CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

SỮA NON LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA SỮA NON
18

Th 02

SỮA NON LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA SỮA NON

  • admin
  • 0 bình luận

Trong một vài năm trở lại đây, từ khóa “sữa non” được nhiều người tìm kiếm để sử dụng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.  Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh, nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được xem là một loại vaccin tự nhiên tuyệt đối an toàn với cơ thể trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Sữa non trên thực tế còn có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về kháng sinh tự nhiên này qua bài viết dưới đây nhé! Sữa non có hàm lượng dinh dưỡng gấp 10 lần sữa thường 1.SỮA NON LÀ GÌ? Sữa non nhiều người gọi là sữa đầu hoặc có tên gọi khoa học là Colostrum. Đây là một loại sữa mẹ đặc biệt xuất hiện vào cuối giai đoạn mang thai hoặc 3-4 ngày đầu sau sinh. Sữa non ở người mẹ tiết ra có màu vàng, đặc dính. Sữa này rất tốt cho bé, chính vì thế dù là như thế nào mẹ cũng đừng bỏ lỡ sữa non đầu đời cho bé nhé. Ngày nay nhận thấy tầm quan trọng của sữa non cùng sự phát triển của Y học hiện đại người ta lấy sữa non từ động vật và được sử dụng cho trẻ em, người lớn. Ở Ấn Độ người ta sử dụng sữa non như một phương thức truyền thống được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Bởi vì sữa non phù hợp với mọi loài động vật có vú, kể cả con người. Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng sữa non của bò là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hiệu quả giúp hỗ trợ miễn dịch. Bò con sinh ra và nhận được kháng thể từ người mẹ cũng thông qua con đường duy nhất là sữa mẹ nên hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa non của bò cao hơn vài lần so với sữa non của người. Chính vì sữa non của bò có thành phần khá toàn diện nên được sử dụng nhiều ở các nước phát triển châu Âu, châu Mỹ và châu Á. 2.ĐẶC TÍNH CỦA SỮA NON Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt và có khối lượng ít. Có nồng độ dinh dưỡng cao, vitamin, khoáng chất, enzyme, amino acid… vitamin A và bạch cầu. Có hàm lượng protein cao: lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Có chứa các kháng thể (Immunoglobulin). Có chứa các yếu tố tăng trưởng (Growth factor), kháng thể. Có chứa các yếu tố miễn dịch (Immume factor). Đặc tính của sữa non 3.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG SỮA NON Theo một vài nghiên cứu, sữa non có thành phần dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (sữa mẹ có từ ngày thứ 6-10 sau sinh) và sữa trưởng thành (sữa mẹ có từ ngày thứ 11 sau sinh trở đi). Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong sữa non bao gồm: Protein: hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường, trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng như globulin có khả năng miễn dịch, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho - có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Vitamin: vitamin có trong sữa non thường là vitamin A, E, B2, B3, K,... Lactose: hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra trong sữa non có chứa Clo và Natri với hàm lượng cao. Các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác có trong sữa non có hàm lượng trung bình nhiều hơn đáng kể so với sữa mẹ thông thường, cụ thể với nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần và đồng cao gấp 6 lần. Thành phần miễn dịch: mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định. Immunoglobulin: trong sữa non chứa một lượng lớn immunoglobulin có khả năng miễn dịch và chống lại các loại bệnh khác nhau, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. 4.NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA SỮA NON CHO TRẺ SƠ SINH Y học đã chứng minh trong sữa non có chứa những thành phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Mẹ được khuyến khích nên cho trẻ bú sớm nhất khi có thể. Nếu mẹ sinh thường, cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh khoảng nửa giờ. Nếu mẹ sinh mổ nên đợi sau sinh khoảng 6 giờ để tác động của thuốc đã mất đi hoàn toàn trong sữa mẹ. Việc cho trẻ bú sớm không chỉ tranh thủ cho trẻ tiếp nhận đầy đủ thành phần dinh dưỡng của nguồn sữa non mà còn giúp mẹ kích thích tuyến sữa, nhanh chóng phục hồi tử cung và có tác động giúp mẹ tránh được một số bệnh sau sinh. Sữa non là kháng sinh tự nhiên cho trẻ sơ sinh Mẹ được khuyến khích cho trẻ bú sớm khi có thể. Những giọt sữa đầu đời này không chỉ có lượng dưỡng chất hoàn hảo, sữa non còn chứa tế bào sống được gọi là kháng thể, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại, các loại virus, các vi khuẩn nhiễm bệnh, các bệnh mãn tính… Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi như một loại vaccin tự nhiên tuyệt đối an toàn. Trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất, không gặp phải các bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp… nếu trẻ được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa non phát triển não bộ của trẻ Một thành phần quan trọng khác có trong sữa non là ganglioside. Đây là một nhóm chất béo rất quan trọng giúp bé phát triển trí não. Ganglioside không chỉ giúp cho não bộ của bé sớm phát triển mà nó còn bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột cho trẻ khi thu hút các vi khuẩn có hại và trung hòa chúng. Sữa non rất tốt cho trẻ sơ sinh Sữa non hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt Sữa non chứa ít chất béo, trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Chức năng phân giải thức ăn của ruột lúc này cũng chỉ mới hình thành. Các chất dịch cần thiết như Lactase hay Enzyme cũng chỉ vừa mới bắt đầu được tiết ra. Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non không chỉ giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và còn bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ. Vì vậy, sữa non là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, khuyến khích cơ thể trẻ bài tiết ra phân xu tác động đến việc đào thải bilirubin dư thừa. Trẻ được ngăn ngừa về bệnh vàng da, tránh mẫn cảm và dị ứng. Không nên dự trữ sữa non cho trẻ sơ sinh Sữa non chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi mẹ cho trẻ bú trực tiếp trong khoảng thời gian sớm nhất sau sinh. Có một số mẹ vắt sữa non được tiết ra trong thai kỳ, lưu giữ lại khi trẻ ra đời. Thế nhưng việc này là có hại chứ không hoàn toàn có lợi. Vì sữa non sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, dù được bảo quản kỹ lưỡng trong môi trường nào cũng không đảm bảo được chất lượng và thành phần dinh dưỡng, việc kích thích tuyến sữa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tử cung co rút dẫn đến tình trạng sinh non. Vì vậy các mẹ không nên dự trữ sữa non cho trẻ. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sữa non và lợi ích của nó. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Sức Khỏe - Đời Sống nhé!  

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?
14

Th 02

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” Bệnh tiểu đường được biết đến là tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc ăn đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhưng sự thật đồ ngọt và đường có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào? Nếu bạn là tín đồ “hảo ngọt” hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Hadu để có thể tìm câu trả lời nhé! Đồ ngọt và nhiều đường ăn nhiều có bị tiểu đường không 1.TÌM HIỂU VỀ LƯỢNG ĐƯỜNG CÓ TRONG THỰC PHẨM Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lượng đường trong thực phẩm. Thực tế, trong tất cả các loại thực phẩm được chế biến từ sữa, các loại rau củ, hoa quả… đều có chứa một lượng đường tự nhiên. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu ăn, những loại đường được sử dụng chủ yếu là đường tự do.  Ngoài ra đường còn tồn tại ở một số thực phẩm khác như các loại bánh nướng, nước tăng lực, nước ngọt có gas, nước sốt… Trong đó, đường tinh luyện là loại đường được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống, đặc biệt là với những đồ ngọt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến đường tinh luyện. Đồng thời bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên sử dụng đường tự nhiên trong khẩu phần ăn của mình. 2.ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG? Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đường cũng được thêm vào thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Đồ ngọt chứa nhiều đường và nếu ăn nhiều sẽ có nhiều tác động xấu tới sức khỏe. ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT BỊ TIỂU ĐƯỜNG ĐÚNG KHÔNG? Việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường. Đường là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày: -Mọi người thường thêm đường vào đồ uống và ngũ cốc ăn sáng. -Đường bổ sung thường có nhiều trong đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống. Khi ăn đồ ngọt đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu ta ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy. Do đó việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồ ngọt dùng quá nhiều không tốt cho người tiểu đường Nhiều người cho rằng ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.  Thực tế, nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt, sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng đồ ngọt như thế nào. Chúng ta cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động sống. Não bộ hoạt động tốt cũng dựa vào đường glucose mà chúng ta hấp thụ hằng ngày. Người bị mắc tiểu đường là do cơ thể sử dụng một phần hoặc không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu. Do đó nếu chúng ta hấp thụ đường đúng cách và hoạt chất được nạp vào cơ thể thì chúng ta hoàn toàn không mắc bệnh tiểu đường. THÈM ĐỒ NGỌT CÓ PHẢI BỊ TIỂU ĐƯỜNG Quan điểm cho rằng thèm đồ ngọt bị tiểu đường là không đúng. Mọi người nên nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường để chẩn đoán đúng bệnh. Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh tiểu đường: -Mờ mắt -Cân nặng giảm -Mệt mỏi -Hay khát nước và uống nhiều nước -Đi tiểu nhiều lần 3.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI ĂN KIÊNG ĐƯỜNG HAY KHÔNG? Đối với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý ăn uống lành mạnh. Đường là một yếu tố dẫn đến làm tăng lượng đường máu nhưng bệnh tiểu đường có phải kiêng ăn đường và cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống? Loại đường người tiểu đường nên hạn chế và những loại khuyến khích sử dụng là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé! BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI CẮT BỎ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG RA KHỎI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG? Người mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Chúng ta đều thích ăn thực phẩm có đường và không có vấn đề gì nếu bệnh nhân đưa đường vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của người tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên glucose là phương pháp khắc phục cần thiết điều trị hạ đường huyết hay gặp khi điều trị bằng insulin. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường ăn đường, đồ ngọt quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe, làm tăng cân nặng. Việc thừa cân có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Người tiểu đường nên dùng các loại trái cây rau ngọt tốt hơn các loại bánh  Trái cây, rau, thực phẩm từ sữa cũng chứa lượng đường nhất định, nhưng đây là những thực phẩm rất tốt với sức khỏe, và người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn mỗi ngày. Loại đường mà bệnh nhân cần cắt bỏ là đường bổ sung chứa trong các loại bánh, kẹo, và các loại thức ăn chế biến sẵn. Một số đồ uống cũng có chứa nhiều đường và nhiều calo không tốt cho người tiểu đường như nước ép trái cây, đồ uống có ga… Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế các loại đồ uống này. NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN KIÊNG ĐỒ NGỌT VÀ ĐƯỜNG Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng đường, đồ ngọt, nên biết cách ăn theo nhu cầu và sử dụng đúng cách. Tiểu đường kiêng đồ ngọt gây hại tới sức khỏe Việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Bệnh nhân nếu kiêng hoa quả ngọt sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có. Ăn theo nhu cầu Bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hằng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này. NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐỒ NGỌT NHƯ MỘT PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH Lượng carbohydrate và đường mà một người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm: -Mức độ hoạt động thể chất -Bệnh nhân đang cố gắng giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mọi người đặt ra các mục tiêu cá nhân và tư vấn về kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể có đồ ngọt, socola hoặc các thực phẩm có đường khác, miễn là bệnh nhân được ăn như một phần kế hoạch bữa ăn lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục. Bữa ăn lành mạnh của người tiểu đường cần:  -Hạn chế chất béo bão hòa. -Chứa lượng muối và đường vừa phải. -Chứa protein nạc, rau không chứa tinh bột, ngũ cốc, trái cây và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có chứa đường thường xuyên và chỉ nên ăn một chút nhỏ nếu thấy thèm. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thích ăn đồ ngọt với bệnh nhân tiểu đường. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích mới nhé!  

11 DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ SỚM BẠN NÊN BIẾT
14

Th 02

11 DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ SỚM BẠN NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Cần đặc biệt chú ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ho dai dẳng, đau họng lâu ngày, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn,... bởi đó có thể là hồi chuông cảnh báo ung thư sớm. Ung thư là bệnh gây nên nỗi sợ hãi cho nhiều người. Tuy nhiên cùng với sự phát triển vượt bậc của Y học, ung thư ngày nay không còn “bất trị” nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  Bài viết này Hadu mong muốn cung cấp cho bạn những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư để mọi người có thêm kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm nhất - một yếu tố quan trọng cho việc điều trị ung thư hiệu quả. Bệnh ung thư là 1 căn bệnh rất khó phát hiện DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ Ung thư có rất nhiều loại, mỗi loại có những biểu hiện khác nhau. Dấu hiệu và triệu chứng sẽ tùy thuộc vào ung thư bộ phận nào và độ lớn của khối ung thư ảnh hưởng lên các bộ phận nội tạng của cơ thể cũng như tế bào. Các triệu chứng ban đầu của ung thư có thể khá chung chung và không rõ rệt. Nguyên nhân là do tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể cung cấp hoặc chúng tiết ra những chất thay đổi quá trình hấp thụ năng lượng của cơ thể từ thức ăn. Ung thư cũng có thể gây ra phản ứng với hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó sản sinh ra các dấu hiệu và triệu chứng ung thư. Nhiều trường hợp mắc ung thư nhưng không có biểu hiện hoặc chỉ phát ở giai đoạn cuối.  Dưới đây là một số biểu hiện cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh ung thư: CÚM, SỐT Nhiều trường hợp bị sốt không rõ nguyên nhân, có thể do ung thư. Điều này có thể lý giải là do ung thư có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm cho cơ thể không có sức đề kháng với các viêm nhiễm gây cúm, sốt. Hầu hết các bệnh ung thư sẽ gây sốt tại một số thời điểm. Thường sốt xảy ra sau khi ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu của nó và xâm chiếm một phần khác của cơ thể. Sốt cũng có thể được gây ra bởi bệnh ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch. Cúm sốt kéo dài có thể là triệu chứng ung thư SỤT CÂN BẤT THƯỜNG, MỆT MỎI VÔ CỚ Bỗng dưng bạn sụt cân một cách đáng kể, như giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể của mình trong khoảng 3 tháng - đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Giảm cân xảy ra hầu hết với các loại ung thư như ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản, ung thư đại tràng hoặc ung thư phổi. Mệt mỏi cũng là biểu hiện tiềm ẩn của bệnh ung thư nhưng thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự mệt mỏi do ung thư rất vô cớ và thường khác với mệt mỏi do làm việc vất vả. Mệt mỏi do ung thư rất bải oải và người bệnh không cảm thấy đỡ dù đã nghỉ ngơi. Đây có thể là dấu hiệu của một vài loại ung thư bao gồm: ung thư máu, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày… HO KÉO DÀI Các đợt ho kéo dài và không thuyên giảm gây cho người bệnh nhiều phiền toái. Loại trừ ho do cảm lạnh, cúm và các bệnh dị ứng, đôi khi ho do một tác dụng phụ của thuốc. Ho kéo dài được định nghĩa kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần - hoặc có thể thay đổi về ho thì không nên bỏ qua. Các kiểu ho này có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hoặc chúng có thể chỉ ra một số vấn đề khác như viêm phế quản mãn tính hoặc trào ngược acid. Ho kéo dài đồng thời có những biểu hiện kèm theo như đau ngực, ho ra máu,... có thể là dấu hiệu ung thư phổi. NỔI KHỐI BẤT THƯỜNG Theo các bác sĩ, khi cơ thể xuất hiện các khối bất thường ở nách, ngực, gối, bạn cần đi khám sớm để phát hiện tình trạng bệnh… Trong một số trường hợp, những khối u lành tính và không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên việc cơ thể bất ngờ có các khối bất thường nhất là ở cổ và tai có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn. Các khối này có thể là dấu hiệu của ung thư di căn từ cơ quan nào đó hoặc ung thư vú, ung thư hạch… CHẢY MÁU BẤT THƯỜNG Ví dụ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang. Chảy máu mũi, chảy máu chân răng dấu hiệu của ung thư máu. Chảy máu một bên mũi dấu hiệu ung thư vòm họng. Xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt hoặc đã mãn kinh là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Nếu máu đỏ tươi khả năng cao là đến từ đường tiêu hóa dưới, máu đỏ sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu của chảy máu trong ruột non. Nôn ra máu dấu hiệu ung thư dạ dày. VIÊM LOÉT MIỆNG Bệnh nhân thấy tự nhiên bị viêm loét miệng, lâu lành. Có thể thấy bạch sản là một vùng tổn thương tiền ung thư có thể xảy ra với các kích thích liên tục. Nếu có những vệt trắng cũng như các mảng trắng dày trên lưỡi là những biểu hiện của sự thay đổi trong niêm mạc miệng, có thể dẫn đến ung thư. Viêm loét miệng cũng là 1 biểu hiện dễ gặp của ung thư Nhiều người bị loét miệng do nhiễm virus, vết loét có thể gây đau nhưng sẽ khỏi sau một vài ngày. Trường hợp vết loét miệng gây đau hoặc không đau nhưng kéo dài từ 3-4 tuần thì cần chú ý bởi có thể là do ung thư trên lưỡi hoặc xung quanh miệng. KHÓ NUỐT Một số bệnh như đột quỵ, chấn thương não… có thể gây khó nuốt. Tuy nhiên còn có nguyên nhân khác đó là dấu hiệu sớm của ung thư vùng cổ hoặc vùng đầu, như ung thư dây thanh quản, thực quản, miệng và lưỡi… Ngoài ra, còn có triệu chứng đau bên trong miệng. Ở một số người có thể bị khó nuốt, nhưng sau đó tự xem xét thấy không đau hay viêm họng gì nên đã bỏ qua nó. Nhưng theo thời gian, dù họ thay đổi món ăn có nhiều chất lỏng hơn nhưng vẫn khó nuốt. Khi đó có thể là dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, hay gặp nhất là ung thư thực quản, vòm họng hoặc dạ dày. ĐẦY BỤNG Chế độ ăn hoặc sự căng thẳng có thể gây nên đầy bụng. Nhưng nếu tình trạng kéo dài không được cải thiện, hoặc nếu đi kèm với tình trạng mệt mỏi, sụt cân hoặc đau lưng, hãy đi khám ngay. Ở phụ nữ đây có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.  GẶP VẤN ĐỀ KHI ĐI TIỂU TIỆN Khi tuổi tác tăng lên, ở nam giới cũng tăng số lần đi tiểu, tiểu yết hay tiểu són, thường đó là triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt, nhưng cũng không loại trừ ung thư tiền liệt tuyến. ĐẠI, TIỂU TIỆN CÓ MÁU Nếu thấy máu xuất hiện khi đại, tiểu tiện, nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hay ung thư thận hoặc bàng quang. SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT Nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở các bạch huyết dưới nách hay cổ hoặc bất cứ nơi nào khác thì cần phải lưu ý vì đó có thể liên quan đến bệnh ung thư máu và bạch huyết. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết ung thư sớm để có phương pháp phòng ngừa thích hợp. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích mới nhé!  

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ CẦN KIÊNG ĂN HOA QUẢ? ĐIỂM TÊN NHỮNG LOẠI QUẢ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
13

Th 02

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ CẦN KIÊNG ĂN HOA QUẢ? ĐIỂM TÊN NHỮNG LOẠI QUẢ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

  • admin
  • 0 bình luận

Không ít ý kiến cho rằng người tiểu đường cần kiêng ăn trái cây, nhất là các loại trái cây quá ngọt.  Theo báo cáo của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho người bị bệnh tiểu đường, miễn là người đó không bị dị ứng với loại trái cây đó.  Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng: “Ăn nhiều trái cây hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.” Người tiểu đường có nên ăn hoa quả không? Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe như nhau. Trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng gói trong các loại nước ép tốt hơn trái cây được chế biến trực tiếp từ hộp hoặc lọ, chẳng hạn như nước sốt hoa quả và trái cây đóng hộp. Nguyên nhân là do chúng đang chứa nhiều đường, có nguy cơ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. 1.NÊN ĂN BAO NHIÊU TRÁI CÂY LÀ THÍCH HỢP Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến nghị người lớn và trẻ em ăn 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Điều này vẫn đúng với người tiểu đường.  Trong khi đó, một số khuyến nghị khác cho rằng, nên đảm bảo một nửa suất ăn hằng ngày là rau, trái cây hoặc cả 2. Đối với người bị tiểu đường, nên thay trái cây bằng rau không chứa tinh bột. Một nửa còn lại là thức ăn chứa nhiều protein và tinh bột nhiều chất xơ, chẳng hạn như đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên bổ sung chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để nhanh no để tăng cường chất chống oxy hóa và vitamin. 2.CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều loại trái cây có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt khi ăn cả vỏ hoặc cùi. Hàm lượng chất xơ và nước cao trong nhiều loại trái cây giúp mang lại cảm giác no lâu hơn. Trong trái cây có nhiều vitamin và chất xơ Chế độ ăn có đủ trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Béo phì có liên quan đến tiểu đường loại 2. Mặc dù trái cây có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng nhưng bạn nên cân nhắc hạn chế lượng trái cây chế biến sẵn trong thực đơn ăn uống hằng ngày chẳng hạn như nước sốt táo và nước ép trái cây, bởi chất xơ đã bị loại bỏ trong quá trình chế biến. 4.LỢI ÍCH CỦA TRÁI CÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Những người mắc bệnh tiểu đường nên có một chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp đủ năng lượng và duy trì cân nặng hợp lý. Một số loại trái cây như dưa hấu, dù có nhiều đường nhưng vẫn có thể lựa chọn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh với lượng vừa phải.  Ăn trái cây cũng có thể giúp những người “hảo ngọt” hạn chế tiêu thụ bánh kẹo và các loại thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng thấp. Hầu hết các loại trái cây đều có nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và natri. Trái cây cũng thường chứa các chất dinh dưỡng mà các loại thực phẩm khác không có.  Nhìn chung, người tiểu đường nên tránh các loại trái cây có chỉ số GI cao hoặc ăn ở mức độ vừa phải. Ngoài ra nên hạn chế ăn trái cây đã qua chế biến, đóng hộp hoặc sấy khô có thêm đường. 5.NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Đối với bệnh nhân tiểu đường, cách để chọn trái cây an toàn và phù hợp cũng như các loại thực phẩm khác giàu carbohydrate là kiểm tra chỉ số GI. GI là chỉ số đánh giá thực phẩm trên thang điểm từ 1 đến 100. Chỉ số này cho biết tốc độ trọng lượng đường trong máu của thực phẩm khi nạp vào cơ thể. Ví dụ cơ thể hấp thụ thực phẩm có GI cao nhanh hơn so với thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp. Thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Những loại hoa quả tươi được khuyên sử dụng tốt cho người tiểu đường có thể kể đến như: DÂU TÂY, DÂU ĐEN, VIỆT QUẤT, MÂM XÔI, NHO ĐEN Đây là nhóm quả mọng chứa nhiều chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa,.. đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp. Quả mọng chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho người tiểu đường BƯỞI, CAM, QUÝT Nước ép bưởi có khả năng giảm đường huyết nhờ tác động tương tự như insulin. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường nếu đang dùng nhóm thuốc statin để hạ mỡ máu thì không nên ăn bưởi gần với thời điểm dùng thuốc. Vì nó có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu cơ vân, độc cho gan, thận. Với các loại thuốc điều trị khác cũng cần uống cách xa thời điểm ăn bưởi ít nhất là 2 giờ để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc. BƠ, Ô LIU Bơ, Oliu là nhóm quả giàu chất béo giúp cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B, các khoáng chất tốt như magie và kali, chống oxy hóa, các vitamin A, E, sắt, kẽm và canxi. ỔI, TÁO, LÊ, ĐÀO Đây là nhóm trái cây có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin A, C và kali.  6.NHỮNG LOẠI QUẢ NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN HẠN CHẾ ĂN SẦU RIÊNG, MÍT CÓ NHIỀU ĐƯỜNG Lượng đường trong sầu riêng và mít tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc 1 bát cơm trắng. TRÁI DỨA CHÍN RẤT NGỌT Dứa chín có lượng đường cao không nên ăn quá nhiều, tuy nhiên loại quả này lại chứa nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Đồng thời, có khả năng chống viêm tốt. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhưng hãy ăn với số lượng nhỏ. Dứa chín rất ngọt không tốt cho người tiểu đường XOÀI CHÍN Xoài là một loại quả tốt cho sức khỏe vì trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng xoài chín lại chứa một lượng đường cao hơn và gây ra tăng huyết áp. CHUỐI CHÍN KỸ Đây là loại quả người bệnh nên hạn chế ăn nhất vì lượng đường trong chuối, đặc biệt là chuối chín kỹ rất cao. VẢI THIỀU, NHÃN Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Vì vậy người bệnh chỉ nên ăn một hoặc vài quả, nhưng cần ăn quả tươi, và ăn vào bữa phụ, cách xa bữa ăn. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn tìm hiểu và thêm thông tin về các loại quả nên ăn cũng như không nên dùng cho người tiểu đường. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về Sức khỏe Đời sống nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: