CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

5 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI NẤU RAU XANH
25

Th 12

5 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI NẤU RAU XANH

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người nghĩ dễ nấu như rau xanh nhưng thực tế vẫn có những sai lầm trong chế biến rau khiến rau kém hấp dẫn và hao hụt chất dinh dưỡng. 1.NHỮNG SAI LẦM KHI NẤU RAU XANH Rau xanh là thực phẩm lành mạnh nhất do chứa nhiều hợp chất bảo vệ, chất xơ, vitamin, khoáng chất, rau có liên quan đến một số lợi ích, từ việc hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh cho đến giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến như bệnh tim và một số bệnh ung thư. Dù phổ biến trong chế độ ăn nhưng cần cần chế biến rau xanh, củ quả cẩn thận để giữ được dinh dưỡng, hương vị. Tuy nhiên nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm có thể dẫn tới kết quả không như mong đợi. Sau đây là 5 lỗi cần tránh khi nấu rau xanh: Nấu rau xanh quá chín Một trong những sai lầm phổ biến nhất là nấu rau xanh quá chín. Nấu quá lâu khiến rau mất đi màu sắc tươi tắn, kết cấu và giá trị dinh dưỡng. Để ngăn ngừa điều này, hãy hướng đến kết cấu mềm giòn bằng cách chỉ nấu rau cho đến khi chúng vừa chín mềm. Ngoài ra hãy chọn phương pháp nấu nhanh như chần, hấp hoặc xào để giữ được độ tươi của rau. Sử dụng quá nhiều nước Khi luộc rau xanh, sử dụng quá nhiều nước có thể làm mất chất dinh dưỡng và làm loãng hương vị. Thay vào đó, hãy chọn lượng nước tối thiểu và nồi to đủ để đảm bảo nấu chín đều, giữ màu sắc tươi tắn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết nên cân đối lượng nước cho rau ngập trong nước. Nên đun nước sôi kỹ, sau đó mới cho rau vào, lúc nước sôi lại đảo rau rồi đậy vung cho sôi tiếp đến khi rau chín vừa. Với cách luộc này, rau sẽ không bị hao hụt nhiều chất dinh dưỡng. Đổ đầy chảo Đổ quá nhiều đồ vào chảo là một lỗi thường gặp khi xào rau xanh. Việc đổ quá nhiều đồ vào chảo sẽ ngăn cản sự phân phối nhiệt thích hợp, dẫn đến việc nấu không đều và bốc hơi. Để tránh điều này, hãy nấu rau theo từng mẻ và sử dụng chảo lớn, bếp đủ nhiệt để đảm bảo rằng mỗi miếng có đủ không gian để nấu chín. Dùng nhiều muối khi luộc rau Rau có hương vị riêng vì vậy không nên cho nhiều muối khi luộc, ngoài ra thêm muối vào nước luộc rau có thể tăng lượng natri tiêu thụ vào cơ thể nếu sử dụng nước luộc rau. Vứt bỏ nước luộc rau hoặc nước hấp rau Luộc có liên quan đến mất nhiều chất dinh dưỡng vì nó làm ngập hoàn toàn rau trong nước. Các chất dinh dưỡng hòa tan từ trong rau sẽ ngấm vào nước, làm giảm một số chất dinh dưỡng và hóa chất thực vật như vitamin C, beta-carotene. Vì vậy không nên lãng phí nước luộc rau vì các vitamin và khoáng chất từ rau hòa tan vào trong nước qua quá trình luộc. 2.NÊN LUỘC HAY HẤP RAU Hấp có thể giữ lại chất dinh dưỡng Luộc rau làm mất các chất dinh dưỡng hòa tan vào trong nước, trong khi hấp có thể làm tăng nồng độ một số vitamin và hợp chất thực vật. Hấp là phương pháp nấu ăn sử dụng hơi nước nóng từ nước sôi hoặc ninh để nấu chín thức ăn. Khi liên tục đun sôi nước, nước bốc hơi thành hơi nước. Sau đó, hơi nước di chuyển đến thực phẩm ở trên, truyền nhiệt cho thực phẩm và nấu chín nó. Hấp không liên quan đến việc nhúng thực phẩm vào nước, do đó ít chất dinh dưỡng bị mất đi hơn. Mặc dù hấp có thể làm mất đi vitamin C nhưng đây là lựa chọn tốt hơn so với luộc. Một nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C bị mất sau 5 phút hấp rau là 8,6% - 14,3%, trong khi lượng vitamin C bị mất đi sau 5 phút luộc là 40,4% - 54,6%. Luộc rau dễ làm hao hụt chất dinh dưỡng Luộc rau khiến các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C, ngấm vào nước sau khi nấu, dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn. Các nghiên cứu cho thấy nấu rau bằng cách hấp có hàm lượng cao hơn với một số vitamin và hợp chất thực vật như vitamin C, beta carotene và chất chống oxy hóa flavonoid so với luộc. Rau luộc thường mềm và dễ nát hơn so với rau hấp, giữ được độ giòn hơn và không bị ngập trong nước. Rau hấp cũng có xu hướng tươi hơn và giữ được hương vị nhiều hơn so với rau luộc. Tuy nhiên, lựa chọn rau hấp hay luộc tùy vào sở thích cá nhân. Một số người thích rau luộc có vị đậm đà, người thích rau luộc mềm, nhất là những người có vấn đề nhai và nuốt, người cao tuổi…  

3 VIỆC CẦN LÀM ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE TRƯỚC KHI MANG THAI
24

Th 12

3 VIỆC CẦN LÀM ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE TRƯỚC KHI MANG THAI

  • admin
  • 0 bình luận

Việc chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai rất quan trọng. Hãy cân nhắc những lời khuyên sau để tối ưu hóa sức khỏe trước khi thụ thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Sức khỏe trước khi thụ thai đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Việc chuẩn bị trước khi mang thai rất cần thiết để giúp mẹ có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và đảm bảo em bé có tiền đề tốt nhất để phát triển. 1.SỨC KHỎE TRƯỚC KHI THỤ THAI LÀ GÌ? Sức khỏe trước khi thụ thai là sức khỏe tổng thể của bạn trước khi mang thai. Có sức khỏe trước khi mang thai sẽ có cơ hội cải thiện sự mang thai của 2 vợ chồng.  Chuẩn bị trước khi mang thai với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sức khỏe tốt,... sẽ là nền tảng cơ bản cho 1 thai kỳ khỏe mạnh. Sức khỏe trước khi thụ thai tốt bao gồm việc kiểm tra trước khi thụ thai và trao đổi với bác sĩ về các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Khám sức khỏe trước khi thụ thai đảm bảo cơ thể người phụ nữ sẵn sàng cho việc mang thai. Khi khám sức khỏe hãy chia sẻ tiền sử khám sức khỏe gia đình với bác sĩ. Nếu vợ chồng bạn muốn có con, hãy bắt đầu tập trung vào sức khỏe của mình ít nhất 3 tháng trước khi bạn bắt đầu cố gắng mang thai. Trong trường hợp bạn có tình trạng sức khỏe có khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể sẵn sàng cho việc sinh con. Khi chuẩn bị mang thai nên dùng acid folic theo tư vấn của bác sĩ để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và thực hiện những thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé khi mang thai. 2.KIỂM TRA TRƯỚC KHI MANG THAI Kiểm tra trước khi thụ thai là kiểm tra y tế nên thực hiện trước khi mang thai. Kiểm tra này giúp chuyên gia chăm sóc sức khỏe đảm bảo rằng bạn có cơ thể khỏe mạnh và cơ thể đã sẵn sàng cho việc mang thai. Kiểm tra này có thể ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến thai kỳ. Ví dụ đảm bảo rằng bạn đã tiêm đầy đủ vaccine và cung cấp một số loại vaccine cần thiết trước khi mang thai. Trước khi kết hôn, việc đi khám sức khỏe là rất cần thiết để đảm bảo sinh con khỏe mạnh. Khám sức khỏe trước hôn nhân thực sự cần thiết, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe với cuộc sống và hôn nhân sau này. Khi khám sức khỏe trước hôn nhân, bác sĩ sẽ tư vấn về tình dục lành mạnh, chuẩn bị mang thai, dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn, tránh gặp phải những rắc rối trong đời sống tình dục, tránh gặp phải bệnh tật có liên quan đến cơ quan sinh sản. 3.THỰC HIỆN THAY ĐỔI LỐI SỐNG Nếu bạn có thói quen hoặc hành vi tiêu cực có thể gây ảnh hại cho bạn hoặc em bé, bác sĩ khuyên bạn nên bỏ những thói quen sống cũ và thực hiện lối sống lành mạnh hơn. Một số thói quen lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn và em bé bao gồm: Chế độ ăn uống không lành mạnh Tiêu thụ rượu Sử dụng ma túy Hút thuốc Cuộc sống gia đình căng thẳng Việc loại bỏ những thói quen hoặc tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống này có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống có liên quan đến sức khỏe tổng thể và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. Không hút thuốc, uống rượu hoặc lạm dụng thuốc bán sẵn hoặc thuốc theo toa. Tất cả những điều này có thể gây hại cho thai nhi khi người mẹ mang thai. 4.ĐẠT ĐƯỢC VÀ DUY TRÌ CÂN NẶNG KHỎE MẠNH Để đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai nên là việc làm trước tiên. Ăn thực phẩm lành mạnh và hoạt động tích cực mỗi ngày.  Để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, hãy thực hiện các mẹo sau:  Hãy điều chỉnh lối sống, không chỉ chế độ ăn uống. Ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên. Trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa về sức khỏe. Cả phụ nữ thừa cân và thiếu cân đều có thể phải gặp những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Người béo phì dễ gặp các tình trạng sức khỏe như bệnh đái tháo đường thai kỳ, một số bệnh ung thư và bệnh tim. Nếu bạn thiếu cân, cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho em bé để phát triển bình thường.  

NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG TỐI ƯU HÓA SỨC KHỎE CỦA MẮT
24

Th 12

NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG TỐI ƯU HÓA SỨC KHỎE CỦA MẮT

  • admin
  • 0 bình luận

Một số chất dinh dưỡng có thể giúp duy trì chức năng của mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng có hại và giảm sự phát triển của các bệnh thoái hóa liên quan đến tuổi tác. Nuôi dưỡng đôi mắt với các chất dinh dưỡng phù hợp là điều cơ bản để duy trì thị lực rõ ràng và khỏe mạnh. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mắt và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thị lực. Các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu có trong các loại thực phẩm khác nhau góp phần mang lại sức khỏe tổng thể cho đôi mắt. Nguy cơ phát triển bệnh về mắt tăng lên khi già đi. Các bệnh về mắt phổ biến nhất bao gồm: Đục thủy tinh thể. Bệnh võng mạc đái tháo đường. Hội chứng khô mắt. Bệnh tăng nhãn áp. Thoái hóa điểm vàng. Mặc dù nguy cơ phát triển những tình trạng này có thể phụ thuộc vào gen và nhiều yếu tố bệnh lý khác nhưng chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng: 1.VITAMIN A - MỘT TRONG NHỮNG VI CHẤT CẦN THIẾT GIÚP MẮT SÁNG KHỎE Vitamin A rất cần thiết để duy trì các tế bào cảm nhận ánh sáng của mắt, được gọi là tế bào cảm quang. Nếu không tiêu thụ đủ vitamin A có thể bị quáng gà, khô mắt, và tình trạng mắt nghiêm trọng khác. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt vitamin A, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực ở các nước đang phát triển. Chỉ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật mới chứa dạng hoạt động của vitamin A, retinol. Các nguồn thực phẩm phong phú nhất bao gồm gan, lòng đỏ trứng, sản phẩm từ sữa… Cơ thể cũng có thể chuyển đổi một số hợp chất thực vật chống oxy hóa nhất định, được gọi là carotenoids tiền vitamin A, thành retinol. Nhiều loại trái cây và rau quả có chứa lượng lớn chất này. Provitamin A carotenoid cung cấp khoảng 30% nhu cầu vitamin A của mọi người. Hiệu quả nhất là beta-carotene, được tìm thấy với số lượng lớn trong các loại rau củ như cải xoăn, rau chân vịt, cà rốt… 2.LUTEIN VÀ ZEAXANTHIN BẢO VỆ ĐÔI MẮT KHỎE MẠNH Lutein và zeaxanthin là chất chống oxy hóa carotenoid được gọi là sắc tố điểm vàng. Chúng tập trung ở điểm vàng, phần trung tâm của võng mạc. Lutein và zeaxanthin có chức năng như chất chống nắng tự nhiên cho đôi mắt. Chúng được cho là đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại. Nghiên cứu về bệnh mắt liên quan đến tuổi tác cho thấy lutein và zeaxanthin làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác tiến triển sang các dạng nặng hơn. Lutein và zeaxanthin thường xuất hiện cùng nhau trong thực phẩm, nguồn tốt nhất là rau chân vịt, rau xà lách, cải xoăn, rau mùi tây, đậu xanh, lòng đỏ trứng, ngô ngọt, bí ngô. Lòng đỏ trứng được coi là một trong những nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin tốt nhất do hàm lượng chất béo cao. Cơ thể hấp thụ carotenoid tốt hơn khi ăn cùng với chất béo lành mạnh. 3.ACID BÉO OMEGA 3 QUAN TRỌNG VỚI SỨC KHỎE ĐÔI MẮT Các acid béo omega 3 chuỗi dài EPA và DHA rất quan trọng với sức khỏe đôi mắt. DHA được tìm thấy với số lượng lớn trong võng mạc, nơi có thể giúp duy trì sức khỏe của mắt. DHA được tìm thấy với số lượng lớn trong võng mạc, nơi nó có thể giúp duy trì chức năng của mắt. Nó cũng quan trọng cho sự phát triển của não và mắt trong thời thơ ấu. Sự thiếu hụt DHA có thể làm giảm thị lực. Nghiên cứu từ năm 2023 cho thấy bổ sung omega 3 có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh khô mắt. Bổ sung EPA và DHA làm giảm đáng kể các triệu chứng khô mắt bằng cách tăng sự hình thành nước mắt. 4.ACID OMEGA 6 CÓ TÍNH CHỐNG VIÊM, GIÚP HẠN CHẾ CÁC BỆNH VIÊM MẮT, ĐỎ MẮT Tinh dầu hoa anh thảo rất giàu acid gamma - linoleic (GLA), một loại acid béo omega 6 được tìm thấy với một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống hiện đại có thể có đặc tính chống viêm. Một số bằng chứng cho thấy tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh khô mắt. Duy trì tỷ lệ omega 3 và omega 6 thích hợp là rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 4 trên 1 hoặc ít hơn giữa omega 6 và omega 3 là vừa đủ. Lượng omega 3 hấp thụ phải lớn hơn nhiều so với omega 6. 5.VITAMIN C CÓ THỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ PHÁT TRIỂN BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ Vitamin C chống oxy hóa có thể đặc biệt quan trọng đối với mắt, mặc dù còn thiếu các nghiên cứu có kiểm soát về vai trò của nó đối với sức khỏe của mắt. Nồng độ vitamin C có thể cao hơn 20 lần trong lớp chất lỏng trong suốt trong mắt, được gọi là thủy dịch, so với trong huyết tương. Theo một nghiên cứu năm 2017, hàm lượng vitamin C trong thủy dịch có thể tỷ lệ thuận với lượng vitamin C được tiêm vào tĩnh mạch. Có thể tăng nồng độ bằng cách uống thuốc bổ sung hoặc ăn thực phẩm bổ sung vitamin C. Lượng vitamin C cao được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả như: ớt chuông, trái cây họ cam quýt, ổi, cải xoăn, bông cải xanh… 6.VITAMIN E RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ CÓ SỨC KHỎE MẮT TỐI ƯU Vitamin E bảo vệ acid béo ra khỏi quá trình oxy hóa có hại. Vì võng mạc có nồng độ acid béo cao nên việc bổ sung đủ vitamin E rất quan trọng để có được sức khỏe mắt tối ưu. Thiếu vitamin E nghiêm trọng có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc và mù lòa. Một phân tích năm 2024 cho thấy việc bổ sung vitamin E thường xuyên cùng với vitamin B6 và niacin (vitamin B3) có thể làm giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Các nguồn dinh dưỡng tốt nhất của vitamin E bao gồm: hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu hạt lanh. 7.KẼM CÓ THỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TÁC Giác mạc có chứa nồng độ kẽm cao. Kẽm có thể hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc. Sự thiếu hụt dẫn đến quáng gà, dùng chất bổ sung kẽm có thể làm giảm nguy cơ tiến tới thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên chỉ nên dùng chất bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Nên tận dụng nguồn kẽm trong chế độ ăn uống từ các thực phẩm như: hàu, thịt, hạt bí ngô, đậu phộng…    

10 LOẠI THỰC PHẨM MÀ TRẺ EM KHÔNG NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN
20

Th 12

10 LOẠI THỰC PHẨM MÀ TRẺ EM KHÔNG NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN

  • admin
  • 0 bình luận

Cha mẹ đều muốn cho con mình ăn những thức ăn tốt nhất nhưng nhiều khi chỉ vì không biết, chúng ta có xu hướng cho trẻ ăn nhiều thực phẩm gây hại. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), rất ít trẻ em ăn thực phẩm bổ sung an toàn và đầy đủ dinh dưỡng, ở nhiều quốc gia, chưa đến ¼ trẻ sơ sinh từ 6 đến 23 tháng tuổi đáp ứng được tiêu chí về chế độ ăn đa dạng và tần suất ăn phù hợp với độ tuổi.  WHO cho biết, chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ chống lại mọi hình thức suy dinh dưỡng, cũng như các bệnh không lây nhiễm (NCD) như đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư. WHO cũng khuyến nghị, việc hạn chế lượng đường tự do nạp vào dưới 10% tổng năng lượng nạp vào là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Việc giảm thêm xuống dưới 5% tổng năng lượng nạp vào được đề xuất để có thêm lợi ích cho sức khỏe. Duy trì lượng muối tiêu thụ dưới 5g mỗi ngày (tương đương với lượng natri tiêu thụ dưới 2g mỗi ngày) giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ ở người lớn. Chính vì thế, việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ, ngăn ngừa bệnh tật. Cha mẹ nên biết những loại thực phẩm có vẻ lành mạnh nhưng thực chất ăn thường xuyên có hại cho trẻ. 1.ĐỒ UỐNG LÀ THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO TRẺ EM Đồ uống có gas, đồ uống thể thao, nước ép trái cây đều chứa nhiều đường và calo rỗng. Một cốc nước ép đóng gói thường chứa 5-6 thìa cafe đường. Lượng đường này được hấp thụ vào máu, không tốt cho quá trình chuyển hóa carbohydrate. Thêm vào đó, màu thực phẩm và chất bảo quản gây hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, hãy chọn trái cây tươi thay vì nước ép trái cây. Hàm lượng chất xơ trong trái cây giúp đường được hấp thụ dần. Sữa và nước không hương vị là những thức uống tốt nhất cho trẻ. Thi thoảng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất 100%. 2.SỮA CHUA CÓ HƯƠNG VỊ Hầu như tất cả các loại sữa chua có hương vị và sữa chua vị hoa quả, thậm chí là các sản phẩm được bán cho trẻ sơ sinh, đều chứa thêm đường, có thể gây sâu răng và béo phì. Hướng dẫn của USDA khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn thêm đường trong chế độ ăn của mình. Chọn sữa chua không đường là cách dễ nhất để tránh thêm đường.  Sữa chua có hoa quả chứa nhiều đường, chất béo và calo dễ khiến trẻ thừa cân, và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua tự làm hoặc sữa chua tự nhiên. Nếu trẻ không thích sữa chua thông thường không nên thay thế bằng sữa chua có hương vị. 3.NGŨ CỐC CÓ ĐƯỜNG Ngũ cốc dạng mảnh, muesli và các loại thực phẩm tương tự khác được quảng cáo là bữa sáng tốt nhất chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, nhiều thực phẩm lại chứa đường. Các thành phần lành mạnh như ngô, lúa mì và yến mạch dễ bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate. Những thực phẩm này không làm thỏa mãn cơn đói và trẻ dễ mau đói. Thay thế ngũ cốc ăn sáng bằng yến mạch, thêm trái cây và các loại hạt giúp bữa sáng ngon và lành mạnh hơn. 4.ĐỒ UỐNG BỔ DƯỠNG Nếu đọc kỹ thành phần của một số loại đồ uống bổ dưỡng phổ biến dành cho trẻ em, sẽ thấy lượng đường của các loại đồ uống này. Những thức uống này được cho là có thể tăng cảm giác thèm ăn, chiều cao và cân nặng ở trẻ em nhưng cần chú ý đến lượng đường kết hợp với hóa chất và bảo quản. Hãy chọn những bữa ăn tươi nấu tại nhà để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho con bạn. 5.VITAMIN TỔNG HỢP Bất kể vitamin có hình dạng động vật được quảng cáo là vô hại như thế nào, trẻ em chỉ nên dùng vitamin đã được bác sĩ kê đơn. Tốt nhất trẻ em nên được nhận các vitamin cần thiết từ thực phẩm qua chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đủ chất mỗi ngày. 6.SỮA LẮC Sữa lắc thường cho 1 ít kem vào sữa, xay trong máy xay sinh tố. Thường xuyên uống sữa lắc cũng nguy hiểm như soda vì hàm lượng đường và chất béo cao. Uống đồ uống có chất béo liên tục có thể dẫn đến phát triển các bệnh tim mạch. 7.ĐỒ ĂN VẶT TỪ TRÁI CÂY Đồ ăn vặt từ trái cây có chứa nhiều đường, siro ngô có hàm lượng fructose cao, màu nhân tạo và chất bảo quản, được làm ngọt bằng nước trái cây và chứa ít trái cây thực sự. Chúng bám vào răng trẻ em và gây sâu răng. Hãy chọn trái cây tươi cho trẻ. 8.KẸO VÀ KẸO MÚT Đây cũng chỉ là đường, màu nhân tạo, chất bảo quản và hương vị. Lượng đường này nằm trong miệng trong thời gian dài và tăng nguy cơ sâu răng. 9.MÌ ỐNG VÀ MÌ SỢI ĐÓNG GÓI Mì ống và mì sợi đóng gói có nhiều natri trong khẩu phần ăn hơn mức khuyến nghị cho trẻ trong cả ngày. Chúng được làm từ tinh bột tinh chế, thiếu chất xơ và chất dinh dưỡng. Hãy chọn mì ống nguyên cám thay thế và nấu với nước sốt rau tự làm sẽ ngon và lành mạnh hơn.  10.MẬT ONG Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong. Mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn gây ngộ độc thịt.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: