Th 02
Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, khiến chúng sưng và đau. Bất kì khớp nào cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm khớp, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở khớp đầu gối. Viêm khớp gối không chỉ gây đau, sưng mà còn cản trở người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như đi bộ hay leo cầu thang. Trong bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm khớp gối! Bệnh viêm khớp gối 1.VIÊM KHỚP GỐI VÀ CÁC DẠNG PHỔ BIẾN Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây bệnh, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bào mòn sụn khớp khiến khớp chà xát và khó khăn khi vận động. Điều này khiến khả năng giảm chấn động của sụn khớp giảm đi, dễ gây đau đớn, viêm sưng hơn. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở vùng khớp đầu gối, song phổ biến nhất vẫn là 3 loại: 1.1.Thoái hóa khớp Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do sự thoái hóa trong sụn khớp. Giảm khả năng bao cản của sụn khớp nên các xương cọ sát vào nhau nhiều hơn, xương khớp cũng dễ tổn thương hơn gây sưng viêm. Thoái hóa khớp có thể gặp ở cả 2 giới, song phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi, có tiền sử hay phải lao động nặng. 1.2.Viêm khớp dạng thấp Thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến một vài khớp vận động nhiều nhất định, còn viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Thực tế đây là dạng bệnh tự miễn, nghĩa là sự tổn thương xuất hiện do hệ miễn dịch hoạt động sai, tự tấn công mô cơ thể. Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công làm tổn thương và khiến các màng hoạt dịch bao bọc quanh các khớp gối sưng lên, đồng thời làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối hoặc vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường vô cùng đau đớn, nóng rát. 1.3.Viêm khớp kinh niên do chấn thương Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng, xương xung quanh vùng khớp có thể được khắc phục nhưng vẫn để lại biến chứng, gây viêm khớp kinh niên xuất hiện sau vài năm. Tình trạng viêm khớp cũng tiến triển theo giai đoạn nặng dần, chia theo mức độ tổn thương quan sát được trên ảnh chụp X-quang. Viêm khớp gối giai đoạn nhẹ khi trong khớp đầu gối chỉ xuất hiện gai nhỏ, sụn tổn thương nhẹ, chưa bị ăn mòn nhiều. Triệu chứng đau đớn khó chịu lúc này chưa rõ ràng hoặc rất nhẹ nên người bệnh thường bỏ qua. Viêm khớp gối giai đoạn tiến triển là khi sụn khớp bị hỏng và ăn mòn nhiều, các đầu xương tiến sát lại với nhau. Đôi khi lớp sụn bị vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Không chỉ gây đau đớn, sưng viêm, khả năng vận động của người bệnh cũng vô cùng hạn chế. Nguy hiểm nhất là khi xương đầu gối bị biến dạng không thể phục hồi. 2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM KHỚP GỐI Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xương khớp gối là tuổi tác. Hầu như tất cả mọi người sẽ phát triển một số mức độ nhất định của viêm xương khớp. Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm xương khớp đáng kể ở độ tuổi sớm, bao gồm: Tuổi tác: khả năng chữa lành của sụn giảm đi khi bạn già đi. Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực đối với tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Mỗi kg cân nặng tăng thêm 1.3-1.8 kg trọng lượng thêm vào đầu gối. Yếu tố di truyền: các đột biến di truyền có thể gây ra viêm xương khớp gối. Bệnh cũng có thể là do những bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối. Giới tính: phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm xương khớp đầu gối hơn nam giới. Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: đây thường là kết quả của các loại công việc đặc thù. Những người có công việc liên quan đến hoạt động mà có thể ấn mạnh đến khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (25 kg hoặc hơn), có nhiều khả năng phát triển viêm khớp xương đầu gối do áp lực liên tục lên khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp gối thường gặp Điền kinh: các vận động viên tham gia vào bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối, điều này có nghĩa là các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng tập thể dục vừa phải, thường xuyên củng cố các khớp xương sẽ là giảm nguy cơ viêm xương khớp. Trên thực tế, cơ bắp yếu xung quanh đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Các bệnh khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại phổ biến nhất thứ hai của bệnh viêm khớp, cũng có nhiều khả năng phát triển viêm xương khớp. Những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như tình trạng quá tải sắt, hoặc lượng hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp. 3.CÁCH NGĂN NGỪA VIÊM KHỚP ĐẦU GỐI Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh vì sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối. Hạn chế mang vác vật nặng Chú trọng bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ 4.DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa trị viêm khớp đầu gối. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm như: Các loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,... Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, một loại chất kháng viêm hiệu quả. Những loại nước hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin. Đây đều là các hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Nước hầm từ xương và sụn còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, rất tốt cho hệ xương khớp. Nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người viêm khớp gối Bổ sung luân phiên những loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua để làm phong phú chế độ dinh dưỡng. Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh nên được bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Đây là các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt. Các loại trái cây như đu đủ, thơm, chanh, cam,... chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C. Đây là các hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về bệnh viêm xương khớp và có cách phòng ngừa cho riêng mình. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!
Th 02
Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất không khí,... nên người có cơ địa nhạy cảm dễ đau đầu và thường nặng hơn khi giao mùa. Những ngày gần đây, không khí lạnh liên tục tràn về các tỉnh miền Bắc, miền Trung mưa lũ, miền Nam thì nắng gắt. Thời tiết thay đổi nhanh khiến nhiều người gặp tình trạng đau đầu âm ỉ, khó chịu hành hạ. Trong bài viết này, Hadu sẽ chia sẻ cho bạn tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết này và cách khắc phục nhé! Triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết 1.TẠI SAO BẠN LẠI ĐAU ĐẦU KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT? Hầu hết những người bị mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu đều tiết lộ rằng các cơn đau của họ phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Một số yếu tố kích hoạt thay đổi thời tiết, bao gồm: Thay đổi độ ẩm Thay đổi nhiệt độ Điều kiện môi trường cực kỳ khô Môi trường bụi bẩn Bão Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, những cơn đau đầu do thời tiết khắc nghiệt là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên, vì chúng được xem như một tín hiệu thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu. Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu. Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn ở trên máy bay. Khi đó, áp suất sẽ thay đổi theo độ cao khi máy bay cất cánh, bạn có thể gặp phải hiện tượng ù tai hoặc đau tai do hiện tượng đó. Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra mức độ của áp suất khí quyển đối với những người mắc chứng đau nửa đầu kinh niên. Kết quả cho thấy chỉ cần giảm một lượng nhỏ áp suất khí quyển cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự. Khi khảo sát trên 28 trường hợp có tình trạng đau nửa đầu trong vòng một năm, những người tham gia cho biết, tần suất đau nửa đầu của họ đã tăng lên vào những ngày có áp suất khí quyển thấp hơn 5 hPa so với ngày hôm trước. Tần suất đau nửa đầu cũng giảm đi vào những ngày có áp suất là 5 hPa hoặc cao hơn so với ngày hôm trước. 2.CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CẢI THIỆN ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn cơn đau đầu bùng phát khi thời tiết ẩm ương, nhưng theo TS.BS Lê Văn Tuấn, áp dụng những cách sau đây sẽ giúp hạn chế tình trạng này xuống mức thấp nhất có thể. Theo dõi diễn biến thời tiết mỗi ngày Tập thói quen theo dõi bản tin dự báo thời tiết hoặc tải ứng dụng áp kế số về điện thoại để cập nhật áp suất khí quyển mỗi ngày. Cách này sẽ giúp bạn biết trước những thay đổi bất ngờ của thời tiết, từ đó bảo vệ bản thân trước khi cơn nhức đầu ập đến chẳng hạn: mang theo thuốc giảm đau bên người, đội mũ chống nắng và đeo kính râm vào thời điểm nóng nhất khi ra ngoài,... Theo dõi thời tiết mỗi ngày Giữ đủ nước cho cơ thể Thiếu nước hay mất nước là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau đầu trong những ngày thời tiết thất thường, nhất là khi độ ẩm tăng cao. Do đó, người bị đau đầu nên uống nhiều nước hơn người bình thường (trung bình 8-14 cốc nước mỗi ngày). Lượng nước nạp vào cơ thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, cường độ hoạt động của cơ thể. Người hay đau đầu nên giữ một chai nước bên cạnh giường để khi khát có thể có thể uống ngay hoặc tải ứng dụng nhắc uống nước để không quên uống nước mỗi ngày. Tắm nước ấm Thư giãn trong làn nước ấm có thể làm giảm nhẹ cơn đau đầu khi áp suất không khí lên xuống bất thường. Ngoài tắm nước ấm bạn cũng có thể xông hơi bằng nước nóng để khơi thông các khoang não, mang lại cảm giác thư thái. Ăn uống khoa học, bổ sung chất chống gốc tự do Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu magie như rau xanh đậm, cá, trái bơ, chuối,... được cho là góp phần giảm các chứng đau trong não và ngăn thu hẹp các mạch máu não. Ngoài ra bổ sung vitamin B thông qua các món ăn từ hàu, cá hồi, thịt bò, trứng,... giúp giảm bớt tác động của căng thẳng, giảm đau đầu do thời tiết thay đổi. Theo TS.BS Lê Văn Tuấn những người thường xuyên bị đau đầu khi chuyển mùa nên bổ sung sản phẩm có chứa tinh chất chống gốc tự do như Ginkgo. Đây là dưỡng chất được chứng minh khả năng vượt qua hàng rào máu não, góp phần hỗ trợ chống oxy hóa, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, từ đó bảo vệ cấu trúc thành mạch, tăng cường máu lên não, cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu do thời tiết thay đổi. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học Tự xoa bóp Xoa bóp giúp giảm căng cơ và cải thiện lưu lượng máu đến não, nhờ đó xoa dịu cơn đau đầu. Mỗi người có thể tự xoa bóp đầu cho bản thân bằng cách ngồi trên một chiếc ghế với tư thế thoải mái nhất, rồi dùng các đầu ngón tay di chuyển xung quanh đầu theo chuyển động tròn. Xoa bóp với tinh dầu thiên nhiên (dầu tràm, dầu oải hương,...) trong 5 phút có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái. Chườm lạnh Đắp 1 chiếc khăn đã làm mát hoặc gel lạnh lên vị trí đang đau nhói khoảng 20 phút sẽ khiến đầu óc dễ chịu, ngày chườm 2-3 lần. Chườm lạnh khi bị đau đầu, hơi sốt Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về đau đầu do thời tiết thay đổi và có cách phòng ngừa cho riêng mình. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!
Th 01
Thuật ngữ "Thực phẩm chức năng", "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" không còn xa lạ với chúng ta. Đây là dòng sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất, giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh cụ thể, đem đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một? Hãy cùng Hadu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một I.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ MỘT? 1.Thực phẩm chức năng là gì? Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (2010), TPCN được hiểu rằng: là dòng thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Cũng từ khái niệm trên, những dòng sản phẩm được xếp vào nhóm "thực phẩm chức năng" gồm có: Dòng sản phẩm giúp bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thực phẩm dinh dưỡng về mặt y học Những dòng sản phẩm trên giúp hỗ trợ chức năng cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng là gì? 2.Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một? Với khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng: thực phẩm bảo vệ sức khỏe chắc chắn là thực phẩm chức năng nhưng thực phẩm chức năng chưa chắc đã là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hadu sẽ bổ sung thêm cho các bạn một số thông tin về dòng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này! Đây là một loại thực phẩm chức năng được đưa ra dưới dạng liều (để có thể kiểm soát được) với những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên nén, dạng bột, dạng lỏng và các dạng khác nhau để sử dụng bằng đường uống, có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất: ->Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và các chất có hoạt tính sinh học khác. ->Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có nguồn gốc động vật, các chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa. Trên thực tế, tùy theo xuất xứ hoặc công dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn có tên gọi khác: Thực phẩm cho mục đích đặc biệt (FOSU), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements), Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplements), Thực phẩm chức năng y học. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe? II.QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DÒNG TPBVSK Theo thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng, các yêu cầu đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm: Điều 10: Yêu cầu về nội dung công bố 1.Công bố về hàm lượng a)Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng; b)Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này; c)Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư này; d)Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size). Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan. 2.Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health Claims) a)Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần; b)Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu hồ sơ; c)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm; d)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp; đ)Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố. 3.Đối tượng sử dụng a)Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. b)Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có) Điều 11: Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây: 1.Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc. 2.Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau: a)Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc b)Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần. 3.Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm. 4.Phải ghi cụm từ "Chú ý": sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9mm. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã biết được thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chúng có phải là một hay không! Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm những thông tin Y Dược mới nhất bạn nhé!
Th 01
Sữa là nguồn thực phẩm có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống sữa đều đặn giúp cơ thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não, vấn đề còn lại là mỗi ngày, chúng ta nên uống bao nhiêu ly sữa thì tốt? Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! TÁC DỤNG CỦA SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA Sữa là thức uống với những tác dụng vượt trội trong việc bổ sung dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vậy ngoài giúp bổ sung dinh dưỡng sữa còn đem đến hiệu quả nào khác? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, phô mai giúp chống lại bệnh tật nếu được sử dụng thường xuyên. Giúp giảm 20% nguy cơ tử vong đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Giúp giảm 9% nguy cơ đột quỵ với những người sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 ly sữa. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh ung thư đại tràng, bàng quang, dạ dày, ung thư vú,... Sở dĩ, đem lại những công dụng trên là nhờ vào 5 thành phần dinh dưỡng có trong sữa: canxi, vitamin D, protein, các chuỗi peptit có hoạt tính sinh học và axit béo. Tác dụng của sữa với cơ thể con người CÓ NÊN UỐNG NHIỀU SỮA KHÔNG Cái gì quá cũng không tốt, không có lợi cho sức khỏe và còn làm phản tác dụng. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trên tạp chí y khoa của Anh, những người uống quá nhiều sữa nguyên kem hằng ngày, sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn những người sử dụng theo mức khuyến nghị. Uống sữa nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, táo bón,... Với nhiều tác dụng phụ khác nữa có thể gây ra do uống sữa nhiều. Nên uống nhiều sữa không NÊN UỐNG BAO NHIÊU SỮA MỖI NGÀY Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng các nước Anh, Mỹ, và các nước châu Âu có khuyến nghị: Để xương chắc khỏe, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày Một người trung bình 1 ngày chỉ cần uống 1 ly - tương đương 235ml sữa mỗi ngày, giúp cung cấp canxi và vitamin B2 hằng ngày Không nên uống quá 3 ly sữa mỗi ngày Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam, liều lượng sữa đối với từng nhóm đối tượng theo thể trạng của người Việt Nam. Sữa và chế phẩm từ sữa Đối với trẻ em Trẻ em từ 3-5 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai) + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ) Trẻ em từ 6-7 tuổi: mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và các chế phẩm từ sữa. Bao gồm 15g phô mai + 100ml sữa chua + 250ml sữa dạng lỏng Trẻ em từ 8-9 tuổi: nên sử dụng 5 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g phô mai + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Từ 10-19 tuổi: nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Đối với người trưởng thành Từ 20-49 tuổi: nên sử dụng 3 đơn vị sữa và chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Gồm 15g phô mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng Từ 50-69 tuổi: mỗi ngày nên uống 3,5 đơn vị sữa. Tương đương 15g phô mai + 100ml sữa chua + 150ml sữa dạng lỏng Người trên 70 tuổi: mỗi ngày nên uống 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên sử dụng 6 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Như vậy liều lượng sử dụng sữa ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Khuyến khích sử dụng theo liều lượng chia sẻ ở phía trên. Liều lượng sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu riêng cho thể trạng người Việt Nam. Hãy theo dõi Website của Hadu để cập nhật những thông tin Y Dược mới nhất nhé!!!