CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT LÀ GÌ? GỒM CÓ NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM NÀO?
05

Th 01

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT LÀ GÌ? GỒM CÓ NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

Hẳn chúng ta không còn xa lạ với khái niệm "thực phẩm chức năng" (thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Nhưng nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt là gì? Bạn đã từng nghe đến? Bản chất của dòng sản phẩm này là gì? Dành cho những nhóm đối tượng nào? Sử dụng chúng đem lại hiệu quả ra sao? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! I.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT LÀ GÌ? Thực phẩm chức năng đặc biệt là gì? Khái niệm về nhóm THỰC PHẨM ĐẶC BIỆT cũng đã được quy định tại khoản 10, Điều 2 của Quy chế về Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Cụ thể như sau: Thực phẩm đặc biệt là một thuật ngữ chung về nhóm sản phẩm có tính chất đặc biệt hoặc dùng cho các đối tượng tiêu dùng đặc biệt, có cách sử dụng đặc biệt hoặc có công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Thực phẩm đặc biệt có thể là những sản phẩm công nghệ mới và trong Quy chế này bao gồm các loại dưới đây: a)Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ b)Thực phẩm dinh dưỡng qua ống xông c)Thực phẩm biến đổi gen d)Thực phẩm chiếu xạ e)Thực phẩm chức năng Như vậy yếu tố "đặc biệt" được nhắc đến ở đây có thể là: Đối tượng sử dụng - Cách sử dụng - Công dụng - Công nghệ sản xuất. Từ quy định trên, chúng ta có thể kết luận, Thực phẩm đặc biệt là nhóm thực phẩm có CHỨC NĂNG - CÔNG DỤNG đặc biệt. Công dụng, chức năng ở đây chính là hiệu quả trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh của cơ thể. II.NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM NÀO THUỘC NHÓM "THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT"? Vậy trên thực tế, những dòng sản phẩm nào sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt? 1.Nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (Thực phẩm bổ sung) Đây là nhóm sản phẩm được chế biến từ những nguyên liệu có hoạt tính sinh học cao hoặc bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng với mức khuyến cáo, sử dụng phù hợp lứa tuổi, đối tượng sử dụng theo quy định. Một số dòng sản phẩm nổi bật trong nhóm sản phẩm này: ->Sữa dinh dưỡng: sữa bổ sung dưỡng chất, dành cho nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người cao tuổi, sữa cho người muốn tăng cân,... ->Bữa ăn bổ sung, bữa ăn thay thế ->Các loại viên uống, bột uống, dung dịch bổ sung chất dinh dưỡng: bổ sung diệp lục, bổ sung rau xanh, bổ sung collagen,... 2.Thực phẩm giúp tăng cường vi chất dinh dưỡng Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin (A,B,C,D,E,K) và các khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, canxi, photpho, i ốt) thiết yếu đối với cơ thể. Chúng thường được bào chế dưới dạng phổ biến nhất là viên uống. Việc bổ sung thêm đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường thể trạng, hạn chế bệnh tật. 3.Thực phẩm dinh dưỡng y học  Thực phẩm dinh dưỡng Y học là một loại thực phẩm đặc biệt đã qua thử nghiệm lâm sàng, được chứng minh là có công dụng như nhà sản xuất đã công bố và được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành đồng thời có chỉ định và cách sử dụng đối với sự giúp đỡ, giám sát của thầy thuốc. Nhóm thực phẩm này thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân đặc biệt: Thực phẩm dành cho bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bệnh hoặc phải sử dụng thực phẩm bằng ống xông: trong quá trình sử dụng cần phải có sự giám sát của nhân viên Y Tế. 4.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là nhóm thực phẩm có tác dụng, chức năng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật như: Sản phẩm thải độc gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan Sản phẩm bổ sung canxi, dưỡng chất, giúp cải thiện các tình trạng về xương khớp Sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị về não, thiểu năng tuần hoàn não .... Thành phần chủ đạo của thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường là các loại thảo dược, chiết xuất, dưỡng chất giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường thể trạng, phòng ngừa bệnh tật. Nhóm sản phẩm này được bào chế dưới rất nhiều dạng khác nhau như: viên nang, viên nén, cốm-bột, dung dịch,.... III.VIỆC SẢN XUẤT TPCN ĐẶC BIỆT CẦN TUÂN THEO NHỮNG TIÊU CHUẨN NÀO? Theo Quy định mới nhất của Bộ Y Tế, các cơ sở sản xuất Dược Phẩm, thực phẩm chức năng đều phải có chứng chỉ GMP - hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng được đưa ra nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, dụng cụ chế biến, thiết bị, điều kiện phục vụ,... đến con người. Hy vọng rằng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu cụ thể và rõ ràng hơn về các loại thực phẩm chức năng đặc biệt. Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật những thông tin Y Dược mới nhất nhé!!  

THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG - PHÂN BIỆT ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
05

Th 01

THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG - PHÂN BIỆT ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm quen thuộc trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các triệu chứng, bệnh lý. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và phân biệt được chúng để biết cách chọn lựa, sử dụng hợp lý. Sử dụng thuốc để điều trị, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe mắc phải là điều hết sức hiển nhiên. Song song đó hiện nay trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo với nhiều công dụng để bảo vệ, tăng cường sức khỏe. Đôi khi sự "tâng bốc" sản phẩm quá đà còn khiến nhiều người nghĩ rằng thực phẩm chức năng còn có thể giúp chữa trị rất nhiều bệnh lý. Nếu hiểu rõ bản chất của hai nhóm sản phẩm này, bạn sẽ biết cách lựa chọn, sử dụng đúng. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé! I.HIỂU ĐÚNG VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ THUỐC Để có thể phân biệt được chúng, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng về thực phẩm chức năng và thuốc. Chúng tôi có so sánh một vài khía cạnh để bạn thấy sự khác biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Mục so sánh Thuốc Thực phẩm chức năng Thành phần -Dược chất (Hoạt chất) -Dược liệu -Dược liệu -Tá dược -Một số tinh chất bổ sung -Vỏ nang Dạng bào chế Viên nén, viên nang, dịch cốm - bột,... Dòng sản phẩm  -Thuốc điều trị bệnh -Thuốc phòng bệnh -Thuốc hỗ trợ điều trị -Thuốc thăm dò, chẩn đoán -Thuốc bổ dưỡng, tăng thể lực -TPCN bố sung vitamin, khoáng chất -TPCN bổ sung protein, axit amin, axit béo -TPCN có chứa lợi khuẩn Probiotic -TPCN bổ sung dinh dưỡng cho người luyện tập thể thao -TPCN có chiết xuất, cô đặc thiên nhiên, chiết xuất các loại cây, thảo dược   Tác dụng Phòng ngừa - Điều trị - Hỗ trợ điều trị - Thăm dò bệnh -Phòng ngừa - Hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe Giúp bạn phân biệt được sự khác biệt giữa nguyên lý phòng ngừa bệnh tật khi sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng: ->Đối với thuốc: Vaccine chính là một loại "thuốc" điển hình có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Nó có chứa các "phiên bản" suy yếu của virus hay giống như virus (gọi là kháng nguyên). Chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai. ->Đối với thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng sẽ bổ sung những thành phần, chiết xuất thảo dược có tác dụng cao trong việc bảo vệ chức năng của bộ phận cụ thể nào đó của cơ thể. Từ đó, giúp phòng ngừa bệnh tật. Trong phần sau của bài viết này, Hadu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách phân biệt được Thực phẩm chức năng và Thuốc. Đừng quên tham khảo nhé! II.CÁCH PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ THUỐC Bạn có thể dựa vào 3 "dấu hiệu" dưới đây để phân biệt TPCN và thuốc: 1.Đơn vị quản lý trực tiếp sản phẩm Thuốc lưu hành trên thị trường đều được cấp phép và quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản Lý Dược. Trong khi TPCN lại phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng kí tại Bộ Y Tế (Cụ thể là Cục An Toàn Thực Phẩm) trước khi đến tay người tiêu dùng. 2.Kê đơn hay không kê đơn  Vì Thực phẩm chức năng không phải là thuốc nên chúng không cần kê đơn. Người sử dụng chỉ cần uống đúng liều lượng có ghi trên bao bì. Ngược lại, đối với thuốc, chúng đều cần phải kê đơn và uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc không cần kê đơn như nhóm thuốc giúp bồi bổ cơ thể. 3.Dựa vào thông tin được in trên bao bì Thông tin ghi trên vỏ hộp thuốc và vỏ hộp thực phẩm chức năng cũng có sự khác biệt lớn. Cụ thể: Với vỏ hộp thuốc Trên bao bì sản phẩm buộc phải ghi số lưu hành do Bộ Y Tế cấp. Ngoài vỏ hộp, chúng có thể được in trên vỉ nhôm, ở cuối tờ hướng dẫn sử dụng. Một số kí hiệu thường gặp: Thuốc sản xuất trong nước: VD-...-yy Thuốc được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam: VN-...-yy/VN2-...yy/VN3-...-yy Thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước: V...-H12-yy Thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước: VS-...-yy Thuốc sản xuất gia công: GC-...-yy Các thuốc được quản lý đặc biệt: QLĐB-...-yy Dành cho một số sản phẩm thuốc sinh phẩm như thuốc có chứa lợi khuẩn, thuốc sinh học: QLSP-....-yy Vaccine: QLVX-...-yy Trong đó: yy chính là năm cấp số đăng ký. Với những loại thuốc kê đơn sẽ có thêm kí hiệu "Rx". Thông tin trên vỏ hộp thực phẩm chức năng Đối với thực phẩm chức năng, số đăng ký in trên bao bì thực phẩm chức năng là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) theo mẫu: Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC. Mong rằng những gợi ý về cách phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc phía trên sẽ giúp bạn tìm đúng sản phẩm - điều trị bệnh tốt hơn. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin về Sức khỏe, Y dược mới nhất!  

CÓ NÊN DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LIÊN TỤC? CÁC BÁC SĨ NÓI GÌ VỀ ĐIỀU NÀY?
03

Th 01

CÓ NÊN DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LIÊN TỤC? CÁC BÁC SĨ NÓI GÌ VỀ ĐIỀU NÀY?

  • admin
  • 0 bình luận

Thực phẩm chức năng đem lại hiệu quả trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các loại bệnh, tuy nhiên có nên uống thực phẩm chức năng liên tục không lại là câu chuyện khác. Dù chúng đem lại những tác dụng tích cực cho sức khỏe người sử dụng nhưng KHÔNG nên uống liên tục trong thời gian dài. Các Bác sĩ tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyên: Dùng TPCN không dùng liên tục từ tháng này sang tháng kia trong thời gian dài, hãy dùng "cách khoảng". Vậy nên uống liên tục trong thời gian dài bao lâu và tại sao nên uống "cách khoảng"? Hãy cùng Hadu phân tích và tìm câu trả lời nhé! I.CÓ NÊN UỐNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LIÊN TỤC Có nhiều nguyên nhân khiến các chuyên gia khuyên người sử dụng KHÔNG nên uống thực phẩm chức năng liên tục. 1.Cơ thể có thể không hấp thụ hết dưỡng chất Có thể bạn chưa biết, dưỡng chất nạp vào cơ thể nếu không hấp thụ hết sẽ được "xử lý" bằng một trong hai hình thức: Đào thải ra môi trường bên ngoài thông qua nước tiểu Tích lũy trong cơ thể và từ từ tiêu hóa hết Đối với trường hợp dưỡng chất dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài, mặc dù không gây nên các vấn đề về sức khỏe nhưng có thể gây tốn kém về mặt kinh tế. Do đó việc uống TPCN liên tục trong thời gian dài cũng không phải biện pháp tốt. Việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong khi cơ thể không hấp thụ hết sẽ khiến cơ thể xảy ra tình trạng rối loạn đồng hóa trao đổi chất. 2.Có thể gây nên một số bệnh trạng khác của cơ thể Với trường hợp các dưỡng chât tích lũy, không đào thải ra môi trường bên ngoài: chúng có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe nếu tích lũy quá nhiều trong cơ thể. Một vài loại dưỡng chất tích tụ lâu trong cơ thể có thể gây "tác dụng phụ" như: -Quá liều vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, tổn thương gan hay các dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai. -Dư sắt có thể gây buồn nôn, ói mửa, thậm chí tổn thương gan và các cơ quan khác của cơ thể. -Dư thừa vitamin D và canxi có thể gây sỏi thận. -Liều cao vitamin E có thể dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não. -Sử dụng vitamin B6 liều cao và trong thời gian dài một năm trở lên có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biểu hiện là không thể cử động của cơ thể. Theo một số nghiên cứu, việc lạm dụng TPCN trong thời gian dài còn gây tổn hại đến các cơ quan, thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh của cơ thể. Điều này cũng sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Rõ ràng, sử dụng thực phẩm chức năng liên tục trong thời gian dài đem đến khá nhiều hệ lụy. TPCN tuy tốt nhưng sử dụng không đúng cách, chúng sẽ trở thành "độc dược". II.CHỈ NÊN UỐNG TPCN TRONG THỜI GIAN TỐI ĐA BAO LÂU? Nên uống thực phẩm chức năng liên tục trong thời gian bao lâu là tốt? Thời gian được các chuyên gia khuyến cáo: 3-6 tháng. Sau thời gian này nên dừng hẳn khoảng 1-1,5 tháng để cơ thể có thể hấp thụ hết được dưỡng chất dư thừa.  Tuy nhiên, với từng dòng sản phẩm thời gian uống liên tục cũng khác nhau. Cụ thể: Đối với thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất: Uống liên tục 20 ngày/tháng. Những ngày còn lại để cơ thể "xử lý" dưỡng chất dư thừa trong cơ thể. Đối với nhóm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh: Người sử dụng tuân thủ đúng theo liệu trình ghi trên bao bì sản phẩm. Thời gian này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại viên uống cũng như cơ địa của từng người. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của Dược sĩ hoặc các bác sĩ. Mong rằng những thông tin Hadu cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn có thể tìm đáp án cho câu hỏi: Có nên uống TPCN liên tục? TPCN chỉ "phát huy" tối đa tác dụng nếu bạn sử dụng đúng cách. Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về Y Dược mới nhất nhé!  

VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH?
02

Th 01

VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH?

  • admin
  • 0 bình luận

Chúng ta đã nghe thấy lời quảng cáo về TPCN rất nhiều lần: "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh." Vậy vì sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc? Và nếu chúng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh tại sao chúng ta vẫn nên sử dụng? Trong bài viết này Hadu sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên bạn nhé! I.THEO YÊU CẦU CỦA BỘ Y TẾ: TRÊN NHÃN CỦA TPCN BẮT BUỘC PHẢI GHI "THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC" Theo quy định của Bộ Y Tế, trên nhãn của các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng (trước đây là thực phẩm-thuốc) và không được ghi chỉ định điều trị bất kì 1 loại bệnh cụ thể nào. Riêng với sản phẩm chứa hoạt chất sinh học bắt buộc phải ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh." Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy: Bộ Y Tế cũng đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về thực phẩm chức năng, đặc biệt cũng nhấn mạnh giữa ranh giới của 2 dòng sản phẩm này. II.VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC Như ở đầu bài viết chúng tôi đã nhấn mạnh "TPCN không có tác dụng chữa bệnh". Trong khi thuốc lai được dùng để điều trị, chẩn đoán hoặc chữa trị bệnh.Tìm hiểu sâu hơn, chúng ta có thể hiểu rõ được tại sao lại có sự khác biệt như vậy: 1.Đối với Thực phẩm chức năng Trong TPCN có chứa một số chất bổ sung giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất quan trọng và cần thiết mà cơ thể cần để hoạt động, chúng có thể giúp người sử dụng giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng được sử dụng chỉ để bổ sung nguồn dinh dưỡng cùng kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Hiện nay đa phần các loại thực phẩm chức năng đều có thành phần chiết xuất thiên nhiên (Dược liệu): các loại thảo dược, chiết xuất nguồn gốc động vật, thực vật,... 2.Đặc trưng của thuốc Theo khái niệm: Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho con người nhằm lý do phòng bệnh, điều trị bệnh, nhận biết bệnh hoặc điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ thể gồm có: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế (trừ thực phẩm chức năng). Thuốc được sản xuất từ dược chất và dược liệu, trong đó: -Dược chất (Hoạt chất): là các chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc. Chúng có tác dụng dược lý hoặc tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý của con người. -Dược liệu: nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc từ thực vật, động vật, khoáng vật đạt tiêu chuẩn làm thuốc. Hiện nay, có khoảng 5 loại thuốc phổ biến nhất. Chúng có đặc điểm, tác dụng, chức năng khác nhau: a.Thuốc hóa dược Đây là thuốc chứa các dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả. b.Thuốc dược liệu Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền. c.Thuốc cổ truyền Chúng là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế và phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. d.Sinh phẩm Sinh phẩm còn được gọi là thuốc sinh học. Chúng là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người. e.Vaccine Vaccine là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, còn một số loại thuốc khác như: thuốc generic, thuốc hương thần, thuốc tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc phóng xạ,.... Chính vì tác dụng, thành phần khác nhau nên đơn vị quản lý từng dòng sản phẩm cũng khác biệt. Thực phẩm chức năng sẽ được quản lý bởi Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y Tế). Thuốc được quản lý bởi Cục quản lý Dược. III.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HIỆN VẪN ĐANG ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG Có 2 lý do lớn khiến TPCN vẫn đang được các bác sĩ khuyên dùng: -Thứ nhất, giúp phòng bệnh hiệu quả: Nguyên nhân sinh ra bệnh có thể đến từ: việc mất cân đối dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý -> Chức năng cơ thể bị rối loạn -> Gây bệnh. Thành phần có trong từng loại thực phẩm chức năng sẽ giúp hạn chế được tình trạng này. -Thứ hai, hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng của bệnh: Một số dòng TPCN được các bác sĩ kê đơn kèm với thuốc chữa bệnh. Chúng có thể giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Với những điểm khác biệt trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ: Vì sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Tuy không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng chúng lại giúp NGĂN NGỪA-HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ bệnh. Đó là lý do tại sao dòng sản phẩm này vẫn được các bác sĩ khuyên dùng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Y Dược mới nhất!          

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: