CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NGẢI CỨU VỊ THUỐC TUYỆT VỜI
04

Th 04

NGẢI CỨU VỊ THUỐC TUYỆT VỜI

  • admin
  • 0 bình luận

Lá ngải cứu có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dân gian ví ngải cứu là vị thuốc vàng của phụ nữ vì nó giúp bổ huyết, an thai, uống nước cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều kinh, chữa đau xương khớp, trị ho, cảm cúm, thiếu máu,... Bài viết dưới đây hãy cùng Hadu tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời của loại rau này nhé. 1.NGẢI CỨU LÀ GÌ? Đối với người Việt Nam, ngải cứu là loại cây không hề xa lạ, không chỉ được dùng để ăn kèm cùng nhiều món ăn với mùi hương đặc trưng. Nó còn được dùng như một loại thuốc nam để chữa bệnh cực kì tốt.  Đây là một loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Với đặc điểm thân cây màu trắng bạc hoặc xanh bạc, lá hình lông chim có màu vàng - xanh và hoa dạng búp có màu sáng hoặc vàng nhạt, do đó bạn có thể dễ dàng nhận ra loại cây này. Có thể bạn chưa biết, nhưng tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hằng trăm năm nay, nhất là ngải cứu phơi khô lâu năm lại càng tốt hơn. 2.TÁC DỤNG CỦA RAU NGẢI CỨU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Theo Đông Y, ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Ngải cứu cũng là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu… Ngải cứu có rất nhiều tác dụng với sức khỏe Làm thuốc điều kinh Giúp an thai Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu Trị mụn, mẩn ngứa Giúp lưu thông máu lên não Trị suy nhược cơ thể, kém ăn Trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh Muối ngải cứu giảm mỡ bụng 3.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NGẢI CỨU Ngải cứu được biết đến tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng trong đời sống hằng ngày cũng như sử dụng làm thuốc cần cẩn trọng. Nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc, hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý: không nên dùng quá nhiều, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần. Người mang thai hoặc  từng sảy thai, sinh non, không nên ăn. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hằng ngày. Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn… sẽ gây tương tác và phản tác dụng của thuốc. Không dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần. Gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da. Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món ăn này.  

QUẢ LA HÁN LÀ GÌ? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?
03

Th 04

QUẢ LA HÁN LÀ GÌ? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Quả la hán là một trong những loài thảo mộc quen thuộc với nhiều người dân Việt. Trước đây nhờ đặc tính mát nên nhiều người thường dùng quả la hán để giải nhiệt, hạ hỏa, mát phổi… Nước nấu từ quả la hán ai cũng thích, nhất là vào thời tiết mùa hè nóng nực.  Hiện tại người ta không còn dùng quả la hán nhiều vào việc nấu nước nữa mà dùng nó vào việc chữa bệnh với những công dụng tuyệt vời của quả la hán. Hãy cùng Hadu tìm hiểu những công dụng ấy qua bài viết dưới đây nhé! 1.QUẢ LA HÁN LÀ GÌ? Quả la hán hay còn được gọi là la hán quả hay giả khổ qua có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Cây la hán quả là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Đây là một loại cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Quả la hán có vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4-6cm, có hình cầu hoặc hình hơi trái xoan. Thành phần hóa học trong quả la hán bao gồm: Đường chiếm khoảng 25-38%. Saponin triterpen: quả la hán có chứa mogroside V có độ ngọt rất cao gấp 300 lần saccharose và đối với mogroside V cao gấp 126 lần saccharose. Chất nhầy: D-mannitol. Protein. Vitamin C. Nhiều nguyên tố vi lượng khác như Fe, Mn, Zn, Iot, Se. 2.LỢI ÍCH CỦA QUẢ LA HÁN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CHỐNG OXY HÓA Chất mogrosid trong la hán quả có tác dụng như một chất chống oxy hóa cực mạnh. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật. TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Quả la hán có vị ngọt từ các hợp chất tự nhiên được gọi là mogrosides, chúng thường an toàn với người bị bệnh tiểu đường. Vì thế người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng la hán quả mà không làm tăng đường huyết trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các đồ uống làm từ quả la hán sẽ có thêm các thành phần khác sẽ làm tăng lượng carbohydrate, calo, nồng độ insulin nên người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc xem xét thành phần trước khi uống. HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH GIẢM CÂN Một trong những tác dụng của la hán quả là giúp giảm cân hiệu quả. Trong la hán quả không chứa calo, carbohydrate và chất béo, cho nên đây là một sự lựa chọn phù hợp, rất tốt cho những người đang muốn giảm cân. Bạn có thể sử dụng chất ngọt trong quả la hán để thay thế loại đường dùng hằng ngày. Nhưng những người đang muốn giảm cân mà đang sử dụng các thức ăn làm từ quả la hán cũng nên xem xét lại các thành phần gây hại cho chế độ ăn kiêng như bơ, socola thì nên hạn chế không ăn. THANH NHIỆT, TRỊ TÁO BÓN, KHÁNG VIÊM Trong dân gian từ lâu đã dùng la hán quả để nấu nước uống, hoặc nấu chè la hán với táo đỏ khô mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón. Ngoài ra, loại quả này còn có đặc tính kháng viêm. Nhờ đó giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau khu vực tổn thương. TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG Nhờ giàu hàm lượng vitamin C nên la hán quả có tác dụng kích thích các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng. CUNG CẤP CHẤT CHỐNG OXY HÓA Chất ngọt tự nhiên mogrosides trong la hán quả còn đóng vai trò như chất chống oxy hóa có thể làm giảm cholesterol xấu trong máu và ngăn ngừa các tổn thương do tế bào gốc gây ra. 3.UỐNG NƯỚC QUẢ LA HÁN HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác Sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Xiêm - Chủ tịch hội Đông Y Hà Nội, do nước la hán quả có vị ngọt, tính mát nên thích hợp với những người có thể chất nhiệt, những người có các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa thuộc thể “nhiệt” theo cách phân loại của Đông Y. Với những người có thể chất “Dương hư” thì không nên lạm dụng, dùng nhiều nước la hán quả. Người có thể chất “dương hư” hay còn gọi là “hư hàn” thường có những biểu hiện như: thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi trắng,... Ngoài ra những nhóm đối tượng sau đây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng: Người ho do bị cảm lạnh Dị ứng với bất kì chất nào của cây la hán quả Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Trao đổi với bác sĩ nếu là phụ nữ mang thai và cho con bú.  

TÁC DỤNG CỦA LÁ TÍA TÔ BẠN ĐÃ BIẾT???
03

Th 04

TÁC DỤNG CỦA LÁ TÍA TÔ BẠN ĐÃ BIẾT???

  • admin
  • 0 bình luận

Lá tía tô được sử dụng khá nhiều trong ẩm thực, là loại rau ăn quen thuộc với mọi người. Ngoài ra trong Y Học dân gian đây cũng là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp vô cùng hiệu quả. Hôm nay hãy cùng Hadu tìm hiểu công dụng của lá tía tô qua bài viết dưới đây nhé! 1.GIÚP HẠ SỐT Uống nước lá tía tô có thể giúp bạn hạ sốt trong những trường hợp bị sốt nhẹ, sốt do cảm lạnh, sốt nhẹ do côn trùng cắn. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cũng có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp sốt do cảm nóng, sốt kèm theo ra nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không nên uống nước lá tía tô để hạ sốt. 2.NƯỚC LÁ TÍA TÔ LÀM TRẮNG DA Nhờ hoạt chất Priserli trong tía tô có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da tẩy tế bào chết, giúp da trắng đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó thành phần vitamin E như đã biết có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, từ đó giúp da được mềm mịn hơn. Nước lá tía tô giúp làm trắng da Cách làm rất đơn giản chỉ cần dùng nước tía tô rửa mặt thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng nước này để tắm giúp dưỡng da toàn thân, đây gọi là một phương pháp làm trắng tự nhiên. 3.HIỆU ỨNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA Khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và chậm tiêu. Lúc này, một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược. Ngoài ra những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào  4.GIẢM THIỂU LƯỢNG CHOLESTEROL XẤU Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa rất nhiều Omega 3, một chất quan trọng có khả năng chống oxy hóa cao và trung hòa được lượng Cholesterol xấu trong máu. Từ đó giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Giảm thiểu lượng cholesterol xấu 5.GIÚP GIẢM CÂN Lượng chất xơ cùng nhiều vitamin & khoáng chất thiết yếu có trong nước lá tía tô sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất & giảm cân hiệu quả. Uống nước lá tía tô thay nước lọc hằng ngày được xem như một phương pháp giúp nàng sở hữu được vóc dáng thon gọn và săn chắc. Hãy uống nước lá tía tô trước bữa ăn 30 phút để giúp cơ thể giảm được năng lượng nạp vào cơ thể và kiểm soát cân nặng bạn nhé! 6.GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG Sử dụng nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng Histamin, là chất sẽ tăng vọt khi quá trình dị ứng ở cơ thể xảy ra, gây ra mẩn ngứa, mề đay khó chịu cho cơ thể. 7.CHỐNG NHIỄM TRÙNG DO VI KHUẨN Tác dụng của lá tía tô trong chống lại vi khuẩn cũng được đánh giá rất cao. Hàm lượng axit rosmarinic trong lá tía tô giúp ngăn ngừa dị ứng, nổi mẩn ngứa ở cơ thể, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.  

ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?
31

Th 03

ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Chúng ta vẫn được dạy rằng “không bao giờ được đi ngủ với mái tóc ướt”. Bởi các bà, các mẹ của chúng ta cho rằng việc đi ngủ với mái tóc ướt có thể gây ra cảm lạnh, ốm nên thường khuyên chúng ta phải sấy khô, lau khô tóc trước khi ngủ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người có thói quen để tóc ướt hoặc chưa khô khi đi ngủ, đặc biệt là nam giới vì cho rằng tóc ngắn sẽ nhanh khô và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy để tóc ướt đi ngủ có thực sự là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh? Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! 1.VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÓC NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT Người xưa có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, ý chỉ răng, tóc là một phần quan trọng thể hiện một phần tính cách, nét đẹp của con người. Thông qua tóc tai có thể đánh giá cơ bản về một người nào đó.  Tóc, màu sắc tóc hay kiểu tóc được biết đến như một cách để làm đẹp cho một người, nhất là khi lựa chọn đúng mẫu tóc phù hợp. Kiểu và màu tóc có thể khiến một người thêm đẹp hơn, ấn tượng hơn cũng có thể khiến người đó kém hấp dẫn hơn khi bộc lộ nhiều khuyết điểm trên khuôn mặt. Ngoài tác dụng làm đẹp thì tóc có nhiều vai trò quan trọng đối với con người. Đó là: Bảo vệ da đầu khỏi những yếu tố gây hại từ môi trường. Tăng chức năng cảm giác của da. Hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Có thể nói, với hầu hết mọi người thì tóc rất quan trọng và được chăm sóc rất cẩn thận. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, mà chúng ta vẫn gội đầu vào buổi tối và buổi trưa nhưng lại đi ngủ với mái tóc ướt. Điều này không chỉ gây hại cho tóc mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. 2.ĐỂ TÓC ƯỚT KHI ĐI NGỦ CÓ BỊ CẢM LẠNH KHÔNG? Cảm lạnh dường như là mối quan tâm phổ biến nhất mà theo kinh nghiệm dân gian mọi người nghĩ mình dễ gặp phải khi để tóc ướt đi ngủ. Tuy nhiên theo Tiến Sĩ Chirag Shah, MD, một bác sĩ cấp cứu được hội đồng chứng nhận và đồng sáng lập của Push Health, một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy một người có thể bị cảm lạnh khi đi ngủ với một mái tóc ướt”, Shah nói, “Khi một người bị cảm lạnh, đó là do bị nhiễm vi-rút.” Để tóc ướt khi đi ngủ có bị cảm lạnh không? Cảm lạnh thông thường thực sự là do bị nhiễm một trong hơn 200 loại virus gây cảm lạnh. Virus xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi, miệng hoặc mắt và lây lan qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc nói. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh. 3.NHỮNG NGUY HẠI KHI ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT TÓC ƯỚT GÂY KHÓ NGỦ, NGỦ KHÔNG NGON GIẤC Ngủ với mái tóc ướt gây ra nhiều vấn đề cho giấc ngủ. Khi  tóc ướt luôn tạo cảm giác bết dính, ẩm ướt gây khó chịu. Nếu bạn đang ngủ trong phòng điều hòa hoặc đang là cao điểm của mùa đông, khi ngủ với mái tóc ướt sẽ cảm thấy lạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn sẽ không thoải mái khi ngủ, khó ngủ hơn khi phải chịu đựng sự ướt dính và cái lạnh thấm vào da đầu khi tóc ướt. Ngoài ra, vì tóc ướt hoặc chưa khô hẳn sẽ thường rất dễ uốn và tạo kiểu hơn so với bình thường. Nếu bạn quan tâm và lo lắng việc bị hư kiểu tóc, nếp tóc sẽ khiến bạn hoạt động không thoải mái hoặc thả lỏng hoàn toàn khi ngủ. Đôi khi là ngủ trên một tư thế để tóc không bị xẹp hoặc phồng lên khi thức dậy. Như vậy, đi ngủ với mái tóc ướt sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon, có thể vì lạnh da đầu, vì ẩm ướt hay vì muốn giữ kiểu tóc đẹp. Giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của con người. Mặc dù không thường xuyên để tóc ướt đi ngủ, nhưng nó cũng vô tình làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. MÁI TÓC ƯỚT SẼ KHIẾN BẠN BỊ GÃY, RỤNG TÓC VÀ HƯ TỔN Tóc yếu nhất khi bị ướt, nên bạn sẽ thấy lượng tóc gãy rụng nhiều hơn khi để tóc ướt khi đi ngủ. Khi bạn xoay trở mình hay quay đầu trên gối sẽ tạo ra ma sát giữa tóc và gối. Nó sẽ khiến tóc bị gãy rụng nhiều hơn so với tóc khô. Nếu bạn để đầu ướt được buộc chặt, thắt bím quá thường xuyên, chân tóc lỏng ra khỏi da đầu do ma sát giữa các đầu của sợi tóc này với đầu sợi tóc khác. Bạn có thể bị rụng tóc nhiều hơn. Tóc ướt gây rụng tóc và hư tổn Tóc chẻ ngọn, hư tổn cũng cũng là một hiện tượng thường gặp khi thường xuyên ngủ với mái tóc ướt. Tóc của bạn trông xỉn màu hoặc bóng dầu, nhờn hơn bình thường. NGUY CƠ NHIỄM NẤM Bệnh hắc lào, nấm da chân và các bệnh tương tự nhiễm trùng khác có nhiều khả năng xảy ra ở những người ngủ với tóc hoặc quần áo ướt. Quần áo ẩm ướt có thể mang theo nấm gây nhiễm trùng. Tóc ướt cũng là môi trường dễ tạo ra nấm và tạo điều kiện cho nấm phát triển, vì độ ẩm tạo môi trường cao trên da đầu và tóc là yếu tố rất phù hợp cho nấm sinh trưởng. Đi ngủ với mái tóc ướt có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da tương tự như khi nằm ngủ với quần áo ẩm ướt. Nó có thể không gây đau, nhưng da đầu của bạn có thể bị ngứa, dị ứng và khiến bạn không ngủ ngon. Cùng với nấm tự nhiên xuất hiện trên da đầu, gối cũng là nơi có thể hình thành nấm. Nó phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và áo gối, gối ướt do hấp thụ nước từ tóc ướt sẽ là nơi sản sinh lý tưởng của nấm. Tóc ướt cũng có thể gây ra tình trạng gàu. Khi ngủ với tóc ướt sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc vì chúng dễ dàng bị vải gối hấp thụ cùng với độ ẩm dư thừa trên tóc. Sự kết hợp giữa sự phát triển của vi khuẩn và việc mất đi lượng dầu tự nhiên sẽ khiến da đầu của bạn dễ bị gàu hơn. Gàu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu trong khi ngủ. Bạn thường gãi mạnh lên da đầu. Điều này làm cho da trên da đầu của bạn bị khô và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Nó có thể dẫn đến các vấn đề khác như bong tróc da đầu. ĐI NGỦ VỚI MÁI TÓC ƯỚT LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH Sự kết hợp giữa nước và hơi ấm là điều kiện để tạo ra sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn. Hơi ấm từ đầu và sự ẩm ướt từ tóc sẽ khiến chiếc gối trở thành nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn gây bệnh. Nếu tiếp xúc với những loại vi khuẩn này, bạn có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, ngủ với tóc ướt còn có thể khiến bạn bị nhiều mụn hơn. Do sự hình thành và phát triển của nấm mốc, vi khuẩn trên vỏ gối, khi bạn nằm ngủ và mặt tiếp xúc với gối sẽ gây bẩn da mặt. Khi đó, mụn có thể phát triển nhanh hơn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: