Hệ tiêu hóa của cơ thể là bộ phận có chức năng tiêu hóa thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa kém thì việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Hadu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn gì để tốt cho ruột, ăn gì để bổ sung lợi khuẩn tốt cho ruột nhé!
1.ENZYME TIÊU HÓA TRONG RUỘT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Tiêu hóa là một quá trình phức tạp, bắt đầu khi chúng ta nhai thức ăn, quá trình này sẽ giải phóng các enzyme giúp thủy phân thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Enzyme tiêu hóa đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tiêu hóa, trong việc phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa hấp thụ được. Chúng được tiết ra bởi tuyến nước bọt và các tế bào lót dạ dày, tuyến tụy và ruột non.
Các loại enzyme khác nhau có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau. Những enzyme này tối ưu hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nó cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Enzyme là một loại protein ở các tế bào, chức năng của nó là thúc đẩy nhanh các phản ứng hóa học trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều là các chất phức tạp và có thể mất một thời gian dài để phân hủy và hấp thụ vào cơ thể nếu không có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa. Enzyme không chỉ có trong nước bọt mà còn xuất hiện trong dịch tiêu hóa suốt quá trình tiêu hóa. Thậm chí mỗi loại enzyme còn có chức năng phân giải những hợp chất hóa học khác nhau trong thức ăn.
2.CÁC LOẠI ENZYME TIÊU HÓA CHÍNH
Nghiên cứu cho thấy, mỗi loại enzyme tiêu hóa có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau và chia nó thành dạng để cơ thể có thể hấp thụ được. Các enzyme tiêu hóa quan trọng nhất là: amylase, maltase, lactase, lipase, protease, sucrase.
Enzyme Amylase: Amylase rất quan trọng để tiêu hóa carbohydrate. Nó phân hủy tinh bột thành đường. Amylase được tiết ra bởi cả tuyến nước bọt và tuyến tụy. Việc đo nồng độ amylase trong máu đôi khi được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về tuyến tụy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác.
Enzyme Maltase: Ruột non giải phóng maltase, chất này chịu trách nhiệm phân hủy maltose (đường mạch nha) thành glucose (đường đơn), cơ thể sử dụng glucose để tạo thành năng lượng. Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa một phần thành maltose nhờ enzyme amylase.
Lactase: Lactase là một loại enzyme phân hủy đường lactose, một loại đường có trong sản phẩm sữa. Nó biến lactose thành đường đơn giản là glucose và galactose. Lactase được sản xuất bởi các tế bào được gọi là các tế bào ruột nằm dọc theo đường ruột. Lactose không được hấp thụ sẽ được các vi khuẩn trong ruột lên men, điều này có thể khiến bạn bị đầy hơi và khó chịu bụng.
Lipase: Chịu trách nhiệm phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Nó được sản xuất với số lượng nhỏ ở miệng và dạ dày và nhiều hơn ở tụy.
Protease: Protease được sản xuất trong dạ dày và tuyến tụy, còn được gọi là peptidase, phân giải protein enzyme hoặc proteinase, các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành acid amin.
Sucrase: Sucrase được ruột non tiết ra, nó phân hủy sucrose (đường trong đường ăn) thành fructose và glucose. Đây là những loại đường đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ. Sucrase được tìm thấy dọc theo nhung mao ruột, có những cấu trúc nhỏ giống như sợi tóc nằm dọc theo ruột và hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu.
Có nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể cản trở cơ thể tiết ra đủ enzyme để tiêu hóa toàn bộ thức ăn như: tình trạng không dung nạp lactose, thiếu hụt alactase bẩm sinh, lactase tồn tại không bền vững, không dung nạp lactose thứ phát (phát triển khi việc sản xuất lactase bị giảm do các bệnh có thể gây tổn thương ruột non), các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tuyến tụy.
2.MỘT SỐ THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐƯỜNG TIÊU HÓA KHỎE MẠNH
Các loại rau họ cải
Bởi vì chúng chứa nhiều vitamin K và folate giúp cơ thể hình thành màng bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn có hại.
Nhóm cải thường có đa dạng các loại cải khác nhau, do đó bạn có thể thay đổi sử dụng tùy theo sở thích mà không sợ bị nhàm chán. Đồng thời nếu bạn đang giảm cân thì các món rau cải luộc sẽ là món ăn vô cùng phù hợp cho câu hỏi ăn gì tốt cho đường ruột.
Chuối
Không chỉ là một nguồn cung cấp kali dồi dào, chuối cũng rất giàu các enzyme như amylase và maltase. Amylase giúp thủy phân các loại carbs phức tạp, giống như những loại có trong bánh mì và ngũ cốc, trong khi maltase giúp giúp phân hủy đường mạch nha có trong thực phẩm carbohydrate như ngũ cốc giàu tinh bột. Nên ăn trực tiếp hoặc cho chuối vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch, hoặc làm sinh tố chuối cũng ngon.
Tỏi
Tỏi sống cũng là một loại thực phẩm giàu prebiotic với hàm lượng inulin cao, có tác dụng cung cấp năng lượng cho lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selenium và nhiều hợp chất khác như allicin. Allicin là một hợp chất ngăn ngừa bệnh tật mạnh mẽ, được tạo ra sau khi tỏi được nghiền nát hoặc băm nhỏ.
Măng tây
Măng tây rất giàu insulin để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm đầy hơi, có thể chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau để thực đơn phong phú và giàu dinh dưỡng.
Giấm táo
Giấm táo giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn bằng cách kích thích dịch tiêu hóa và tăng sản xuất axit dạ dày. Nó cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp loại bỏ nấm men dư thừa trong cơ thể. Những đặc tính quan trọng này hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Gừng
Gừng giúp làm dịu và ấm dạ dày, giảm buồn nôn và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Không chỉ cung cấp nguồn vitamin C, kali, magie, đồng và mangan tự nhiên.
Rong biển
Rong biển nằm trong danh sách những thực phẩm tốt cho đường ruột được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng ăn rong biển sẽ làm tăng lợi khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra rong biển còn rất dồi dào khoáng chất, chất xơ cung cấp cho các cơ quan khác hoạt động thường xuyên. Rong biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người có thể chế biến những món như: rong biển sấy tỏi, chè rong biển đậu xanh, kimbap Hàn Quốc…