Th 09
Uống sữa giúp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, kết hợp sữa với một số thực phẩm không đúng cách sẽ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi và khó chịu. 1.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI TRÀ Sữa giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên khi kết hợp với trà không tốt cho sức khỏe. Trà rất giàu hợp chất chống oxy hóa và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Dù vậy, bạn không nên kết hợp trà với sữa. Một nghiên cứu chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà. 2.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI TRÁI CÂY CÓ MÚI Sữa và trái cây họ cam quýt cũng không được sử dụng cùng nhau. Bổ sung trái cây họ cam quýt và sữa cùng nhau sẽ khiến bạn gặp phải một số vấn đề như nôn mửa hoặc đau dạ dày. Do đó, bạn chỉ nên uống sữa sau ít nhất 2 giờ khi ăn loại trái cây này. 3.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI SOCOLA Sữa socola được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon, nhưng kết hợp sữa với socola có thể gây tiêu chảy, chậm phát triển ở trẻ nhỏ và táo bón. Sữa giàu protein và canxi, trong khi socola chứa axit oxalic. Vì vậy khi kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau dẫn đến sự hình thành của canxi oxalat không hòa tan, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu canxi, gây khô tóc, tiêu chảy và thậm chí là tăng trưởng chậm. 4.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI ĐƯỜNG THỐT NỐT Một số người hay thêm đường thốt nốt vào sữa thay vì đường, nhưng theo các chuyên gia, đường thốt nốt với sữa được cho là có hại cho dạ dày. Và đau dạ dày có thể xuất phát từ nguyên nhân này. 5.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI DƯA Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, và dưa có đặc tính lợi tiểu nên dẫn đến xung đột các chức năng. Khi uống sữa cùng với dưa, acid dạ dày cần thiết để tiêu hóa dưa làm cho sữa đông lại, gây ra các vấn đề về dạ dày. 6.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI CHUỐI Chuối là loại quả nhiều người yêu thích vì giàu vitamin B6 và các loại chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bụng đói mà kết hợp chuối với sữa sẽ gây các phản ứng không tốt như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp còn gây nên cảm lạnh, nghẹt mũi. 7.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI CAM Không nên ăn cam ngay sau khi uống sữa, nếu bạn muốn ăn thì hãy đợi sau đó ít nhất 1 giờ. Vì các protein trong sữa gặp axit trong cam sẽ xảy ra quá trình kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ sữa. Ngoài cam, bạn cũng không nên ăn các thực phẩm khác có tính axit sau khi uống sữa. 8.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI ĐƯỜNG Khi uống sữa bạn không nên cho thêm đường, đặc biệt là với sữa nóng. Đường khi kết hợp với sữa sẽ dễ gây phản ứng giữa lysine và fructose, tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Vì vậy không nên thêm đường vào sữa tươi khi đun sôi. 9.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI THUỐC Nhiều người có thói quen uống thuốc với sữa thay vì nước lọc, mà không biết điều này có thể ảnh hưởng đáng kể sự hấp thụ của thuốc trong cơ thể người. Sữa dễ dàng tạo một màng mỏng ôm bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magie và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc. Từ đó tạo nên chất không hòa tan trong nước và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. 10.KHÔNG NÊN KẾT HỢP SỮA VỚI TRỨNG, THỊT, HẢI SẢN Sữa và hải sản là hai loại thực phẩm kỵ nhau. Dùng chung hai thực phẩm này sẽ gây rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản có chứa nhiều canxi nhưng nếu bạn dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ sẽ gây sỏi thận cho bạn. Bạn cũng cần tránh ăn cá và tất cả các loại thịt với sữa vì có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Sữa có chứa rất nhiều protein động vật, do vậy nó không nên kết hợp với các loại protein khác, đặc biệt là protein từ trứng, thịt và cá.
Th 09
Một chút đường vào buổi sáng có thể giúp kích thích các tế bào thần kinh, làm tinh thần của bạn trở nên phấn chấn hơn. Nhưng lượng đường cung cấp vào cơ thể chỉ cần lao lên một chút cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe. 1.TĂNG CÂN MẤT KIỂM SOÁT Thói quen ăn nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân, nhưng đáng buồn là bạn sẽ chẳng thể tăng phần cơ mà sẽ tăng lượng mỡ có hại mà thôi. Nhiều nghiên cứu đã xác định có mối quan hệ rõ ràng giữa nước ngọt có gas và bệnh béo phì. Các loại nước ngọt có gas chẳng những không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ béo phì nữa. Có thể bạn cần đường nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đường, cơ thể sẽ chuyển đường đó thành axit béo không có lợi cho cơ thể. Thay vào đó, đường chỉ làm tăng mỡ ở đùi, cánh tay, và hông của bạn. 2.NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỀU VẤN ĐỀ VỀ GAN Đường được tạo thành từ fructose và glucose, được chuyển hóa trong gan thành lipid. Do đó, quá nhiều đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan. Ngoài ra, ăn nhiều đường có thể làm tăng insulin trong cơ thể và dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan. Trên thực tế, nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan, một số triệu chứng thông thường như mệt mỏi, buồn nôn và vàng da. 3.TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim - nguyên nhân của ⅓ tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Tiêu thụ nhiều đường gây béo phì, tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các vấn đề về tim (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…). 4.RĂNG BẠN DỄ BỊ SÂU Một trong những tác hại của việc ăn quá nhiều đường chính là nó sẽ khiến sức khỏe răng miệng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn càng uống nhiều nước ngọt có gas, ăn nhiều kẹo, càng cho nhiều đường vào trà thì răng bạn càng sâu nhanh hơn. Nếu không muốn bị đau hay sâu răng, hãy cố gắng cắt giảm lượng đường trong thành phần thức ăn của mình càng sớm càng tốt. 5.THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH LÃO HÓA Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử protein mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô, dẫn đến lão hóa da và các bộ phận khác. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh tiến trình lão hóa. 6.ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NÃO Quá nhiều đường làm suy giảm chức năng nhận thức, giảm protein trong cơ thể làm bạn mắc chứng hay quên. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Sinh học, chế độ ăn uống có lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và học tập bằng cách làm chậm lại bộ não của bạn. 7.NÂNG CAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 Quá nhiều đường dẫn tới tăng insulin trong máu của bạn, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 - căn bệnh của khoảng 300 triệu người trên thế giới.
Th 09
Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch tự nhiên là biện pháp để bảo vệ cơ thể một cách chủ động trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài bao gồm vi khuẩn, virus và các yếu tố gây bệnh khác. Dưới đây là 5 thói quen tốt và vô cùng đơn giản giúp hỗ trợ bạn có một hệ miễn dịch khỏe hơn mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây và rau củ Trong trái cây, rau củ có chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, nhóm B, C, E… và những chất có khả năng chống oxy hóa. Chúng không chỉ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Mỗi ngày chúng ta nên ăn ít nhất 300 gram rau xanh và 100-200 gram trái cây để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Uống đủ nước Nước là một thành phần vô cùng quan trọng không thể thiếu của cơ thể nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Uống đủ nước sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào cần thiết, từ đó giúp các tế bào miễn dịch có đủ chất dinh dưỡng và có năng lượng đủ để duy trì khả năng hoạt động đồng thời phản ứng nhanh chóng khi có sự tấn công từ các tác động xấu bên ngoài môi trường. Mỗi ngày chúng ta cần bổ sung từ 1,5-2,5 lít nước để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm bớt căng thẳng, lo âu, tăng cường tuần hoàn máu… từ đó giúp cho cơ thể cải thiện và nâng cao sức đề kháng. Khi tập thể dục tim bơm máu mạnh hơn, cung cấp oxy và dưỡng chất đến các tế bào trong cơ thể bao gồm cả các tế bào miễn dịch, điều này giúp tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, sẵn sàng chống lại tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Mỗi ngày chúng ta nên luyện tập ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Rửa tay thường xuyên Rửa tay là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa lây nhiễm. Rửa tay thường xuyên là một thói quen rất tốt giúp chúng ta loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập bán trên da. Từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Từ đó, nó giúp cơ thể bảo vệ khỏe mạnh. Hãy rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với bề mặt nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe của mình. Ngủ đủ giấc Sau một ngày dài làm việc căng thẳng, một giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể thực hiện quá trình phục hồi và tái tạo, các tế bào bị tổn thương sẽ được sửa chữa, phục hồi, hệ thống miễn dịch cũng sẽ được phục hồi để hoạt động mạnh mẽ hơn, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Giấc ngủ đủ còn giúp cơ thể có một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, khi ngủ hệ miễn dịch hoạt động để loại bỏ vi khuẩn và virus. Vì vậy nếu thiếu ngủ hệ miễn dịch sẽ rất dễ bị suy yếu và cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó chúng ta nên duy trì ngủ đủ giấc, tối thiểu 6-8 tiếng mỗi ngày để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. CẦN BỔ SUNG NHỮNG DƯỠNG CHẤT NÀO ĐỂ HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH? Bên cạnh những thói quen trên thì việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn nên bổ sung để hỗ trợ miễn dịch: Vitamin A Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch. Thiếu hụt vitamin A có thể làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus của hệ miễn dịch, khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây bệnh. Chính vì vậy, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: gan gà, gấc, rau ngót, rau dền… sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vitamin E Vitamin E có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa tác động tiêu cực của các gốc tự do trong cơ thể và giúp cải thiện hệ miễn dịch, sự góp mặt của vitamin E giúp hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Bạn có thể sử dụng những thực phẩm tự nhiên giàu vitamin E như dầu hướng dương, dầu oliu, mầm lúa mạch, vừng, giá đỗ… để tăng cường đề kháng. Vitamin D Được biết tới chủ yếu với tác dụng giúp xương, răng phát triển chắc khỏe, nhưng bên cạnh đó vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng. Khoảng 80% vitamin D được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của tia cực tím UVB từ ánh nắng mặt trời, tuy nhiên việc phơi nắng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sạm da, lão hóa da, ung thư da… Do đó chúng ta có thể bổ sung chúng thông qua những thực phẩm như hải sản, gan cá, lòng đỏ trứng… để cung cấp đủ vitamin D giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C Giống vitamin E, vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa rất tốt bảo vệ các tế bào trong cơ thể, đồng thời nó còn có vai trò tăng cường và củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của yếu tố tác động từ vi khuẩn, virus… Sự thiếu hụt vitamin C có thể làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm, chậm lành vết thương, suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Vitamin C có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm như ổi, ớt chuông, cam, chanh, rau xanh…
Th 09
Mức tiêu thụ muối quá cao là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường. 1.TÁC HẠI CỦA ĂN QUÁ NHIỀU MUỐI Muối được cấu thành từ 2 nguyên tố hóa học là natri và clorua. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng hằng ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối. Theo số liệu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình ở mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với mức khuyến cáo. Đây cũng chính là nguyên nhân gia tăng của bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng natri có 2 nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 81% lượng muối tiêu thụ hằng ngày của nước ta chủ yếu từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hằng ngày, cùng với mì chính và muối tinh. Ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Thế nhưng trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt là 9,4g/ ngày, trong khi khuyến cáo chỉ là 5g/ ngày. Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường. Theo thống kê của Viện tim mạch quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não. Tỷ lệ người tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo đường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh. Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm lượng muối, lượng đường ăn vào hằng ngày, đo huyết áp, đường huyết định kỳ, hạn chế sử dụng đồ uống có đường, giảm đường, giảm muối trong việc chế biến đồ ăn, thức uống. 2.CÁCH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIẢM MUỐI HIỆU QUẢ Hạn chế ăn những thức ăn có vị sâu Điều quan trọng nhất là bạn phải nhận thức được lượng muối đi ra khỏi cơ thể > hàm lượng muối đi vào cơ thể. Không nên ăn đồ ăn vặt mặn và mì ăn liền, và ngừng thực phẩm chế biến sẵn, dưa chua và đồ nguội. Ngoài ra khi nấu ăn hãy cố gắng giảm gia vị như xì dầu, muối, miso càng nhiều càng tốt và cố gắng ăn nhạt. Uống nhiều nước Nếu bạn uống nước một cách có ý thức, bạn có thể cảm thấy sưng tấy vì lúc đầu nước đã bị cơ thể mặn hấp thụ. Tuy nhiên, khi nồng độ muối trong cơ thể giảm đi, quá trình bài tiết muối sẽ tăng tốc, do đó, các vết sưng tấy sẽ được loại bỏ nhiều hơn, và ít bị sưng hơn. Thay vì uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày cùng một lúc, hãy uống từng chút một. Ăn uống có ý thức các thực phẩm giàu kali Bằng cách ăn nhiều kali, chất có tác dụng lợi tiểu cao, muối trong cơ thể sẽ được kali hấp thụ và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Chuối, hồng khô, bơ, rau bina, khoai lang, bông cải xanh, kiwi, táo cúc xuân, bí đỏ, dâu tây, cà rốt… được khuyến khích là những nguyên liệu có hàm lượng kali cao.