CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

PROBIOTIC LÀ GÌ? LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA LỢI KHUẨN PROBIOTIC
11

Th 04

PROBIOTIC LÀ GÌ? LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA LỢI KHUẨN PROBIOTIC

  • admin
  • 0 bình luận

Probiotic được mệnh danh là một chủng vi sinh vật, men vi sinh hay nấm men có lợi cho đường ruột. Vậy probiotic là gì? Lợi khuẩn probiotic có giúp ích gì cho cơ thể không? 1.PROBIOTIC LÀ GÌ? Probiotic (men vi sinh) là vi sinh vật sống hay còn gọi là lợi khuẩn sống và khu trú bên trong đường ruột của cơ thể con người. Các loại vi sinh vật này có khả năng tổng hợp và tiêu thụ chất xơ không hòa tan. Nhờ vậy mà quá trình đi ngoài của chúng ta trở nên mềm mượt và dễ dàng hơn. Probiotic không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà chúng còn có một chút quyền lực để quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể là tình trạng sức khỏe của làn da và cả sức khỏe tinh thần. Về cách gọi, bạn có thể gọi probiotic là vi sinh vật hoặc nấm lên men đều được. 2.LỢI KHUẨN PROBIOTIC HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Theo kết quả nghiên cứu về cách hoạt động của probiotic trong cơ thể con người được đăng tải trên Thư Viện Y học quốc gia NIH, khi cơ thể chúng ta tiêu thụ tinh bột (carb), đạm (protein), chất béo (fat) thì các chất này sẽ được chuyển hóa và hấp thụ vào máu trước khi đến ruột già. Trong khi đó, chỉ có chất xơ không bị hấp thụ và di chuyển đến ruột già. Tại đây, hệ VSV probiotic sẽ bắt đầu tiêu hóa chất xơ này, đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng chính của chúng (prebiotic fiber). Khi hệ VSV đường ruột probiotic có đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển thì khả năng tiêu hóa của cơ thể chúng ta hiển nhiên là tốt hơn. Chưa hết từ đó còn giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và ít mắc các bệnh vặt hơn. LỢI ÍCH MÀ MỘT HỆ VI SINH VẬT PROBIOTIC MANG LẠI CHO CƠ THỂ: Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngăn ngừa các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy. Tăng sức đề kháng cho trẻ em trong giai đoạn bú sữa mẹ. Ngăn chặn sự phát triển và tăng sinh của các vi khuẩn gây hại. TÁC DỤNG PHỤ KHI BỔ SUNG QUÁ NHIỀU LỢI KHUẨN PROBIOTIC: Vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát (SIBO): Hệ vi sinh vật ở ruột già là sẽ khác với nhóm hệ vi sinh vật ở ruột non. Vì phần lớn ở ruột già là nhóm vi sinh sống kỵ khí và sinh trưởng thông qua quá trình men hóa. Do đó, nếu nhóm probiotic phát triển quá mức, nguy cơ cao là chúng sẽ di cư sang ruột non để tạm trú. Lúc này các tình trạng có thể xảy ra là chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… Điều này cũng lý giải tại sao tình trạng SIBO này xảy ra phổ biến hơn ở những người bị IBS-Hội chứng ruột kích thích. Các vấn đề về da: Các chuyên gia đã khẳng định rằng, các bệnh lý về da thật sự có liên quan đến hệ vi sinh vật probiotic đường ruột. Các bệnh lý về da có liên quan đến probiotic bao gồm: Mụn trứng cá, viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, rụng tóc từng mảng, viêm tuyến mồ hôi, phát ban trên da, viêm da vẩy nến, ung thư da, khả năng da tự phục hồi. Do đó, nếu bổ sung quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn probiotic, nguy cơ ảnh hưởng đến da là hoàn toàn có thể xảy ra. Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy, người đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc có hệ miễn dịch yếu nên tránh sử dụng men vi sinh. Vì họ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm từ các thực phẩm có chứa probiotic. Thành thử, để bổ sung một cách chính xác và an toàn, nhất là khi bạn đang bị một bệnh nào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỔ SUNG LỢI KHUẨN PROBIOTIC ĐÚNG CÁCH? Nhìn chung, có 2 cách để bạn bổ sung probiotic, đó là thông qua thực phẩm ăn trực tiếp hoặc sử dụng các loại thức uống bổ sung probiotic. -Nhóm thực phẩm giàu chất xơ (prebiotic fiber): chuối, măng tây, hành tỏi, yến mạch, các loại đậu xanh, đỏ, đen, Hà Lan hoặc các loại rau xanh đậm màu như rau muống, xà lách, cải thìa, cải bó xôi, bông cải xanh, bông cải trắng… -Nhóm thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic): sữa chua không đường, trà kombucha, dưa chua, kim chi, các món ngâm có vị chua, nước mía lên men…  

LACTIUM: TỔNG QUAN TOÀN DIỆN VỀ PEPTIDE HOẠT TÍNH SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ SỮA
11

Th 04

LACTIUM: TỔNG QUAN TOÀN DIỆN VỀ PEPTIDE HOẠT TÍNH SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ SỮA

  • admin
  • 0 bình luận

Lactium, còn được gọi là apha-casozepine hoặc alpha-s1 casein thủy phân, bản chất là một decapeptide có hoạt tính sinh học thu được từ đạm sữa thủy phân. Nó đã được chứng minh là có đặc tính giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ, làm cho nó trở thành một thành phần phổ biến trong các chất bổ sung chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng nhằm thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về Lactium, cung cấp dữ liệu, thông tin và nghiên cứu mới nhất. 1.NGUỒN GỐC Lactium có nguồn gốc từ quá trình thủy phân protein sữa bằng enzyme, đặc biệt là casein alpha-S1. Quá trình thủy phân sẽ phân hủy protein thành các peptide nhỏ hơn, bao gồm peptide alpha-clozapine có hoạt tính sinh học, chịu trách nhiệm về tác dụng giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ của Lactium. Lactium được sản xuất thông qua một quy trình được cấp bằng sáng chế đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả nhất quán. 2.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG Tác dụng giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ của Lactium là do sự tương tác của nó với các thụ thể axit gamma aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương. GABA là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh dễ bị kích thích của tế bào thần kinh và thúc đẩy sự thư giãn và giấc ngủ. Lactium được cho là hoạt động như một chất chủ vận thủ thể GABA, tăng cường hoạt động ức chế của GABA và dẫn đến tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 3.TÁC DỤNG CỦA LACTIUM Các nghiên cứu đã điều tra những lợi ích sức khỏe tiềm năng của Lactium, bao gồm: Giảm căng thẳng: Một số thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh khả năng giảm căng thẳng của Lactium cả ở động vật và con người. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc bổ sung Lactium có thể làm giảm mức cortisol, một loại hormone gây căng thẳng và cải thiện các thông số liên quan đến căng thẳng khác nhau, chẳng hạn như lo lắng, tâm trạng và hiệu suất nhận thức. Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Lactium đã được chứng minh là cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ ở những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ. Tác dụng thúc đẩy giấc ngủ của nó có thể là do sự tương tác của nó với các thụ thể GABA, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Các đặc tính giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ của Lactium có thể có những lợi ích tiềm năng đối với những lợi ích sức khỏe tinh thần tổng thể, vì căng thẳng và rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và kiệt sức. Cải thiện sức khỏe tim mạch: Căng thẳng mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bằng cách giảm căng thẳng, Lactium có thể gián tiếp góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích tiềm năng này. 4.TÁC DỤNG PHỤ VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC Lactium thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ ở liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, một số rủi ro tiềm ẩn và tác dụng phụ có thể liên quan đến việc bổ sung Lactium: Phản ứng dị ứng: Những người bị dị ứng với sữa hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa có thể bị phản ứng dị ứng với Lactium, chẳng hạn như nổi mề đay, ngứa hoặc khó thở. Nếu bạn bị dị ứng với sữa, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa Lactium. Các triệu chứng tiêu hóa: Một số người có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa nhẹ, chẳng hạn như đầy hơi hoặc khó chịu ở dạ dày sau khi tiêu thụ Lactium. Những tác dụng phụ này nói chung là tạm thời và có thể được giảm thiểu bằng cách bắt đầu với liều lượng thấp hơn và tăng dần liều lượng khi dung nạp. Tương tác thuốc: Lactium có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin, thuốc an thần hoặc các thuốc hỗ trợ giấc ngủ khác, có khả năng làm tăng tác dụng an thần của chúng. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Lactium nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có đặc tính an thần. Mang thai và cho con bú: Có rất ít nghiên cứu về sự an toàn của Lactium trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa Lactium.  

5 THÓI QUEN KIỂM SOÁT TỐT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO BAN ĐÊM TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
09

Th 04

5 THÓI QUEN KIỂM SOÁT TỐT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO BAN ĐÊM TRƯỚC KHI ĐI NGỦ

  • admin
  • 0 bình luận

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu ngay cả khi ngủ, bạn nên hình thành và duy trì 5 thói quen sau để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nhé! Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Do đó ngay cả khi đi ngủ bạn cũng cần đảm bảo lượng đường huyết ổn định. Tham khảo 5 thói quen ban đêm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà bạn nên biết! 1.KIỂM TRA LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU TRƯỚC KHI NGỦ Cuối ngày, bạn nên có thói quen thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ngủ để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của bản thân suốt cả ngày. Đồng thời, để biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, dược phẩm phù hợp với tình trạng hiện tại của bản thân. 2.ĂN MỘT BỮA NHẸ TRƯỚC KHI ĐI NGỦ VÀI GIỜ Đối với người bệnh tiểu đường, hiện tượng bình minh hay hiệu ứng bình minh là thuật ngữ mà bạn có thể nghe tới. Hiện tượng này dùng để chỉ tình trạng lượng đường trong máu tăng cao đột biến trong khoảng thời gian từ 2-8 giờ sáng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này và để khắc phục thì người bệnh nên ăn nhẹ một bữa ăn trước khi đi ngủ vài giờ. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, có thể là một miếng bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám với pho mát hoặc táo với bơ đậu phộng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng chỉ nên tiêu thụ 1 ít, đảm bảo sao cho không vượt quá lượng calo hay carbohydrate trong một ngày. 3.ĐI NGỦ SỚM CHO CƠ THỂ BẠN CÓ THỂ NGHỈ NGƠI ĐẦY ĐỦ Bạn nên duy trì một trạng thái thoải mái, giảm căng thẳng trước khi đi ngủ để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Khuyến nghị tốt nhất nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm. Bởi tình trạng thiếu ngủ có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin và bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn. 4.ĐI BỘ VÀI PHÚT Bạn nên có thói quen đi bộ vài phút trước khi ngủ buổi tối sẽ góp phần giảm mức đường huyết đáng kể, tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. 5.THƯ GIÃN TINH THẦN Giữ tinh thần thoải mái rất có lợi cho người bệnh tiểu đường, bởi nếu đầu óc căng thẳng có thể làm tăng mức cortisol và thúc đẩy gan, cơ bắp giải phóng thêm đường vào máu. Do đó trước khi ngủ bạn có thể tập các hoạt động như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc và thư giãn.  

4 LÝ DO VÌ SAO BẠN VẪN BỊ ỐM DÙ ĐÃ TIÊM VẮC XIN CÚM
09

Th 04

4 LÝ DO VÌ SAO BẠN VẪN BỊ ỐM DÙ ĐÃ TIÊM VẮC XIN CÚM

  • admin
  • 0 bình luận

Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh này. Bạn đã từng bao giờ nghe nói rằng chúng ta vẫn có khả năng bị ốm ngay cả sau khi tiêm vắc xin cúm? Việc tiêm vắc xin cúm tuy là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp chống lại những chủng virus cúm phổ biến nhất, nhưng sẽ không bảo vệ bạn khỏi tất cả các bệnh về đường hô hấp. Vậy, tại sao tiêm vắc xin mà vẫn bị cúm? Hãy cùng tìm hiểu 4 lý do qua bài viết dưới đây nhé! 1.VẮC XIN CHƯA ĐỦ THỜI GIAN TÁC ĐỘNG Thông thường, vắc xin cúm phải mất khoảng 2 tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi được tiêm. Nếu bạn mắc phải cúm trong vòng 2 tuần sau khi tiêm, điều này có lẽ là do bạn tiếp xúc với virus trước hoặc ngay sau khi bạn tiêm phòng. Sự phơi nhiễm này có thể khiến một người bị bệnh cúm trước khi vắc xin phát huy hiệu lực. 2.CHỦNG CÚM MẮC PHẢI KHÔNG CÓ TRONG VẮC XIN Việc tiêm vắc xin cúm nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm cụ thể mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm. Tuy nhiên, điều này không thể giúp cơ thể bạn chống lại tất cả chủng cúm có thể xảy ra. Đồng thời, virus cúm cũng tự biến đổi và thay đổi hằng năm. Đây là lý do loại vắc xin mới này cần được thực hiện và kiểm soát vào mỗi mùa cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Một số người có thể bị bệnh do các loại virus đường hô hấp khác ngoài bệnh cúm chẳng hạn như rhinovirus, có liên quan đến cảm lạnh thông thường. Những loại virus này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, đồng thời cũng lây lan và gây bệnh trong mùa cúm. Thuốc chủng ngừa cúm chỉ bảo vệ chống lại bệnh cúm và các biến chứng của nó, không bảo vệ các bệnh khác. Bạn có thể mắc phải nhiều căn bệnh có triệu chứng giống bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm không thể giúp bạn bảo vệ chống lại một số bệnh như: Cảm lạnh Viêm phế quản Bệnh cúm dạ dày Viêm phổi (tuy nhiên có thể ngăn ngừa trong trường hợp viêm phổi là biến chứng của cảm cúm) Dù đã tiêm vắc xin cúm, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vào một lúc nào đó trong mùa cúm với một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Chỉ vì bạn đã tiêm phòng cúm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Bạn có thể mắc một căn bệnh tương tự do một loại virus khác. 3.CƠ THỂ KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐỦ VỚI VẮC XIN Sự bảo vệ sau khi tiêm phòng cúm có thể rất khác nhau tùy theo sức khỏe và tuổi tác của người được tiêm phòng. Vắc xin cúm hoạt động tốt nhất ở những người trẻ tuổi và trẻ lớn hơn khỏe mạnh. Trong một số trường hợp ít gặp, bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm vắc xin cúm do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch không ổn định là người lớn và trẻ em. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với 2 nhóm này. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn người được tiêm phòng cúm có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn khi bị bệnh so với những người không được tiêm chủng. Đồng thời, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh xảy ra thấp nếu bạn đã tiêm phòng. 4.NGƯỜI TRÊN 65 TUỔI NÊN TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM HÀNG NĂM Bất cứ ai trên 65 tuổi đều được coi là thuộc nhóm có nguy cơ cao và nên tiêm vắc xin cúm hằng năm. Vắc xin tuy không thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm ở lứa tuổi này, thế nhưng trong số những người lớn tuổi không mắc bệnh mãn tính và không sống trong viện dưỡng lão, mũi tiêm này có hiệu quả từ 40-70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm. Một số người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính có thể phát triển khả năng miễn dịch kém hơn sau khi tiêm chủng. Tiêm phòng cúm hằng năm, không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nó là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi bị cảm cúm.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: