CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TIÊU CHÍ CHỌN SỮA CHO TRẺ BIẾNG ĂN
25

Th 08

TIÊU CHÍ CHỌN SỮA CHO TRẺ BIẾNG ĂN

  • admin
  • 0 bình luận

Bên cạnh những thực phẩm thiết yếu và chế độ dinh dưỡng đa dạng, bố mẹ cũng nên bổ sung các loại sữa cho trẻ biếng ăn. Đây chính là cách hiệu quả nhất để giúp con phát triển thể chất, chiều cao và trí tuệ toàn diện. Vậy tiêu chí nào để bố mẹ có thể lựa chọn loại sữa phù hợp cho con trong trường hợp bé biếng ăn? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BIẾNG ĂN Tình trạng biếng ăn ở trẻ từ 1-6 tuổi là điều vô cùng phổ biến mà nhiều mẹ gặp phải. Khi trẻ lười ăn, ăn ít sẽ không nạp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.  Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do cha mẹ tạo thói quen xấu cho trẻ. Khi đang cho trẻ ăn mà mẹ không tập trung hoặc làm nhiều việc khiến quá trình ăn của trẻ bị xao nhãng, thời gian ăn lâu khiến thức ăn mất mùi vị và trẻ không muốn ăn tiếp. Thời điểm ăn không đúng lúc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu mẹ cho bé ăn vào lúc bé đang còn no sẽ khiến trẻ không muốn ăn hoặc cho trẻ ăn quá trễ cũng khiến trẻ qua thời điểm ăn và không còn cảm giác ăn ngon miệng. Nếu mẹ thường mở tivi các chương trình yêu thích trong thời gian ăn của trẻ là một điều sai lầm và ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ. Bé sẽ tập trung vào những chương trình này mà xao nhãng bữa ăn, ăn chậm và dần không muốn ăn tiếp. 2.TIÊU CHÍ CHỌN SỮA CHO TRẺ BIẾNG ĂN Thông thường, đối với những trẻ biếng ăn, còi cọc sẽ có một công thức sữa riêng bổ sung kịp thời các dưỡng chất và năng lượng đang bị thiếu hụt. Đồng thời, loại sữa này cũng cần chứa các chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là 2 yếu tố cần cho trẻ biếng ăn: Bổ sung các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho trẻ: trong sữa cần ưu tiên các chất có khả năng hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng như các acid amin (có trong đạm sữa, đạm đậu nành…), các chất béo (MCT, L-Carnitine). Bên cạnh đó còn chứa các chất giúp bé phát triển về trí não, thể chất và tinh thần như DHA, Taurin, Cholin,... Hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa: trong thành phần sữa ngoài bổ sung các dưỡng chất cần thiết và cần có sự kết hợp của FOS & Inulin cùng các chủng lợi khuẩn có tác dụng tăng sinh lợi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời hấp thu các dưỡng chất và tạo cảm giác đói, thèm ăn cho trẻ. Phù hợp với lứa tuổi Thông thường, khả năng hấp thu dưỡng chất và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào tuổi của con mình và bậc phụ huynh lựa chọn loại sữa biếng ăn cho bé phù hợp. Hợp với khẩu vị của trẻ Với những bé bị biếng ăn sẽ không thích những hương vị mới. Vì vậy, dựa vào thói quen hằng ngày, bạn có thể lựa chọn loại sữa dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn có hương vị giống với sữa mẹ để đem lại cảm giác quen thuộc hoặc hương vị bé thích để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Cân nhắc thành phần dinh dưỡng có trong sữa Tùy theo mục đích của sữa sẽ có những thành phần dinh dưỡng khác nhau. Với loại sữa phù hợp dành cho trẻ biếng ăn thì bạn nên chọn chứa các thành phần như: DHA, Acid folic, Chất béo, Vitamin D3, Choline, kẽm, sắt… Tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích trẻ ngon miệng Một trong những tiêu chí chọn sữa cho trẻ biếng ăn là chứa hàm lượng men vi sinh, chất xơ và lợi khuẩn probiotic. Những chất này giúp bé tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có tác dụng tăng cường đề kháng và hỗ trợ miễn dịch Bạn cũng nên cân nhắc các chất có tác dụng tăng cường đề kháng trong sữa. Những chất như: Acid Sialic, IgG, Selen, Lactoferrin… có khả năng như một “tấm khiêng miễn dịch” giúp bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây hại từ môi trường.  

8 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ
24

Th 08

8 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Các thành phần dinh dưỡng, khả năng vận động, môi trường sống, giấc ngủ… là những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ. Do đó, để tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu, hiệu quả nhất, cha mẹ nên tìm hiểu các cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ và có thể áp dụng cho các trường hợp trẻ không có di truyền chiều cao tốt. 1.BA GIAI ĐOẠN VÀNG TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ Thời kỳ bào thai Thực tế chứng minh, trẻ có thể phát triển vượt trội về chiều cao vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, đặt cột mốc quan trọng ghi nhớ phát triển chiều cao về sau. Cụ thể, bắt đầu ở tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng, bắt đầu có sự phân chia các bộ phận rõ ràng. Tháng 5-6 của thai kỳ, khớp tay và khớp chân có thể cử động. Sang tháng thứ 7-8 đã phát triển các cơ quanh xương. Và đến tháng cuối cùng của thai kỳ, xương của bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận (nhưng xương của thai vẫn rất mềm so với trẻ em hay người lớn). Theo Khuyến cáo của Bộ Y Tế, trong suốt 9 tháng mang thai, cân nặng của mẹ bầu tăng từ 10-12kg thì em bé sinh ra sẽ đạt được chiều cao chuẩn >50cm (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3kg), tạo tiền đề cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả sau này. Giai đoạn từ 0-2 tuổi Hành trình 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ là bào thai cho đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Vì trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này, trẻ có thể nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ nhất. Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, cẩn thận trẻ có thể tăng 25cm trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo. Vậy là, chỉ với 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển chiều cao đến 35cm. Một con số vô cùng ấn tượng và rất khó có thể lấy lại được sau này. Sau đó, trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 5cm một năm ở các năm 2 tuổi đến 10 tuổi. Giai đoạn dậy thì Dậy thì là cơ hội cuối cùng giúp trẻ tăng tốc phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng và vận động cũng góp phần đánh thức tối đa chiều cao tiềm năng ở tuổi dậy thì. Ở giai đoạn tiền dậy thì - dậy thì (8-13 tuổi đối với nữ và 9-14 tuổi đối với nam), chiều cao của mỗi bé tăng 6-10cm, đạt đỉnh 10-12cm vào năm dậy thì và bé trai là 7-12cm, đạt đỉnh 12-15cm vào năm dậy thì. Qua giai đoạn này, chiều cao tăng chậm lại, chỉ khoảng 2-3cm 1 năm. Do đó bố mẹ không nên chỉ tập trung chăm sóc giúp trẻ tăng chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì (trẻ có kinh nguyệt hay xuất tinh lần đầu tiên), vì như vậy đã là muộn. Thay vì vậy, cần tập trung chăm sóc trẻ xuyên suốt các độ tuổi trước và trong dậy thì, đó là cách tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất. 2.BÍ QUYẾT TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ TỰ NHIÊN Dinh dưỡng khoa học Trong các giai đoạn tăng chiều cao của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho trẻ là một trong những cách phát triển chiều cao bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Theo đó: Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất). Chú ý ưu tiên các dưỡng chất có lợi cho sự tăng trưởng và chắc khỏe của xương như canxi, vitamin D, kẽm, kali, magie… từ các loại ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nho khô, các loại hải sản có vỏ… Trẻ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chiều cao như bánh ngọt, các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa… Tập luyện thể thao Cùng với dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao được xem là “bộ đôi” giúp trẻ tăng chiều cao. Vận động không chỉ giúp săn chắc cơ bắp và hệ xương thêm khỏe mạnh, cứng cáp mà giúp duy trì cân nặng, vóc dáng, thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone tăng chiều cao (HGH). Đối với các trẻ nhỏ, bố mẹ có thể giúp trẻ lựa chọn và luyện tập các môn thể dục phù hợp, tùy vào từng độ tuổi và thể trạng của bé. Trẻ nên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày để tối ưu hóa cơ hội phát triển chiều cao. Các bài tập tăng chiều cao hiệu quả có thể kể đến như: tập aerobic, nhảy dây, đi xe đạp, bơi lội, các bài tập tăng cường sức mạnh như chống đẩy, yoga… Bước qua tuổi dậy thì, cách tăng chiều cao tốt nhất là thay đổi tư thế và luyện tập thể thao. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe, tập thể dục còn giảm nguy cơ loãng xương (giảm mật độ xương). Loãng xương là nguyên nhân gây “lùn đi” ở người trưởng thành. Uống đủ nước Việc cung cấp đủ nước và thường xuyên cho cơ thể sẽ giúp phòng tránh tình trạng tích tụ độc chất, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Mẹo tăng chiều cao này đơn giản, ai cũng có thể làm tại nhà, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Theo đó, trung bình một người được khuyên cần cung cấp cho cơ thể từ 8-10 ly nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước). Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, con số này phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ vận động. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Khi ngủ cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (HGH). Đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm lượng hormone được giải phóng ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao của trẻ. Tắm nắng đúng cách Tăng cường vận động ngoài trời có thể hấp thu vitamin D cũng là một cách tăng chiều cao hiệu quả. Vận động ngoài trời vừa giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu, vừa được tổng hợp vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương từ đó tăng chiều cao tối ưu. Thời điểm vận động ngoài trời giúp cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả từ ánh nắng mặt trời là từ 9-10 giờ và 14-15 giờ. Luôn giữ tư thế đúng Nếu bạn muốn cao hơn, hãy nhớ luôn giữ tư thế đúng, tránh các tư thế “xấu” trong sinh hoạt hằng ngày. Tư thế “xấu” vừa làm bạn thấp hơn thực tế, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao nếu duy trì liên tục trong thời gian dài. Nếu chùng lưng thường xuyên, tư thế xấu này có thể gây ra tình trạng lùn đi, thậm chí đau nhức ở cổ và lưng. Cách đi đứng, tư thế ngồi làm việc, học tập hay tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống lưng. Vì vậy bạn cần sửa dáng ngồi và luôn giữ tư thế đúng khi làm việc: giữ chân thẳng trên sàn khi ngồi, điều chỉnh độ cao của ghế, sao cho đùi song song với sàn khi ngồi và đặt chân trên sàn, tránh bắt chéo chân, hỗ trợ lưng bằng cách sử dụng một chiếc gối kê nhỏ phía sau, luôn giữ vai thoải mái. Tập yoga Tập yoga cũng được xem là cách tăng chiều cao hiệu quả, nhất là các bài tập yoga tác động vào cột sống giúp kéo giãn cũng như chăm sóc cột sống luôn khỏe mạnh. Còn đối với người trưởng thành, tập yoga có thể không làm tăng chiều dài xương nhưng nó sẽ giúp cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc cơ, cải thiện tư thế và là cách để tăng chiều cao dáng đứng (không bị khòm hay cong lưng). Ngoài ra, tập yoga giúp ngăn ngừa thoái hóa cơ. Thoái hóa cơ có thể xảy ra do ít vận động hoặc do lão hóa.  Tránh các yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao Với trẻ đang trong độ tuổi tăng chiều cao, bên cạnh việc áp dụng tất cả các cách phát triển chiều cao nói trên, bố mẹ cũng cần đề nghị trẻ tránh xa các yếu tố gây cản trở quá trình tăng trưởng chiều cao như: thức khuya, lười vận động thể dục thể thao, thường xuyên ăn vặt, chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt dưỡng chất, ngồi học - sinh hoạt sai tư thế… Không chỉ trẻ nhỏ, người trưởng thành cũng cần tránh các yếu tố này nếu không muốn bị lùn đi. Cẩn trọng khi sử dụng các TPCN tăng chiều cao  Nhiều người có xu hướng sử dụng các chế phẩm, thuốc bổ sung như một cách để tăng chiều cao. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.  

KINH NGHIỆM CHỌN SỮA CÔNG THỨC PHÙ HỢP VỚI TRẺ
24

Th 08

KINH NGHIỆM CHỌN SỮA CÔNG THỨC PHÙ HỢP VỚI TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó như mẹ không có sữa, mẹ bệnh phải cách ly với trẻ, mẹ phải dùng thuốc đặc trị…. một số trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vậy, sữa bột hay còn gọi cái tên là sữa công thức, sẽ phải bổ sung hoặc thay thế bằng sữa mẹ. 1.SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC Sữa mẹ là sữa được tiết ra bởi các tuyến vú của người mẹ sau khi sinh con để nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh. Sữa công thức hay gọi là sữa bột được biết đến như một loại sữa chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Trong đó, thành phần của sữa được mô phỏng theo các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ, đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt cả về thể chất và trí não. 2.SỮA MẸ LÀ NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT NHẤT ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH Lợi ích của sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ có nhiều lợi ích mà các loại sữa công thức không thể thay thế được. Đối với bé Sữa mẹ là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho bé, sữa có chứa các dưỡng chất tốt cho bé như chất béo, chất đạm, carbohydrates, immune boosters, vitamin và khoáng chất, enzyme và hormone. Đây là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt sữa mẹ có khả năng thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn: Bú sữa mẹ giúp bé tăng cường miễn dịch, bổ sung kháng thể tự nhiên truyền từ mẹ sang con để bảo vệ bé trước các nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Trong sữa mẹ có chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics cần thiết cho hệ miễn dịch và đường ruột phát triển khỏe mạnh. Sữa mẹ chứa nhiều đạm whey, bú sữa mẹ giúp dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Sữa mẹ giúp bé tăng cân tốt và giảm nguy cơ bị béo phì, giảm các nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, tim mạch, huyết áp… Nuôi con bằng nguồn sữa mẹ giúp duy trì tình cảm mẹ con và giúp bé phát triển nhận thức tốt và thông minh hơn. Đối với mẹ Ngoài các lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ, nếu nuôi con bằng sữa mẹ đồng thời đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời với người mẹ. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương… Cho bé bú sữa cũng giúp mẹ đốt cháy calo nhanh hơn, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tạo mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và bé, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy hạnh phúc cho bé bú sữa mẹ. Lợi ích của sữa công thức Mặc dù sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm đầu đời, tuy nhiên nếu không có điều kiện bú sữa mẹ, chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh tốt cũng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Tiện lợi và linh hoạt, việc cho bé bú sữa đầy đủ và đúng giờ có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai trong gia đình, vì vậy mẹ hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian chăm sóc bé và làm những công việc khác. Giảm căng thẳng, mệt mỏi khi chăm sóc bé với những người xung quanh. Đảm bảo lượng sữa đầy đủ cung cấp cho bé phát triển tốt, không phụ thuộc vào lượng sữa của mẹ ít hay nhiều. Nếu vì lý do nào đó mà mẹ cần uống thuốc điều trị bệnh, và thuốc có nguy cơ truyền từ sữa mẹ sang cho con thì cũng nên cho bé dùng sữa công thức hoặc thay thế trong khoảng thời gian này. Ngoài các dưỡng chất mô phỏng theo sữa mẹ, sữa công thức có thể bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết khác cho bé. Chế độ ăn uống của mẹ hoàn toàn độc lập và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. 3.CÁC TIÊU CHÍ KHI LỰA CHỌN SỮA CÔNG THỨC CHO BÉ Khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ cần lưu ý gì? Phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé. Phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé (sinh thiếu tháng, đủ tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, béo phì…). Tình trạng dị ứng của bé (theo dõi sau khi uống xem bé có bị tiêu chảy, nổi mụn, táo bón không…). Giá sữa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý xem tỷ lệ đạm có trong thành phần sữa công thức có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không? Để hiểu rõ điều này, mẹ có thể căn cứ theo tiêu chuẩn sau: +Trẻ từ 0-12 tháng tuổi, tỷ lệ đạm tiêu chuẩn khoảng 11-18%. +Trẻ từ 12-36 tháng tuổi, tỷ lệ đạm là 18-34%. Nếu tỷ lệ đạm trong sữa quá ít có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm trùng cao, hệ miễn dịch kém. Ngược lại, nếu thừa đạm sẽ dẫn tới rối loạn hormone, hệ thần kinh kém phát triển, béo phì, và bệnh lý tim mạch.  

CÁCH GIÚP TRẺ TĂNG CÂN NHANH VÀ ĐỀU
23

Th 08

CÁCH GIÚP TRẺ TĂNG CÂN NHANH VÀ ĐỀU

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ chậm tăng cân, còi hơn so với những bạn đồng trang lứa, khiến không ít cha mẹ lo lắng. Để có thể tìm ra cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả, bạn có thể cùng các chuyên gia tìm hiểu các cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. 1.TẠI SAO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN Hầu hết cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp 2 lần khi được 6 tháng tuổi và khi trẻ được 1 tuổi cân nặng sẽ tăng gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh ra. Những đứa trẻ phát triển chậm sẽ không đạt được lộ trình tăng cân này. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân do rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Trẻ sinh non, nhẹ cân Trong trường hợp này, trẻ thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trẻ sinh non (dưới 2,5kg) sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác. Đồng thời những trẻ này vốn đã có sức khỏe yếu, dễ bị bệnh nên việc tăng cân sẽ gặp đôi chút khó khăn. Không ngậm vú mẹ đúng cách Việc ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Nếu trẻ sơ sinh không thể thực hiện điều này, bé sẽ tăng cân chậm hoặc thậm chí trẻ không tăng cân. Chất lượng sữa mẹ thấp Sữa mẹ không đủ dồi dào hoặc không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến bé bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khá dễ dàng nếu bạn biết cách ăn uống để tăng lượng sữa và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ do gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chữa trị nhé.  Rối loạn tiêu hóa Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, không dung nạp sữa, đặc biệt là bệnh celiac. Đây là bệnh tự miễn dịch của hệ tiêu hóa khi quá nhạy cảm hoặc không hấp thụ gluten, một loại protein có trong ngũ cốc, lúa mì, yến mạch. Khi mắc bệnh này trẻ sơ sinh sẽ kém phát triển, chậm hoặc không tăng cân, lâu ngày dẫn đến còi xương chậm lớn. Cho con ăn sữa một cách máy móc Một số mẹ nuôi con và tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa” mà không dựa trên nhu cầu của bé. Vì thế bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực sự. Để tránh được điều này, cần cho bé bú ngay khi bé đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài Nếu mẹ để khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, bụng của trẻ sẽ sản sinh nhiều khí gas gây đầy hơi. Điều đó khiến trẻ có cảm giác no và chán ăn, bé bú ít hơn và không hấp thụ đủ dinh dưỡng, dẫn tới sụt cân hoặc tăng cân chậm. Các chuyên gia cho rằng, khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn sữa là khoảng 2,5 giờ mỗi lần. Hoặc ăn từ 8 đến 12 bữa mỗi ngày. Khoảng cách này sẽ tăng dần khi trẻ lớn hơn. NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ NHỎ KHÔNG TĂNG CÂN Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực chất lại không đủ về số lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong ngày. Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Cho trẻ ăn quá nhiều so với khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ Việc cung cấp một lượng thức ăn quá lớn vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ chẳng những không giúp trẻ không hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn mà còn khiến bé bị no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân. Bé bị nhiễm giun, sán Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/ lần. Có quá nhiều chất đạm trong các bữa ăn Nhiều bà mẹ cho rằng con ăn nhiều các loại thực phẩm chứa đạm như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa… sẽ giúp con tăng cân nhanh chóng hơn. Cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú. Ăn nhiều chất đạm còn gây táo bón làm trẻ cũng không hấp thụ được thức ăn, gây tăng gánh nặng cho thận của bé, hơn nữa chất đạm không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ, muốn tăng cân trẻ phải ăn đủ chất đường bột, chất béo, chất đạm chỉ cung cấp 14% năng lượng khẩu phần ăn hằng ngày là đủ. 2.CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG CÂN HIỆU QUẢ, NHANH CHÓNG Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ Bạn hãy nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho trẻ, giúp bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện. Một khẩu phần ăn khoa học cho trẻ cũng như người lớn cần có đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Lên thực đơn khoa học và cho trẻ ăn theo nhu cầu, đúng thời điểm. Mỗi khi đói, dạ dày của trẻ sẽ tiết nhiều enzyme hơn, kích thích khả năng ăn uống, giúp trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn. Do vậy bạn nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và giúp trẻ hình thành thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa. Muốn giúp trẻ tăng cân hiệu quả và nhanh chóng, thì việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy bạn nên bổ sung những loại thức ăn giàu đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất và vitamin trong từng món ăn giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, như là các loại thực phẩm bơ, phô mai, thịt, cá, sữa, trứng, tinh bột, men vi sinh… Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa là một nguyên tắc vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn, dẫn đến sụt cân ở trẻ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập luyện cho trẻ ăn đúng theo thời gian biểu, tuyệt đối không được bỏ các bữa chính, đặc biệt là bữa sáng. Mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể cho trẻ ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ vào những khung giờ hợp lý, xen kẽ giữa các bữa ăn chính với các món ăn lành mạnh như hoa quả, sữa chua, bánh mì… Nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng, để hệ tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả. Gần đến giờ ăn, bạn không nên  cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây cũng như đồ ăn vặt. Bởi điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy ngang dạ, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn và cảm thấy không ngon miệng. Nếu trẻ ăn ít và không ăn hết khẩu phần trong bữa ăn thì không nên cố gắng thúc ép trẻ ăn, điều này chỉ khiến cho trẻ càng sợ đồ ăn hơn. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết đang bị thiếu hụt từ bữa ăn bằng cách cho trẻ uống thêm sữa. Nếu làm được như vậy, kế hoạch giúp trẻ tăng cân của bạn đã có dấu hiệu thành công. Cho trẻ vận động thường xuyên Việc thường xuyên cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt hơn mà còn khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hiệu quả. Bởi việc vận động nhiều sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, có cảm giác thèm ăn, từ đó trẻ sẽ ăn nhiều hơn và hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả hơn. Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Vì vậy, tạo nên cho trẻ sở thích vận động và hãy chọn những bài tập phù hợp lứa tuổi của trẻ, với cường độ hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ tham gia những trò chơi cùng các bạn cùng lứa tuổi như đạp xe, chơi bóng… Cho trẻ uống đủ nước Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, uống đủ nước sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đồng thời phần nào giúp khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân, bạn hãy đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: