Th 10
Từ trước đến nay, loại sữa công thức thông dụng nhất trên thị trường là sữa bò. Tuy nhiên thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm sữa dê công thức với nhiều đặc điểm nổi trội. Vậy cho bé uống sữa dê có tốt không? Chọn sữa dê hay sữa bò tốt hơn cho bé? Cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.SỮA DÊ CÓ TỐT KHÔNG? Mặc dù sữa bò được sản xuất đều đặn với trữ lượng lớn khắp thế giới, nhưng tại các nước châu Âu người dân lại ưu tiên dùng sữa dê. Lý do là vì sữa dê chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho hệ tiêu hóa. Điển hình tại Thái Lan, sữa dê ngày càng được ưa chuộng để đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi các bé chuyển sang giai đoạn bú bình. 2.SO SÁNH SỮA DÊ VÀ SỮA BÒ Thoạt nhìn, sữa dê và sữa bò rất giống nhau, cả hai đều có màu trắng và hương vị thơm ngon. Sự khác biệt lớn nhất của sữa dê và sữa bò chính là thành phần dinh dưỡng, hương vị và giá cả. Cụ thể như sau: Về đạm protein Sữa dê có nồng độ casein thấp hơn sữa bò, tạo ra mảng sữa đông mềm và lỏng hơn, vì thế giúp trẻ dễ tiêu hóa và giảm nôn trớ. Đặc biệt, sữa dê chứa 100% đạm quý A2 casein, dễ tiêu hóa hơn sữa bò, ngăn ngừa triệu chứng nôn trớ hay đau bụng ở trẻ. Sữa bò có nhiều casein khi vào dạ dày sẽ tạo ra mảng sữa đông nhiều, gây khó tiêu hơn. Ngoài ra sữa bò có chứa cả hỗn hợp đạm A1 và A2, tuy nhiên hàm lượng A1 cao hơn nên dễ gây rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ…) và nguy cơ mẫn cảm, dị ứng cao, biểu hiện mẫn cảm sữa bò là nổi mẩn ngoài da, chủ yếu 2 bên má, viền quanh môi, các mảng mẩn đỏ trên cơ thể. Về chất béo Sữa dê chứa nhiều acid béo chuỗi ngắn và trung bình, chúng được cơ thể hấp thu và tiêu hóa nhanh hơn sữa bò. Sữa bò chứa các acid béo chuỗi dài hơn sữa dê, chúng khó hấp thụ hơn. Về carbohydrate Sữa dê ngoài các acid béo chuỗi dài, sữa dê còn chứa nhiều acid béo chuỗi ngắn, và chuỗi trung bình, chúng được cơ thể hấp thu và tiêu hóa nhanh hơn sữa bò. Sữa bò chứa lactose nhiều hơn sữa dê với hàm lượng gần 5%. Vitamin và khoáng chất Sữa dê có hàm lượng vitamin (vitamin A, B2, C, D và K) và khoáng chất (canxi, photpho, kali, kẽm) cao hơn sữa bò, hỗ trợ bé phát triển tốt hơn. Sữa bò chứa ít vitamin và khoáng chất hơn sữa dê. Đồng thời mỗi sản phẩm sữa bò cũng có hàm lượng vitamin và chất khoáng khác nhau. Về hương vị Sữa dê tươi có vị đặc trưng hơn sữa bò, có thể có mùi khó chịu hơn với một số người chưa ngửi quen. Phương pháp chăn nuôi, chủng loại dê, quy trình xử lý là những yếu tố quyết định hương vị cuối cùng của sản phẩm. Theo đó, một số sản phẩm sữa dê công thức uy tín trên thị trường có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt dịu, có ít hoặc không có dư vị, nhờ vậy trẻ rất dễ uống. Về giá cả Sữa dê có giá thành cao hơn sữa bò. Lý do là vì lượng sữa thu được từ loài dê ít hơn bò hàng chục lần, đồng thời chi phí tạo ra thành phẩm sữa dê công thức cũng cao hơn rất nhiều so với sữa bò công thức. Thế nhưng so với những giá trị dinh dưỡng mà sữa dê mang lại thì đây vẫn là lựa chọn thông thái để các mẹ đầu tư cho con. 3.SỮA DÊ HAY SỮA BÒ TỐT CHO TRẺ? Mặc dù sữa dê chưa phổ biến rộng rãi như sữa bò, nhưng sữa dê lại có ưu điểm vượt trội về thành phần dinh dưỡng. Uống sữa dê dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn sữa bò, không gây kích ứng đường ruột, tránh được tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, uống sữa dê giúp trẻ phát triển toàn diện từ trí não, thị giác cho đến chiều cao, cân nặng - điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn ở con. 4.KHI NÀO NÊN DÙNG SỮA DÊ THAY CHO SỮA BÒ? Trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, mẹ có thể cho con uống sữa dê thay thế hoặc kết hợp cùng sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trường hợp trẻ bị mẫn cảm với sữa bò, mẹ có thể cho con uống sữa dê thay thế sữa bò. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thu các thành phần trong sữa bò (chất đạm, chất béo,...) khiến trẻ bị táo bón, tiêu lỏng, đầy hơi, khó chịu ở bụng… Tuy nhiên các dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với dị ứng sữa bò (hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với thành phần đạm trong sữa bò). Khi đó các mẹ không nên tự ý cho trẻ chuyển qua sử dụng sữa dê mà cần cho con đi khám ngay để có chỉ định của bác sĩ.
Th 10
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc và lo lắng phải cho con uống sữa gì? Khi nào nên cho con uống sữa bò và uống bao nhiêu là đủ? Bài viết dưới đây của Hadu sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về việc cho con uống sữa bò và giải đáp việc bé có bị dị ứng sữa bò không? 1.CON KHÔNG HỨNG THÚ KHI UỐNG SỮA BÒ, PHẢI LÀM SAO? Một số bé có thể uống sữa bò ngay nhưng cũng có bé do dự khi đổi sang sữa bò, vì nó có cấu trúc, hương vị và nhiệt độ khác với sữa mẹ. Trong trường hợp này, trước tiên bạn hãy thử trộn sữa bò với sữa mẹ hoặc sữa bột với tỷ lệ một phần sữa bò với 3 phần sữa mẹ hoặc sữa bột. Sau đó, từ từ thay đổi cho đến khi bé uống được 100% sữa bò. Nếu con không có hứng thú với sữa bò thì việc bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hằng ngày quả là rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể thử nhiều cách như: Thêm ngũ cốc vào sữa Cho bé dùng sữa chua, phô mai, bánh pudding, sữa trứng hoặc sữa lắc cho bữa ăn nhẹ 2.PHẢI LÀM GÌ NẾU CON KHÔNG UỐNG ĐƯỢC SỮA HOẶC ĂN CHAY TRƯỜNG Nếu không thể bổ sung canxi và vitamin D từ sữa và các sản phẩm từ sữa khác, bạn nên cho con dùng sữa đậu nành hoặc các sản phẩm bổ sung các chất này. 3.CÓ NÊN MUA SỮA HỮU CƠ HOẶC SỮA KHÔNG CHỨA HORMONE TĂNG TRƯỞNG? Không có kết luận nào cho rằng những loại sữa này tốt hơn cho trẻ em, bạn nên xem lượng hormone tăng trưởng trong sữa để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc cho con uống sữa nguyên chất chưa được khử trùng có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. 4.CON CÓ BỊ DỊ ỨNG VỚI SỮA KHÔNG? Nếu con uống sữa bột có thành phần từ sữa bò từ khi còn nhỏ và không gặp vấn đề nào, bạn có thể yên tâm rằng bé không có vấn đề gì với sữa bò. Ngay cả trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong năm thứ nhất thường uống được sữa bò vì trẻ đã tiếp xúc với protein sữa bò trong sữa mẹ (trừ khi bạn tránh tất cả các sản phẩm từ sữa). Nếu con uống sữa đậu nành thì bạn nên bắt đầu với loại được bổ sung vitamin D và canxi. Những trường hợp dị ứng sữa bò tương đối ít gặp. Chỉ có 2-3% trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa và gần như tất cả đều không gặp vấn đề gì. Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng sữa là: Sốt hoặc phát ban, đặc biệt là vùng quanh miệng hoặc quanh cằm Cảm giác khó chịu ở bụng Tiêu chảy Nôn mửa Sưng Ngứa Chóng mặt và nghẹt mũi kéo dài, chảy nước mũi, ho, khò khè hoặc khó thở đều là dấu hiệu của dị ứng sữa đang ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của con. Bên cạnh đó, bố mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất nếu con: Rất nhợt nhạt hoặc yếu Đã phát ban khắp cơ thể Có vết sưng trong đầu hoặc cổ Tiêu chảy ra máu Một số phản ứng dị ứng thậm chí sẽ đe dọa đến mạng sống của con. Nếu con bị dị ứng sữa bò, bạn nên tránh các thực phẩm như phô mai, sữa, kem, sữa chua, bơ thực vật chứa sữa, bơ, socola. 5.TẠI SAO NÊN ĐỢI ĐẾN KHI CON 12 THÁNG TUỔI MỚI UỐNG SỮA BÒ? Trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa bò dễ dàng như sữa mẹ hoặc sữa bột, do sữa bò có hàm lượng đạm và khoáng chất cao nên sẽ ảnh hưởng đến thận của bé. Sữa bò không có lượng sắt, vitamin C và các dưỡng chất khác phù hợp cho trẻ sơ sinh, thậm chí gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Chất đạm trong sữa bò gây kích ứng hệ tiêu hóa dẫn đến máu trong phân. Ngoài ra sữa bò không cung cấp các loại chất béo tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa của con đã sẵn sàng, sữa bò có thể được bổ sung vào một chế độ ăn uống cân bằng gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt. 6.TẠI SAO CON NÊN UỐNG SỮA BÒ? Sữa bò là một nguồn cung cấp canxi phong phú giúp xương và răng chắc khỏe, giúp điều chỉnh sự đông máu và kiểm soát cơ. Sữa bò có chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và rất quan trọng cho sự phát triển của xương. Các chất trong sữa bò cung cấp cho con bạn năng lượng cần thiết cả ngày. Nếu con bạn có đủ canxi ngay từ đầu, bạn sẽ có ít nguy cơ về huyết áp, đột quỵ, ung thư ruột kết và gãy xương hông vào thời gian sau này của cuộc đời. 7.CÓ NÊN CHO CON NGỪNG BÚ SỮA MẸ KHI UỐNG SỮA BÒ? Mẹ không cần cai sữa cho con khi uống sữa bò. Các chuyên gia khuyến cáo rằng sẽ tốt hơn nếu tiếp tục cho con bú đến khoảng 1 tuổi.
Th 10
Nhiều người có thói quen uống một ly nước ấm pha với chanh mật ong vì những lợi ích cho sức khỏe. Nếu duy trì thường xuyên có ảnh hưởng đến dạ dày hay răng miệng hay không? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của Hadu nhé! 1.LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ẤM CHANH MẬT ONG Lợi ích của từng thành phần nước ấm, chanh và mật ong đều đã được nói đến trong các văn bản y học cổ đại và đã được khoa học hiện đại chứng minh. Cho đến nay, nước ấm chanh mật ong vẫn là đồ uống được yêu thích. Sự kết hợp thơm ngon và hấp dẫn này không chỉ giúp người uống sảng khoái mà còn tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Chanh, mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và axit amin mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Nước ấm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu… Giải độc nhờ nước ấm pha chanh mật ong Rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh có hại xâm nhập vào cơ thể chúng ta từ không khí, nước uống và thực phẩm. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong có đặc tính chống mầm bệnh rất mạnh mẽ, ngăn ngừa vi khuẩn, hỗ trợ đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Làm sạch làn da Do ô nhiễm ngày càng gia tăng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mất cân bằng nội tiết tố và các phản ứng dị ứng gây tổn hại cho làn da. Nếu muốn loại bỏ các vết sẹo và vết thâm do mụn để lại, nên uống 2 hoặc 3 cốc nước chanh mật ong. Vì thức uống này có tính kháng khuẩn nên nó góp phần hạn chế vi khuẩn gây mụn. Chanh mật ong có thể ổn định sự cân bằng dầu trên da giúp làn da trông sạch sẽ và mềm mại. Hỗ trợ khả năng miễn dịch Khi bạn uống nước ấm với chanh mật ong, khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhất là khi uống chanh mật ong thành một thói quen có khả năng ngăn ngừa bệnh cúm, ho thông thường và cảm lạnh, sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng) tốt hơn. Giảm viêm nhờ chanh mật ong Một cốc nước ấm với chanh mật ong giúp giảm sưng hoặc viêm nhờ đặc tính kháng khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập. Những người bị viêm mãn tính nên duy trì thức uống này. Tăng cường năng lượng Uống một cốc nước ấm với chanh mật ong để bổ sung năng lượng dự trữ. Thức uống này chứa chất điện giải rất tốt. Nước ấm với chanh mật ong - Thuốc lợi tiểu tự nhiên Điều gì xảy ra nếu quá nhiều chất lỏng tích tụ trong cơ thể của bạn? Nó có thể kích hoạt huyết áp cao, có thể gây ra các vấn đề về tim. Uống nước ấm với chanh mật ong sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa qua đường tiểu tiện và góp phần bình thường hóa huyết áp. 2.NHƯỢC ĐIỂM TIỀM ẨN CỦA NƯỚC CHANH PHA MẬT ONG Mặc dù sự kết hợp này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có thể có một số nhược điểm hoặc tác dụng phụ khi uống nước chanh mật ong. Nên cân nhắc những tiêu cực này với lợi ích của nước chanh mật ong mang lại, trong mọi trường hợp hãy lưu ý: Các vấn đề về răng tiềm ẩn: chanh có chứa axit citric ở nồng độ cao và khi uống thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến men răng của bạn. Men răng là lớp bảo vệ cứng chắc trên bề mặt răng nên tốt nhất hãy dùng hỗn hợp cốt nước chanh và mật ong pha loãng để tránh bị mòn men. Nếu bạn có đang mắc vấn đề răng miệng, hãy nói chuyện với nha sĩ về loại đồ uống này và ngừng uống nếu các vấn đề đó trở nên tồi tệ hơn. Các vấn đề về dạ dày: axit tương tự trong chanh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như trào ngược axit hoặc ợ nóng. Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ uống có tính axit, những tình trạng này dễ xảy ra hơn. Tránh nước chanh mật ong nếu bạn đã có vấn đề y tế như vậy. Cẩn trọng nhất là chỉ nên thử một lượng nhỏ trước khi bắt đầu đưa nước ấm chanh mật ong vào chế độ ăn uống hằng ngày. Đi tiểu quá nhiều: nếu tiêu thụ quá nhiều đồ uống này, nó có thể dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Vì vậy, uống điều độ là rất quan trọng, đừng uống quá nhiều vào bất kì thời điểm nào.
Th 10
Nâng cao sức khỏe người cao tuổi giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học sẽ giúp người cao tuổi bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Thời điểm giao mùa, trong điều kiện thời tiết thất thường, lúc nắng nóng rồi lại chuyển mưa, trong khi sức đề kháng của người cao tuổi ngày càng kém đi và dễ bị ảnh hưởng những tác động của thời tiết khiến nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Hơn nữa nhu cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể của người cao tuổi giảm dần theo tuổi. Hoạt động của các cơ quan tiêu hóa cũng yếu đi, việc nhai cắn thức ăn trở nên khó khăn do răng hư, mất răng, răng không còn chắc khỏe. Khi nuốt thức ăn vào cũng khó hơn, dạ dày ruột cũng bị nhỏ lại. Ăn khó tiêu và dễ bị bệnh táo bón do nhu động ruột giảm…Do đó để nâng cao sức khỏe ở người cao tuổi cần xây dựng chế độ ăn hợp lý. NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN GÌ ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE? Tăng cường rau xanh và trái cây Để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, nhất là thời tiết mùa thu khô hanh, người cao tuổi nên ăn nhiều rau tươi, các loại đậu đũa, đậu Hà Lan, trái cây chín. Mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh, 100g trái cây tươi chín. Ăn rau tươi, trái cây chín vừa cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi như các vitamin và khoáng chất, đồng thời góp phần tăng cảm giác no, dẫn đến hạn chế ăn nhiều cơm. Ăn nhiều cá, đậu, vừng, lạc Tình trạng thiếu đạm rất dễ xảy ra ở người cao tuổi do khả năng tiêu hóa hấp thu chất đạm giảm. Các loại thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm thực vật từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, lạc, vừng… rất cần được bổ sung vào khẩu phần ăn cho người cao tuổi. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá trong tuần. Để có thêm canxi đề phòng loãng xương ở người cao tuổi thì nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương. Uống đủ nước Người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước nhưng không vì thế mà hạn chế uống nước trong ngày. Mỗi ngày cần uống khoảng 1,5-2l nước sẽ giúp thận hoạt động tốt, bài tiết các chất cặn bã tốt hơn đồng thời giảm táo bón. Uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa Sữa và các chế phẩm từ sữa (như phô mai và sữa chua các loại) đều là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho người cao tuổi, như protein, chất béo, canxi, vitamin A, vitamin B12 và vitamin D. Đặc biệt, canxi là khoáng chất cần thiết giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Trong khi vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thu canxi được hiệu quả hơn, nhờ đó góp phần quan trọng vào việc củng cố xương chắc khỏe. NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG GIÚP NGƯỜI CAO TUỔI NÂNG CAO SỨC KHỎE Ăn uống điều độ Nên chia nhiều bữa nhỏ từ 4 đến 5 bữa trong ngày. Không nên ăn quá no trong một lần, tránh ăn quá muộn buổi tối, quá cận giờ ngủ. Ăn sớm Qua độ tuổi 50, hệ tiêu hóa sẽ trở nên kém hơn, quá trình tiêu hóa chậm hơn. Vì vậy, thời gian ăn cũng cần phải có sự thay đổi so với trước. Theo đó người cao tuổi nên ăn trước 7 giờ tối và ăn ít hơn so với bữa trưa. Thức ăn cũng nên là thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất. Sau đó, trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng, người cao tuổi nên uống một cốc sữa nóng, giúp dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Chế biến đa dạng Khi chế biến thành phần cấu tạo các món ăn trong bữa ăn hằng ngày nên thay đổi, đa dạng, phong phú, lưu ý nấu các món có hỗn hợp nhiều gia vị để kích thích ăn ngon miệng, nấu thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món hầm và phải có món canh.