Th 05
Mỡ nội tạng có chức năng bảo vệ các cơ quan trong khoang bụng, nhưng không được quá 10-15% tổng lượng mỡ trong cơ thể. Nếu tích tụ nhiều hơn, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy mỡ nội tạng có hại như thế nào, làm sao để đẩy lùi loại mỡ nguy hại này và phòng ngừa bệnh tật? NHIỀU NGUY HẠI TỪ MỠ NỘI TẠNG DƯ THỪA Mỡ nội tạng là phần mỡ thừa được tích tụ ở những nội tạng quan trọng của cơ thể như tim, gan, tuyến tụy và ruột. Chất béo có mặt ở khắp cơ thể bạn dưới dạng mô mỡ dưới da, mỡ nội tạng, mỡ tủy, mỡ trong hệ thống cơ và mỡ vú… giúp cung cấp năng lượng, duy trì nhiệt độ, hỗ trợ hoạt động của tế bào, các cơ quan và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên khi chất béo dư thừa có thể gây béo phì. Đặc biệt khi dư thừa mỡ nội tạng sẽ làm bụng nhô ra phía trước gọi là mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh sau: NGUY CƠ MẮC TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 Mỡ nội tạng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể làm tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể, ngay cả khi chưa từng mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỡ nội tạng đóng góp phần chống lại insulin. Nguyên nhân là do mỡ nội tạng tiết ra protein liên kết retinol - 4 (RBP4) - một loại protein làm tăng khả năng kháng lại insulin của cơ thể. Mỡ nội tạng tích tụ nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. KHIẾN GAN TỔN THƯƠNG Khi nhắc đến tích tụ mỡ thừa, nhiều người chỉ nghĩ rằng rủi ro mắc các bệnh về tim mạch. Nhưng trên thực tế, tăng mỡ nội tạng cũng có thể tác động đáng kể đến sức khỏe gan, khiến gan dễ tổn thương và mắc bệnh. Tăng cân quá mức, dư thừa mỡ nội tạng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là một tình trạng mà mỡ thừa tích tụ trong gan, dẫn đến viêm gan. Kháng insulin xảy ra khi các tế bào của cơ thể trở nên phản ứng kém với insulin, dẫn đến tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh, gan mà còn nhiều cơ quan khác. GÂY TĂNG HUYẾT ÁP, TIM MẠCH VÀ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ Mỡ nội tạng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Những người có hàm lượng mỡ nội tạng cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, bao gồm các bệnh về mạch máu, bệnh mạch vành và các bệnh với van tim. Ngoài ra, mỡ nội tạng cao khiến cho có nguy cơ mắc động mạch vành, bệnh tim và cơn đau thắt ngực. TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mỡ nội tạng có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư ruột non, ung thư vú, ung thư đại tràng. BỆNH ALZHEIMER Cân nặng của cơ thể tương đương với khối lượng não ít hơn, có nghĩa là khi già đi, chức năng của não sẽ giảm. Hormone leptin được giải phóng bởi các tế bào mỡ có tác dụng phụ trên các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng học tập, trí nhớ, và sự thèm ăn. Do đó, bụng càng lớn càng có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng não. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có hàm lượng mỡ nội tạng cao hơn có thể tích tụ amyloid trong não cao hơn, cho thấy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer có thể tăng lên. Khi mỡ bụng vượt quá mức trung bình có thể làm tăng 39% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ trong vòng 15 năm so với những người có vòng eo bình thường. Chính vì vậy, việc kiểm soát mỡ nội tạng là rất quan trọng.
Th 05
Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, phụ huynh cần chú ý sức khỏe trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do hệ thống tiêu hóa còn non yếu, thành ruột khá mỏng. Khi đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, chất độc dễ thông hành qua ruột thâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện cụ thể chính là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ thất thường, đau bụng ở trẻ. Nếu trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, nôn, đại tiện phân máu, thức dậy trong đêm vì đau hoặc đau khi đi tiểu, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột… hoặc các bệnh lý nội khoa như viêm tụy cấp, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa… Do vậy, cha mẹ cần chú ý đến các bệnh tiêu hóa thường gặp dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ. 1.BỆNH TIÊU CHẢY Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ít nhất 3 lần/ 24 giờ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng từ 1,5 đến 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em sau nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là do nhiễm virus. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra tiêu chảy. 2.BỆNH KIẾT LỴ Trẻ bị kiết lỵ là tình trạng khá thường gặp, nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột như Shigella, Salmonella, … từ thực phẩm hoặc nước uống. Bệnh kiết lỵ thường khiến trẻ tiêu chảy liên tục gây mất nước, sụt cân, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Kiết lỵ là dạng bệnh nhiễm trùng đường ruột với triệu chứng điển hình là tiêu phân nhầy máu. Phân lỏng chủ yếu chứa dịch nhầy và máu, nếu không bổ sung nước và trị tiêu chảy kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Kiết lỵ kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước. Ban đầu triệu chứng tiêu hóa do kiết lỵ có thể khiến trẻ quấy khóc, sau đó cơ thể mệt mỏi, sẽ khiến trẻ lịm đi. Cần cẩn thận nếu đau bụng đột ngột, đau nghiêm trọng xuất hiện, đây có thể là biến chứng kiết lị như: thủng ruột, viêm ruột thừa, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu của bệnh như: đại tiện ra phân rất ít nhưng có kèm theo nhầy và máu, có kèm theo triệu chứng sốt, đau bụng… thì cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị. 3.BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến, do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc mắc các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như viêm đại tràng. Nguyên nhân là trẻ dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu, chưa hoàn thiện. Nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập, gây nên các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh. Ngoài ra, nếu việc cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đường hóa học… cũng sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Khi mắc rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ thay đổi hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… Trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế khi thấy trẻ bị tiêu chảy, đầy bụng, nôn… thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, khám và có biện pháp điều trị thích hợp. 4.TÁO BÓN Táo bón không phải là một bệnh, mà là triệu chứng thường gặp trong thực hành nhi khoa và gần đây được coi là vấn đề lớn trong sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ táo bón ở trẻ em dao động trong khoảng 1-30%. Táo bón là nguyên nhân khiến trẻ phải đi khám tại các phòng khám nhi 3-5% và các phòng khám nhi chuyên về tiêu hóa là 35%. Táo bón ở trẻ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó khăn cho việc điều trị. Khi trẻ mắc táo bón là trẻ đi đại tiện không thường xuyên (ít hơn 3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu, gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện ngứa ở hậu môn, khi đi đại tiện thấy máu tươi trong phân. Nguyên nhân là do phân cứng cọ xát với hậu môn, dẫn đến hình thành vết nứt ở vùng da xung quanh hậu môn. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu vết nứt không được xử trí đúng cách sẽ biến chứng thành ổ viêm hoặc ổ áp xe. Trẻ đôi khi đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ hậu môn dẫn đến chảy máu… Bạn có thể gặp ở trẻ lười ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước…. nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ rối loạn chức năng đại tràng. Thông thường táo bón chỉ xảy ra trong ngắn hạn, bố mẹ có thể giải quyết bằng cách chăm sóc trẻ đúng cách như: bổ sung thêm rau, hoa quả nhiều vào chất xơ và chế độ ăn cho trẻ. Cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp và xử trí kịp thời.
Th 05
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sinh mổ. Thế nhưng, không phải loại quả nào cũng phù hợp với mẹ đẻ mổ. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành tổn thương, các chị em nên ưu tiên lựa chọn các trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ nhé. 1.TIÊU CHÍ CHỌN TRÁI CÂY TỐT CHO MẸ SINH MỔ Nhiều mẹ thắc mắc “Sau sinh mổ ăn trái cây được không?” Câu trả lời là “Được.” Để chọn trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ, trước tiên mẹ bỉm cần nắm rõ những tiêu chí lựa chọn trái cây dành cho phụ nữ đẻ mổ, bao gồm: Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống viêm và hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng. Hơn nữa, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt hiệu quả. Do đó mà những loại quả giàu vitamin C rất tốt cho phụ nữ sinh mổ. Trái cây giàu chất xơ: Táo bón sau khi sinh mổ là vấn đề rất thường gặp. Chất xơ trong trái cây có thể khắc phục tình trạng này. Trái cây giàu sắt: Sau khi sinh mổ, phụ nữ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bỉm nên ăn nhiều trái cây và thực phẩm giàu sắt. Trái cây lợi sữa: Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, chắc hẳn phụ nữ sinh mổ luôn mong muốn có được nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho bé yêu. Một số loại hoa quả có thể hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ. Vì vậy phụ nữ sau sinh mổ nên lựa chọn những loại trái cây giúp gọi sữa về. 2.TOP 10 LOẠI TRÁI CÂY TỐT CHO PHỤ NỮ SAU SINH MỔ Dựa vào tiêu chí lựa chọn trái cây tốt cho phụ nữ sau sinh mổ, lời đáp đối với thắc mắc “Sau sinh mổ ăn được quả gì?” sẽ được bật mí với danh sách 10 loại trái cây sau: TRÁI CÂY HỌ CAM QUÝT Các loại trái cây như cam, bưởi, quýt… là câu trả lời đầu tiên cho vấn đề “Sau sinh mổ nên ăn loại trái cây gì?” Những loại quả này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể chống lại tình trạng oxy hóa và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Những lợi ích nổi bật của trái cây họ cam quýt đối với mẹ sau sinh mổ bao gồm: Tăng cường sức đề kháng. Chống nhiễm trùng sau mổ. Giúp cơ thể sản xuất collagen, hỗ trợ hình thành dây chằng, mô sẹo và da mới. Tăng cường hấp thu sắt, canxi. CHUỐI Chuối là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ vì chứa nhiều kali - khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phục hồi sau sinh mổ. Kali giúp cân bằng chất lỏng và điện giải, đồng thời giữ huyết áp ở mức ổn định bình thường. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ sau sinh mổ muốn tìm cách giảm cân, lấy lại vòng eo thon gọn thì chuối cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Điều này là do kali có trong chuối giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ protein, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, vitamin A, C và kẽm có trong chuối cũng giúp giữ vai trò quan trọng đối với việc: Phục hồi mô và da. Tăng cường miễn dịch. Kiểm soát tình trạng viêm. Trực tiếp chữa lành vết thương. Đặc biệt, chuối còn giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng táo bón sau sinh mổ hiệu quả. Điều này là nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này. ĐU ĐỦ Đu đủ chắc chắn là loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. Không chỉ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, đu đủ còn có hai hoạt chất là chymopapain và papain có tác dụng giúp vết mổ mau lành. Mặt khác, nếu như trong thai kỳ mẹ bầu được khuyến khích tránh xa đu đủ xanh, thì sau khi sinh mổ đu đủ xanh lại trở thành loại trái cây lợi sữa. Chính vì vậy mà các mẹ đẻ mổ đừng quên bổ sung thêm cả đu đủ chín và đu đủ xanh vào chế độ ăn dinh dưỡng nhé. THANH LONG Thanh long chứa nhiều nước, chất xơ, và chất chống oxy hóa giúp khắc phục tình trạng táo bón và phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Hơn nữa, thanh long còn giúp làm đẹp da cho phụ nữ sau sinh mổ. Các vitamin và khoáng chất có trong thanh long đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ mới sinh. Chính vì vậy mà thanh long trở thành loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. VÚ SỮA Sở hữu đặc tính chống oxy hóa mạnh, vú sữa là ứng cử viên đầy triển vọng trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ sau sinh mổ. Không chỉ giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus, vú sữa còn giảm viêm, giảm mẫn cảm do dị ứng, thúc đẩy quá trình lành thương và hỗ trợ điều chỉnh khả năng hấp thụ chất béo. Hơn nữa các dưỡng chất như protein, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B… có trong vú sữa cũng góp phần tạo ra nguồn sữa mẹ chất lượng và dồi dào. Do đó, mẹ sinh mổ sẽ không còn lo lắng về tình trạng thiếu sữa nuôi con. QUẢ NA Quả na chứa các loại hợp chất tự nhiên thú vị được gọi là acetogenin, giúp: Kháng virus. Chống ký sinh trùng. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Có tiềm năng chống ung thư. Chất xơ, vitamin A, B, C và các khoáng chất như sắt, magie, kali, canxi… có trong mãng cầu ta cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mẹ sau sinh mổ. Nhờ đó mà làn da sau sinh của chị em được cải thiện và hệ miễn dịch được tăng cường. VIỆT QUẤT Để mau chóng phục hồi sau sinh mổ, bà đẻ nên thêm việt quất vào chế độ dinh dưỡng sau sinh. Việt quất là một loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa. Tác dụng chống viêm của việt quất cũng đã được các nhà khoa học khẳng định. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc ăn quả việt quất thường xuyên với số lượng vừa phải giúp: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Giảm nguy cơ bị tiểu đường type 2 Bảo vệ thần kinh Đặc biệt mẹ sau sinh mổ ăn việt quất còn có thể giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Có thể thấy, việt quất là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. QUẢ BƠ Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà quả bơ cũng nằm trong danh sách những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. Bơ chứa nhiều folate và kali - những dưỡng chất cần thiết nhưng không được cung cấp đủ thông qua chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh mổ. Không những thế, quả bơ chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa tan trong chất béo. Những chất này đều góp phần cải thiện sức khỏe mẹ sau sinh mổ cũng như nâng cao chất lượng sữa mẹ. QUẢ SUNG Các mẹ bỉm có thể thử ăn quả sung chín. Theo Đông Y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Theo Y học hiện đại, quả sung chín chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Hơn nữa, trái sung còn hỗ trợ ổn định đường huyết, rất phù hợp với những mẹ bị tiểu đường sau sinh. QUẢ TÁO Không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh, quả táo còn giúp làm đẹp da và giữ dáng thon gọn. Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong táo cũng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho phụ nữ sau sinh mổ, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng. 2.SINH MỔ BAO LÂU ĐƯỢC ĂN TRÁI CÂY? Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng trái cây chỉ thực sự phát huy tác dụng tối đa khi phụ nữ ăn đúng thời điểm. Vậy sinh mổ sau bao lâu được ăn trái cây? Thông thường, sau khi sinh mổ, phụ nữ được khuyên là kiêng ăn trong vòng 8-24 giờ. Sau đó, các mẹ có thể bắt đầu ăn thực phẩm dễ tiêu hóa. Nếu muốn nhận được những lợi ích từ trái cây, phụ nữ có thể uống sinh tố hoặc nước ép hoa quả để dễ hấp thu, hoặc ưu tiên ăn những loại quả mềm, dễ tiêu hóa. 3.MẸ SAU SINH MỔ ĂN TRÁI CÂY CẦN LƯU Ý GÌ? Thực tế có rất nhiều loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ sau sinh và bé yêu, phụ nữ nên lưu ý một số điều sau: Chọn mua trái cây có nguồn gốc rõ ràng từ các siêu thị, cửa hàng uy tín. Nếu có thể, cha mẹ sau sinh nên ăn trái cây hữu cơ. Nếu ăn trái cây còn tươi mới, hạn chế ăn hoa quả bảo quản lâu ngày. Ưu tiên ăn các loại trái cây theo mùa, tránh hoa quả trái mùa để hạn chế tối đa việc tiêu thụ chất độc hại. Rửa sạch trái cây trước khi ăn dưới vòi nước chảy rồi ngâm với muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất, vi trùng. Chỉ nên ăn một lượng vừa phải trái cây tươi mỗi ngày để cân đối lượng calo nạp vào cơ thể.
Th 05
Mỡ máu cao gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong rất cao. Bên cạnh chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần tìm hiểu mỡ máu cao nên ăn gì để giảm mỡ máu và phòng tránh tai biến. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều trường hợp tăng mỡ trong máu là do chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất độc hại. Khi có quá nhiều chất béo mà cơ thể chưa kịp đào thải hay chuyển hóa, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ dư thừa. Lượng mỡ máu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như gan, tim, thận… Nguy hiểm hơn, nếu mỡ tích tụ thành các mảng xơ vữa động mạch sẽ dẫn đến tai biến. Một vài thay đổi nhỏ trong lối sống bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu tốt hơn. Vậy mỡ máu cao nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm giảm mỡ máu mà bạn có thể tham khảo để áp dụng và giúp ngăn ngừa nguy cơ tai biến. 1.THỰC PHẨM GIẢM MỠ MÁU: CHẤT XƠ HÒA TAN Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, hạt lanh, táo và các trái cây họ cam chanh. Có thể thực ra không có các enzyme nhất định để phá vỡ chất xơ hòa tan, nên chất xơ sẽ đi qua đường tiêu hóa, hút nước và tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Trên đường di chuyển, chất xơ hòa tan cũng sẽ hấp thụ mật, một chất được sản xuất bởi gan để tiêu hóa chất béo. Sau đó chất xơ và mật kèm theo sẽ được bài tiết ra theo phân. Mật được tạo ra từ cholesterol, thế nên khi gan cần tạo ra nhiều mật hơn, nó sẽ kéo cholesterol ra khỏi máu, từ đó làm giảm cholesterol một cách tự nhiên. 2.RAU CỦ QUẢ Rau củ quả là thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch. Bên cạnh tác dụng làm giảm cholesterol và ngăn chặn quá trình oxy hóa, các loại rau củ quả còn giúp giảm nguy cơ tim mạch đáng kể. Nghiên cứu đã phát hiện những người ăn nhiều rau củ thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 17% trong vòng 10 năm. 3.CÁC LOẠI GIA VỊ GIÚP GIẢM MỠ MÁU Bạn nên bổ sung một số loại gia vị có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa ở hàm lượng cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm lên đến 9%. Ngoài công dụng giảm cholesterol, một số loại gia vị còn chứa chất chống oxy hóa ngăn cản cholesterol LDL bị oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Các loại gia vị như bạc hà, đinh hương, tiêu và quế sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn và giúp bạn giảm mỡ máu thông qua thực đơn hằng ngày. 4.TRÀ XANH CÓ LỢI CHO NGƯỜI MỠ MÁU Nếu bạn đang thắc mắc uống gì sẽ giảm mỡ máu nhanh thì câu trả lời là trà xanh. Nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần lên đến 7mg/dL và giảm cholesterol xấu lên đến 2mg/dL. Trà xanh làm giảm sự xuất hiện của cholesterol LDL trong gan, đồng thời tăng cường quá trình loại bỏ LDL ra khỏi máu. Ngoài ra, thành phần giàu chất chống oxy hóa trong trà xanh còn giúp ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa và ngăn sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không nên uống nước trà lúc đang đói, không uống trước khi đi ngủ và không uống lúc nước trà còn quá nóng. 5.CHẤT BÉO KHÔNG BÃO HÒA Khi tìm hiểu mỡ máu nên ăn gì, nhiều người có xu hướng loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có hại. Bạn nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega 3 và omega 6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích. Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh.