CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

QUAI BỊ - BỆNH TRUYỀN NHIỄM CÓ THỂ GÂY NHIỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
25

Th 10

QUAI BỊ - BỆNH TRUYỀN NHIỄM CÓ THỂ GÂY NHIỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

  • admin
  • 0 bình luận

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lan truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ em tuổi thanh thiếu niên. Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc trị đặc hiệu. Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể bị các biến chứng nguy hiểm. 1.BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH QUAI BỊ Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài -> tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng -> có thể dẫn đến vô sinh. Viêm buồng trứng: biểu hiện đau bụng, rong kinh, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Viêm não, viêm màng não. Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. 2.TRIỆU CHỨNG BỆNH QUAI BỊ NHƯ THẾ NÀO? Đau góc hàm là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị. Khởi đầu triệu chứng bệnh quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác mà không chú ý kiêng cữ, khiến cho bệnh nặng hơn. Sau 48h bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như: Sưng to vùng mang tai, có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị. Đau họng và đau góc hàm. Sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Đau cơ, mệt mỏi toàn thân. Sợ gió, sợ ánh sáng. Để chắc chắn có thể đi làm xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm các kháng thể. Đây là các xét nghiệm xác định chủng di truyền của virus hoặc xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị thông qua kháng thể đặc trưng.  3.KHI BỊ QUAI BỊ PHẢI LÀM SAO? Cách ly và nên nghỉ ngơi tại giường. Uống nhiều nước nhưng không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau hơn. Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn. Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều. Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị sưng to và nặng nề hơn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao miễn dịch. Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao > 38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng đến giấc ăn và ngủ. Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau. 4.PHÒNG NGỪA QUAI BỊ NHƯ THẾ NÀO? Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh. Tiêm phòng vaccine là biện pháp an toàn để chủ động phòng bệnh, mặc dù do vaccine quai bị thường kết hợp với sởi và rubella nên hiệu quả bảo vệ bệnh chỉ rơi vào 90-95%, tuy nhiên người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ít hơn nếu đã được tiêm phòng, do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.  

TRÀN LAN CÁC LOẠI THỨC UỐNG MANG TÊN
09

Th 08

TRÀN LAN CÁC LOẠI THỨC UỐNG MANG TÊN "SỮA"

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều loại nước uống mang tên sữa nhưng thực chất không bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, thậm chí còn gây thiếu, suy chất dinh dưỡng. MA TRẬN “SỮA” Chị Nguyễn Thị Hoài Nam (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ khi kết quả xét nghiệm của con trai 4 tuổi cho thấy bé thiếu rất nhiều chỉ số sắt, canxi. Chị Hoài cho biết con trai lười ăn. Hằng ngày, bé được bố mẹ bổ sung thêm bằng sữa hộp. Bé uống các loại sữa vị trái cây, chocolate. Trung bình, cậu bé uống 3-4 hộp mỗi ngày. Khi bác sĩ thông báo bé thiếu chất, bà mẹ giật mình vì con vẫn bổ sung sữa thường xuyên. Tuy nhiên các loại sữa chị bổ sung cho con thực tế chỉ là thức uống dinh dưỡng được gọi theo thói quen là sữa và không đủ các thành phần đạm, sắt và các vitamin, khoáng chất cần thiết theo khuyến nghị của các cơ quan dinh dưỡng. Chị Hoài cũng giống như nhiều bà mẹ khác khi mua sữa cho con đều chiều theo sở thích của trẻ. Thậm chí bé xem quảng cáo trên youtube và đòi mẹ phải mua loại thức uống như vậy. Chị Vũ Thị Tuyết (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết nhiều năm trước, chị thường mua các thùng sản phẩm nước uống có tên sữa về cho con nhưng bé vẫn còi cọc, xanh xao. Khi tìm hiểu kỹ hơn, chị mới biết các sản phẩm này chỉ là thực phẩm dinh dưỡng không phải sữa. Nhiều sản phẩm ghi trên bao bì là sữa trái cây nên bà mẹ trẻ này cho rằng đó là sữa. Khi cho con đi khám dinh dưỡng, chị Tuyết mới biết bé thiếu rất nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, các loại nước uống này được quảng cáo trên nhiều nền tảng, hương vị và kèm theo quà tặng hấp dẫn nên trẻ rất yêu thích. CẦN ĐỌC NHÃN MÁC SẢN PHẨM Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, hiện nay nhiều loại thức uống dinh dưỡng được gọi dưới tên sữa nhưng không phải là sữa. Trong khi đó người tiêu dùng theo thói quen có chữ sữa trong sản phẩm thì được gọi là sữa. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống những thức uống dinh dưỡng này, cha mẹ phải chú ý tới thành phần trong đó. Bởi BS. Hưng gặp rất nhiều trẻ đến khám suy dinh dưỡng dù cha mẹ cho rằng con vẫn uống sữa thay nước lọc hằng ngày. Khi được hỏi, trẻ uống sữa loại gì, các bà mẹ “khoe” rất nhiều loại. Tuy nhiên, bác sĩ thấy chúng không phải là sữa. Hiện nay, không chỉ có thức uống dinh dưỡng, người dân coi các loại bột pha đều là sữa. Thậm chí các loại từ bột ngũ cốc cũng là sữa. “Do đó, khi chọn mua sữa dinh dưỡng bổ sung cho con, cha mẹ cần đọc nhãn mác sản phẩm để cân đối thành phần dinh dưỡng. Người tiêu dùng Việt mua nhiều sản phẩm nhưng lại lười đọc các thông tin trên nhãn sản phẩm,” BS. Hưng cho biết. Với trẻ dưới 5 tuổi, việc bổ sung protein, canxi, kẽm cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Trẻ có cân nặng, chiều cao hợp lý có thể sử dụng các loại thức uống dinh dưỡng theo sở thích của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm soát lượng uống, không nên dùng thay nước lọc. BS. Hưng khuyến cáo tốt nhất nên xem kỹ thành phần không mua theo quảng cáo hoặc thói quen gọi là sữa. Ngoài ra, các sản phẩm thức uống dinh dưỡng chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế các loại thực phẩm ăn hằng ngày như chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin từ rau củ, quả. Khi chọn sữa, các cha mẹ cần cân nhắc nhiều vấn đề gồm: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp của cơ thể trẻ với những loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của từng gia đình. BS. Hưng cho biết nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn cần được khám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng nhằm tìm nguyên nhân trước khi dùng sữa. Việc vội vàng cho trẻ uống các loại thực phẩm dinh dưỡng mang tên sữa có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHOLINE
28

Th 07

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHOLINE

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù cơ thể có khả năng tự sản xuất choline nhưng hàm lượng rất ít so với nhu cầu sử dụng. Vì thế, việc bổ sung choline là cần thiết nhưng nên dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người và độ tuổi để bổ sung hàm lượng phù hợp. Vậy cụ thể choline là gì, có vai trò như thế nào và nên bổ sung choline ra sao? 1.CHOLINE LÀ GÌ? Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, dù không phải vitamin hay khoáng chất nhưng thường được xếp cùng với các vitamin B vì có những cấu trúc và chức năng tương tự nhau. Choline là dưỡng chất thiết yếu cho các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể như chức năng gan, phát triển não bộ, cử động cơ, trao đổi chất và các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. 2.TÁC DỤNG CỦA CHOLINE ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ SỨC KHỎE Đối với cơ thể: Vậy trong cơ thể, vai trò của choline là gì? Đây chính là dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng như: Tạo ra chất béo để hình thành màng tế bào. Hỗ trợ quá trình chuyển hóa của chất béo. Kết hợp cùng vitamin B12 và folate tham gia vào quá trình tổng hợp ADN. Tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền xung thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ, điều hòa nhịp tim và nhiều chức năng cơ bản khác. Đối với sức khỏe: Cải thiện nhận thức và trí nhớ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của não bộ cần đến choline. Nghiên cứu được thực hiện trên 2.195 người trong độ tuổi 70-74 cho thấy nồng độ choline cao hơn thì khả năng nhận thức tốt hơn. Năm 2019 cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa hàm lượng choline, kẽm và vitamin C với suy giảm trí nhớ ở nam giới lớn tuổi. Theo đó nam giới lớn tuổi nếu hấp thụ được nhiều choline thì nguy cơ suy giảm nhận thức và ghi nhớ được giảm nhiều. Bảo vệ tim mạch Nghiên cứu năm 2018 trên 4.000 tình nguyện viên đã cho thấy tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu choline có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ vì thiếu máu cục bộ. Cải thiện trao đổi chất Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 trên 2 nhóm vận động viên: 1 nhóm dùng chất bổ sung choline và 1 nhóm không dùng. Kết quả thu được là những người ở nhóm bổ sung choline sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) và hàm lượng nội tiết tố sinh ra từ mỡ mang tên leptin thấp hơn so với người không bổ sung choline. Giảm nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 cho thấy hàm lượng choline mà thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3 cần tiêu thụ hằng ngày tối thiểu là 480-930mg. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thai phụ được cung cấp đủ choline có thể giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. 3.NHU CẦU BỔ SUNG CHOLINE THEO ĐỘ TUỔI Như đã đề cập, việc bổ sung choline từ chế độ ăn hằng ngày rất quan trọng để duy trì lượng choline đầy đủ cho cơ thể. Khuyến nghị lượng choline đủ cho từng nhóm tuổi như sau: Dưới 1 tuổi: 125-150mg/ ngày. 1-3 tuổi: 200mg/ ngày. 4-8 tuổi: 250mg/ ngày. 9-13 tuổi: 375mg/ ngày. 14-18 tuổi: 400mg/ ngày (nữ) và 550mg/ ngày (nam). Phụ nữ mang thai: 450mg/ ngày. Phụ nữ đang cho con bú: 450mg/ ngày. 4.NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ THIẾU CHOLINE Tình trạng thiếu choline khá hiếm gặp, thường thấy ở một số nhóm nhất định gồm: Vận động viên chạy đường dài. Người sử dụng rượu bia. Phụ nữ mãn kinh: vì lượng hormone estrogen hỗ trợ sản xuất choline trong cơ thể giảm xuống khiến nguy cơ thiếu choline tăng lên.  Phụ nữ mang thai: nhu cầu choline trong thai kỳ tăng cao khiến nhóm này dễ có nguy cơ thiếu hụt choline.  

KIẾN THỨC BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
17

Th 07

KIẾN THỨC BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • admin
  • 0 bình luận

Đau mắt đỏ ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng có thể gây cho bé nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sống thấp, ẩm ướt. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các mẹ phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp như đắp lá trầu, lá dâu… hay nhỏ sữa vào mắt của trẻ. 1.ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM LÀ GÌ? Đau mắt đỏ là tên thường gọi của chứng viêm kết mạc - một bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt. Cụ thể hơn, đau mắt đỏ là tình trạng viêm phần kết mạc ở mắt - lớp mô mỏng, trong suốt, bao phủ tròng trắng của mắt và phía trong mí mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Ở trẻ em - đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu, bệnh có thể làm trẻ khó chịu và việc điều trị chăm sóc hợp lý đóng vai trò quan trọng để giúp bé dễ chịu và mau khỏi bệnh. 2.DẤU HIỆU CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ Vùng kết mạc mắt (tròng trắng của mắt) bị hồng hoặc đỏ. Sưng kết mạc và/ hoặc mí mắt. Tăng tiết nước mắt. Cảm giác như có dị vật ở trong mắt hoặc muốn dụi mắt. Ngứa, kích ứng và/ hoặc nóng rát. Đi kèm với mủ hoặc chất nhầy. Mí mắt dính với nhau, đặc biệt là buổi sáng. Giảm thị lực 3.NGUYÊN NHÂN ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, khi thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát. Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua: Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nắm cửa, bàn ghế. Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt. Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung với nguồn nước gây bệnh như ở hồ bơi. Hay dụi mắt. Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan. 4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Khi bé bị đau mắt đỏ, phụ huynh có thể thực hiện một số cách sau để giúp bé dễ chịu hơn: Chườm ấm hoặc chườm mát lên mắt bệnh của bé. Cẩn thận làm sạch khóe mắt bị bệnh bằng nước ấm và gạc hoặc bông gòn. Điều này giúp loại bỏ được lớp gỉ mắt khô. Không nên cho bé đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi hẳn. Khi con đã khỏi bệnh, phụ huynh cần vệ sinh kính áp tròng ít nhất 2 lần trước khi cho bé đeo lại. Với loại kính dùng 1 lần, phụ huynh hãy vứt bỏ cặp kính hiện tại và sử dụng cái mới. Nếu bé bị viêm kết mạc do nguyên nhân virus vi khuẩn có thể lây truyền thì nên để bé tạm thời nghỉ học, nhằm tránh tình trạng lây truyền rộng hơn. 5.CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ Vì viêm kết mạc do virus, vi khuẩn có thể rất dễ lây lan, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Phụ huynh cũng cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt của trẻ.  Không để trẻ tiếp xúc gần với người mắc viêm kết mạc truyền nhiễm. Không để trẻ dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau, khăn giấy, vỏ chăn, vỏ gối… với người khác. Vứt bỏ các gạc, bông gòn, khăn giấy sau khi sử dụng. Giặt riêng khăn tắm, khăn lau, drap giường, vỏ gối của trẻ trong nước ấm. Nếu trẻ là đối tượng dễ mắc viêm kết mạc do dị ứng, phụ huynh nên đóng cửa sổ, cửa ra vào khi có nhiều phấn hoa và bụi. Hút bụi thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Một cách để phòng viêm kết mạc cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh là sàng lọc và điều trị các bệnh lây lan qa đường tình dục cho phụ nữ mang thai. Ống sinh của thai phụ có thể chứa vi khuẩn kể cả khi không có triệu chứng.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: