CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10 BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI GIÀ
04

Th 02

10 BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI GIÀ

  • admin
  • 0 bình luận

Khi tuổi càng cao, các chức năng trong cơ thể suy giảm, bệnh mãn tính cũng hay bị tái phát, sức đề kháng cũng trở nên yếu đi. Khi cơ thể chúng ta già đi, càng dễ nhạy cảm hơn với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Và những thay đổi nhạy cảm này khiến người già cảm thấy khó khăn hơn trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Đừng xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu báo trước bạn đã bắt đầu có những căn bệnh người già rồi đấy! Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì đời sống của con người ngày càng được nâng cao kéo theo là tuổi thọ vì thế cũng tăng lên, kèm theo đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người già ngày càng được lưu tâm hơn.  10 căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi Trước tiên để giữ được sức khỏe tốt hơn cho người lớn tuổi bạn cần biết được tình trạng sức khỏe của mình và các triệu chứng bệnh thường gặp để tìm cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn các vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi nên lưu tâm: 1.ĐỘT QUỴ Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não. Mặt khác, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu mắc trước đó) dẫn đến hậu quả dễ xảy ra xuất huyết mạch máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc bệnh này ở người già là 21,9%.  CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Cần vận động nhiều, nên vận động nhiều trong nhà tránh gió lùa vào mùa đông, tránh tập thể dục khi sáng sớm và tránh ra ngoài vào trời đêm.  Phải làm ấm cơ thể trước khi ra khỏi giường. Ra ngoài phải mặc ấm, đeo tất, gang tay, khăn quàng cổ. Phòng ngủ ấm áp, cung cấp đầy đủ không khí, giường ngủ êm ái thoáng khí để đảm bảo thông khí cho cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và cân đối, nên dùng thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, hạn chế muối, ăn ít mỡ, ít đường, tránh rượu bia, không dùng chất kích thích bia rượu, chè đặc, cafe… Chủ động phòng bệnh từ xa, kiểm soát tốt bệnh sẵn có như huyết áp, xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,... Tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc dùng đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người khác chữa bệnh cho mình. 2.VIÊM PHỔI Cơ quan hô hấp ở người già có sự suy giảm về hoạt động cũng như hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn: phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô. Tác nhân gây bệnh là virus (thông thường là virus cúm), tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đôi khi là não mô cầu,...Viêm phổi ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ, bệnh cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ. Bệnh viêm phổi CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Hạn chế đến nơi đông người Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, tránh hít gió Uống thêm một số loại thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ 3.TĂNG HUYẾT ÁP Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trường lớn hơn 90 mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Chính vì thế ở người già thường gặp tăng huyết áp tâm trường hơn là tâm thu. Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên coi thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim. Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7%. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày) Tập thể dục đều đặn, vừa sức Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm theo hướng dẫn Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc Tránh nhiễm lạnh đột ngột Kiểm soát tốt các bệnh liên quan Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp 4.ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi đường máu bất kì đạt nồng độ trên 200mg% và/ hoặc đường máu lúc đói trên ngưỡng 126 mg%. Đái tháo đường có 2 tuýp là I và II. Ở người cao tuổi thường gặp đái tháo đường tuýp II. Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích đái tháo đường ở người cao tuổi. Có thể do gan suy yếu do tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể, do các cơ quan giảm nhạy cảm với hormone insulin, hoạt động của hormone insulin không hiệu quả, tụy bị lão hóa nên giảm tiết insulin,... Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp II ở nhóm người cao tuổi là 5,3%. Bệnh tiểu đường CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Ăn nhiều rau xanh Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn Uống nhiều nước mỗi ngày Tập thể dục thường xuyên 5.BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được viết tắt là COPD, là sự kết hợp của 2 bệnh lý mãn tính ở phổi gồm khí phế thủng và viêm phế quản mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở diễn ra thành cơn giống bệnh hen phế quản mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở diễn ra thành cơn giống bệnh hen phế quản, nhưng ít đáp ứng hoặc không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản thông thường. Bệnh thường xảy ra trên cơ địa những người hút thuốc lâu năm, hoặc bị những bệnh về hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, bệnh hay gặp ở những người trung niên hoặc người cao tuổi. Diễn tiến dễ dẫn đến suy hô hấp, cơ thể suy kiệt, thường xuyên nhập viện, chất lượng cuộc sống giảm, tuổi thọ giảm. Bệnh này chiếm tỷ lệ 4,1% ở người già. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thường xuyên 6.SUY TIM Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể. Suy tim có nhiều loại, bao gồm suy tim trái/ phải, suy tim tâm thu/ tâm trương, suy tim cấp/ mãn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim ở người già như: bệnh cơ tim, bệnh van tim, thấp tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành,... Theo nhiều nghiên cứu, thời gian sống còn của người cao tuổi bị bệnh suy tim trung bình từ 4,3 năm đến 7,1 năm. Tỷ lệ bệnh suy tim ở người cao tuổi là 2,4%. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Tạo thói quen ăn uống cân bằng, bớt mỡ, bớt calo, bớt muối Phòng và chữa tăng huyết áp Thường xuyên tập thể dục đúng cách 7.BỆNH PARKINSON Đây là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm…Đây là bệnh đặc trưng của người cao tuổi, hiện chưa tìm được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng, không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh. Bệnh Parkinson chiếm tỷ lệ 2,1%. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Tránh Stress, thức khuya, lo lắng nhiều Tránh thực phẩm, đồ uống không tốt cho trí não như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… Nghỉ ngơi và luyện tập vừa sức Thăm khám sức khỏe định kì 8.HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,...Gồm có hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình-ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm),...từ giai đoạn trước. Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã,...Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2%. Bệnh tiền đình CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều các món dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước mỗi ngày Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các trường hợp căng thẳng tâm lý 9.LOÃNG XƯƠNG Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Đặc điểm loãng xương ở người già là: tăng quá trình hủy xương và làm giảm quá trình tạo xương do các tế bào sinh xương bị lão hóa, sự hấp thụ canxi ở ruột bị suy yếu, và sự suy giảm tất cả các yếu tố hormone sinh dục.  CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH: Cần bổ sung canxi vào chế độ ăn từ các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa,... Uống các loại thuốc cung cấp canxi 10.VIÊM PHẾ QUẢN CẤP Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính ở phế quản, do tác nhân virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ở người già, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ quan hô hấp giảm hoạt động kháng khuẩn nên dễ bị các bệnh lý về hô hấp. Trong đó, thường gặp nhất là viêm phế quản cấp. Virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong tình trạng sức đề kháng giảm, giảm hoạt động kháng thể bề mặt của đường hô hấp, nên chúng phát triển và gây nhiễm bệnh. Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, khó thở, khạc đàm màu trắng đục, vàng, nâu, tùy từng bệnh cảnh khác nhau. Nếu điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính, suy yếu cơ quan hô hấp. Bệnh này chiếm tỷ lệ 1,7%. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về các bệnh lý thường hay gặp ở người cao tuổi và có cách phòng ngừa cho riêng mình. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!  

BỆNH VIÊM KHỚP GỐI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
03

Th 02

BỆNH VIÊM KHỚP GỐI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, khiến chúng sưng và đau. Bất kì khớp nào cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm khớp, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở khớp đầu gối. Viêm khớp gối không chỉ gây đau, sưng mà còn cản trở người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như đi bộ hay leo cầu thang. Trong bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm khớp gối! Bệnh viêm khớp gối 1.VIÊM KHỚP GỐI VÀ CÁC DẠNG PHỔ BIẾN Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây bệnh, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bào mòn sụn khớp khiến khớp chà xát và khó khăn khi vận động. Điều này khiến khả năng giảm chấn động của sụn khớp giảm đi, dễ gây đau đớn, viêm sưng hơn. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở vùng khớp đầu gối, song phổ biến nhất vẫn là 3 loại: 1.1.Thoái hóa khớp Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do sự thoái hóa trong sụn khớp. Giảm khả năng bao cản của sụn khớp nên các xương cọ sát vào nhau nhiều hơn, xương khớp cũng dễ tổn thương hơn gây sưng viêm. Thoái hóa khớp có thể gặp ở cả 2 giới, song phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi, có tiền sử hay phải lao động nặng. 1.2.Viêm khớp dạng thấp Thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến một vài khớp vận động nhiều nhất định, còn viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Thực tế đây là dạng bệnh tự miễn, nghĩa là sự tổn thương xuất hiện do hệ miễn dịch hoạt động sai, tự tấn công mô cơ thể. Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công làm tổn thương và khiến các màng hoạt dịch bao bọc quanh các khớp gối sưng lên, đồng thời làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối hoặc vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường vô cùng đau đớn, nóng rát. 1.3.Viêm khớp kinh niên do chấn thương Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng, xương xung quanh vùng khớp có thể được khắc phục nhưng vẫn để lại biến chứng, gây viêm khớp kinh niên xuất hiện sau vài năm. Tình trạng viêm khớp cũng tiến triển theo giai đoạn nặng dần, chia theo mức độ tổn thương quan sát được trên ảnh chụp X-quang. Viêm khớp gối giai đoạn nhẹ khi trong khớp đầu gối chỉ xuất hiện gai nhỏ, sụn tổn thương nhẹ, chưa bị ăn mòn nhiều. Triệu chứng đau đớn khó chịu lúc này chưa rõ ràng hoặc rất nhẹ nên người bệnh thường bỏ qua. Viêm khớp gối giai đoạn tiến triển là khi sụn khớp bị hỏng và ăn mòn nhiều, các đầu xương tiến sát lại với nhau. Đôi khi lớp sụn bị vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Không chỉ gây đau đớn, sưng viêm, khả năng vận động của người bệnh cũng vô cùng hạn chế. Nguy hiểm nhất là khi xương đầu gối bị biến dạng không thể phục hồi. 2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM KHỚP GỐI Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xương khớp gối là tuổi tác. Hầu như tất cả mọi người sẽ phát triển một số mức độ nhất định của viêm xương khớp. Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm xương khớp đáng kể ở độ tuổi sớm, bao gồm: Tuổi tác: khả năng chữa lành của sụn giảm đi khi bạn già đi. Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực đối với tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Mỗi kg cân nặng tăng thêm 1.3-1.8 kg trọng lượng thêm vào đầu gối. Yếu tố di truyền: các đột biến di truyền có thể gây ra viêm xương khớp gối. Bệnh cũng có thể là do những bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối. Giới tính: phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm xương khớp đầu gối hơn nam giới. Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: đây thường là kết quả của các loại công việc đặc thù. Những người có công việc liên quan đến hoạt động mà có thể ấn mạnh đến khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (25 kg hoặc hơn), có nhiều khả năng phát triển viêm khớp xương đầu gối do áp lực liên tục lên khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp gối thường gặp Điền kinh: các vận động viên tham gia vào bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối, điều này có nghĩa là các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng tập thể dục vừa phải, thường xuyên củng cố các khớp xương sẽ là giảm nguy cơ viêm xương khớp. Trên thực tế, cơ bắp yếu xung quanh đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Các bệnh khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại phổ biến nhất thứ hai của bệnh viêm khớp, cũng có nhiều khả năng phát triển viêm xương khớp. Những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như tình trạng quá tải sắt, hoặc lượng hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp. 3.CÁCH NGĂN NGỪA VIÊM KHỚP ĐẦU GỐI Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh vì sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối. Hạn chế mang vác vật nặng Chú trọng bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ 4.DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa trị viêm khớp đầu gối. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm như: Các loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,... Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, một loại chất kháng viêm hiệu quả. Những loại nước hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin. Đây đều là các hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Nước hầm từ xương và sụn còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, rất tốt cho hệ xương khớp. Nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người viêm khớp gối Bổ sung luân phiên những loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua để làm phong phú chế độ dinh dưỡng. Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh nên được bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Đây là các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt. Các loại trái cây như đu đủ, thơm, chanh, cam,... chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C. Đây là các hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về bệnh viêm xương khớp và có cách phòng ngừa cho riêng mình. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!  

DỨT ĐIỂM HỘI CHỨNG ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT
03

Th 02

DỨT ĐIỂM HỘI CHỨNG ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất không khí,... nên người có cơ địa nhạy cảm dễ đau đầu và thường nặng hơn khi giao mùa. Những ngày gần đây, không khí lạnh liên tục tràn về các tỉnh miền Bắc, miền Trung mưa lũ, miền Nam thì nắng gắt. Thời tiết thay đổi nhanh khiến nhiều người gặp tình trạng đau đầu âm ỉ, khó chịu hành hạ. Trong bài viết này, Hadu sẽ chia sẻ cho bạn tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết này và cách khắc phục nhé! Triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết 1.TẠI SAO BẠN LẠI ĐAU ĐẦU KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT? Hầu hết những người bị mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu đều tiết lộ rằng các cơn đau của họ phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Một số yếu tố kích hoạt thay đổi thời tiết, bao gồm: Thay đổi độ ẩm Thay đổi nhiệt độ Điều kiện môi trường cực kỳ khô Môi trường bụi bẩn Bão Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, những cơn đau đầu do thời tiết khắc nghiệt là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên, vì chúng được xem như một tín hiệu thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu. Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu. Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn ở trên máy bay. Khi đó, áp suất sẽ thay đổi theo độ cao khi máy bay cất cánh, bạn có thể gặp phải hiện tượng ù tai hoặc đau tai do hiện tượng đó. Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra mức độ của áp suất khí quyển đối với những người mắc chứng đau nửa đầu kinh niên. Kết quả cho thấy chỉ cần giảm một lượng nhỏ áp suất khí quyển cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự. Khi khảo sát trên 28 trường hợp có tình trạng đau nửa đầu trong vòng một năm, những người tham gia cho biết, tần suất đau nửa đầu của họ đã tăng lên vào những ngày có áp suất khí quyển thấp hơn 5 hPa so với ngày hôm trước. Tần suất đau nửa đầu cũng giảm đi vào những ngày có áp suất là 5 hPa hoặc cao hơn so với ngày hôm trước. 2.CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CẢI THIỆN ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn cơn đau đầu bùng phát khi thời tiết ẩm ương, nhưng theo TS.BS Lê Văn Tuấn, áp dụng những cách sau đây sẽ giúp hạn chế tình trạng này xuống mức thấp nhất có thể. Theo dõi diễn biến thời tiết mỗi ngày Tập thói quen theo dõi bản tin dự báo thời tiết hoặc tải ứng dụng áp kế số về điện thoại để cập nhật áp suất khí quyển mỗi ngày. Cách này sẽ giúp bạn biết trước những thay đổi bất ngờ của thời tiết, từ đó bảo vệ bản thân trước khi cơn nhức đầu ập đến chẳng hạn: mang theo thuốc giảm đau bên người, đội mũ chống nắng và đeo kính râm vào thời điểm nóng nhất khi ra ngoài,... Theo dõi thời tiết mỗi ngày Giữ đủ nước cho cơ thể Thiếu nước hay mất nước là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau đầu trong những ngày thời tiết thất thường, nhất là khi độ ẩm tăng cao. Do đó, người bị đau đầu nên uống nhiều nước hơn người bình thường (trung bình 8-14 cốc nước mỗi ngày). Lượng nước nạp vào cơ thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, cường độ hoạt động của cơ thể. Người hay đau đầu nên giữ một chai nước bên cạnh giường để khi khát có thể có thể uống ngay hoặc tải ứng dụng nhắc uống nước để không quên uống nước mỗi ngày. Tắm nước ấm Thư giãn trong làn nước ấm có thể làm giảm nhẹ cơn đau đầu khi áp suất không khí lên xuống bất thường. Ngoài tắm nước ấm bạn cũng có thể xông hơi bằng nước nóng để khơi thông các khoang não, mang lại cảm giác thư thái. Ăn uống khoa học, bổ sung chất chống gốc tự do Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu magie như rau xanh đậm, cá, trái bơ, chuối,... được cho là góp phần giảm các chứng đau trong não và ngăn thu hẹp các mạch máu não. Ngoài ra bổ sung vitamin B thông qua các món ăn từ hàu, cá hồi, thịt bò, trứng,... giúp giảm bớt tác động của căng thẳng, giảm đau đầu do thời tiết thay đổi. Theo TS.BS Lê Văn Tuấn những người thường xuyên bị đau đầu khi chuyển mùa nên bổ sung sản phẩm có chứa tinh chất chống gốc tự do như Ginkgo. Đây là dưỡng chất được chứng minh khả năng vượt qua hàng rào máu não, góp phần hỗ trợ chống oxy hóa, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, từ đó bảo vệ cấu trúc thành mạch, tăng cường máu lên não, cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu do thời tiết thay đổi. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học Tự xoa bóp  Xoa bóp giúp giảm căng cơ và cải thiện lưu lượng máu đến não, nhờ đó xoa dịu cơn đau đầu. Mỗi người có thể tự xoa bóp đầu cho bản thân bằng cách ngồi trên một chiếc ghế với tư thế thoải mái nhất, rồi dùng các đầu ngón tay di chuyển xung quanh đầu theo chuyển động tròn. Xoa bóp với tinh dầu thiên nhiên (dầu tràm, dầu oải hương,...) trong 5 phút có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái. Chườm lạnh Đắp 1 chiếc khăn đã làm mát hoặc gel lạnh lên vị trí đang đau nhói khoảng 20 phút sẽ khiến đầu óc dễ chịu, ngày chườm 2-3 lần. Chườm lạnh khi bị đau đầu, hơi sốt Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về đau đầu do thời tiết thay đổi và có cách phòng ngừa cho riêng mình. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!    

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ 1?
09

Th 01

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ 1?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuật ngữ "Thực phẩm chức năng", "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" không còn xa lạ với chúng ta. Đây là dòng sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất, giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh cụ thể, đem đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một?  Hãy cùng Hadu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một I.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ MỘT? 1.Thực phẩm chức năng là gì? Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (2010), TPCN được hiểu rằng: là dòng thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Cũng từ khái niệm trên, những dòng sản phẩm được xếp vào nhóm "thực phẩm chức năng" gồm có: Dòng sản phẩm giúp bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thực phẩm dinh dưỡng về mặt y học Những dòng sản phẩm trên giúp hỗ trợ chức năng cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng là gì? 2.Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một? Với khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng: thực phẩm bảo vệ sức khỏe chắc chắn là thực phẩm chức năng nhưng thực phẩm chức năng chưa chắc đã là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hadu sẽ bổ sung thêm cho các bạn một số thông tin về dòng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này! Đây là một loại thực phẩm chức năng được đưa ra dưới dạng liều (để có thể kiểm soát được) với những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên nén, dạng bột, dạng lỏng và các dạng khác nhau để sử dụng bằng đường uống, có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất: ->Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và các chất có hoạt tính sinh học khác. ->Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có nguồn gốc động vật, các chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa. Trên thực tế, tùy theo xuất xứ hoặc công dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn có tên gọi khác: Thực phẩm cho mục đích đặc biệt (FOSU), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements), Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplements), Thực phẩm chức năng y học. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe? II.QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DÒNG TPBVSK Theo thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng, các yêu cầu đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm: Điều 10: Yêu cầu về nội dung công bố 1.Công bố về hàm lượng a)Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng; b)Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này; c)Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư này; d)Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size). Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan. 2.Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health Claims) a)Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần; b)Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu hồ sơ; c)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm; d)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp; đ)Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố. 3.Đối tượng sử dụng a)Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. b)Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có) Điều 11: Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây: 1.Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc. 2.Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau: a)Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc b)Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần. 3.Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm. 4.Phải ghi cụm từ "Chú ý": sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9mm. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã biết được thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chúng có phải là một hay không! Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm những thông tin Y Dược mới nhất bạn nhé!    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: