CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10 LOẠI THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN ĂN KHI CHO CON BÚ
01

Th 08

10 LOẠI THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN ĂN KHI CHO CON BÚ

  • admin
  • 0 bình luận

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con. Có những loại thực phẩm không gây hại cho mẹ nhưng ăn vào sẽ khiến bé bú sữa mẹ bị dị ứng, đau bụng, khó chịu, một số loại thực phẩm khiến mẹ bị mất sữa. Do đó để bé phát triển khỏe mạnh mẹ nên tránh những loại thực phẩm sau đây: 1.RƯỢU BIA Các bác sĩ cho biết, cần tránh uống rượu bia khi cho con bú. Uống rượu bia quá gần thời điểm cho con bú có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ nhỏ, có thể gây ra các vấn đề như chậm phát triển kỹ năng vận động tâm lý, thói quen ngủ và cũng như chậm phát triển nhận thức khi trẻ lớn lên. Vì vậy tốt nhất là trong thời gian cho con bú, mẹ nên kiêng không nên uống rượu bia. 2.CÀ PHÊ Trong thời gian mẹ cho con bú, mẹ uống cà phê thì sẽ có một lượng nhỏ caffeine kết tụ lại trong sữa mẹ. Không như người lớn, trẻ nhỏ không thể bài tiết caffeine nhanh và hiệu quả được, Lượng caffeine đi vào cơ thể sẽ khiến trẻ quấy khóc, trằn trọc, mất ngủ. Vì vậy, nếu muốn trẻ ngủ ngon giấc, mẹ nên kiêng cà phê trong thời gian cho con bú. 3.HẢI SẢN CHỨA NHIỀU HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN Thủy ngân xuất hiện trong sữa mẹ nếu bạn ăn cá hoặc các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao. Hàm lượng thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh.  Hải sản chứa nhiều hàm lượng thủy ngân Phụ nữ cho con bú nên tránh các loại cá đặc biệt có chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá thu… Tuy nhiên, cá cũng rất giàu omega-3 một chất dinh dưỡng cần thiết nên các bà mẹ đang cho con bú nên ăn ở mức độ vừa phải. 4.TRÁI CÂY HỌ CAM Trái cây họ cam thường được các mẹ ưa thích vì đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, đối với mẹ cho con bú thì một số thành phần trong cam có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa non nớt của trẻ khiến trẻ bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Do đó nếu thấy con có những triệu chứng trên thì mẹ hãy cắt bớt thực phẩm này trong chế độ ăn của mình. 5.THỨC ĂN CAY, CÓ MÙI HĂNG Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần tuyệt đối tránh các thực phẩm cay nóng và có mùi hăng. Những thực phẩm gia vị có tính cay, nóng như tỏi, hành, ớt có thể sẽ bị nhiễm mùi vào sữa mẹ khiến bé khó chịu bỏ bú. Mẹ ăn cay ở mức độ nhiều còn khiến bé bị đi ngoài, đau bụng và quấy khóc. 6.ĐỒ ĂN NHANH Những thực phẩm chiên, rán sẵn hamburger đều không thân thiện với sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ. Đồ ăn nhanh không tốt cho phụ nữ cho con bú Không những làm gián đoạn quá trình phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh, các chất béo chuyển hóa từ nhóm thực phẩm này sẽ đi vào sữa mẹ. Trẻ bú sữa từ thức ăn nhanh lâu ngày thường có nguy cơ béo phì cao gấp đôi so với các trường hợp khác. 7.ĐỒ UỐNG CÓ GA VÀ CHẤT BẢO QUẢN Đồ uống có ga, nước ngọt, nước trái cây đóng gói hay có hương vị cũng nằm trong danh sách các thực phẩm mà các mẹ cần tránh khi cho con bú.  Khi bạn khát hãy uống nước thay vì uống soda hoặc đồ uống có ga bởi đồ uống có đường sẽ làm tăng thêm cơn khát của mẹ và khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. 8.THỨC ĂN MUỐI CHUA Các loại thực phẩm muối chua như dưa cà, cóc ngâm, xoài ngâm, me xào… hiện nay đang khá phổ biến và cũng là món khoái khẩu của nhiều chị em nhưng nhóm thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng tai thời điểm này. Axit sinh ra trong quá trình muối chua có thể làm tổn thương lớn đến hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. 9.ĐỒ ĂN TÁI SỐNG Đồ ăn chưa chín là thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho cả mẹ và bé nên phụ nữ cho con bú cũng không nên ăn. 10.ĐẬU PHỘNG Nếu bị dị ứng đậu phộng bạn hãy tránh ăn đậu phộng cho đến khi bé cai sữa. Các protein gây dị ứng trong đậu phộng có thể đi vào sữa mẹ và sau đó ảnh hưởng khi con bú. Bé có thể bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng. Thậm chí một ít đậu phộng có thể dẫn đến dị ứng truyền qua sữa mẹ từ 1-6 giờ.    

ĐỪNG BỎ QUA TINH BỘT KHÁNG - SIÊU THỰC PHẨM CHO HỆ TIÊU HÓA
01

Th 08

ĐỪNG BỎ QUA TINH BỘT KHÁNG - SIÊU THỰC PHẨM CHO HỆ TIÊU HÓA

  • admin
  • 0 bình luận

Trong những năm gần đây chúng ta thường nghe nói về khái niệm về một loại tinh bột có tên là “tinh bột kháng”. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại tinh bột này có nhiều lợi ích. Vậy tinh bột kháng là gì và chúng có lợi gì với sức khỏe? Hãy cùng Hadu theo dõi qua bài viết dưới đây! 1.TINH BỘT KHÁNG LÀ GÌ? Tinh bột kháng là loại tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng. Thay vào đó những tinh bột này đi qua hệ tiêu hóa một phần hoặc toàn bộ. Tinh bột khác với chất xơ, nhưng nó hoạt động theo một cách rất giống nhau.  Theo PGS.TS Vũ Đức Định, Chuyên khoa hồi sức cấp cứu, nguyên giảng viên bộ môn Nội Tiêu Hóa tại Học Viện Quân Y: Tinh bột kháng là chất có cấu trúc giống tinh bột nhưng không thể tiêu hóa ở ruột non bởi men tụy. Nó sẽ xuống ruột già và lên men nhờ hệ vi khuẩn ở đây, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột. Loại tinh bột này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Tinh bột kháng chỉ có 2,5 calo mỗi gam, trong khi tinh bột thông thường chứa khoảng 4 calo mỗi gam. Do đó nó bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Có một số loại tinh bột kháng: Loại 1: Tinh bột kháng loại 1 được tìm thấy trong hạt và ngũ cốc xay một phần, cũng như trong một số loại thực phẩm giàu tinh bột. Loại tinh bột này bị mắc kẹt trong thành tế bào dạng sợi. Vì vậy, nó không được tiêu hóa. Loại tinh bột này có trong thực phẩm giàu tinh bột phủ hạt hoặc mầm (ví dụ: ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến, các loại đậu như hạt đậu tương, đậu, đậu Lăng và đậu Hà Lan khô). Loại 2: Tinh bột loại 2 khó tiêu vì chúng đặc, khó phân hủy các enzyme tiêu hóa. Thực phẩm giàu tinh bột này có trong chuối xanh hay khoai tây. Loại 3: Đây là loại nhiều tinh bột kháng nhất. Tinh bột loại 3 được tìm thấy trong thực phẩm đã qua nấu chín và để nguội. Quá trình làm lạnh biến một số tinh bột thành tinh bột kháng. Khi đó, tinh bột tăng cấp trở lại - thực phẩm giàu tinh bột đã được nấu chín sau đó để nguội, làm tăng hàm lượng tinh bột kháng của nó (ví dụ khoai tây và mì ống được nấu chín để nguội cho món salad, cũng như cơm sushi, bánh mì, bánh ngô…). Loại 4: Loại tinh bột này do con người tạo ra và thường có trong bánh mì và bánh ngọt. Đây là loại tinh bột đã qua chế biến và biến tính. Những tinh bột kháng này là hoàn toàn nhân tạo. Thực phẩm giàu tinh bột mà các nhà sản xuất biến đổi về mặt hóa học để chúng có khả năng chống lại sự tiêu hóa (các sản phẩm thu được thường là các chất phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ ngô, khoai tây hoặc gạo). Loại 5: Tinh bột kháng loại 5 là tinh bột đã liên kết với một loại chất béo, thay đổi cấu trúc và làm cho nó có khả năng chống tiêu hóa tốt hơn. Đây là một loại mới, các nhà sản xuất tạo ra những loại tinh bột kháng này thông qua một quy trình bao gồm làm nóng và làm lạnh thực phẩm giàu tinh bột với chất béo cụ thể. 2.TINH BỘT KHÁNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Lý do chính khiến tinh bột kháng hoạt động là nó có chức năng như chất xơ hòa tan, có thể lên men. Nó đi qua dạ dày và ruột non của bạn mà không được tiêu hóa, cuối cùng cũng đến ruột kế của bạn, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột thân thiện của bạn. Vi khuẩn trong ruột của bạn (hệ thực vật đường ruột) đông hơn các tế bào của cơ thể với tỷ lệ 10:1 - về mặt đó bạn chỉ bằng 10% con người. Trong khi hầu hết các loại thực phẩm chỉ cung cấp 10% tế bào của bạn, chất xơ có thể lên men và tinh bột kháng cung cấp 90%. Có hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau trong ruột của bạn. Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng số lượng và các loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe của bạn. Tinh bột kháng giúp cung cấp vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn, ảnh hưởng tích cực đến loại vi khuẩn và số lượng của chúng. Khi vi khuẩn tiêu hóa tinh bột kháng, chúng tạo thành một số hợp chất, bao gồm khí và axit béo chuỗi ngắn, đáng chú ý nhất là butyrate. 3.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TINH BỘT KHÁNG VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI Các nghiên cứu cho thấy, tinh bột kháng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy insulin, tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Do đó nó tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, người bệnh đái tháo đường và người thừa cân, béo phì muốn giảm cân. Tăng cường sức khỏe đường ruột Tinh bột kháng rất quan trọng để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Khi tinh bột kháng thoát ra khỏi ruột non, nó cung cấp nguồn thực ăn cho vi khuẩn tốt trong ruột già, thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của chúng, dẫn đến những thay đổi thuận lợi trong ruột già. Quá trình lên men tinh bột kháng tạo thuận lợi cho việc sản xuất butyrate, một chất chuyển hóa chính của vi khuẩn cơ bản để giữ cho đường ruột khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Butyrate là nhiên liệu ưa thích cho các tế bào lót ruột và đảm bảo tính toàn vẹn của thành ruột, giúp hỗ trợ bảo vệ nó khỏi ung thư và các bệnh đường tiêu hóa khác. Giúp ổn định lượng đường trong máu Khi chúng ta ăn một số loại tinh bột thông thường, các enzyme sẽ phá vỡ các liên kết đó thành glucose, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của chúng ta. Một số loại tinh bột, ví dụ như tinh bột có trong các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, chúng dễ dàng phân hủy hơn, dẫn đến việc hấp thụ glucose nhanh hơn và có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Còn tinh bột kháng không tiêu hóa trong ruột non, nên glucose của thực phẩm không được giải phóng nhanh chóng vào máu dẫn đến lượng đường trong máu không tăng đột biến. Tinh bột kháng giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Thuận lợi cho quá trình giảm cân Vì tinh bột kháng khó tiêu hóa hơn nên cơ thể sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để cố gắng phân hủy chúng. Bạn sẽ không bị đói nhanh chóng, vì vậy sẽ ăn ít hơn và điều này có thể hữu ích nếu bạn đang cố gắng giảm cân.  

AI KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC LẠNH TRONG NGÀY NẮNG NÓNG
31

Th 07

AI KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC LẠNH TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

  • admin
  • 0 bình luận

Trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường thích uống nước đá, nước lạnh hoặc ăn nhiều đồ mát để có cảm giác giải khát và hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên chuyên gia dinh dưỡng lưu ý một số vấn đề về sức khỏe khi thường xuyên uống nước lạnh trong những ngày nhiệt độ cao. Uống đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và trao đổi chất, loại bỏ chất thải, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường cũng như giữ cho các cơ quan và mô khỏe mạnh. Nhưng một số người tin rằng uống nước lạnh trong mùa nóng có thể không tốt cho sức khỏe. 1.UỐNG NƯỚC LẠNH ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO? BS. Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu Hóa bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ: “khi thời tiết nắng nóng, nhiều người lựa chọn giải nhiệt bằng cách ăn uống đồ lạnh, ăn kem… Các thói quen này có thể cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.” Những người mắc các bệnh ảnh hưởng đến thực quản hoặc ống dẫn thức ăn, chẳng hạn như co thắt tâm vị, nên tránh uống nước lạnh. Một nghiên cứu năm 2012 cho biết, uống nước lạnh làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người mắc bệnh co thắt tâm vị. Tuy nhiên khi những người tham gia thay đổi sang uống nước ấm giúp làm dịu và thư giãn ống dẫn thức ăn, khiến thức ăn và đồ uống dễ nuốt hơn. Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy rằng uống nước lạnh có thể gây đau đầu ở một số người. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 7,6% người tham gia bị đau đầu sau khi uống 150ml nước lạnh. Họ cũng phát hiện ra rằng những người tham gia mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ bị đau đầu sau khi uống nước lạnh cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ bị chứng đau nửa đầu. Một số người cho rằng tiêu thụ đồ uống và thực phẩm lạnh có thể gây đau họng hoặc cảm lạnh. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng quốc gia, uống nước lạnh sẽ khiến người nhạy cảm dễ bị viêm họng. Về trạng thái vật lý, nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn, do đó các phân tử nước tích hợp rất khó hấp thu qua ruột. Bởi vậy dù có uống nước nhưng cơ thể vẫn cảm thấy khát, vẫn bị thiếu nước do không hấp thu đủ nước. Mặt khác, nước lạnh còn có tác dụng làm co mạch máu, gây ra các rối loạn nhất định. Rải rác đã có báo cáo về những trường hợp hiếm gặp khi họ uống đồ lạnh trong mùa nắng nóng và bị ngất. Các chuyên gia y tế đều cho rằng đó có thể là một căn bệnh không liên quan đến nhiệt độ nước. Điều này xảy ra là một hậu quả liên quan đến thần kinh. 2.NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC LẠNH TRONG NGÀY NẮNG NÓNG? Một số đối tượng không nên uống nước lạnh đó là: -Người đang bị sốt: Những người bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng… không nên uống nước lạnh vì nhiệt độ lạnh làm co mạch máu, làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng khiến bệnh nặng thêm. -Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Uống nước lạnh sẽ làm mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức do ít máu nuôi dưỡng. -Trẻ em và người cao tuổi: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ cũng suy giảm. Nếu uống nước lạnh sẽ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí là mắc một số bệnh về đường ruột. Ở trẻ em, đường ruột và dạ dày chưa hoàn thiện, nếu trẻ nhỏ uống nước lạnh sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, bệnh đường ruột… Do đó cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lạnh. -Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Những bệnh nhân bị viêm đại tràng, loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột… nếu uống nước lạnh sẽ làm co mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn tiêu hóa. -Bệnh nhân tim mạch: Uống nước lạnh làm co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, đau cơ tim, tăng huyết áp… -Người làm việc ngoài nắng ra nhiều mồ hôi: Khi lao động dưới trời nắng nóng, mồ hôi ra nhiều, mọi người thường cảm thấy rất khát và muốn uống một cốc nước lạnh ngay để hạ nhiệt. Thực tế khi uống nước lạnh thì thấy sảng khoái nhưng vẫn không hết khát vì trong nước lạnh, các phân tử nước ở trạng thái tích hợp lại nên rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh nhưng tế bào vẫn rất khát. Mặt khác nếu bạn bị cảm nắng hay say nắng thì mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.  

3 LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC TRONG MÙA HÈ ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE
31

Th 07

3 LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC TRONG MÙA HÈ ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Ai cũng biết nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Vào mùa hè nóng nực, mọi người thường cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe. 1.NƯỚC RẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ Nước được xem là nguồn sống của con người khi chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng với hầu hết các quá trình mà cơ thể con người trải qua để duy trì các hoạt động hằng ngày. Nếu không được cung cấp đủ nước, các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Thực tế không có một nghiên cứu khoa học nào thực hiện đánh giá khả năng nhịn ăn, nhịn uống của con người vì nghiên cứu này là phi đạo đức nhưng các nhà nghiên cứu ước chừng con người có thể nhịn ăn trong nhiều ngày, nhưng chỉ có thể chịu đựng thiếu nước trong 2-4 ngày. Mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể đều cần nước để duy trì hoạt động. Nước tham gia vào hoạt động chuyển hóa tế bào giúp cơ thể hoạt động, hỗ trợ thận thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi, tiêu, tiểu tiện. Ngoài việc giúp bôi trơn các đệm khớp và bảo vệ các mô nhạy cảm, nước còn giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức bình thường. Khi uống nước có nghĩa là lúc chúng ta bổ sung năng lượng dự trữ của mình. Để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt trong mùa nắng nóng, mọi người cần uống đủ nước. Thiếu nước có thể dẫn đến mất nước khiến cơ thể không thể thực hiện các chức năng bình thường. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể làm tiêu hao năng lượng và khiến cơ thể mệt mỏi. 2.LƯỢNG NƯỚC CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ HẰNG NGÀY LÀ BAO NHIÊU? Hằng ngày cơ thể bị mất nước qua mồ hôi, hơi thở và đường bài tiết. Để cơ thể hoạt động bình thường, cần phải bổ sung bằng cách uống nước và ăn các thực phẩm có chứa nước. Vậy trung bình một người cần bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày và nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Lượng tiêu thụ nước được khuyến nghị dựa trên các yếu tố gồm giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động của bạn và những yếu tố khác, chẳng hạn như tần suất lao động nặng nhọc hoặc người đó có sống trong những khu vực nắng nóng cao thường xuyên hay không. Tham khảo thông tin Viện hàn lâm Khoa Học, Kỹ Thuật và Y Học quốc gia Hoa Kỳ đã xác định được lượng chất lỏng hằng ngày cần được cung cấp với các đối tượng cụ thể như sau: Trẻ em 4-8 tuổi: 4-5 cốc 200ml/ ngày. Trẻ em 9-13 tuổi: 7-8 cốc 200ml/ ngày. Trẻ em 14-18 tuổi: 8-11 cốc 200ml/ ngày. Nam từ 19 tuổi trở lên: 13-15 cốc 200ml/ ngày. Phụ nữ mang thai: 10-12 cốc 200ml/ ngày. Phụ nữ cho con bú: 13 cốc 200ml/ ngày. Cần lưu ý, giữ đủ nước không chỉ là lượng nước bạn uống vào mà còn thông qua các loại thức ăn khác. Vào mùa hè nóng bức, cơ thể rất dễ mất nước, cùng với việc uống nước hằng ngày, hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả. 3.MỘT SỐ LƯU Ý CẦN THIẾT KHI UỐNG NƯỚC Thứ nhất là loại nước: nên uống nước lọc, tốt hơn nước có khoáng nhẹ, nên uống nước ép, trái cây hay rau củ quả. Không nên uống nước ngọt, nước có ga vì nó có chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe. Càng không nên dùng đồ uống có cồn hay đồ uống chứa caffeine như cà phê, nước tăng lực vì nó làm tăng bài tiết nước tiểu khiến bạn cảm thấy khát hơn. Thứ hai là nhiệt độ nước uống: nên uống nước ấm thay vì nước lạnh vì nước lạnh làm co thắt các mạch máu làm giảm sức đề kháng của cơ thể đồng thời làm giảm sự hấp thụ của thức ăn trong ruột. Thứ ba là thời điểm uống nước: trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy nên uống khoảng 100ml nước. Nên uống nước cách xa bữa ăn để không ảnh hưởng tới sự tiêu hóa của thức ăn.  Trước khi tập nên uống khoảng 100ml nước. Trước khi tập nên uống nước từng ngụm nhỏ, không nên uống cả cốc to.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: