Th 12
Cha mẹ đều muốn cho con mình ăn những thức ăn tốt nhất nhưng nhiều khi chỉ vì không biết, chúng ta có xu hướng cho trẻ ăn nhiều thực phẩm gây hại. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), rất ít trẻ em ăn thực phẩm bổ sung an toàn và đầy đủ dinh dưỡng, ở nhiều quốc gia, chưa đến ¼ trẻ sơ sinh từ 6 đến 23 tháng tuổi đáp ứng được tiêu chí về chế độ ăn đa dạng và tần suất ăn phù hợp với độ tuổi. WHO cho biết, chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ chống lại mọi hình thức suy dinh dưỡng, cũng như các bệnh không lây nhiễm (NCD) như đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư. WHO cũng khuyến nghị, việc hạn chế lượng đường tự do nạp vào dưới 10% tổng năng lượng nạp vào là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Việc giảm thêm xuống dưới 5% tổng năng lượng nạp vào được đề xuất để có thêm lợi ích cho sức khỏe. Duy trì lượng muối tiêu thụ dưới 5g mỗi ngày (tương đương với lượng natri tiêu thụ dưới 2g mỗi ngày) giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ ở người lớn. Chính vì thế, việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ, ngăn ngừa bệnh tật. Cha mẹ nên biết những loại thực phẩm có vẻ lành mạnh nhưng thực chất ăn thường xuyên có hại cho trẻ. 1.ĐỒ UỐNG LÀ THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO TRẺ EM Đồ uống có gas, đồ uống thể thao, nước ép trái cây đều chứa nhiều đường và calo rỗng. Một cốc nước ép đóng gói thường chứa 5-6 thìa cafe đường. Lượng đường này được hấp thụ vào máu, không tốt cho quá trình chuyển hóa carbohydrate. Thêm vào đó, màu thực phẩm và chất bảo quản gây hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, hãy chọn trái cây tươi thay vì nước ép trái cây. Hàm lượng chất xơ trong trái cây giúp đường được hấp thụ dần. Sữa và nước không hương vị là những thức uống tốt nhất cho trẻ. Thi thoảng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất 100%. 2.SỮA CHUA CÓ HƯƠNG VỊ Hầu như tất cả các loại sữa chua có hương vị và sữa chua vị hoa quả, thậm chí là các sản phẩm được bán cho trẻ sơ sinh, đều chứa thêm đường, có thể gây sâu răng và béo phì. Hướng dẫn của USDA khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn thêm đường trong chế độ ăn của mình. Chọn sữa chua không đường là cách dễ nhất để tránh thêm đường. Sữa chua có hoa quả chứa nhiều đường, chất béo và calo dễ khiến trẻ thừa cân, và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua tự làm hoặc sữa chua tự nhiên. Nếu trẻ không thích sữa chua thông thường không nên thay thế bằng sữa chua có hương vị. 3.NGŨ CỐC CÓ ĐƯỜNG Ngũ cốc dạng mảnh, muesli và các loại thực phẩm tương tự khác được quảng cáo là bữa sáng tốt nhất chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, nhiều thực phẩm lại chứa đường. Các thành phần lành mạnh như ngô, lúa mì và yến mạch dễ bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate. Những thực phẩm này không làm thỏa mãn cơn đói và trẻ dễ mau đói. Thay thế ngũ cốc ăn sáng bằng yến mạch, thêm trái cây và các loại hạt giúp bữa sáng ngon và lành mạnh hơn. 4.ĐỒ UỐNG BỔ DƯỠNG Nếu đọc kỹ thành phần của một số loại đồ uống bổ dưỡng phổ biến dành cho trẻ em, sẽ thấy lượng đường của các loại đồ uống này. Những thức uống này được cho là có thể tăng cảm giác thèm ăn, chiều cao và cân nặng ở trẻ em nhưng cần chú ý đến lượng đường kết hợp với hóa chất và bảo quản. Hãy chọn những bữa ăn tươi nấu tại nhà để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho con bạn. 5.VITAMIN TỔNG HỢP Bất kể vitamin có hình dạng động vật được quảng cáo là vô hại như thế nào, trẻ em chỉ nên dùng vitamin đã được bác sĩ kê đơn. Tốt nhất trẻ em nên được nhận các vitamin cần thiết từ thực phẩm qua chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đủ chất mỗi ngày. 6.SỮA LẮC Sữa lắc thường cho 1 ít kem vào sữa, xay trong máy xay sinh tố. Thường xuyên uống sữa lắc cũng nguy hiểm như soda vì hàm lượng đường và chất béo cao. Uống đồ uống có chất béo liên tục có thể dẫn đến phát triển các bệnh tim mạch. 7.ĐỒ ĂN VẶT TỪ TRÁI CÂY Đồ ăn vặt từ trái cây có chứa nhiều đường, siro ngô có hàm lượng fructose cao, màu nhân tạo và chất bảo quản, được làm ngọt bằng nước trái cây và chứa ít trái cây thực sự. Chúng bám vào răng trẻ em và gây sâu răng. Hãy chọn trái cây tươi cho trẻ. 8.KẸO VÀ KẸO MÚT Đây cũng chỉ là đường, màu nhân tạo, chất bảo quản và hương vị. Lượng đường này nằm trong miệng trong thời gian dài và tăng nguy cơ sâu răng. 9.MÌ ỐNG VÀ MÌ SỢI ĐÓNG GÓI Mì ống và mì sợi đóng gói có nhiều natri trong khẩu phần ăn hơn mức khuyến nghị cho trẻ trong cả ngày. Chúng được làm từ tinh bột tinh chế, thiếu chất xơ và chất dinh dưỡng. Hãy chọn mì ống nguyên cám thay thế và nấu với nước sốt rau tự làm sẽ ngon và lành mạnh hơn. 10.MẬT ONG Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong. Mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn gây ngộ độc thịt.
Th 12
Bạn thường xem tivi hay uống rượu trước khi đi ngủ để thư giãn? Đây chính là quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây hại cho sức khỏe đấy! 1.NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CHỈ CẦN NGỦ 5 TIẾNG Các nhà nghiên cứu cho rằng người trưởng thành không cần ngủ nhiều là quan niệm sai lầm về giấc ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến nghị mọi người nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là khác nhau nhưng nhu cầu này thông thường không chênh lệch quá lớn khỏi số giờ trên. Tình trạng thường xuyên ngủ ít hơn số giờ khuyến cáo gây ra nhiều tác hại khác nhau tới sức khỏe. Đối với hệ tim mạch, nguy cơ huyết áp và đau tim sẽ tăng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bị giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cũng tăng lên. 2.XEM TIVI CÓ THỂ GIÚP BẠN NGỦ NGON HƠN Nhiều người xem tivi như một thói quen thư giãn và ngủ ngon hơn nhưng thật ra thói quen này đang phá hoại giấc ngủ của bạn. Không chỉ tivi, mà điện thoại di động, máy tính bảng và tất cả các loại thiết bị điện tử đều không phải là cách giải trí lành mạnh trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và kéo theo nhiều vấn đề như béo phì và làm giảm chất lượng làm việc vào ngày hôm sau. Vậy nên, bạn hãy bỏ những thiết bị trên ra khỏi phòng ngủ để có môi trường ngủ tốt nhất cho sức khỏe. 3.GIỜ NGỦ KHÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE Giờ giấc ngủ nghỉ và hoạt động của cơ thể có xu hướng trùng với giờ mọc lặn của mặt trời nên buổi tối thường dành thời gian cho việc ngủ. Tuy nhiên khi phải làm ca đêm hay phải thức đêm để chăm con, bạn có thể mất ngủ ban đêm và chủ quan nghĩ rằng mình có thể ngủ bù vào ban ngày. Việc này lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn rất nhiều. Việc đôi khi thức khuya không ảnh hưởng quá lớn nhưng nếu thay đổi thói quen ngủ nghỉ trong một thời gian dài không hề lành mạnh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những ai làm việc vào ca đêm thường bị rối loạn nhịp sinh học và giảm sút giấc ngủ chất lượng. Họ cũng có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường cao hơn. 4.NHẮM MẮT TRÊN GIƯỜNG CŨNG LÀ NGỦ Đôi khi bạn có thể trằn trọc nằm trên giường không ngủ được nhưng nghĩ việc nhắm mắt nằm trên giường cũng có tác dụng gần như ngủ. Thế nhưng các nhà nghiên cứu đánh giá đây là quan niệm sai lầm về giấc ngủ và cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể cảm thấy được mình nghỉ ngơi khi nằm nhắm mắt trên giường nhưng thực ra cơ thể vẫn còn phải hoạt động. Tất cả mọi thứ từ não, tim, phổi của bạn vẫn đang hoạt động khác nhau khi ngủ so với khi thức. Vậy nên trạng thái chỉ nhắm mắt nằm trên giường không giúp bạn nghỉ ngơi thực sự như khi ngủ đâu. 5.DỄ NGỦ LÀ MỘT DẤU HIỆU LÀNH MẠNH Một người có giấc ngủ lành mạnh thực sự phải mất một vài phút để đi vào giấc ngủ nên nếu bạn có thể ngay lập thức ngủ ở mọi lúc, mọi nơi thì có thể bạn đang thiếu ngủ đấy. Quan niệm rằng dễ ngủ là tốt không những sai lầm mà còn có thể gây nguy hiểm vì quan niệm này sẽ khiến bạn dễ chủ quan và nghĩ rằng mình không gặp vấn đề về sức khỏe. Thật ra, bạn hãy điều chỉnh lại giờ giấc ngủ của mình nếu thấy mình đi vào giấc ngủ quá nhanh. 6.UỐNG RƯỢU SẼ CẢI THIỆN GIẤC NGỦ Các loại rượu không hề giúp bạn ngủ ngon hơn mà ngược lại còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Quan niệm uống rượu dễ ngủ không chỉ là sai lầm mà thậm chí còn rất nguy hiểm. Rượu có thể gây ngưng thở khi ngủ hoặc làm chứng này tồi tệ hơn. 7.BỘ NÃO VÀ CƠ THỂ NGỦ ÍT Công việc, bạn bè và gia đình khiến bạn không có được một giấc ngủ trọn vẹn mỗi đêm. Khi này, bạn có thể an ủi bản thân rằng bạn chỉ cần cố gắng uống cafe và chịu đựng cơn buồn ngủ thì sẽ thích nghi với việc ngủ ít này. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm về giấc ngủ. Khoa học đã chứng minh rằng việc thường xuyên ngủ ít hơn 5-6 tiếng một ngày không giúp bạn thích nghi mà chỉ khiến cơ thể dễ gặp vấn đề hơn. Bạn cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt của mình để không bị mất ngủ nữa nhé. 8.NGÁY NGỦ LỚN KHI NGỦ KHÔNG NGUY HIỂM Ngáy to là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, một bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn bị ngáy to mãn tính, hãy quan sát các dấu hiệu đi kèm để kịp thời chữa bệnh. Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nên nếu bạn ngáy to kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày thì hãy đi khám ngay. Ngoài ra, những người có tình trạng sức khỏe như thừa cân hoặc béo phì, huyết áp cao hoặc hút thuốc sẽ có nguy cơ ngưng thở cao hơn. Bạn hãy bỏ những thói quen xấu này để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Nếu không thay đổi những quan niệm sai lầm về giấc ngủ, về lâu dài bạn dễ gặp phải các vấn đề về trầm cảm, suy giảm nhận thức, tiểu đường… Bạn hãy xây dựng thói quen ngủ nghỉ khoa học hơn để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Th 12
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng có dịch trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Chính vì thế vấn đề ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trào ngược dạ dày. Vậy khi bị trào ngược dạ dày thực quản nên kiêng gì? Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế hoa quả, đồ uống sau: KHÔNG NÊN UỐNG CÀ PHÊ, HÚT THUỐC LÁ, UỐNG RƯỢU BIA Cà phê, thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích nói chung đều có khả năng là giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản, làm tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn. Cortisol không chỉ gây tăng tiết acid HCL, pepsin mà còn làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. KHÔNG NÊN ĂN CÁC LOẠI QUẢ NHIỀU CHẤT NHỰA CHÁT Các loại quả nhiều chất nhựa chát khi đi vào dạ dày kết hợp với acid dạ dày sẽ tạo thành những cục nhỏ. Nó có thể phát triển thành sỏi tồn tại trong cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. HẠN CHẾ THỨC ĂN NHIỀU CHẤT BÉO, DẦU, MỠ Thức ăn nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản. HẠN CHẾ ĂN CÀ CHUA KHI ĐÓI Bệnh nhân không nên ăn cà chua khi bụng đói, đặc biệt nếu bạn bị trào ngược dạ dày acid hoặc loét dạ dày. Vì cà chua có nhiều acid tannic có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và làm tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn, gây khó chịu. HẠN CHẾ ĂN LÊ Nhiều người nghĩ lê là một loại quả vô hại cho dạ dày. Nhưng với người bị trào ngược dạ dày do dạ dày yếu, ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Do lê là loại quả chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên người bị trào ngược dạ dày sẽ kích ứng dạ dày khi ăn lê. KIÊNG CÁC LOẠI ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG CÓ CHỨA NHIỀU ACID Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất, tuy nhiên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần tránh những loại hoa quả nhiều acid. Các loại hoa quả nằm trong danh sách này bao gồm cam, chanh, bưởi, quýt… vì có vị chua, chứa nhiều vitamin C và acid tự nhiên. Những loại quả chứa nhiều acid chua sẽ không tốt cho dạ dày, vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn, dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược. HẠN CHẾ ĂN MUỐI Muối không những không tốt đối với bệnh nhân như thận, huyết áp cao, tim mạch… mà ngay cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng thế. Nó cũng là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Chính vì vậy khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các bạn nên hạn chế dùng muối hoặc ăn nhạt chút. KHÔNG NÊN ĂN SOCOLA Trong socola chứa nhiều chất béo và sữa. Như đã nói ở trên chất béo khiến tình trạng trào ngược nặng hơn. Methylxanthine trong socola là một chất làm giãn thắt cơ thực quản dưới gây trào ngược. TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NÊN ĂN GÌ ĐỂ GIẢM TRIỆU CHỨNG? Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thay đổi lối sống, lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid như thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, đạm dễ tiêu… vì các nhóm này giúp bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của acid, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có acid trào lên. Ngoài ra, cần chú ý lựa chọn các thực phẩm sau: Đỗ, đậu Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,... có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… được lựa chọn tốt nhất dành cho người trào ngược acid dạ dày thực quản. Đạm dễ tiêu Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này góp phần trung hòa acid, hạn chế các triệu chứng của người bệnh trào ngược acid dạ dày. Sữa chua Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hằng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói. Nghệ và mật ong Nghệ, mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, không chỉ thế nó còn hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.
Th 12
Nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Trong thời gian cho con bú, uống đủ nước là điều quan trọng. Thế nhưng, phần lớn các bà mẹ thường không biết uống bao nhiêu nước là đủ trong thời gian này. Giai đoạn cho con bú là lúc cơ thể cần bổ sung rất nhiều nước. Vì vậy, việc các bà mẹ thường xuyên cảm thấy khát nước là điều rất dễ hiểu. Uống đủ nước trong thời gian cho con bú sẽ bù đắp lại lượng nước bị mất đi và giúp việc sản sinh sữa mẹ được tốt hơn. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC CHO CON BÚ VÀ UỐNG ĐỦ NƯỚC Trong 6 tháng đầu, bé sẽ nhận được tất cả chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là sữa mẹ có chứa tất cả chất dinh dưỡng thiết yếu mà bé cần để tăng trưởng và phát triển. Sữa mẹ chứa khoảng 90% nước. Khi cho con bú, cơ thể bạn sẽ mất một lượng nước đáng kể để sản xuất sữa mẹ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Nhiều người cho rằng uống nhiều nước sẽ làm loãng sữa mẹ. Tuy nhiên đây là lời đồn thổi thiếu căn cứ. Theo các chuyên gia, việc uống nhiều nước sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC LÀ ĐỦ KHI ĐANG CHO CON BÚ? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên chú ý đến các tín hiệu của cơ thể. Nhu cầu cơ thể thay đổi từ người này sang người khác phụ thuộc vào thời tiết, mức độ hoạt động, tuổi tác… Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát, hãy uống nước ngay. Bạn có thể để sẵn một bình nước bên người và uống mỗi khi bạn cho bé bú xong. Trung bình, một em bé bú sữa mẹ khoảng 8-12 lần trong một ngày. Vì vậy, bạn cần uống tối thiểu 8 ly nước trong 1 ngày. Điều này giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất đi khi cho con bú. Bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu để biết mình có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu vàng nhạt cho thấy bạn đang uống đủ nước còn màu vàng đậm hơn có thể cho thấy cơ thể đang mất nước nhẹ. Điều quan trọng là bạn phải cân bằng giữa lượng nước bị mất đi và lượng nước uống vào. Nếu bạn bổ sung vượt quá lượng nước bị mất đi, điều này có thể không tốt tới việc sản xuất sữa. BÍ QUYẾT GIÚP CƠ THỂ TRÁNH MẤT NƯỚC KHI CHO CON BÚ Hạn chế uống các loại nước uống giải khát như soda, cafe, trà, rượu khi đang cho con bú. Nên kiểm tra lượng đường của những thức uống mà bạn uống. Đường có thể cản trở sự hấp thụ nước của cơ thể. Vì vậy, tránh các loại nước ép ngọt. Đặt mục tiêu cho việc uống nước của bạn. Đổ lượng nước cần uống ra 1 cái chai và đặt mục tiêu uống hết nó vào cuối ngày. Nếu bạn thích uống nước lạnh, hãy cho nước vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh. Mang theo 1 chai nước bên người để sẵn sàng uống mỗi khi cần. Thêm các loại thực phẩm có chứa hàm lượng nước cao vào chế độ ăn như rau, trái cây, súp… Có một số ứng dụng nhắc nhở việc uống nước. Bạn có thể sử dụng những ứng dụng này.