Th 09
Khi trên đầu xuất hiện một vài sợi tóc bạc bạn sẽ nhổ ngay lập tức. Việc làm này có ảnh hưởng gì tới nang tóc hay không? 1.TUỔI THỌ CỦA MỘT SỢI TÓC Tóc được chia thành 3 giai đoạn phát triển chính: giai đoạn phát triển (anagen) kéo dài vài năm, giai đoạn ngừng phát triển (catagen) kéo dài vài tuần, giai đoạn nghỉ (telogen) kéo dài vài tháng. Tóc phát triển liên tục, các giai đoạn nối tiếp nhau, khi tóc ở giai đoạn nghỉ các tế bào gốc sẽ nhận được tín hiệu kích thích để bắt đầu cho chu kỳ tóc mới. Trong quá trình phát triển đó thì tế bào gốc sắc tố cũng được truyền tín hiệu để bổ sung sắc tố. Khi tóc ở giai đoạn ngừng phát triển và giai đoạn nghỉ màu sắc của tóc nhạt màu hơn ở giai đoạn phát triển. 2.NGUYÊN NHÂN TÓC BẠC SỚM Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, tóc bạc là kết quả của việc giảm sắc tố melanin trên tóc. Sự thật là một khi quá trình tóc bạc bắt đầu thì không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này ngưng xảy ra. Mặc dù chúng ta biết rằng lão hóa là một quá trình tự nhiên khiến cho các sợi tóc bạc xuất hiện. Nhưng cũng có những người bạc tóc khi đang ở tuổi đôi mươi, trong khi một số người khác mới có tóc bạc khi ở tuổi tứ tuần hoặc thậm chí là năm mươi. Điều này rất có thể là do di truyền đóng vai trò kiểm soát việc sản xuất melanin, từ đó dẫn đến việc quyết định tóc bạc đến sớm hay muộn. 3.CÓ NÊN NHỔ TÓC BẠC KHÔNG? Việc nhổ tóc bạc có thể giúp bạn loại bỏ được các sợi tóc bạc gây khó chịu trên mái tóc, tuy nhiên đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Nang tóc vẫn sẽ tạo ra một sợi tóc khác để thay thế cho sợi tóc bạc vừa bị nhổ đi. Tuy nhiên trong quá trình nhổ tóc bạc, bạn cần phải cẩn thận để không làm tổn thương nang tóc. Việc thường xuyên khiến cho nang tóc bị thoái triển (hỏng nang) khi nhổ có thể gây nhiễm trùng, hình thành sẹo, thậm chí để lại các mảng hói trên da đầu bạn. Và khi các sợi tóc mới mọc lên ở vị trí đã nhổ cũng sẽ rất yếu và dễ gãy rụng. Ngoài ra nhổ tóc bạc còn khiến tóc mọc ngược vào trong, làm mất đi lớp tế bào định hướng mọc tóc của xung quanh chân tóc. Lúc này tóc sẽ mọc ngược vào bên trong khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu và thậm chí còn mọc mụn trên da đầu. Vì thế có thể cho rằng nhổ tóc bạc có hại cho sức khỏe da đầu nếu bạn nhổ quá nhiều lần hoặc nhổ quá mạnh khiến tóc không thể mọc lại/ mọc chậm đi ở vị trí ban đầu.
Th 09
Thực phẩm bổ sung đã ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống, bên cạnh những lợi ích chúng có những tác dụng phụ. Ví dụ, một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát được trong khi phẫu thuật, một số khác có thể gây ra tác dụng phụ nhỏ hơn… Tuy nhiên chất bổ sung có những ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc sống của bạn. Nhưng điều quan trọng, bạn vẫn phải có những thói quen lành mạnh trước khi bổ sung lần đầu tiên. KHÔNG KẾT HỢP CANXI VỚI SẮT Kết hợp canxi và sắt cùng lúc không có lợi cho cơ thể. Khoa học chứng minh sự hấp thụ sắt giảm đi khi uống kèm với canxi hoặc sản phẩm chứa nhiều canxi như sữa. Nếu bạn phải bổ sung hai chất này, nên uống cách nhau tối thiểu 2 giờ. UỐNG VITAMIN KHI BỤNG RỖNG Thời điểm uống phụ thuộc vào loại vitamin bạn đang dùng. Ví dụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K được hấp thụ tốt hơn khi dùng cùng lúc với thức ăn. Thực phẩm béo kích thích giải phóng dịch mật, giúp tiêu hóa, hấp thụ vitamin. Dầu cá hoặc chất bổ sung sắt nên uống sau khi ăn, vì có thể gây khó chịu khi dạ dày rỗng. Các vitamin tan trong nước, ví dụ vitamin B và C, được hấp thụ tốt hơn nếu uống lúc bụng đói. KHÔNG UỐNG KẼM CÙNG KHÁNG SINH Các thuốc kháng sinh như tetracyclin và quinolon sẽ kết hợp với kẽm, gây kém hấp thụ cả 2 chất này. Do đó bạn nên uống kháng sinh trước khi uống kẽm từ 2 đến 4 giờ. NÊN UỐNG VITAMIN C CÙNG SẮT Vitamin C và sắt liên kết với nhau để tạo thành một phức hợp giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Khi sắt được tiêu thụ cùng với 25mg đến 100mg vitamin C, khả năng hấp thụ sắt của cơ thể tăng gấp 4 lần so với việc chỉ bổ sung sắt. VITAMIN HÒA TAN TRONG CHẤT BÉO KHÔNG TỐT HƠN Nhiều người cho rằng vitamin hòa tan trong chất béo thì hấp thụ tốt hơn, do vitamin được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ để sử dụng sau. Trong khi đó, các vitamin tan trong nước, nếu dư thừa sẽ bị đào thải ra cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại vitamin có mục đích và liều lượng riêng, vitamin hòa tan trong nước vẫn được hấp thụ vào cơ thể. Bạn có thể không cần bổ sung loại vitamin nào nếu có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. TRÁNH UỐNG VI CHẤT CÙNG TRÀ VÀ CÀ PHÊ Trà và cà phê có chứa caffeine, làm giảm sự hấp thu một số khoáng chất. Bên cạnh đó, caffeine gây lợi tiểu, khiến các vitamin tan trong nước như B và C bị đào thải khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đảm bảo hấp thu, bạn nên uống TPBS vi chất tối thiểu sau 2 giờ uống ngụm trà, cà phê cuối cùng. KHÔNG UỐNG BÙ VI CHẤT Nếu bỏ lỡ lịch uống vi chất, bạn không nên uống gấp đôi liều lượng vào hôm sau. Lý do là các vi chất bổ sung qua đường uống cần thời gian để tích tụ trong máu và phát huy tác dụng. Vi chất không giống như các loại thuốc điều trị bệnh, không có tình trạng một liều sẽ gây triệu chứng nặng cấp tính. Do đó, mọi người sẽ không gặp tác dụng phụ nếu lỡ quên uống một liều. UỐNG DẦU CÁ CÙNG VITAMIN E Một số người cho rằng không nên uống dầu cá cùng vitamin E vì sẽ gây chảy nhiều máu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chứng minh kết hợp dầu cá và vitamin E sẽ giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện lượng đường trong máu ở các bệnh nhân mạch vành. Song bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu tăng lượng dầu cá hoặc vitamin E trong bữa ăn để tránh tác dụng phụ.
Th 09
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM KHIẾN BẠN BỊ LÃO HÓA DA, SUY GIẢM NHẬN THỨC, MIỄN DỊCH Quá trình lão hóa có thể chia thành 2 loại: nội tại và ngoại sinh. Lão hóa nội tại do yếu tố di truyền, trong khi lão hóa ngoại sinh do lối sống như uống rượu, hút thuốc, ăn uống, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng. Vì vậy chất lượng giấc ngủ kém là nguyên do khiến bạn già nhanh hơn. LÝ DO THIẾU NGỦ LÀM TĂNG TỐC ĐỘ LÃO HÓA Khi nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người thường hy sinh giấc ngủ cho các hoạt động khác. Nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ chất lượng là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh. Khi chúng ta ngủ, cơ thể tự chữa lành. Ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm cải thiện sức khỏe tế bào và mô, chức năng nhận thức, khả năng miễn dịch, mức năng lượng và trao đổi chất. Trong khi đó, thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm huyết áp cao, trầm cảm, béo phì, đột quỵ, tiểu đường và bệnh tim. CÁC TÁC HẠI KHÁC CỦA THIẾU NGỦ -Nếp nhăn và lão hóa da sớm: Da được tạo thành từ một số protein, bao gồm collagen và elastin, giữ cho da săn chắc và căng mọng khi chúng ta nhiều tuổi hơn. Một số nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả collagen elastin, dẫn đến nếp nhăn, da chảy. -Nhận thức suy giảm: trong ngắn hạn, suy giảm có thể gây ra suy giảm các kỹ năng vận động, xử lý thông tin, khả năng chú ý, cảm xúc cũng như khả năng phán đoán của chúng ta. Về lâu dài, các vấn đề về giấc ngủ có thể dẫn tới nguy cơ suy giảm nhận thức, trí nhớ, và tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer. -Khả năng miễn dịch suy yếu: tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể là hệ miễn dịch. Trong khi bạn ngủ, hệ miễn dịch tạo ra các tế bào giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh. Nghiên cứu cho thấy khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, cơ thể không chống lại các mầm bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra thời gian phục hồi sau bệnh tật lâu hơn. NGỦ NGON LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA Nhiều người không nhận ra tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe tổng thể. May mắn thay, bạn có thể thực hiện một số thay đổi để cải thiện chất lượng giấc ngủ: -Có lịch trình ngủ nhất quán: sẽ giúp duy trì nhịp sinh học bình thường. -Tiếp xúc với ánh nắng ngay sau khi thức dậy: Điều này sẽ thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể bằng cách cho cơ thể thấy trời đã sáng và giúp bạn ngủ nhanh hơn vào ban đêm. -Hạn chế cà phê và rượu: Tránh dùng đồ uống có chất caffeine như cà phê trong 8 giờ trước khi đi ngủ và không uống rượu trong 3 giờ trước khi đi ngủ. -Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ: tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đã được chứng minh có ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. -Đầu tư 1 tấm đệm, ga trải giường, miếng che mắt tốt hoặc bất cứ thứ gì: giúp bạn cảm thấy thư giãn.
Th 09
Không ít người vì sùng bái, coi whey protein là “thần dược” làm tăng cơ, giảm mỡ nên tích cực sử dụng mà không biết mối nguy nếu dùng sai cách. Whey protein được làm từ whey, là chất lỏng tách ra khỏi sữa trong quá trình tạo phomat. Sau đó whey được lọc, tinh chế và sấy khô thành bột whey protein, có thể được đóng gói dưới dạng bột pha, bánh ăn liền… Đây là sản phẩm được các vận động viên, người yêu thích thể dục, đặc biệt là người tập gym, người muốn giảm cân, tạo cơ… Một số người có thể gặp vấn đề trong việc tiêu hóa whey protein và gặp các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp lactose. Bác sĩ khuyên những người này có thể dùng whey protein cô lập hoặc loại bột protein không có nguồn gốc từ sữa. Về bản chất, whey là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (đạm/ protein) nhưng không ít người vì sùng bái, coi đây là “thần dược” để tăng cơ mà lạm dụng mà không biết mối nguy hiểm nếu dùng sai cách. Có người còn thay thế luôn khẩu phần ăn hằng ngày, giảm dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì khi dùng whey protein thì vẫn chưa đủ các chất dinh dưỡng, phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng, nếu không sẽ tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Protein có từ cơm, thịt, trứng, cá, sữa, đậu, các sản phẩm dinh dưỡng nếu dung nạp quá nhiều sẽ gây thừa đạm, dẫn đến bệnh gút. “Không nên tiêu thụ quá nhiều protein, nếu lạm dụng sẽ gây gánh nặng cho thận, áp lực đào thải acid uric, dần dần gây tổn thương thận.” Dù chưa có bằng chứng về việc sử dụng whey protein ảnh hưởng đến thận, song các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu protein ở những người bị bệnh thận có thể làm tăng thương tổn. Do đó nếu gặp vấn đề với thận, các chuyên gia khuyên nên thảo luận bác sĩ để được tư vấn có thể sử dụng whey protein hay không.