CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

6 SAI LẦM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ THƯỜNG GẶP
13

Th 02

6 SAI LẦM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ THƯỜNG GẶP

  • admin
  • 0 bình luận

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nó xuất phát từ chính sự nhạy cảm và dễ tổn thương của cơ thể nữ giới. Không phải tự nhiên mà phụ nữ được gọi là phái yếu. Theo đúng nghĩa đen của nó, sức khỏe của phụ nữ so với nam giới thông thường yếu hơn. Chính vì vậy sức khỏe phụ nữ cũng cần cẩn trọng và lưu ý nhiều hơn.  Sức khỏe của phụ nữ nên được xem trọng Tập thể dục không khoa học, tuân theo chế độ ăn kiêng, ngủ ít là một số thói quen phụ nữ cần bỏ đi để có một lối sống tốt hơn. Hầu hết những sai lầm về lối sống bắt đầu từ thói quen bản thân. Đối với phụ nữ, mỗi người nên trang bị kiến thức về sức khỏe, tuân theo những thói quen tốt sẽ giúp ích cho sức khỏe tổng thể. 1.GIẢM CÂN Phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi cân nặng. Họ luôn nghĩ rằng mình béo, chân to, bụng nhiều mỡ theo một chiều hướng tiêu cực hơn thực tế rất nhiều. Chính vì vậy, để lấy lại được vóc dáng cân đối, họ áp dụng những chế độ ăn kiêng giảm cân chết người mà không màng đến hậu quả. Thực tế thì chỉ sau một thời gian ngắn thực hành những phương pháp khắc nghiệt này, họ sẽ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, suy giảm hệ thống miễn dịch và nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Giảm cân kém khoa học không tốt cho phụ nữ 2.BỎ QUA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hằng năm, bác sĩ sản phụ khoa hoặc y tá có thể sẽ đưa ra lời khuyên về việc tuân theo một lối sống lành mạnh, giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong quá trình thăm khám. Để phát hiện sớm ung thư vú, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nghị chụp nhũ ảnh hằng năm cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 54. Những người từ 40 đến 45 nên được chụp nhũ ảnh nếu muốn, phụ nữ trên 55 tuổi có thể chuyển sang tầm soát 2 năm 1 lần. 3.CẨN TRỌNG HƠN VỚI CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH Nếu phụ nữ nghĩ rằng bệnh tim chỉ là vấn đề của nam giới, thì có nghĩa rằng họ đã sai. Đối với những phụ nữ thừa cân, không duy trì mức cholesterol trong máu ổn định và bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe thì nguy cơ mắc bệnh tim là rất cao. 4.NGỦ KHÔNG ĐỦ GIẤC Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, cảm xúc, nhận thức. Theo các nghiên cứu, ngủ 7 giờ trở lên mỗi đêm (đối với người lớn từ 18 đến 60 tuổi) giúp cải thiện năng suất, sự tập trung, giảm nguy cơ tăng cân và bệnh tim, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn gặp khó khăn để có 1 giấc ngủ ngon vào ban đêm, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy vào những giờ phù hợp, đảm bảo căn phòng yên tĩnh. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tránh xa những thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Việc dùng điện thoại sẽ kích thích não bộ hoạt động và tỉnh táo hơn. Ngoài ra việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình có thể ngăn chặn melatonin, một loại hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ một cách tự nhiên. Cuối cùng cảm xúc bị kích hoạt bởi tin tức khi đọc hoặc xem trực tuyến có thể khiến bạn thức trắng, làm trì hoãn giấc ngủ. Ngủ không đủ giấc 5.HẠN CHẾ HẤP THU ĐƯỜNG Ăn quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe và làn da của phụ nữ. Họ thường tránh những thực phẩm béo nhưng ít cân nhắc đến thực phẩm nhiều đường. Hãy hạn chế chúng để duy trì mức đường ổn định trong máu và bảo vệ làn da của bạn. 6.BỎ QUA CHỐNG NẮNG Theo Hiệp hội da liễu Mỹ (ADD), ngay cả trong những ngày nhiều mây, có tới 80% tia cực tím (UV) có thể xuyên qua da. Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất ở Mỹ. Phụ nữ dưới 50 tuổi có nhiều khả năng bị ung thư da hơn nam giới dưới 50 tuổi. Để ngăn ngừa ung thư da, Tổ chức Ung thư da khuyên bạn nên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Hành động đơn giản này làm giảm 40% nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy và 50% ung thư hắc tố. Một lợi ích khác nữa của việc sử dụng biện pháp chống nắng là giúp ngăn ngừa nếp nhăn sớm, da chảy xệ, các đốm đồi mồi do ánh sáng mặt trời gây ra. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những sai lầm mà phụ nữ nên tránh giúp bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt nhất! Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức khỏe - Đời sống mới nhất nhé!  

CÁC LOẠI THỰC PHẨM, ĐỒ ĂN HẠI GAN NÊN TRÁNH XA
11

Th 02

CÁC LOẠI THỰC PHẨM, ĐỒ ĂN HẠI GAN NÊN TRÁNH XA

  • admin
  • 0 bình luận

Gan là một nội tạng có rất nhiều chức năng quan trọng với cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cơ thể phát triển tốt mà còn rất tốt cho gan. Ngược lại nếu thường xuyên thu nạp những thức ăn hại gan thì chức năng gan sẽ suy giảm. Những thực phẩm không tốt cho gan nên tránh Gan là một nhà máy có chức năng chuyển hóa, tổng hợp và giải độc cho cơ thể. Thức ăn được hấp thu và chuyển qua gan để loại bỏ những tác nhân gây hại. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn những thức ăn gây hại sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Lâu dần sẽ gây ra những tổn hại thầm lặng cho gan. Vì vậy cần tránh những thức ăn hại gan. Một số loại thức ăn có thể gây hại nhiều cho gan bao gồm: 1.THỰC PHẨM NẤM MỐC Khi ăn phải thực phẩm bị nấm mốc, gan của bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Hơn nữa, những độc tố trong thực phẩm nấm mốc còn có thể là tác nhân gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan cùng với một số loại ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư dạ dày, ung thư thực quản,...Chính vì thế, bạn nên bảo quản thức ăn tốt và không nên ăn những loại thức ăn đã bị nấm mốc. 2.CÁC LOẠI THỨC ĂN GIÀU CHẤT BÉO Khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt là những thực phẩm giàu chất béo. Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa sẽ khiến cho gan hoạt động kém hiệu quả hơn, tiêu thụ những thức ăn này trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan.  Các loại thức ăn giàu chất béo nên hạn chế không tốt cho gan 3.THỨC UỐNG CÓ CỒN Những thức uống có cồn như rượu, bia thì tại ruột sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu rồi qua gan. Tại gan các chất này được xử lý để tránh gây hại trực tiếp cho cơ thể. Chỉ một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm cho gan phải hoạt động nhiều và tổn thương các tế bào gan. Do đó, nếu như uống quá nhiều rượu gan không thể xử lý hết được chất độc sẽ gây ngộ độc cấp và lâu dài chính gan cũng suy yếu, nhiễm độc. 4.THỨC ĂN NHANH Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo, muối hoặc các loại làm ngọt nhân tạo gây tăng áp lực cho gan, thận, là các món ăn hại gan nhưng lại được nhiều người sử dụng. Nếu ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan, lâu dài sẽ dẫn tới tổn hại. 5.ĂN QUÁ NHIỀU MUỐI Chúng ta đều biết rằng, nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây ra vấn đề về huyết áp. Không những vậy, thói quen ăn quá mặn, ăn quá nhiều muối cũng chính là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về gan, chẳng hạn như bệnh gan nhiễm mỡ. Phần lớn những thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như thịt xông khói hoặc xúc xích… thường có chứa nhiều muối vì thế khi tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ không tốt cho gan. Vì vậy bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế ăn những thực phẩm này, đồng thời khi nấu ăn cũng không nên cho quá nhiều muối…để đảm bảo cơ thể được cân bằng dinh dưỡng và giúp lá gan của chúng ta luôn khỏe mạnh. 6.CHẤT NGỌT NHÂN TẠO Nếu thường xuyên tiêu thụ chất ngọt nhân tạo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa, khiến cơ thể khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan, thận. Chất ngọt nhân tạo dùng nhiều không tốt cho gan 7.DƯA CHUA MUỐI Dưa muối được sử dụng để ăn kèm được nhiều người ưa thích. Nhưng trong dưa chua thường chứa hàm lượng nitrit và muối cao. Những chất khả năng gây hại cho gan, nếu như ăn trong thời gian quá dài có thể làm hại cho gan. Ngoài ra nếu ăn những loại dưa muối không đảm bảo có thể chứa nhiều chất phụ gia, bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm độc, những chất này cũng có thể gây hại gan.  MỘT SỐ THÓI QUEN GIÚP BẠN BẢO VỆ LÁ GAN -Để bảo vệ lá gan, trước hết bạn nên tránh các thực phẩm không tốt cho gan đã nhắc đến ở trên. Đồng thời áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. -Duy trì cân nặng hợp lý cũng là yếu tố để giảm mỡ trong gan, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan. -Quản lý lượng đường trong máu là thói quen rất cần thiết để phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ. Một trong những cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu chính là tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và carbohydrate lành manh. -Tập thể dục đều đặn: chăm chỉ vận động mỗi ngày sẽ giúp giảm mỡ trong gan và rất tốt đối với những người đang bị gan nhiễm mỡ. Tập thể dục đều đặn là một thói quen tốt cho gan Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về những loại thực phẩm không tốt cho gan và những thói quen giúp bảo vệ gan tốt hơn mỗi ngày. Đừng quên thoe dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hữu ích nhé!!!  

MÁCH BẠN BỘ 3 VITAMIN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ
14

Th 01

MÁCH BẠN BỘ 3 VITAMIN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ thống miễn dịch được xem là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại những căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm từ các tác nhân bên ngoài môi trường, chẳng hạn như virus, nấm, vi khuẩn. Việc tăng cường hệ miễn dịch là một điều vô cùng cần thiết để giúp phát triển tối ưu nhất cả về thể chất và trí tuệ. Thế nhưng đâu là những vitamin giúp tăng hệ miễn dịch? Trong bài viết này, Hadu sẽ mách bạn 3 vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả mà bạn nên bổ sung ngay hôm nay! 1.VÌ SAO CẦN TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Hệ miễn dịch của con người được tạo thành bởi protein, các tế bào đặc biệt, một số phân tử và cơ quan nhất định. Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của vi sinh vật hoặc vi trùng vào mỗi ngày. Nhìn chung, hệ miễn dịch giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa hiệu quả trước những nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Thông thường hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại các yếu tố gây mầm bệnh tấn công vào cơ thể. Các tế bào và phân tử có đặc tính kháng sinh của hệ miễn dịch sẽ kịp thời xử lý những "kẻ xâm lược". Nếu hàng rào bảo vệ cơ thể này bị trục trặc hoặc có vấn đề, chúng ta sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe đáng chú ý. 2.Vitamin D - Dưỡng chất "vàng" cho hệ miễn dịch khỏe mạnh Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, vốn nổi tiếng tốt cho sức khỏe xương. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, đây còn là vi chất có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể vitamin D có thể tác động đến chức năng của các tế bào của hệ miễn dịch như bạch cầu đơn nhân (monocyte), các tế bào đại  thực bào (1 loại tế bào chuyên biệt tham gia vào việc phát hiện, thực bào và tiêu diệt vi khuẩn và các sinh vật có hại khác, tế bào thần kinh (tế bào đuôi gai dendritic cell), tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên), tế bào T và tế bào B (tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể) để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tác dụng của vitamin D với cơ thể Trong miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch tự nhiên), vitamin D có thể tăng cường hoạt động thực bào của các đại thực bào, kích hoạt quá trình giải phóng các peptide kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe con người và giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra vitamin D còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành, biệt hóa di trú của tế bào đuôi gai, dẫn đến sự ức chế toàn bộ quá trình miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch thích ứng thực hiện bởi các tế bào T, tế bào B, vitamin D giúp ngăn chặn sự biệt hóa tế bào B, ức chế sự hoạt hóa tế bào T, đồng thời ức chế tế bào T bài tiết các cytokine. Đặc biệt theo 1 báo cáo vào tháng 1/2020 trên tạp chí Nutrients, vitamin D còn có đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, giúp làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm và tăng các cytokine chống viêm, nhờ đó ngăn chặn được cơn bão cytokine. Nếu thiếu vitamin D cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bệnh tật, các rối loạn liên quan đến miễn dịch. Ngoài ra, chức năng phổi cũng có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, lao, hen suyễn, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nếu như trước đây người ta cho rằng nhu cầu vitamin D ở cả người lớn và trẻ em chỉ cần 200-400 IU/ngày thì hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu ở cả trẻ em và người lớn đều cho thấy nhu cầu 400 IU/ngày không đủ đảm bảo, nhất là đối với người lớn tuổi. Nhiều bằng chứng từ những nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở người Việt Nam trong những năm qua rất cao so với các nước xung quanh. Do đó việc bổ sung vitamin D rất quan trọng. Để có 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh, việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng.Theo các cố vấn dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra mức nhu cầu vitamin D hằng ngày phù hợp cho mỗi đối tượng khác nhau, cụ thể là: Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: cần ít nhất 400 IU/ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không được vượt quá 1000 IU/ngày đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng và 1500 IU/ngày ở trẻ 6 tháng đến 1 tháng tuổi. Từ 1-18 tuổi: Cần 600-1000 IU/ngày, không được vượt quá 2500 IU/ngày đối với trẻ 1-3 tuổi, 3000 IU/ngày đối với trẻ 4-8 tuổi, và 4000 IU/ ngày đối với trẻ trên 8 tuổi. Từ 19-70 tuổi: Cần 1500-2000 IU/ngày, ít nhất là 600 IU/ngày, không được vượt quá 4000 IU/ngày. Trên 70 tuổi: Cần 1500-2000 IU/ngày, mức ít nhất là 800 IU/ngày, tuy nhiên không được vượt quá 4000 IU/ngày. Nếu không bổ sung đủ lượng vitamin D kể trên, bạn có thể dễ bị ốm, nhất là cảm lạnh và cúm. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin D với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quán và viêm phổi. Không những vậy, những nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do tình trạng này. Có nhiều cách cung cấp đủ lượng vitamin D kể trên như: Thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn như cá hồi, nấm, sữa tươi, ngũ cốc, trứng,... vào chế độ ăn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa - thời điểm tia UVB (loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D) có cường độ mạnh nhất trong khoảng 5-30 phút từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà không có sự "che chắn" của quần áo hay kem chống nắng ở các bộ phận như mặt, cánh tay, chân và bàn tay. Tuy nhiên rất khó để bổ sung đủ lượng vitamin D từ thực phẩm bởi vitamin D chỉ xuất hiện trong số ít thực phẩm. Ngoài ra việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt mà không có sự bảo vệ đúng cách cũng có thể gây cháy nắng, sạm da và làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Do đó bên cạnh 2 cách kể trên, một trong những giải pháp hiệu quả và đơn giản đó là bổ sung qua các thực phẩm chức năng. Mỗi viên uống bổ sung có thể chứa đến 1000 IU vitamin D3, giúp đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên một lưu ý là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé! 3.KHÔNG THỂ BỎ QUA VITAMIN C NẾU MUỐN TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Vitamin C con người không tự sản sinh được nhưng lại có tác dụng tăng đề kháng rất tốt. Là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không tự sản sinh được, vitamin C đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là hệ miễn dịch. Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau. Vitamin C khuyến khích sự sản sinh của các tế bào bạch cầu (tế bào lympho và tế bào thực bào), giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vitamin C giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ chúng khỏi sự xâm hại của các phân tử "xấu", chẳng hạn như các gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Vitamin C có khả năng kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính - một loại bạch cầu tấn công vi khuẩn gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể - đến vị trí đang bị nhiễm trùng để tiêu diệt các tác nhân gây hại. Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong hàng rào biểu mô, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Cụ thể, vitamin C được vận chuyển đến da và hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể thoát khỏi sự oxy hóa của môi trường. Có nhiều cách cung cấp vitamin C nhằm làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Lượng vitamin C khuyến nghị nên bổ sung hằng ngày ở người trưởng thành là 90mg/ngày đối với nam, 75mg/ngày đối với nữ và không bổ sung quá 2000mg/ngày. Bạn có thể bổ sung bằng ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại rau củ quả như cà chua, khoai tây, bông cải, cam, quýt,... Ngoài ra bạn cũng có thể dùng viên uống bổ sung vitamin C trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng bởi nếu dư thừa có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và các rối loạn tiêu hóa. 3.VITAMIN E - VITAMIN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể. Vitamin E là một chất tan trong chất béo, có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức sống của màng tế bào lympho T - tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống bệnh gây hại, giúp các tế bào này sản sinh và thực hiện tốt chức năng, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Nhờ vậy mà sức đề kháng cũng tăng lên, giúp cơ thể đủ mạnh mẽ để đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra vitamin E còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng như hen suyễn. Thông thường lượng vitamin E cần thiết được bổ sung qua chế độ ăn rơi vào khoảng 22,4 IU/ngày (15mg/ ngày) đối với người trưởng thành nhưng khi có nhu cầu chống oxy hóa, chống lão hóa, liều bổ sung thông thường là 400 IU/ngày. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: Dầu hoặc bơ thực vật Các loại đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ, hạt hướng dương,...) Các loại rau lá xanh (rau bina, rau cải xanh,...) Ngũ cốc ăn sáng Nước ép trái cây Ngoài ra bạn cũng có thể dùng viên uống bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch.  Qua những chia sẻ trên, có thể thấy bộ ba vitamin D, C, E chính là những trợ thủ đắc lực có thể giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Với những cơ chế tăng cường hệ miễn dịch khác nhau, việc cung cấp đủ bộ vitamin D, C, E cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch được củng cố, từ đó giúp phòng ngừa các loại bệnh vặt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày như cảm cúm, cảm lạnh và đặc biệt là giúp giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian phục hồi khi bị bệnh. Hãy theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin Sức Khỏe - Đời Sống hữu ích nhé!        

CỦ DỀN CÓ TÁC DỤNG GÌ? 10 TÁC DỤNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
13

Th 01

CỦ DỀN CÓ TÁC DỤNG GÌ? 10 TÁC DỤNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

  • admin
  • 0 bình luận

Củ dền là một loại thực phẩm quen thuộc. Tuy nhiên không nhiều người biết được hết những tác dụng hữu ích mà loại củ này mang lại. Bên cạnh những tác dụng tốt với sức khỏe thì củ dền cũng mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Để có thể biết được những tác dụng "tuyệt vời" mà loại củ này mang lại cùng với đó là cách sử dụng củ dền hiệu quả nhất, hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết này nhé! DINH DƯỠNG TRONG CỦ DỀN Theo Đông Y, củ dền có tính hàn, vị ngọt. Công dụng giúp khai vị, thông tâm, hạ khí, mạnh tỳ, làm mát máu và thông huyết, bổ nội tạng, làm dịu đi các cơn đau đầu, đau sườn hông và đau tức các cơ trên cơ thể. Hạt củ dền giúp làm mát và ra mồ hôi, lá cây củ dền giúp tiêu sưng viêm hiệu quả.  Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại ngày nay, củ dền chứa trong mình nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân của cây rau dền cũng chứa nhiều chất sắt hơn so với cải bó xôi và nhiều loại rau xanh khác. Củ dền có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể Bên cạnh các vitamin thì củ dền còn mang đến rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như đồng, canxi, magie, photpho,... Phần lá và thân của cây dền tuy chứa ít dinh dưỡng và khoáng chất hơn nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp đa dạng các chất như acid folic, manga, choline, kali, natri hữu cơ, carbohydrates và một hàm lượng lớn chất xơ. Bên cạnh đó, màu đỏ tươi của củ dền được tạo nên bởi sự kết hợp tự nhiên giữa màu tím (betaxanthin) và màu vàng thực vật (betacyanin). Đây là những màu thực vật tự nhiên, có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại những tác hại bởi sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư và tim mạch. CỦ DỀN CÓ TÁC DỤNG GÌ? 10 TÁC DỤNG CỦA CỦ DỀN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE 1.Giảm huyết áp Tăng huyết áp, một bệnh biểu hiện bởi huyết áp tăng bất thường, có thể gây tổn thương mạch máu và tim mạch. Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ lớn nhất gây bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm trên toàn thế giới. Ăn trái cây và rau quả giàu nitrate vô cơ như củ dền có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm huyết áp và tăng sự hình thành oxit nitric. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng việc tiêu thụ củ dền nguyên củ (có thể là củ dền luộc hoặc củ dền tươi) hay nước ép củ dền đều có thể làm giảm huyết áp lên đến 3-10 mmHg trong khoảng thời gian vài giờ. Tác dụng này có thể là do lượng oxit nitric tăng lên, một phân tử làm cho mạch máu của chúng ta thư giãn và giãn nở. 2.Tác dụng chống viêm Củ dền có chứa sắc tố betalain, một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống viêm. Trong các trường hợp bình thường, phản ứng viêm có thể xem là một phản ứng có lợi, giúp bảo vệ cơ thể trước chấn thương, nhiễm trùng và các mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Thế nhưng, nếu phản ứng viêm kéo dài và không được giải quyết, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mãn tính, một tình trạng có liên quan đến sự khởi phát và tiến triển của một số vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh gan, ung thư và bệnh tim. Theo ý kiến một số chuyên gia, việc dùng củ dền có thể có hiệu quả chống viêm. Điều này đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về tác dụng này của củ dền. 3.Ngăn ngừa ung thư - Tác dụng đáng chú ý của củ dền Ngoài 2 công dụng kể trên, củ dền có tác dụng gì với sức khỏe? Một trong những tác dụng của củ dền được nhiều người đặc biệt quan tâm đó là tác dụng ngăn ngừa ung thư - căn bệnh cực kì nguy hiểm và có thể gây tử vong bởi sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư. Củ dền có đặc tính chống ung thư do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magie, photpho hay lysine. Các chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ung thư. Tiết canh củ dền dễ làm và nhiều chất dinh dưỡng tốt Một nghiên cứu bằng ống nghiệm sử dụng các tế bào ở người cho thấy rằng chiết xuất củ dền có hàm lượng chất betalain cao, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. 4.Cải thiện chức năng não Oxit nitric làm giãn các mạch máu, từ đó tăng lưu lượng máu tới não giúp não thực hiện chức năng của mình tốt hơn. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, vì các nghiên cứu cho thấy khả năng tạo ra oxit nitric sẽ giảm khi chúng ta già đi, cùng với sự chuyển hóa năng lượng và hoạt động của các nơ-ron trong não. Trong một nghiên cứu, khi 14 người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi (trung bình là 74 tuổi) thực hiện một chế độ ăn giàu chất nitrate với nước ép củ dền trong vòng 2 ngày, lưu lượng máu chảy vào thùy trán não của họ tăng lên so với khi ăn một chế độ ăn ít nitrate. 5.Cải thiện sức khỏe tiêu hóa Một khẩu phần củ dền cung cấp khoảng 2-3% chất xơ, đáp ứng khoảng 8% lượng chất xơ khuyến nghị hằng ngày. Do đó, việc ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề như táo bón, bệnh viêm ruột (IBS) và viêm túi thừa. Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn, chẳng hạn như củ dền, còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư ruột kết, bệnh tim và tiểu đường loại 2. 6.Giảm cân hiệu quả Nhiều chị em thường thắc mắc củ dền có tác dụng gì đối với việc kiểm soát cân nặng hay không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ dền có ít calo, chất béo nhưng có hàm lượng nước cao, điều này có thể giúp cân bằng năng lượng một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm ít calo như củ dền vào chế độ ăn còn có thể giúp giảm cân. Đặc biệt, củ dền còn lượng protein và chất xơ vừa phải. Đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Đặc biệt, tác dụng của củ dền trong việc giảm cân còn đến từ lượng chất xơ mà loại củ này sở hữu. Chất xơ trong củ dền có thể giúp giảm cân bằng việc giảm sự thèm ăn. 7.Tác dụng của củ dền trong việc giúp gan khỏe mạnh  Chức năng của gan là làm sạch máu và "giải độc" cơ thể. Để giúp gan bớt "vất vả", bạn có thể thêm vào chế độ ăn các món ăn được chế biến từ củ dền. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 cho thấy betaine, một loại axit amin amin có trong củ dền có tác dụng bảo vệ gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không phải do rượu. Ngoài ra, một đánh giá toàn diện thực hiện vào năm 2021 cho thấy bằng chứng về tác dụng có lợi của betaine, bao gồm khả năng bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến gan và các bệnh khác. 8.Tăng cường hệ thống miễn dịch Một tác dụng khác của củ dền không thể không nhắc đến là có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo các chuyên gia sức khỏe, củ dền có nhiều chất xơ và thúc đẩy của vi khuẩn tốt trong đường ruột. Việc có nhiều vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa sẽ giúp chống lại bệnh tật và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, lượng chất xơ đến từ củ dền cũng cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. 9.Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ Củ dền rất giàu folate (vitamin B9) có tác dụng giúp tế bào phát triển và hoạt động. Folate đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thiệt hại cho các mạch máu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 10.Tăng sức chịu đựng Việc tiêu thụ củ dền và nước ép củ dền giúp tim và phổi của bạn hoạt động tốt hơn trong khi tập thể dục thể thao. Oxit nitric từ củ dền làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp. Theo các chuyên gia sức khỏe, một số vận động viên ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền khi tập luyện để cải thiện thành tích. BÍ QUYẾT GIÚP BẠN THÊM CỦ DỀN VÀO CHẾ ĐỘ ĂN Củ dền không chỉ bổ dưỡng mà còn cực kỳ ngon và dễ chế biến. Cách sử dụng củ dền là bạn có thể dùng củ dền luộc, củ dền hấp, nấu canh củ dền, nấu cháo của dền, làm tiết canh củ dền, làm salad củ dền hoặc dùng củ dền làm màu cho các món ăn. Một số người còn băn khoăn củ dền có ăn sống được không? Ngoài việc dùng củ dền sống làm nước ép củ dền, bạn cũng có thể thêm vài lát củ dền vào salad. Khi dùng củ dền trong chế biến món ăn cần lưu ý một vài điểm. Tuy nhiên khi dùng củ dền hoặc nước ép củ dền, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau: Uống nước ép củ dền đúng cách, không pha chung với sữa. Nên uống nước ép củ dền tươi, hạn chế các nước ép củ dền chế biến sẵn bởi các sản phẩm này có thể chứa nhiều đường. Một số người cũng băn khoăn là nên uống nước ép củ dền khi nào? Bạn có thể uống nước ép củ dền vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn 2 giờ. Việc ăn củ dền đỏ hoặc dùng nước ép của củ dền nhiều có thể gây tái phát hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là chất oxalate có trong củ dền đỏ có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, góp phần hình thành nên sỏi thận. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ. Khi chế biến các món ăn từ củ dền, bạn không nên nấu quá chín vì như vậy sẽ là giảm hàm lượng chât dinh dưỡng có trong củ dền, khiến tác dụng của củ dền đối với sức khỏe sẽ không được tối ưu. Nước ép củ dền có tác dụng gì? Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều, điều này có thể khiến huyết áp hạ đến mức quá bình thường. Qua những chia sẻ trên, Hadu hi vọng đã giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi củ dền có tác dụng gì. Tác dụng của củ dền đối với sức khỏe là rất lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng đúng cách, đặc biệt nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như sỏi thận vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hãy theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin Sức Khỏe - Đời Sống hữu ích nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: