CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHOLINE
28

Th 07

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHOLINE

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù cơ thể có khả năng tự sản xuất choline nhưng hàm lượng rất ít so với nhu cầu sử dụng. Vì thế, việc bổ sung choline là cần thiết nhưng nên dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người và độ tuổi để bổ sung hàm lượng phù hợp. Vậy cụ thể choline là gì, có vai trò như thế nào và nên bổ sung choline ra sao? 1.CHOLINE LÀ GÌ? Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, dù không phải vitamin hay khoáng chất nhưng thường được xếp cùng với các vitamin B vì có những cấu trúc và chức năng tương tự nhau. Choline là dưỡng chất thiết yếu cho các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể như chức năng gan, phát triển não bộ, cử động cơ, trao đổi chất và các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. 2.TÁC DỤNG CỦA CHOLINE ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ SỨC KHỎE Đối với cơ thể: Vậy trong cơ thể, vai trò của choline là gì? Đây chính là dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng như: Tạo ra chất béo để hình thành màng tế bào. Hỗ trợ quá trình chuyển hóa của chất béo. Kết hợp cùng vitamin B12 và folate tham gia vào quá trình tổng hợp ADN. Tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền xung thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ, điều hòa nhịp tim và nhiều chức năng cơ bản khác. Đối với sức khỏe: Cải thiện nhận thức và trí nhớ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của não bộ cần đến choline. Nghiên cứu được thực hiện trên 2.195 người trong độ tuổi 70-74 cho thấy nồng độ choline cao hơn thì khả năng nhận thức tốt hơn. Năm 2019 cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa hàm lượng choline, kẽm và vitamin C với suy giảm trí nhớ ở nam giới lớn tuổi. Theo đó nam giới lớn tuổi nếu hấp thụ được nhiều choline thì nguy cơ suy giảm nhận thức và ghi nhớ được giảm nhiều. Bảo vệ tim mạch Nghiên cứu năm 2018 trên 4.000 tình nguyện viên đã cho thấy tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu choline có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ vì thiếu máu cục bộ. Cải thiện trao đổi chất Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 trên 2 nhóm vận động viên: 1 nhóm dùng chất bổ sung choline và 1 nhóm không dùng. Kết quả thu được là những người ở nhóm bổ sung choline sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) và hàm lượng nội tiết tố sinh ra từ mỡ mang tên leptin thấp hơn so với người không bổ sung choline. Giảm nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 cho thấy hàm lượng choline mà thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3 cần tiêu thụ hằng ngày tối thiểu là 480-930mg. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thai phụ được cung cấp đủ choline có thể giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. 3.NHU CẦU BỔ SUNG CHOLINE THEO ĐỘ TUỔI Như đã đề cập, việc bổ sung choline từ chế độ ăn hằng ngày rất quan trọng để duy trì lượng choline đầy đủ cho cơ thể. Khuyến nghị lượng choline đủ cho từng nhóm tuổi như sau: Dưới 1 tuổi: 125-150mg/ ngày. 1-3 tuổi: 200mg/ ngày. 4-8 tuổi: 250mg/ ngày. 9-13 tuổi: 375mg/ ngày. 14-18 tuổi: 400mg/ ngày (nữ) và 550mg/ ngày (nam). Phụ nữ mang thai: 450mg/ ngày. Phụ nữ đang cho con bú: 450mg/ ngày. 4.NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ THIẾU CHOLINE Tình trạng thiếu choline khá hiếm gặp, thường thấy ở một số nhóm nhất định gồm: Vận động viên chạy đường dài. Người sử dụng rượu bia. Phụ nữ mãn kinh: vì lượng hormone estrogen hỗ trợ sản xuất choline trong cơ thể giảm xuống khiến nguy cơ thiếu choline tăng lên.  Phụ nữ mang thai: nhu cầu choline trong thai kỳ tăng cao khiến nhóm này dễ có nguy cơ thiếu hụt choline.  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT BÉO MCT
13

Th 07

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT BÉO MCT

  • admin
  • 0 bình luận

Chất béo MCT (Medium chain triglycerides) là chất béo dễ hấp thu, cung cấp năng lượng cho cơ thể, phát triển trí não. Dầu dừa và TPBS là các nguồn bổ sung MCT hiệu quả. 1.MEDIUM CHAIN TRIGLYCERIDES (MCT) LÀ GÌ? MCT là acid béo chuỗi cacbon trung bình trở thành nguồn cung cấp calo và acid béo thiết yếu cho các tình trạng y tế khác nhau liên quan đến suy dinh dưỡng và kém hấp thu. Nguồn thực phẩm phong phú để chiết xuất MCT thương mại bao gồm dầu hạt cọ và dầu dừa. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy MCT hấp thu nhanh có hiệu quả về tạo năng lượng tốt hơn so với chất béo chuỗi dài, nhưng không bằng nhóm đường bột. 2.MCT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Trong quá trình hoạt động hằng ngày, carbohydrate và chất béo đóng vai trò là hai nguồn cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và trí óc con người. Tiêu thụ nhiều carbohydrate góp phần làm tăng cân và mắc bệnh tiểu đường. Trong khi tiêu thụ nhiều chất béo trong chế độ ăn uống (LCTs), mặc dù cung cấp nhiều năng lượng hơn so với carbohydrate, nhưng lại góp phần làm tăng cân và mắc bệnh tim. MCT, có chức năng tương tự như carbohydrate, được gan xử lý dễ dàng hơn. Và mặc dù, cung cấp ít calo hơn so với chất béo trong chế độ ăn uống, nhưng nhìn chung được chế biến kỹ lưỡng hơn, cho phép tổng lượng calo và cholesterol thấp hơn. 3.MCT MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO SỨC KHỎE? Đối với người lớn Như các loại chất béo khác, MCT là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhờ dễ dàng hấp thu nên MCT cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các loại chất béo khác.  Đối với MCT, tuy vẫn được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ nhưng rất ít. MCT không tích lũy ở gan, hạn chế được tình trạng tích lũy mỡ dưới da, gây béo phì. Ngoài ra, MCT có lợi cho việc cân bằng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. MCT có tác động tích cực đến các triệu chứng tiêu hóa, tiêu hao năng lượng, và tăng cường khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm chúng ta ăn. Đối với trẻ em MCT cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính nhanh hấp thu của mình, MCT rất có lợi đối với trẻ biếng ăn, trẻ bị tình trạng giảm hấp thu chất béo, chậm tiêu hóa, trẻ mắc bệnh tá tràng… Thêm vào đó MCT còn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. MCT cung cấp năng lượng cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể, trong đó có não bộ.  Trong dầu dừa có đến 60% MCT, đây được xem là thực phẩm tiêu biểu giàu MCT. Ngoài dầu dừa, MCT còn có nhiều trong dầu hạt cọ, sữa dê và các sản phẩm từ sữa. TPBS là thực phẩm giúp cơ thể bổ sung đầy đủ lượng MCT cần thiết. Đặc biệt, hàm lượng MCT được cung cấp dành riêng cho người gầy, trẻ cần tăng cân.  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ALPHA LIPOIC ACID (ALA)
12

Th 07

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ALPHA LIPOIC ACID (ALA)

  • admin
  • 0 bình luận

Alpha Lipoic Acid (ALA) là một chất tự nhiên trong cơ thể và là nguồn thực phẩm, được xem là chống oxy hóa cực mạnh giúp trẻ hóa các tế bào và bảo vệ sức khỏe con người. Vậy cụ thể Alpha Lipoic Acid có tác dụng gì và sử dụng như thế nào? 1.TỔNG QUAN VỀ ALPHA LIPOIC ACID ALA là chất chống oxy hóa tương tự như vitamin nhưng mạnh hơn rất nhiều lần. Ty thể của tế bào tổng hợp và sản xuất ra ALA nhưng với nồng độ thấp và giảm dần theo độ tuổi. Do đó nếu muốn nhận đủ lượng ALA để luôn được trẻ đẹp và khỏe mạnh, con người cần bổ sung thêm hoạt chất này từ nguồn thực phẩm tự nhiên, bao gồm:  Men vi sinh Thịt đỏ Nội tạng động vật (gan và thận) Rau bina, bông cải xanh, cải mầm brussel, cám gạo và khoai tây Ngoài ra ALA được sản xuất trong phòng thí nghiệm để dùng làm thuốc. ALA thường được dùng qua đường uống để điều trị bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan đến thần kinh, bao gồm bỏng rát, đau và tê ở chân, cánh tay.  ALA có tác dụng gì? Hoạt chất này có khả năng: Giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và phục hồi chức năng vitamin E và vitamin C trong cơ thể. Cải thiện chức năng dẫn truyền tế bào thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Phá vỡ carbohydrate và tạo năng lượng cho các cơ quan khác trong cơ thể. Là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não và ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh. 2.CÔNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ Giảm lão hóa Nghiên cứu những năm gần đây cho thấy thoa kem có chứa 5% ALA sẽ làm giảm nếp nhăn và sần sùi da do tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra dùng sản phẩm dưỡng da có chứa ALA và các thành phần khác cũng giúp cải thiện độ đàn hồi, giảm nếp nhăn và thô ráp của da lão hóa. Bệnh tim mạch Các chuyên gia sức khỏe cho biết ALA có khả năng bảo vệ thành mạch máu khỏi tác động của các gốc tự do. Đồng thời ALA có thể ngăn chặn sự hiện diện của triglycerid nồng độ cao và giảm lượng cholesterol đến 40%. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG) Theo nghiên cứu dùng sản phẩm có chứa ALA và một số thành phần khác trong tối đa 2 tháng trước và  1 tháng sau phẫu thuật CABG có tác dụng giảm các biến chứng do phẫu thuật, đồng thời cải thiện lưu lượng máu đến tim. Bệnh tiểu đường Uống ALA hoặc tiêm tĩnh mạch sẽ cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy hoạt chất này không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của những bệnh nhân tiểu đường type 1.  

NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA MUFA, PUFA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
11

Th 07

NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA MUFA, PUFA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

MUFA và PUFA được coi là những chất béo có lợi cho cơ thể, đặc biệt là đối với tim mạch. Vậy PUFA, MUFA thường có trong những loại thực phẩm nào, làm sao để bổ sung chúng đúng cách, hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. ‘CHẤT BÉO CÓ LỢI’ PUFA, MUFA LÀ GÌ? MUFA, PUFA đều là những acid béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật. Trong đó MUFA (tên viết tắt của Monounsaturated Fatty Acids) là chất béo không bão hòa đơn, tức là trong cấu tạo của nó chỉ có một nguyên tử cacbon liên kết đôi. Còn PUFA (tên đầy đủ là Polyunsaturated Fatty Acids) là chất béo không bão hòa đa, có chứa hai hoặc nhiều nguyên tử liên kết đôi trong phân tử. MUFA có nhiều trong các loại hạt chứa hàm lượng dầu béo cao như oliu và dầu oliu, đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương… Có nhiều loại MUFA khác nhau, có thể kể đến như acid oleic, acid palmitoleic, acid vaccenic… Tuy nhiên acid oleic là phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% lượng tìm thấy so với các loại MUFA còn lại. PUFA thì chủ yếu có trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, dầu đậu nành… Các loại PUFA được quan tâm nhất hiện nay đó là acid béo thuộc nhóm Omega-3 và Omega-6. Đây đều là chất béo quan trọng trong cơ thể không tự tổng hợp được mà chỉ có thể hấp thụ qua thức ăn. 2.VAI TRÒ CỦA MUFA, PUFA VỚI SỨC KHỎE Chất béo không bão hòa MUFA, PUFA được Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi với những lợi ích tuyệt vời sau: Các chuyên gia dinh dưỡng gọi MUFA, PUFA là những ‘chất béo tốt’ bởi tác dụng có lợi trên hệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy MUFA và PUFA giúp làm tăng tỷ lệ cholesterol tốt, đồng thời giảm mức cholesterol xấu. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Công dụng của MUFA & PUFA Ngoài tác dụng trên hệ tim mạch, MUFA còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy với insulin. Do vậy bổ sung MUFA trong chế độ dinh dưỡng rất tốt cho người tiểu đường, tiền tiểu đường. Chế độ ăn giàu MUFA có thể giúp giảm viêm ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa so với chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa. Trong khi đó, 2 loại PUFA là Omega-3 và Omega-6 là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào não, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cho nên, việc bổ sung thêm các thực phẩm, sản phẩm có chứa PUFA là rất cần thiết để đáp ứng sự phát triển nhanh về não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Omega-3 còn giúp tăng cường sức khỏe phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển về thần kinh, thị giác cho thai nhi. Bên cạnh đó bổ sung Omega-3 cũng giúp giảm căng thẳng, stress, và hỗ trợ trí nhớ rất tốt cho người cao tuổi. 3.BỔ SUNG MUFA, PUFA NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH Khẩu phần ăn được coi là cân bằng dinh dưỡng khi năng lượng từ chất béo không no chiếm 10-15%, trong đó tỷ lệ chất béo bão hòa đơn (MUFA) với tỷ lệ chất béo bão hòa đa (PUFA) là 1:1. Để đạt được tỷ lệ tối ưu của các loại chất béo này cần bổ sung chúng trong thực phẩm tự nhiên, kết hợp với dùng những sản phẩm hỗ trợ khác có chứa MUFA, PUFA.  Nguồn bổ sung MUFA tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm các loại hạt và dầu oliu. Bổ sung MUFA & PUFA như thế nào cho đúng? Một số loại thực phẩm rất giàu MUFA được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, hàm lượng MUFA có trong 100 gram mỗi loại như sau: Dầu oliu: 73,1 gram Hạnh nhân: 33,6 gram Hạt điều: 27,3 gram Đậu phộng: 24,7 gram Hạt dẻ cười: 24,2 gram Oliu: 15 gram Hạt bí ngô: 13,1 gram Thịt lợn: 10,7 gram Bơ: 9,8 gram Hạt hướng dương: 9,5 gram Trứng: 4 gram Omega-3 và omega-6 là họ acid béo được nhiều người quan tâm và quan trọng nhất thuộc nhóm PUFA. Omega-3 có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết… Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng, đặc biệt đối với người cao tuổi, nên tăng cường bổ sung cá ít nhất 2 lần/ tuần. Trường hợp có những người dị ứng với cá hoặc không ăn được thường xuyên thì cần cân nhắc bổ sung Omega-3 từ các loại dầu cá, sữa hoặc soup dinh dưỡng có thành phần Omega-3 hoặc PUFA nói chung. Lượng Omega-3 hợp lý bổ sung cho cơ thể là 3 g/ngày. Lưu ý nếu sử dụng quá liều sẽ gây tình trạng chảy máu nướu, chảy máu cam, tiêu chảy, trào ngược acid dạ dày… Còn với omega-6 sẽ có nhiều trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, bơ, trứng… Một điều cũng rất quan trọng đó là cần cân bằng tỷ lệ bổ sung Omega-3 và omega-6.  Để dễ dàng hơn trong việc cân bằng tỷ lệ PUFA, MUFA cho chế độ dinh dưỡng, người dùng cũng có thể lựa chọn sản phẩm đã được cân đối sẵn tỷ lệ các chất béo lành mạnh này.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: