Th 09
Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường lúc mưa lúc ẩm, lúc nắng nóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe? 1.LÝ DO SỐT XUẤT HUYẾT CẦN BỔ SUNG NHIỀU DƯỠNG CHẤT? Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến ở người lớn lẫn trẻ em với nhiều ca tử vong trong 5 năm trở lại đây. Kể từ năm 2020, trên toàn quốc ghi nhận hơn 52.000 ca bị sốt xuất huyết, trong đó tử vong 29 ca. Ngoài ra, đợt bùng phát vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh lý thông thường do virus gây ra khác, nhưng triệu chứng của nó có một chút đặc biệt. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ bị thấy nhức đầu, đau toàn thân, hốc mắt sưng đau. Sau đó, sốt cao, đau bụng, phát ban, phân đen, chảy máu cam, da đỏ, cơ thể mệt mỏi… Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị sốt xuất huyết. Do đó, nếu nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết cần đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Khi không may mắc bệnh sốt xuất huyết, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết cũng hỗ trợ bệnh mau khỏi. 2.NÊN ĂN GÌ KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT Uống nhiều nước hoặc chất lỏng: uống nhiều chất lỏng và nước là cần thiết để cung cấp nước cho cơ thể, duy trì sự cân bằng nước và điện giải, uống ít nhất 3 lít (khoảng 12 cốc) chất lỏng mỗi ngày. Dùng thức uống pha chế ấm, trà thảo dược, ăn cháo, súp. Cùng với những chất lỏng nóng này, những chất lỏng lạnh như nước chanh, sữa, nước dừa, nước cam… đều có lợi cho việc cải thiện số lượng tiểu cầu. Những đồ uống này có tác dụng bù nước, giúp duy trì cân bằng điện giải, và rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như buồn nôn, nhức đầu, đau nhức cơ thể. Trái cây: Bổ sung thêm các loại trái cây như cam, quýt, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu để hỗ trợ nhu cầu đáp ứng các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những loại trái cây này cải thiện tiêu hóa, duy trì hệ thực vật đường ruột, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Rau: Thêm nhiều loại rau có màu sắc khác nhau như củ cải, cải xoăn, cà rốt, rau diếp, rau bina… vào chế độ ăn uống thường xuyên giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hoạt động miễn dịch tốt. Nhiều loại vitamin có trong các rau có màu sắc khác nhau như vitamin A, C cùng với các khoáng chất như kẽm, magie,... là những chất chống oxy hóa tốt và tăng khả năng miễn dịch. Gia vị: Các loại gia vị, thảo mộc như nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu và hạt nhục đậu khấu có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị này vừa đủ vào công thức nấu ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể. Quả hạch: Các loại hạt chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Probiotic: Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn uống như sữa chua, phô mai kefir, kombucha và đậu nành. Probiotic chứa nhiều vi khuẩn tốt hoạt động trên hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Protein: Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, các chế phẩm như thịt thăn bò, thịt gà, thịt vịt, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh. Chế độ ăn nhiều calo: thực phẩm giàu năng lượng như gạo, khoai tây, sữa… rất cần thiết để cung cấp nhu cầu calo đầy đủ giúp lấy lại sức mạnh và năng lượng bị mất do nhiễm trùng. Những thực phẩm ở trên rất giàu protein và sắt là những chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu. Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu và huyết sắc tố do xuất huyết, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ những thực phẩm này lại quan trọng với sức khỏe người bệnh. 3.CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT Tránh đồ ăn dầu mỡ: thực phẩm nhiều chất béo sẽ tác động xấu đến cơ thể, gây ra tình trạng tăng cholesterol và cao huyết áp. Điều này làm quá trình cơ thể hồi phục bị ảnh hưởng và làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, việc nạp nhiều thức ăn dầu mỡ còn gây khó tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Đồ cay nóng: Người bị sốt xuất huyết được chống chỉ định dùng đồ cay nóng, bởi nó sẽ khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những thương tổn này ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Đồ uống có gas, chứa caffeine: Đây là các loại thức uống nằm trong danh sách bị sốt xuất huyết kiêng gì. Bởi chúng làm cho cơ bắp bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi… không còn sức đề kháng đối với bệnh. Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu: Các loại thức ăn màu đậm như huyết hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền… là đáp án nên kiêng khi bị sốt xuất huyết. Bởi bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa khi mắc sốt xuất huyết.
Th 09
Xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung để duy trì và cải thiện sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên ít người biết dùng sản phẩm đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. 1.THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ NHỮNG DẠNG NÀO? Thực phẩm bổ sung là sản phẩm nhằm mục đích bổ sung cho chế độ ăn uống. Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không nhằm mục đích điều trị, chẩn đoán, giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc chữa trị bệnh. Nhãn thực phẩm bổ sung có thể bao gồm một số loại liên quan đến sức khỏe. Ví dụ các nhà sản xuất được phép tuyên bố rằng thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức khỏe hoặc hỗ trợ một bộ phận hoặc chức năng của cơ thể (như sức khỏe tim mạch hoặc hệ thống miễn dịch). Thực phẩm bổ sung có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, kẹo, bột, đồ uống, thanh năng lượng… Các chất bổ sung phổ biến bao gồm vitamin D, B12, khoáng chất như canxi và sắt, các loại thảo mộc. Các sản phẩm được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung có nhãn thông tin bổ sung liệt kê các thành phần như hoạt tính, số lượng trên mỗi khẩu phần (liều lượng), cũng như các thành phần khác, ví dụ như chất độn, chất kết dính và thương hiệu. 2.TÁC DỤNG CỦA THỰC PHẨM BỔ SUNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp kiểm soát một số tình trạng sức khỏe. Cụ thể như: Canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe và giảm tình trạng mất xương. Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Acid béo omega-3 từ dầu cá có thể có lợi cho một số người mắc bệnh tim. Sự kết hợp của vitamin C và E, kẽm, đồng, lutein và zeaxanthin (được gọi là công thức AREDS) có thể làm chậm quá trình mất thị lực ở những người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ngoài ra có nhiều chất bổ sung khác cần được nghiên cứu thêm để xác định giá trị. Theo Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm bổ sung cần được xác định có hiệu quả hay không trước khi chúng đưa ra thị trường. FDA đã thiết lập các quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) mà các công ty phải tuân theo giúp đảm bảo danh tính, độ tinh khiết, hàm lượng và thành phần của thực phẩm bổ sung. Các GMP này có thể ngăn chặn việc thêm sai thành phần (hoặc quá nhiều hoặc quá ít thành phần tiêu chuẩn) và giảm nguy cơ nhiễm bẩn hoặc đóng gói và dán nhãn sản phẩm không đúng cách. 3.NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Hãy lưu ý thuật ngữ “tự nhiên” không phải lúc nào cũng có nghĩa là an toàn. Một số sản phẩm thực vật hoàn toàn tự nhiên vẫn có thể gây hại cho gan. Sự an toàn của thực phẩm bổ sung phụ thuộc vào nhiều thứ, ví dụ như thành phần hóa học, cách thức hoạt động trong cơ thể, cách chế biến và sử dụng. Nhiều chất bổ sung có chứa các hoạt chất có thể tác dụng mạnh trong cơ thể. Do đó, người sử dụng nên thận trọng và cảnh giác với khả năng xảy ra phản ứng xấu, đặc biệt là khi sử dụng sản phẩm mới. Chúng ta có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ từ thực phẩm bổ sung nếu dùng liều cao thay vì dùng thuốc kê đơn hoặc dùng nhiều loại thực phẩm bổ sung khác nhau. Một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc dùng trước khi phẫu thuật có thể làm thay đổi phản ứng của cơ thể với thuốc mê. Các chất bổ sung cũng có thể tương tác với một số loại thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ như: -Vitamin K có thể giảm khả năng ngăn ngừa đông máu của warfarin. -Các chất bổ sung chống oxy hóa như vitamin C và E có thể làm giảm hiệu quả của một số loại hóa trị ung thư. 4.SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG? Các nhà sản xuất có thể thêm vitamin, khoáng chất và các thành phần bổ sung khác vào thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là ngũ cốc ăn sáng và đồ uống. Trong trường hợp này, bạn có thể nạp vào cơ thể các thành phần này nhiều hơn và chưa chắc đã tốt hơn. Hơn nữa dùng nhiều hơn mức cơ thể cần có thể tốn tiền hơn và cũng có thể tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Ví dụ, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra triệu chứng đau đầu và tổn thương gan, giảm sức mạnh của xương và gây dị tật bẩm sinh. Thừa sắt gây buồn nôn, nôn mửa, có thể làm tổn thương gan và các cơ quan khác. 5.CẦN THẬN TRỌNG KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Hãy thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung, ngoài thực phẩm bổ sung tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai trước khi sinh, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra cha mẹ cần cẩn thận khi cho con uống chất bổ sung, trừ khi được các bác sĩ khuyến nghị. Vì nhiều chất bổ sung chưa được kiểm tra kỹ về độ an toàn ở trẻ em và những người đang mang thai hoặc cho con bú. Trong trường hợp phát hiện thấy mình có phản ứng xấu với thực phẩm bổ sung, nên ngừng sử dụng và báo cho cơ quan chăm sóc sức khỏe hoặc cơ quan quản lý về thực phẩm hoặc dược phẩm. Đồng thời, bạn cũng nên báo cáo phản ứng của mình với nhà sản xuất bằng cách sử dụng thông tin liên hệ trên nhãn sản phẩm. 6.NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG -Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể giúp bạn có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết nếu bạn không ăn đầy đủ và cân bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung không thể thay thế được các loại thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. -Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về bất kỳ thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng để được tư vấn sử dụng các sản phẩm phù hợp, đúng cách, an toàn và hiệu quả. -Nên ghi chép đầy đủ về các loại thuốc và thực phẩm bổ sung bạn đang dùng tại nhà. Đối với mỗi sản phẩm, hãy ghi lại tên, liều lượng, tần suất dùng và lý do sử dụng. Bạn nên chia sẻ thông tin này cho bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được chất bổ sung tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Th 09
Dùng TPCN cho trẻ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều cha mẹ hiện nay. Tuy nhiên việc cho trẻ uống TPCN cần được thực hiện đúng cách mới đem lại hiệu quả, đồng thời nếu trẻ uống nhiều TPCN có thể gây ra một số vấn đề nhất định. 1.TPCN CHO TRẺ TPCN cho trẻ không phải thuốc mà là những loại thực phẩm được sản xuất nhằm bổ sung thêm một số chất cần thiết cho trẻ. TPCN được bổ sung thêm những chất vi lượng hoặc vitamin cùng một số chất khác, tuy nhiên nó không thể thay thế những loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng như không thể thay thế thuốc điều trị. Tác dụng của TPCN chỉ được phát huy khi biết cách sử dụng phù hợp, vì vậy các bậc phụ huynh không nên lạm dụng và cân nhắc kỹ trước khi cho con của mình dùng bất cứ loại TPCN nào. 2.TRẺ UỐNG NHIỀU TPCN SẼ NHƯ THẾ NÀO? Khi cho trẻ uống nhiều TPCN cha mẹ cần lưu ý một số điều sau: *)TPCN có thể tương tác với thuốc mà bé đang uống hoặc tự nó gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể của bé. Thông thường thì phản ứng tương tác đó diễn ra là Acetaminophen cùng với vitamin C khi dùng chung với nhau sẽ khiến chuyển hóa Acetaminophen bị chậm hơn so với bình thường. Hay Probiotic là những lợi khuẩn được sử dụng nhiều đối với những trẻ bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên khi sử dụng loại TPCN này vẫn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ. Việc sử dụng vitamin tổng hợp được nghiên cứu dễ dẫn đến nguy cơ thừa một số chất ở trẻ như thừa sắt, thừa kẽm, vitamin A, C… Những loại TPCN được cho là giảm cân, đồng thời tăng sức khỏe trẻ em có chứa nhiều steroid và những chất tương tự có thể gây hại đến gan, lâu dài khiến cơ thể bị suy thận và những bệnh lý khác. *)Với những trẻ đang mắc bệnh lý như ung thư, suy dinh dưỡng nặng, không thể bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng đường ăn uống hay những bệnh lý mãn tính khác thì việc sử dụng TPCN là phù hợp. Còn với những trẻ có sức khỏe bình thường, không mắc những bệnh lý kể trên thì việc dùng TPCN lfa không cần thiết. Vì vậy việc dùng TPCN chỉ được nên chỉ định bởi những bác sĩ có chuyên môn để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất. *)Khi bổ sung TPCN có chứa calci cho trẻ thì có liều lượng phù hợp, vì nếu bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa calci thì sẽ khiến cơ thể của trẻ trở nên mệt mỏi, trẻ không có cảm giác thèm ăn, sau này có nguy cơ bị bệnh sỏi thận, ảnh hưởng về xương… *)Tâm lý lạm dụng TPCN cũng khiến cha mẹ không chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cũng như tuân thủ điều trị.
Th 08
Hệ tiêu hóa ở trẻ em sẽ phát triển theo từng giai đoạn tùy thuộc vào độ tuổi. Do đó, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé thật phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi. 1.VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG THEO TỪNG ĐỘ TUỔI Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của trẻ nhỏ và người lớn đều dựa trên quy tắc giống nhau với các thành phần chính là vitamin, chất khoáng, carbohydrate, đạm, chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp với nhu cầu của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện, cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái của trẻ. Ngược lại, nếu cơ bé không được cung cấp đủ chất hoặc không thích hợp có thể dẫn đến việc thiếu hụt hay dư thừa và gây ra bệnh lý như suy dinh dưỡng, béo phì… 2.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA BÉ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI Chế độ dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi người mẹ, sữa mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng, số lần bú của bé có thể giảm xuống còn 6-8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57-85 gr sữa bột cho mỗi lần. Sau 4 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh, có thể giúp bé tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng, bên cạnh bú sữa, có thể cho bé bắt đầu ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc, nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được. Khi trẻ từ 6 tháng trở lên, hầu hết các bé đã sẵn sàng để ăn các loại thực phẩm rắn như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và các loại trái cây, rau quả và thịt xay nhuyễn. Cần bổ sung các loại thực phẩm này vì sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm cho sự phát triển của mẹ. Từ 6 tháng đến 1 tuổi Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì hầu hết đã có thể bắt đầu ăn được các loại thực phẩm như ngũ cốc (loại dành cho trẻ sơ sinh), trái cây, rau củ và thịt xay nhuyễn. Ở thời điểm này, nguồn sữa mẹ không còn đủ cung cấp dưỡng chất để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Do đó mẹ cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin, chất đạm và thực phẩm giàu sắt. Để tập ăn cho bé, các loại thực phẩm an toàn và tốt cho bé mà mẹ có thể ưu tiên lựa chọn như khoai tây, đậu xanh, cà rốt, đậu Hà Lan. Tất cả đều được nấu chín kỹ, nghiền nhỏ. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, bơ nghiền hoặc táo. Với các bé 8-12 tháng tuổi thì bổ sung thêm thịt ở dạng hầm, băm nhuyễn trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý giai đoạn này ngoài bổ sung thức ăn ngoài thì vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi Khi trẻ được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống sữa ít hơn. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì, hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặc biệt sữa nguyên kem. Việc này giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt những năm đầu đời, do đó ở giai đoạn này, sữa vẫn nên chiếm 70% khẩu phần ăn. Cần lưu ý rằng trong khoảng thời gian này trẻ bắt đầu học cách bò và đi nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn, vì vậy bố mẹ nên thêm những thức ăn nhẹ ngoài khẩu phần ăn của trẻ. Từ 2-5 tuổi Đến giai đoạn bé 2 tuổi thì hầu hết đã mọc đủ răng và cứng cáp hơn. Lúc này, bé không phải ăn cháo hay bột nữa mà có thể ăn cơm như người lớn. Đây cũng là giai đoạn mà cha mẹ nên để bé tham gia vào các bữa ăn gia đình để bé tập thói quen ăn uống. Những thức ăn cho trẻ từ 2-5 tuổi có thể là cháo đặc, súp, cơm, rau củ luộc, thịt, cá xé nhỏ… Đồng thời cũng nên sử dụng thêm sữa ngoài đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé theo độ tuổi. Ngoài những bữa chính, bé cần bổ sung thêm các bữa phụ với trái cây, sữa chua… để hỗ trợ tiêu hóa. Như vậy bé sẽ không bị đói, quá trình ăn uống cũng trở nên dễ dàng, trẻ sẽ thấy ngon miệng hơn.