Th 07
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân. Về nguyên tắc cơ bản trong chế ăn của người tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất. 1.NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ? Người bị bệnh tiểu đường nên biết mình cần bổ sung những gì cho phù hợp, nên ăn gì và không ăn gì. Theo đó, những thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn bao gồm: Nhóm đường bột: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm. Nhóm thịt, cá: người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo hoặc lọc bỏ mỡ. Nhóm chất béo, đường: các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive… Nhóm rau: người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Hoa quả: người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín… Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hằng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh: Protein: lượng protein nên đạt 1-1,2g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15-20% năng lượng khẩu phần. Lipit: tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Gluxit: tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lức, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt… 2.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN KIÊNG GÌ? Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế những loại thực phẩm sau đây: Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng. Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo, mứt, siro, các loại nước có ga… Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt, … bởi loại này chứa hàm lượng đường rất cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh. 3.NGUYÊN TẮC TRONG ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG -Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân thủ theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm biến chứng của bệnh tiểu đường. -Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. -Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói hoặc quá lo. -Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau khi ăn, dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Th 07
Táo bón thường không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị táo bón, việc ăn thực phẩm trị táo bón cũng là cách được nhiều người tin dùng. Bởi thuốc tân dược thường có tác dụng nhanh nhưng nếu không sử dụng đúng cách vẫn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa là phương án giải quyết triệu chứng táo bón hàng đầu, được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện. 1.TÁO BÓN Ở TRẺ EM Trẻ bị táo bón là tình trạng phân di chuyển rất chậm, thời gian ở lại ruột quá lâu khiến ruột tăng hấp thụ nước, phân trở nên khô cứng, rắn, hoặc tròn như phân dê. Trẻ bị táo bón khi đi tiêu sẽ rất khó khăn, trẻ phải dùng sức rặn nhiều gây tình trạng đau rát, thậm chí là chảy máu hậu môn. Từ đó dẫn đến ám ảnh, sợ việc đi đại tiện, tình trạng táo bón của trẻ nặng nề hơn. Táo bón được phân thành 2 loại: Táo bón cơ năng: do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học gây ra. Táo bón thực thể: do bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, trẻ có đại tràng dài… 2.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN Uống nhiều nước Khi bị táo bón, nhiều người thường thắc mắc uống gì để dễ đi cầu? Bạn có biết một trong cách những cách chữa táo bón cực đơn giản, tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả là uống nhiều nước. Phần lớn cơ thể chúng ta là nước, việc bổ sung nước có vai trò thanh lọc, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn tốt. Theo khuyến cáo thì với nam giới nên uống ít nhất 3,7 lít và nữ giới là 2,7 lít mỗi ngày (tính trung bình khoảng 7-8 cốc nước). Tuy vậy, lượng nước còn có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người, mức độ hoạt động thể chất cũng như thời tiết nóng lạnh. Việc thiếu nước dễ khiến cho phân bị khô, cứng dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy, việc bổ sung đủ nước sẽ làm mềm phân, dễ dàng đào thải ra ngoài. Bên cạnh dùng nước lọc, bạn cũng có thể dùng nước ép trái cây thay thế. Một số loại nước ép như lê hay táo được cho là thuốc nhuận tràng tự nhiên có tác dụng nhẹ. Việc tiêu thụ thức uống có caffeine có thể làm tăng nhu động ruột giảm táo bón, nhưng bên cạnh đó cũng làm cơ thể mất nước. Lưu ý là nên tránh sử dụng thức uống có caffeine thường xuyên khi bạn có vấn đề về đường ruột, khó đi cầu nhé. Dùng đậu đỏ Đậu đỏ là một trong những hạt chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến các loại vitamin B1, B6, C, E, K,... giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn. Dùng đậu đỏ giảm táo bón cho trẻ Đậu đỏ mang lại nhiều giá trị sức khỏe, không chỉ giúp chị em phụ nữ giảm cân, làm đẹp da, lợi sữa… đậu đỏ còn hỗ trợ chứng táo bón. Do đó, hiện nay nhiều người bệnh đã tìm đến đậu đỏ như một thực phẩm hỗ trợ trị táo bón tại nhà. Rau cải xoong Rau cải xoong là một trong những thực phẩm trị táo bón mà bạn không nên bỏ qua nếu nhận thấy cơ thể nhiều ngày liền chưa đi vệ sinh được. Rau chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, ngoài công dụng trị táo bón, tiêu hóa thì cải xoong còn giúp mát gan, chống ung thư, trị giun, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Riêng công dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, theo các nghiên cứu cho thấy rau cải xoong có chứa nhiều chất giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng hấp thu dưỡng chất trong dạ dày và đường ruột. Do chứa nhiều chất xơ và vitamin nên hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru, phù hợp cho bệnh nhân đang bị táo bón. Sữa chua Khi bị táo bón, bạn thường được khuyên nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa chua là một trường hợp ngoại lệ. Món ăn chữa táo bón này có chứa các chế phẩm sinh học mà các nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng tốt cho việc kích thích quá trình đại tiện diễn ra thường xuyên hơn. Sữa chua tốt cho trẻ táo bón Thức ăn giàu chất xơ Theo các chuyên gia sức khỏe, các loại thực phẩm giàu chất xơ được mệnh danh là phương thuốc tự nhiên trị táo bón hiệu quả. Chúng hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp phân hấp tu được nhiều nước hơn, từ đó làm tăng kích cỡ của khối phân. Bạn nên bổ sung 20-35g chất xơ thông qua chế độ ăn uống hằng ngày để giữ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau xanh, ngũ cốc cùng một số loại trái cây như mận khô, táo, quả sung, bưởi, cam… và đậu đen. Các loại hạt như bí ngô, vừng, hướng dương hoặc hạt lanh cũng là nguồn chất xơ tốt. Các loại hạt nên ăn vừa đủ, nhất là hạt lanh nếu dùng nhiều có thể gây nhiều tác dụng phụ: như rối loạn đông máu, tương tác với các thuốc huyết áp, tiểu đường gây hạ huyết áp, hạ đường huyết nhiều. Nước mận ép khô Nước ép mận khô đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón. Một ly nước ép mận chứa tới 2,6 gam chất xơ, cho trẻ dễ tiêu hóa. Hơn nữa hàm lượng sorbitol dồi dào làm mềm phân và tác động nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Và đặc biệt hơn nữa, lượng khoáng chất và vitamin C và sắt cung cấp dưỡng chất thiết yếu và cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này. Ăn chuối Chuối chín là một trong những loại quả tự nhiên thơm ngọt dễ ăn. Để điều trị chứng táo bón, bạn có thể ăn mỗi ngày một quả chuối, bởi hàm lượng chất xơ trong chuối khá cao. Trung bình một quả chuối chín có chứa khoảng 3,1g chất xơ. Trong khi đó, chất xơ lại được ghi nhận là hoạt chất giúp ngăn ngừa, đồng thời giúp cải thiện tình trạng táo bón. Chúng có thể hòa tan, sau đó hấp thụ nước giúp phân trở nên mềm hơn. Từ đó bạn có thể tống chất thải ra khỏi cơ thể một cách rõ ràng. Để cải thiện táo bón, chuyên gia khuyến khích người bệnh ăn chuối chín tốt hơn sử dụng chuối xanh. Ngoài ra, trong các loại chuối, chuối tiêu có công dụng trị táo bón cao nhất. Do đó, mỗi ngày bạn nên ăn một quả chuối tiêu chín vàng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ nhận thấy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Bên cạnh đó, bạn có thể biến chuối tiêu thành món ăn trị táo bón đơn giản. Bằng cách thái chuối tiêu thành lát mỏng rồi nấu cùng với cháo. Ăn khi còn nóng sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, chữa táo bón và vô cùng hiệu quả.
Th 07
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ xương khớp con người. Bệnh xương khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều phiền toái, thậm chí một số trường hợp bệnh nhân. Do đó ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị. 1.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI BỆNH XƯƠNG KHỚP? Thoái hóa khớp là tình trạng suy giảm chức năng của đĩa đệm và lớp sụn. Những người bị thoái hóa khớp thường gặp phải các vấn đề như đau khớp, viêm khớp, khó cử động hoặc giảm dịch nhầy bôi trơn gây cứng khớp. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển và các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Những gì mà người bệnh tiêu thụ mỗi ngày có thể đem đến tác động tốt hoặc xấu với hệ xương khớp. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các loại vitamin D, K và giàu cholesterol có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp do thoái hóa khớp. Do đó, việc chú trọng xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học được xem là một bước vô cùng cần thiết để hỗ trợ xương khớp của bạn. Những loại thực phẩm cho người thoái hóa khớp cần đảm bảo tính tự nhiên và khả năng chống viêm cao. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh tiêu thụ các thực phẩm đã chế biến hoặc chứa chất béo chuyển hóa như thịt xông khói hoặc thịt nướng, vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và kích hoạt cơn đau khớp. Bên cạnh xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, người bị thoái hóa khớp cũng nên chăm sóc tốt bản thân bằng cách kết hợp tập luyện thể dục đều đặn. Đây đều là những chìa khóa quan trọng. 2.BẠN NÊN ĂN GÌ ĐỂ HỖ TRỢ TỐT CHO HỆ XƯƠNG KHỚP Những người mắc bệnh xương khớp nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đối với những trường hợp thừa cân béo phì, bệnh nhân cần lên kế hoạch ăn uống khoa học có thể giảm cân nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với những bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp, có thể trạng gầy yếu thì nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, có thể chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp: Thực phẩm tốt cho người xương khớp Trái cây và rau xanh Trái cây và rau xanh là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất chẳng hạn như vitamin A, C, B, canxi, kali… rất tốt với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Một số loại trái cây nên bổ sung như cam, đu đủ, dâu tây… Một số loại rau nên ăn chẳng hạn như rau cải, xoăn, rau bina, bông cải xanh… Đây đều là những thực phẩm góp phần cải thiện tình trạng đau nhức cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Thực phẩm chứa axit béo omega-3 Những thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega-3 giúp ngăn cản những phản ứng của hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm khớp, do đó có thể giảm đau nhức xương khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng bổ sung, vì nếu bổ sung quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Một số thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega-3 mà bạn nên bổ sung là các loại cá, dầu hạt cải và dầu đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, súp lơ, đậu phụ… Khi chế biến, nên luộc thực phẩm để giữ được tối đa lượng dưỡng chất của thực phẩm, đồng thời lưu ý hạn chế chiên xào thực phẩm. Sữa Sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa luôn mang lại lợi ích sức khỏe rất tốt cho những người gặp phải những vấn đề về xương khớp. Sữa có nhiều dưỡng chất quan trọng đối với hệ xương khớp, đặc biệt đây cũng chính là nguồn bổ sung canxi vô cùng dồi dào. Do đó, uống sữa đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương và cải thiện tình trạng viêm, thoái hóa khớp. Ngũ cốc Phần lớn các loại ngũ cốc đều có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa và quá trình lão hóa xương. Một số loại ngũ cốc mà bệnh nhân xương khớp nên bổ sung là gạo lứt, lúa mạch đen… Nấm Nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt để tăng cường sức đề kháng, hạn chế quá trình thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, nấm cũng là loại thực phẩm rất tốt với bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, các bệnh ung thư. Bạn có thể kết hợp nấm với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên những bữa ăn hấp dẫn chẳng hạn như ớt chuông, bông cải xanh hay cà rốt. Gia vị Một số loại gia vị không chỉ giúp món ăn thêm ngon, hấp dẫn mà còn đóng vai trò giống như một vị thuốc góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Chẳng hạn như gừng, hạt tiêu, hành… Trà xanh Từ lâu, trà xanh đã được biết đến như một loại nước uống phòng ngừa ung thư. Không những vậy, trong trà xanh còn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp và loãng xương khá hiệu quả. Tuy nhiên, nên lưu ý không nên uống quá nhiều trà xanh để tránh gây ra tình trạng đau đầu, khó tiêu, đau bụng, đặc biệt tránh uống trà xanh trước hay sau bữa ăn 30 phút. Giá đỗ Trong giá đỗ có chứa nhiều hoạt chất Phyto-oestrogen có thể phòng ngừa quá trình loãng xương rất tốt, đồng thời giảm đau nhức xương hiệu quả. Vì thế nên bổ sung giá đỗ trong chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp. 3.NÊN TRÁNH BỔ SUNG GÌ CHO NGƯỜI MẮC BỆNH XƯƠNG KHỚP Thực phẩm nên tránh cho người xương khớp Dưới đây là những thực phẩm bạn không nên ăn để phòng tránh tình trạng các bệnh xương khớp trở nên trầm trọng hơn. -Thực phẩm chứa nhiều photpho vì nếu bổ sung quá nhiều photpho thì sẽ ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể và khiến cho tình trạng bệnh xương khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều photpho cần tránh xa là các loại thực phẩm chế biến sẵn, gan động vật… -Thịt đỏ: Loại thịt này có chứa hàm lượng đạm và axit béo bão hòa cao, thúc đẩy tăng axit uric trong máu tăng cao khiến tình trạng viêm khớp càng trở nên nặng nề hơn. -Đường và thực phẩm chứa đường làm tăng nguy cơ giải phóng cytokine gây viêm khớp cũng cần được loại bỏ trong chế độ ăn. -Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh hay carbohydrate tinh chế có nhiều trong khoai tây chiên, bánh mì… cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường vận động, lựa chọn những bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe xương khớp.
Th 07
Rượu bia được đánh giá là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Vì vậy hạn chế việc uống rượu giúp chúng ta cân bằng trạng thái sức khỏe của mình tốt hơn. Hãy cùng Hadu tham khảo bài viết dưới đây để biết được những mẹo giúp hạn chế việc uống rượu hiệu quả nhé! MẸO ĐỂ CẮT GIẢM VIỆC UỐNG RƯỢU Nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó: Lập kế hoạch uống rượu: trước khi đi uống hãy đặt ra giới hạn về lượng rượu bạn uống. Đặt ngân sách rượu: đặt một số tiền cố định để chi tiêu cho rượu. Hãy cho mọi người biết rằng bạn đang nỗ lực để giảm uống rượu. Nếu bạn cho gia đình và bạn bè biết rằng bạn đang làm việc để giảm chi phí, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của họ. Uống vào đúng thời điểm trong ngày. Uống ít hơn mỗi ngày. Có như vậy, giảm tửu lượng mỗi ngày mới thành công, uống ít hơn. Bạn vẫn có thưởng thức rượu, nhưng âm lượng nhỏ hơn. Cố gắng dùng bia chai thay vì lon, hoặc uống ly rượu nhỏ thay vì ly lớn. Uống rượu với nồng độ cồn thấp hơn. Giảm nồng độ cồn bằng cách thay thế bia hoặc rượu mạnh có nồng độ cồn thấp hơn, bạn sẽ tìm thấy thông tin này trên chai. Uống nước trước khi uống: trước khi bắt đầu uống, hãy uống nửa lít nước và không dùng rượu để làm dịu cơn khát. Chuyển sang dùng soda để thay thế. Lên lịch đồ uống: bạn có thể ngạc nhiên khi biết mình đã uống bao nhiêu rượu. Sử dụng nhật ký uống để theo dõi lịch uống hằng tuần của bạn. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HẠN CHẾ UỐNG RƯỢU Những tác động trực tiếp Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vào buổi sáng Ít mệt mỏi trong ngày Làn da nhìn tươi tắn hơn Cân bằng hơn Ngừng tăng cân Lợi ích của việc hạn chế uống rượu Tâm trạng Có một sự liên kết mạnh mẽ giữa việc uống nhiều rượu và trầm cảm. Dư vị uống rượu sau khi khó chịu thường làm cho chúng ta cảm thấy lo lắng nhiều. Nếu bạn đã cảm thấy lo lắng hay buồn rầu, thì uống rượu có thể làm cho bạn tồi tệ hơn. Chính vì vậy việc hạn chế uống rượu sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn. Giấc ngủ Uống rượu nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Mặc dù nó có thể giúp một số người rơi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng, nhưng cũng có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn và ngăn bạn ngủ sâu. Vì vậy cắt giảm rượu sẽ giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn khi bạn thức dậy. Hành vi Uống rượu có thể ảnh hưởng đến sự phán đoán và hành vi của bạn. Bạn có thể hành xử phi lý hoặc tích cực khi bạn đang say rượu. Những người nghiện rượu nặng thường xuyên và dài hạn có thể bị mất trí nhớ. Tim Uống nhiều rượu lâu dài sẽ dẫn đến việc trái tim tăng kích thước. Đây là một bệnh nghiêm trọng mà không cách gì có thể chữa được, nhưng có thể ngăn chặn việc nó trở nên tệ hơn bằng cách ngưng uống rượu. Hệ thống miễn dịch Uống thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Nghiện rượu nặng khiến bạn có xu hướng dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.