CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

11

Th 10

NGUY CƠ KHÁNG THUỐC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU KHÁNG SINH?

NGUY CƠ KHÁNG THUỐC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU KHÁNG SINH?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuốc kháng sinh đã giúp thay đổi thế giới. Vi khuẩn hoạt động một cách đơn giản nhưng cũng có thể gây chết người. Mắc các bệnh nhiễm trùng đơn giản như viêm họng một lần thường cũng có thể dẫn tới vấn đề y tế suốt đời, nhưng nhờ có kháng sinh mà điều này giờ đây đã không còn xảy ra nữa.

Mỗi ngày, kháng sinh có thể điều trị và cứu sống rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi - viêm màng não. Có những bệnh nhiễm trùng trước đây rất phổ biến và chưa thể điều trị như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tủy xương và viêm mô bào, nhưng giờ đây đã được trị khỏi nhờ kháng sinh.

Vấn đề là: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng kháng sinh. Chúng ta càng sử dụng kháng sinh nhiều (đặc biệt là nếu sử dụng sai cách) thì nguy cơ kháng sinh mất đi hiệu quả của nó lại càng cao. Đặc biệt, nếu kháng sinh được dùng không đủ liều hoặc dùng với liều quá thấp, thì vi khuẩn sẽ biến đổi thành các chủng không bị ngăn chặn bởi kháng sinh. Kết quả là các thuốc kháng sinh đã từng có tác dụng lên loại vi khuẩn này, sẽ không còn tác dụng trên chính vi khuẩn đó nữa. Chúng ta có thể gặp nguy cơ kháng kháng sinh nếu chúng ta không cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh chúng ta đã có.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ THỂ TRÁNH DÙNG KHÁNG SINH KHI BẠN KHÔNG THỰC SỰ CẦN?

Có rất nhiều cách để hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.

Chỉ sử dụng kháng sinh được kê đơn: Thuốc kháng sinh cần phải nhắm mục tiêu điều trị một bệnh nhiễm trùng. Sử dụng bất kỳ kháng sinh cũ sẽ không có tác dụng. Phải sử dụng đúng loại kháng sinh mới giúp ích cho bạn. Và nếu bệnh nhiễm trùng bạn mắc phải do một loại virus hoặc ký sinh trùng hay nấm gây ra thì sẽ không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác sẽ kê đơn cho khi nào bạn cần một loại kháng sinh và loại nào bạn nên sử dụng.

Do vậy, bạn không nên tự kê đơn và sử dụng kháng sinh cho mình.

Tiêm phòng: Có nhiều loại vaccine phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến như bệnh viêm phổi và bệnh viêm màng não. Nhưng cũng có một số căn bệnh không phổ biến do vi khuẩn gây ra có thể sẽ bùng phát trở lại nếu không tiêm vaccine, như uốn ván hay bạch hầu.

Vaccine cũng bảo vệ chống lại các bệnh do virus gây ra như bệnh cúm, thủy đậu hay zona mà có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm da.

Giữ bàn tay sạch sẽ: Có thể ngăn chặn rất nhiều bệnh nhiễm trùng không chỉ là nôn mửa và tiêu chảy mà còn nhiều bệnh về đường hô hấp cũng do cả virus và vi khuẩn gây ra.

Ho một cách vệ sinh: Ho vào khăn giấy dùng 1 lần hoặc khuỷu tay của tay áo của bạn có thể tránh lây lan vi khuẩn cho người khác. Đứng xa bất cứ ai đang ho từ 1m-1m5 có thể giúp bạn không bị ốm. Cũng phải cẩn thận không để chạm vào những thứ mà người bệnh đã chạm vào như tay nắm cửa họ chạm vào sau khi hắt hơi vào tay họ sẽ giúp giữ gìn sức khỏe của bạn.

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN

Dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc: Vi sinh vật là những sinh vật có những kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên chỉ có các bệnh do vi khuẩn gây ra thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cảm cúm, cảm lạnh: Các bệnh cảm lạnh, cúm hầu hết là các trường hợp viêm họng, viêm phế quản là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị trong trường hợp này. 

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm khoảng 20-30% các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.

Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc: Kháng sinh ngày nay đã được coi là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại và lây truyền qua người khác.

Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân và bạn bè: 

Không để dành thuốc kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.

Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn cho bạn dù bạn cảm thấy khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị quá sớm, một số vi khuẩn sống sót và lại gây lại bệnh.

Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng, nếu bác sĩ của bạn khẳng định bạn không mắc bệnh do vi khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.

Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: