B12, axit folate. Do dùng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc kháng giáp, thuốc chống loạn thần… 3.TRIỆU CHỨNG KHI BẠCH CẦU TRUNG TÍNH GIẢM Không gây ra triệu chứng, nhưng các bệnh nhiễm trùng xảy ra do tình trạng này có thể biểu hiện với các dấu hiệu điển hình sau: Sốt Mệt mỏi Đau họng, viêm họng Sưng hạch bạch huyết Loét trong miệng hoặc xung quanh hậu môn Đau, sưng tấy, phát ban ở vị trí nhiễm trùng Tiêu chảy Đau khi đi tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác như tiểu đột ngột, tăng/ giảm tần suất tiểu bất thường Các biến chứng thường gặp của bệnh bạch cầu trung tính giảm là nhiễm trùng tái phát do vi khuẩn, virus và nấm, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, người bệnh bị giảm bạch cầu bẩm sinh thứ phát do đột biến cũng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn sinh tủy hoặc bệnh bạch cầu tủy cấp tính. 4.ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH CẦU TRUNG TÍNH GIẢM Các phương pháp phổ biến gồm:  Dùng thuốc kháng sinh nếu giảm bạch cầu kèm theo sốt. Corticosteroid có tác dụng ngăn chặn hoặc là giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó hạn chế phá hủy bạch cầu trung tính. Để phòng ngừa nhiễm trùng do bạch cầu trung tính giảm, người bệnh nên thực hiện: Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan vi khuẩn, virus, nấm… Không nên dùng chung cốc, thức ăn, đồ uống, khăn tắm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rửa sạch trái cây, rau quả trước khi nấu/ ăn.   

5 TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ
09

Th 09

5 TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ

  • admin
  • 0 bình luận

Nghệ có cả đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng dùng nhiều nghệ có gây hại không? Nghệ là một loại gia vị châu Á có nguồn gốc từ cây nghệ Curcuma longa, một phần của họ gừng Zingiberaceae, chứa curcumin, một số sắc tố tự nhiên tạo nên màu vàng cho nghệ.  Cả nghệ và curcumin đều được cho là có tác dụng điều trị nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm xương khớp, dị ứng theo mùa và nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như trầm cảm, tăng lipid máu và bệnh Alzheimer. Có thể dùng nghệ như một loại gia vị hoặc trà và dùng như chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến việc bổ sung nghệ, bao gồm rối loạn tiêu hóa, làm loãng máu và bệnh gan. 1.RỐI LOẠN TIÊU HÓA KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ Tác dụng phổ biến nhất do nghệ gây ra liên quan đến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, đặc biệt phổ biến khi dùng nghệ liều cao hơn. Nguyên nhân do đường tiêu hóa hấp thụ nghệ kém, biểu hiện với các triệu chứng: Chướng bụng Táo bón Khó tiêu Tiêu chảy Đầy hơi Buồn nôn hoặc nôn Trào ngược axit hoặc ợ nóng Phân vàng Dùng nghệ cùng với thức ăn có thể hạn chế số lượng tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa. 2.PHÁT BAN DA Các sản phẩm bôi ngoài da (bôi trực tiếp lên da) có chứa nghệ hoặc curcumin đã được chứng minh có thể gây phát ban da trong một số trường hợp, thậm chí phát ban sau khi thoa nghệ lên da hoặc da đầu. Trường hợp bị phát ban sau khi sử dụng nghệ, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đi khám, hoặc trao đổi với bác sĩ. 3.TĂNG NGUY CƠ CHẢY MÁU Nghệ có đặc tính làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Những người mắc chứng rối loạn chảy máu (bệnh máu khó đông), nên thận trọng khi sử dụng nghệ và thực phẩm bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống hoặc cân nhắc khi sử dụng chúng. Những người dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm loãng máu, nên tránh dùng nghệ. Tác dụng phụ chảy máu có thể bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (chảy máu mũi, chảy máu nướu răng) và có máu trong phân hoặc nước tiểu. Đối với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến máu, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung nghệ. 4.GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU Nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là những người có tiền sử đái tháo đường type 2. Tác dụng này của nghệ có thể hữu ích với một số người, nhưng lại nguy hiểm với những người đang phải kiểm soát lượng đường trong máu hoặc những người đang dùng thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Các dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm nhịp tim nhanh, bồn chồn, đau đầu và thay đổi trạng thái tinh thần. 5.TỔN THƯƠNG GAN KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được báo cáo đối với nghệ là tổn thương gan. Trong các nghiên cứu cho thấy, tổn thương gan có thể xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250-1800mg mỗi ngày. Ví dụ về tổn thương gan bao gồm viêm gan, ứ mật và tổn thương tế bào gan. Các triệu chứng phổ biến của tổn thương gan bao gồm vàng da, đau bụng, buồn nôn và nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy ngừng dùng nghệ và đi khám bác sĩ. Việc ngừng dùng thực phẩm bổ sung nghệ sẽ giúp giải quyết bất kỳ tổn thương nào gây ra. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị bổ sung. DÙNG BAO NHIÊU NGHỆ LÀ QUÁ LIỀU? Nghệ với liều lượng lên đến 3g mỗi ngày đã được nghiên cứu và được coi là an toàn trong tối đa 3 tháng. Các sản phẩm có tới 8g curcumin được coi là an toàn để sử dụng hằng ngày trong khoảng thời gian tối đa 2 tháng. Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghệ được coi là an toàn ở liều lượng 4.000-8.000mg/ ngày. Điều này bao gồm lượng gia vị nghệ được thêm vào thực phẩm cũng như chất bổ sung nghệ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng nghệ hiệu quả và an toàn nhất. Người ta vẫn chưa biết liệu nghệ có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không. Tốt nhất nên tránh dùng dạng thực phẩm bổ sung nghệ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.              

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: