CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

21

Th 08

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI VIRUS, VI KHUẨN TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI VIRUS, VI KHUẨN TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết giao mùa chính là lúc hệ miễn dịch của chúng ta yếu nhất. Khi chưa thích ứng được với sự thay đổi của khí hậu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh có hại xâm nhập. Nhất là đối với các bé, hệ miễn dịch còn rất yếu và chưa hoàn thiện, thì cần được quan tâm đúng mức hơn nữa.

1.TẠI SAO KHI GIAO MÙA TRẺ HAY BỊ ỐM?

Những ngày gần đây, thống kê của phòng khám dinh dưỡng tại Trung tâm Y Tế dự phòng Hà Nội cho biết số lượng trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi bị mắc các bệnh về đường hô hấp đi kèm với các dấu hiệu quấy khóc, chán ăn ngày càng có xu hướng gia tăng.

Thời tiết thay đổi thất thường kéo theo các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ môi trường thay đổi tạo điều kiện cho các loại virus phát triển và tấn công trẻ dễ dàng. Khi bị ốm, trẻ trở nên mệt mỏi, chán ăn, từ đó sức đề kháng lại càng trở nên yếu hơn và không có đủ sức khỏe để chống lại những loại virus nguy hiểm.

2.NHỮNG CĂN BỆNH NÀO TRẺ THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA?

Thông thường trong khoảng thời gian từ tháng 10-12, số trẻ mắc các bệnh về răng miệng, hô hấp gia tăng. Với những căn bệnh này, những bậc cha mẹ thường chủ quan vì nghĩ nó là căn bệnh nhẹ không gây hại đến sức khỏe.

Tuy nhiên, sự chủ quan này dẫn đến tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn thậm chí dẫn đến tình trạng bị suy nhược.

Vậy những căn bệnh nào thường gặp khi thời tiết giao mùa dẫn đến trẻ nhỏ khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ?

  • Thứ nhất, cảm cúm: thường dẫn đến tình trạng đau họng, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, gây nhức nhối toàn thân cho trẻ…
  • Thứ hai, viêm họng: đây là bệnh không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Viêm họng là tình trạng do vi khuẩn hoặc virus gây nên dẫn đến triệu chứng trẻ bị đau họng khi ăn, ho và có thể bị sổ mũi.
  • Thứ ba, đau mắt đỏ: có khả năng lây lan quá mạnh qua đường hô hấp. Đau mắt đỏ khiến mí mắt sưng, chảy nước mắt, đổ ghèn trắng hoặc xanh, đau nhức, cay mắt. Đau mắt là do vi trùng hoặc siêu vi gây ra.
  • Thứ tư, viêm tiểu phế quản: do một loại virus phát triển mạnh vào mùa thu đông. Bệnh này có khả năng lây lan trực tiếp bằng việc tiếp xúc với dịch mũi và họng của người đang mắc bệnh. Biểu hiện của bệnh là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao nặng hơn là trẻ ho nhiều hơn, khó thở, thở rít.

Ngoài các bệnh kể trên thì có khá nhiều các bệnh khác mà trẻ thường gặp phải nên các mẹ cần lưu tâm trong giai đoạn thời tiết giao mùa.

3.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ KHỎE MẠNH KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa kháng thể miễn dịch, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột.

Các nghiên cứu còn cho thấy rằng sữa mẹ còn có thể tăng cường sức khỏe não bộ của bé và giúp bảo vệ mình chống lại bệnh tiểu đường, bệnh viêm đại tràng và một số bệnh ung thư khi trẻ lớn lên. Đặc biệt, nguồn sữa non xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh rất giàu các kháng thể chống lại bệnh tật. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên cho con bú trong ít nhất một năm đầu để con được phát triển toàn diện.

Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Các loại rau củ và hoa quả, đặc biệt là cà rốt, các loại hạt họ đỗ, cam và dâu tây đều chứa đựng những dưỡng chất thực vật có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch như vitamin C và carotenoids. Dinh dưỡng thực vật giúp cơ thể của trẻ tăng sản xuất các tế bào máu trắng chống nhiễm trùng và ngăn virus.

Nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng thực vật cũng có thể bảo vệ bé khỏi các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Hãy tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn của bé hằng ngày để bé khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, để trẻ không bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm khẩu phần sữa cho trẻ để tăng đề kháng.

Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật vì các tế bào miễn dịch suy giảm. Do đó trẻ em càng cần được chú trọng về thời gian và chất lượng của giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 18-20 giờ mỗi ngày. Trẻ mới biết đi cần 12-13 giờ ngủ, và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. Không chỉ chú ý về thời gian, các bậc phụ huynh hãy tạo một không gian thật yên tĩnh cho bé để giấc ngủ được sâu hơn.

Cùng trẻ tập luyện thể dục mỗi ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Cha mẹ nên hạn chế cho con xem tivi hoặc tiếp xúc với điện thoại và máy tính bảng, đồng thời khuyến khích trẻ vận động.

Đối với trẻ còn bé, bạn có thể mua đồ chơi khuyến khích trẻ tăng khả năng vận động. Còn với bé lớn hơn thì bạn có thể rủ con cùng chơi một số môn thể thao như đá bóng, đi xe đạp hoặc đánh cầu lông. các bé sẽ phát triển cả về thể chất và não bộ.

Tránh xa khói thuốc lá

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc mà hầu hết trong số đó có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Với sức đề kháng còn non yếu, trẻ em lại càng nhạy cảm với khói thuốc lá.

Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ tăng nguy cơ viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến trí thông minh và phát triển thần kinh của trẻ. Vì thế, nếu muốn con khỏe mạnh, cha mẹ cần để con tránh xa khói thuốc nhất có thể.

Vệ sinh bàn tay sạch sẽ

Hàng ngày trẻ con thường xuyên phải tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn, đặc biệt là đôi bàn tay. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng con được rửa tay thường xuyên với xà phòng để làm sạch các vi khuẩn, đặc biệt là trước và sau mỗi bữa ăn. Các mẹ cũng nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ sau một thời gian nhất định đảm bảo rằng hằng ngày trẻ được chơi những đồ chơi sạch.

Hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ để có một sức khỏe tốt hơn. Mẹ nên chọn cho bé những loại xà phòng rửa tay có màu sắc thu hút và hương thơm mà trẻ yêu thích để bé hứng thú hơn với việc rửa tay mỗi ngày.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Mỗi khi trẻ bị sổ mũi hoặc cảm lạnh, mẹ đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh luôn nhé! Nếu có thể bạn nên dùng các biện pháp dân gian để giúp con khỏe nhanh.

Các mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sẽ non yếu. Những lần ốm tiếp theo, trẻ sẽ phải dùng tới thuốc kháng sinh mới có thể khỏi được. Chính vì vậy, mẹ hãy để cơ thể trẻ tự chống chọi lại một số vi khuẩn thông thường để tự tạo đề kháng nhé! Còn trong trường hợp cần thiết, đương nhiên vẫn phải đưa bé tới các cơ sở ý tế.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: