CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TINH CHẤT QUAN TRỌNG VỚI XƯƠNG VÀ RĂNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
26

Th 10

TINH CHẤT QUAN TRỌNG VỚI XƯƠNG VÀ RĂNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

  • admin
  • 0 bình luận

  Fluor là thành phần có nhiều trong các loại thực phẩm, có trong nước, nước súc miệng, kem đánh răng. Do đó fluor rất quan trọng nhất là đối với sức khỏe răng miệng con người. Vậy fluor là gì? Vai trò của fluor như thế nào với sức khỏe con người? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1.FLUOR LÀ GÌ? Fluor là một hợp chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc hình thành men răng, tái khoáng men răng, giúp cho quá trình canxi hóa răng. Ký hiệu hóa học của fluor là F. Trong cơ thể người có khoảng 2g fluor phân bổ 96% ở xương và răng. Lượng fluor còn lại phân bổ ở gân, dây chằng và máu, trong 1 lít máu chứa 0,032mg F. 2.CÁC HÌNH THÁI CỦA FLUOR Fluor là nguyên tố không mùi vị, tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng kết hợp với một chất khác như phosphat, canxi hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước. Ở trong thực phẩm, fluor có nhiều trong trà xanh, cá biển, thực phẩm có nguồn gốc thực vật (Rau xanh, cà chua, ngũ cốc, đậu, bắp…). Fluor còn tồn tại như một hợp chất trong xương răng của con người và động vật, trong nước uống hằng ngày. 3.VAI TRÒ CỦA FLUOR Phát triển răng Thành phần fluor sẽ có tác dụng trong quá trình hình thành men răng và ngà răng. Quá trình tích fluor ở răng xảy ra từ lúc nhỏ, đó chính là thời kỳ hình thành và phát triển các răng sau này. Khi đó, fluor cùng với các chất canxi sẽ giúp kiến tạo men răng ở thời kỳ hình thành, sau đó tham gia tái khoáng men răng khi răng hình thành. Men răng sẽ phủ một lớp khoáng trên bề mặt giúp răng được trở nên cứng chắc hơn, nhờ đó mà vi khuẩn ở răng hoạt động kém hơn hạn chế được bệnh lý sâu răng. Hình thành xương Đối với cơ thể, fluor là chất cấu tạo thành mô xương có tác dụng kích thích và tổng hợp collagen trong giai đoạn đầu để khôi phục vị trí gãy xương. Đồng thời nó có vai trò trong quá trình chống lão hóa xương, hợp chất Natri Florua sẽ kich thích nguyên bào xương giúp tăng khả năng tạo xương. Chuyển hóa canxi, phot pho Nếu như thừa fluor trong cơ thể, xảy ra rối loạn chuyển hóa phot pho -canxi gây xốp xương. Trường hợp thiếu fluor thì men răng sẽ yếu hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng. 4.PHÒNG BỆNH VỀ FLUOR Ở nơi nhiều fluor thì cần hạn chế sử dụng nguồn nước nhiều fluor, thực hiện biện pháp bảo vệ không khí ở những vùng công nghiệp phát triển. Lượng fluor trong thực phẩm thấp thua kém fluor trong nước nhưng chế độ ăn vẫn cần cân đối về canxi - photpho cũng như cần phối hợp bổ sung vitamin D. Ở nơi có ít fluor nên thêm fluor vào nước ăn, sử dụng nhiều thực phẩm có fluor cao, có thể thêm vào nước ăn lên tới 1-1,2mg/l. Ngoài fluor, nếu thiếu vitamin A - D và suy dinh dưỡng protein năng lượng có liên quan đến sự suy giảm men răng, sự teo tuyến nước bọt giảm khả năng tiêu hóa tinh bột đường cũng khiến cho răng dễ bị sâu hơn. Như vậy ngoài việc chú ý đến lượng fluor còn cần quan tâm đến các điều kiện sống vệ sinh, đảm bảo một chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và protein. Các vitamin có trong rau, củ, quả và thực phẩm hằng ngày có đóng góp một phần không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Một chế độ ăn đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, có lợi cho răng sẽ giúp trẻ em có được hàm răng chắc khỏe mỗi ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại thực vật, rau củ quả như rau ngót, đu đủ, nhãn, bưởi… Ngoài công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp chống nhiễm khuẩn chân răng, tăng sức khỏe cho răng. Vitamin D có nhiều trong gan động vật, trái cây và ánh nắng mặt trời. Ngoài công dụng trị bệnh còi xương, vitamin D còn rất cần thiết cho trẻ em chậm mọc răng. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành và trong một số loại rau củ như rau dền, củ su hào… Vitamin E cũng đóng góp một phần vào duy trì sức khỏe răng miệng.  

TOP 8 THỰC PHẨM GIÀU MAGIE TỐT CHO SỨC KHỎE
26

Th 10

TOP 8 THỰC PHẨM GIÀU MAGIE TỐT CHO SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Magie không chiếm tỷ trọng lớn như các chất cần thiết khác cho cơ thể: sắt, canxi. Tuy nhiên nếu thiếu magie, cơ thể có thể hoạt động kém đi. Cơ thể không thể tự tạo magie nên cần bổ sung magie từ bên ngoài, đặc biệt là các nguồn thực phẩm giàu magie. Vậy những thực phẩm nào giàu magie? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MAGIE ĐỐI VỚI CƠ THỂ Có tới hơn 300 quá trình thiết yếu trong cơ thể phụ thuộc vào magie bao gồm nhịp tim, sự co cơ, kiểm soát huyết áp, sức khỏe xương và tạo ra năng lượng. Magie là một chất khoáng đa lượng có vai trò rất quan trọng với nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Magie có thể thay thế canxi trong quá trình khoáng hóa tạo xương, tích hợp các chất khoáng, định hình hoạt động của các hormone trong cơ thể. Magie tham gia vào cấu trúc tế bào, tổng hợp protein và tổng hợp chất sinh năng lượng ATP… Magie còn có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng liên kết, bao gồm cả sao chép ADN và tham gia hoạt hóa khoảng 300 men tham gia chuyển hóa các chất protein, lipid, và glucid trong cơ thể. Magie cũng giúp vận hành các hoạt động sinh lý như: làm dịu thần kinh nhờ cố định trên tế bào thần kinh (nếu thiếu magie thần kinh dễ bị kích thích gây co giật), làm giảm độ dẫn truyền và giảm kích thích cơ tim nên được dùng điều trị rối loạn thần kinh tim, chống giảm oxy máu, bảo vệ thành mạch máu, là chất ổn định tiểu cầu. Cùng với canxi, magie rất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp chống lại quá trình lão hóa xương. Magie cũng giúp ngăn ngừa thiếu canxi trong cơ thể, ngăn các động mạch khỏi xơ cứng do dư thừa canxi. Magie kích thích chức năng thận, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại hormone. Magie còn được sử dụng để điều tiết lượng đường trong máu và giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường. 2.MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM GIÀU MAGIE TỐT CHO SỨC KHỎE Magie là một khoáng chất có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Magie trong thức ăn thực vật cao hơn động vật, trong ngũ cốc và đậu cao hơn rau, trong rau lá xanh đậm cao hơn rau xanh lá nhạt màu. Thay đổi các thức ăn một cách khôn ngoan sẽ có đủ lượng magie cần thiết. Ngay cả người thiếu magie thì nếu ăn đủ thức ăn cũng đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu và chỉ cần bổ sung bằng thuốc 50% nhu cầu còn lại dưới sự tư vấn giám sát của chuyên gia. Dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn hằng ngày để giữ lượng magie ở mức tối ưu: 1.SOCOLA ĐEN Socola đen là món ăn vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe. Socola đen rất giàu magie, một khẩu phần ăn 28gram socola đen cung cấp khoảng 64mg magie, đáp ứng 16% liều lượng khuyến nghị hằng ngày. Ngoài ra socola đen còn chứa nhiều sắt, đồng và mangan và là nguồn cung cấp chất xơ prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Hơn nữa socola đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi, giúp trung hòa các gốc axit tự do (gốc tự do là những phân tử có hại có thể làm hỏng tế bào của bạn và dẫn đến bệnh tật). Socola đen đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim, vì nó có chứa flavonoid, là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn chặn cholesterol xấu (LDL) khiến chúng không bị oxy hóa và bám vào các tế bào lót trong động mạch. Để tận dụng tối đa lợi ích của socola đen, hãy chọn một sản phẩm chứa ít nhất 70% cacao rắn. Nếu bạn chọn sản phẩm có tỷ lệ cao hơn thì hiệu quả thậm chí còn tốt hơn. 2.CÁC LOẠI HẠT Các loại hạt vô cùng giàu dinh dưỡng với một lượng lớn protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và khoáng chất như magie. Các loại hạt đặc biệt giàu magie như hạnh nhân, hạt điều, bí ngô, quả hồ đào, hạt hướng dương, đậu phộng và hạt lanh. Các loại hạt rất giàu magie 3.CÁC LOẠI RAU XANH LÁ Những loại rau có màu xanh càng đậm càng có hàm lượng magie cao. Các loại rau xanh lá không chỉ là nguồn thực phẩm giàu magie, chúng còn chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất khoáng quan trọng, hợp chất có lợi hỗ trợ ngăn chặn tế bào tổn thương, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư. 4.CÁC LOẠI ĐẬU Các loại đậu chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết, bao gồm cả hàm lượng magie cao. Đậu đen: ½ cốc chứa 60mg magie. Đậu nành tươi (nấu chín, bỏ vỏ): ½ cốc chứa 50mg magie. Đậu lima (đã nấu chín): ½ cốc chứa 40mg magie. 5.QUẢ BƠ Quả bơ là một trong những thực phẩm giàu magie vô cùng bổ dưỡng. Với 100g bơ chứa khoảng 29mg magie. Trong quả bơ còn chứa nhiều kali, giàu axit béo đơn không bão hòa lành mạnh, tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh về tim mạch. Quả bơ rất giàu magie Ngoài ra bơ giàu chất xơ, carbs trong bơ có thể hỗ trợ điều chỉnh insulin và glucose, giúp giảm hàm lượng đường trong máu. Tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Tiêu thụ bơ còn giảm viêm, cải thiện cholesterol và tăng cường cảm giác no sau ăn. 6.CÁ BÉO Cá, đặc biệt là cá béo là thực phẩm rất bổ dưỡng. Nhiều loại cá cung cấp nhiều magie như cá hồi, cá thu và cá bơn. Trong 78g phile cá hồi chứa 53mg magie, chiếm 13% lượng khuyến cáo hằng ngày. Nó cũng cung cấp 38g protein chất lượng cao. Ngoài ra, cá rất giàu kali, selen, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác. Chất béo trong cá rất có lợi cho sức khỏe, chúng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim, do lượng axit béo omega-3 cao chứa trong cá béo. 7.CHUỐI Một trong những loại trái cây là nguồn thực phẩm giàu magie đó là chuối. Nổi tiếng giàu kali, vitamin C, B6, mangan và chất xơ. Đây là thực phẩm hỗ trợ làm giảm huyết áp, nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên chuối chín không thích hợp cho người bị tiểu đường vì lượng đường và carbs cao hơn các loại trái cây khác. Người mắc bệnh tiểu đường nên dùng chuối xanh, vì có thành phần kháng tinh bột, giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe đường ruột. 8.CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA ÍT BÉO Các sản phẩm từ sữa thường được biết tới với hàm lượng canxi dồi dào nhưng chúng cũng là nguồn cung cấp lượng magie tối ưu. Tuy nhiên nên chọn loại sữa đã được tách béo để an toàn cho sức khỏe.  

BỔ SUNG CANXI CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
26

Th 10

BỔ SUNG CANXI CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo các chức năng thần kinh và đông máu. Thiếu canxi gây còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Trái lại thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận và giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác. Vậy khi nào cần bổ sung canxi, bao nhiêu là đủ và liều lượng như thế nào có thể gây hại? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.CANXI LÀ GÌ? Canxi hay calcium là khoáng chất có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Nó chiếm khoảng 1-2% trọng lượng trong cơ thể của người trưởng thành. Đây cũng chính là thành phần có vai trò mật thiết trong sự phát triển của cơ thể, tạo nên phần lớn cấu trúc xương, răng giúp cơ thể vận động bình thường.  Canxi có sự liên kết chặt chẽ với hệ thống xương, nó  giúp phát triển, duy trì về cấu trúc cũng như chức năng của xương. Ngoài ra, do được chứa trong xương răng, móng nên canxi cũng có một phần nhỏ ở dạng ion canxi trong hệ tuần hoàn, dịch ngoại bào và các mô khác nhau. Từ đó đóng góp cho sự co giãn mạch máu, chức năng cơ, đông máu, dẫn truyền thần kinh và bài tiết nội tiết tố tốt hơn bình thường. 2.VAI TRÒ CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ Đối với người lớn Duy trì sức khỏe xương và làm chậm quá trình lão hóa, giảm mật độ xương ở người cao tuổi. Giảm tình trạng đau nhức, khó khăn khi vận động do các bệnh về xương khớp gây ra ở người trung tuổi, người già. Cần thiết cho quá trình hoạt động của tim, giúp tim co bóp tốt. Đóng vai trò là thành phần liên kết các sợi myosin và actin - 2 yếu tố chính tạo thành cơ, đảm bảo cho sự co giãn của cơ thể. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt canxi gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trí nhớ kém, suy nhược thần kinh và đau đầu. Đối với trẻ nhỏ Canxi giúp hình thành và phát triển khung xương. Giúp bé tăng trưởng chiều cao tốt, cao lớn, khỏe mạnh. Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.  Ngăn ngừa các tình trạng trẻ chậm lớn, còi xương, răng kém… Đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của hệ thần kinh, hạn chế tình trạng bé dễ quấy khóc, nổi cáu, giật mình, rụng tóc gáy… 3.CÁCH BỔ SUNG CANXI ĐÚNG, HIỆU QUẢ Cần uống canxi kèm với vitamin D Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa canxi thành canxi phosphat (một thành phần cơ bản của xương), tăng hấp thu canxi. Nói một cách khác, vitamin D là chất dẫn gắn canxi vào xương, giúp tăng cường hấp thu canxi. Vì vậy khi uống canxi phải đồng thời uống vitamin D với liều lượng tương thích để có thể giúp hấp thu và chuyển hóa canxi tối đa. Để không phải đắn đo về tỷ lệ tương thích, tốt nhất bạn nên chọn các sản phẩm calci bào chế có cả vitamin D trong thành phần. Không tự ý bổ sung canxi Thiếu canxi có thể gây còi xương ở trẻ em, loãng xương, gai cột sống, hạ canxi máu ở người lớn nhưng thừa canxi cũng nguy hại không kém. Bởi thế, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được bổ sung canxi một cách tùy tiện. Uống canxi liều cao trong một thời gian dài có thể gây sỏi thận, vôi hóa động mạch. Tự ý bổ sung canxi, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến tình trạng quá liều, gây thừa canxi. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này cần dừng uống và đi gặp bác sĩ. Vì vậy chỉ nên cân nhắc việc uống bổ sung canxi khi đang trong thời kỳ có nhu cầu cao về canxi (như mang thai, cho con bú, trẻ ở các thời kỳ phát triển, người mắc các bệnh lý thiếu hụt canxi…) mà nguồn cung cấp canxi từ thực phẩm không đủ. Khi uống bổ sung cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tiền mất tật mang. Sử dụng canxi đúng cách Dưới đây là những lời khuyên hữu ích khi bạn uống bổ sung canxi bào chế: -Nên uống canxi vào buổi sáng, không uống sau 14h chiều. -Nên dùng sau bữa ăn khoảng 1 giờ, không uống khi đói. -Tăng cường tắm nắng vào buổi sáng (để tránh tia cực tím) vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. -Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu. -Không uống canxi cùng với sữa hoặc các chế phẩm từ sữa để tránh tình trạng tranh chấp trong quá trình hấp thụ canxi. -Không uống chung canxi với sắt và một số khoáng chất khác như kẽm, đồng,... cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối. -Nếu đang dùng kháng sinh nên uống cách ra 2 tiếng. -Hạn chế sử dụng thuốc là và rượu vì sử dụng 2 thứ này cũng khiến cơ thể khó hấp thu canxi. -Nên kết hợp vận động ngoài trời để có sự chuyển hóa tốt nhất. 4.UỐNG CANXI BAO LÂU THÌ NGƯNG Canxi giúp ích rất nhiều trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng thời gian bổ sung canxi lại sẽ quyết định đến việc bạn uống canxi có lợi hay có hại cho cơ thể.  Bởi việc bổ sung thiếu hay thừa canxi cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể. Cụ thể, ở người trưởng thành việc cung cấp đủ canxi giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương và hạn chế các vấn đề xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh. Tuy nhiên, nếu hàm lượng canxi bổ sung vào cơ thể bị dư thừa cũng sẽ đưa đến các tác động tiêu cực với cơ thể như: Gia tăng nguy cơ viêm tiết niệu, sỏi thận mãn tính do dư thừa canxi. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, gãy xương… Tạo ra áp lực lên lượng canxi của máu dễ gây rối loạn nhịp tim. Canxi hóa động mạch và vôi hóa khớp vai. Chính vì những vấn đề trên mà việc quan tâm đến vấn đề uống canxi bao lâu thì ngừng là vô cùng cần thiết. Đối với người trưởng thành, sau khi trải qua giai đoạn dậy thì cơ thể vẫn cần tiếp tục bổ sung canxi để đảm bảo sức khỏe và thể chất. Do đó bạn có thể bổ sung canxi hằng ngày nhưng cần chú ý đến hàm lượng canxi theo khuyến cáo theo độ tuổi để có phương pháp bổ sung phù hợp. Đối với thanh niên trưởng thành nên bổ sung canxi theo đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tháng. Sau đó ngừng bổ sung tầm 1 tháng rồi lại tiếp tục bổ sung. Mỗi năm tốt nhất nên bổ sung 2-3 đợt. 5.MỘT VÀI LƯU Ý KHI BỔ SUNG CANXI Trường hợp bổ sung canxi cacbonat có thể bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như: táo bón, chướng bụng… Hầu hết các loại canxi được bổ sung tốt hơn khi hấp thụ với lượng nhỏ (500mg hoặc thấp hơn). Tùy thuộc vào loại canxi bạn lựa chọn mà có thể uống trước, trong hoặc sau bữa ăn. Trường hợp đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, hormone giáp, kháng sinh, thuốc ức chế canxi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để tránh sự tương tác thuốc.  

ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ
25

Th 10

ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ

  • admin
  • 0 bình luận

Tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng do những ảnh hưởng từ chế độ ăn, thói quen hằng ngày trong cuộc sống. Quá trình giảm béo ở độ tuổi này cũng khó khăn hơn. Vì vậy tốt nhất nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ, giảm và tránh việc thừa cân béo phì. 1.NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ EM Thừa cân là tình trạng cân nặng quá mức, so với cân nặng bình thường và chiều cao. Béo phì là tình trạng bị tích lũy nhiều mỡ ở cơ thể.  Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em là do: Cho trẻ ăn nạp nhiều năng lượng trong một ngày, trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, ăn vặt thường xuyên. Trẻ lười ăn rau, bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào buổi tối. Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Hậu quả bệnh béo phì ở trẻ: Trẻ tự ti với bạn bè, dễ bị trầm cảm. Khi béo phì trẻ hoạt động khó khăn. Gây ra nhiều bệnh mãn tính sớm. Tình trạng béo phì ở trẻ là mối nguy hại, nguy hiểm. Nếu không chữa trị và ngăn chặn sớm cho trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và là điều đáng buồn với trẻ. 2.ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Khi bắt đầu có những biểu hiện béo phì, cha mẹ nên nghĩ đến cách điều trị béo phì ở trẻ để khi lớn lên trẻ có thể tự tin như những đứa trẻ khác. Về cơ bản, với trẻ béo phì vẫn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển về  thể chất, do đó nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng từ từ và hợp lý cho trẻ. CHẾ ĐỘ CHO TRẺ BÉO PHÌ GIẢM CÂN Muốn trẻ béo phì giảm cân, đầu tiên cần thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ. Không cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thay vào đó có thể hấp luộc, cho trẻ ăn ít gia vị và những đồ ăn có nhiều chất béo, vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem… Để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô. Có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát  triển thể chất của trẻ. Hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra bệnh béo phì. Hãy tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt để trẻ quen dần với điều này. Hãy cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để trẻ cảm thấy vui vẻ không nhớ các món ăn vặt. Nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếu uống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đây là loại thức uống tăng lượng đường trong cơ thể của trẻ. Hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có gas, và không ăn tối trước khi đi ngủ, hạn chế cho trẻ đi nhà hàng, thực phẩm đóng gói sẵn, gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà. CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP CHO TRẺ THỪA CÂN  BÉO PHÌ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao. Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ béo phì giảm cân ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu. Có thể cho trẻ tập các bài tập sáng và chiều. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, bơi lội… Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà. Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính… Cho trẻ tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên ép trẻ tập nhiều sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn luyện tập những lần kế tiếp. Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện cho trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: