Th 05
Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh là một chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt khi dưỡng chất này ngày càng nhận được nhiều lời khen “có cánh” trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong bài viết sau đây của Hadu Pharma hãy cùng tìm hiểu lợi ích thực sự của DHA là gì, bố mẹ có nên bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh hay không cũng như thời điểm bổ sung cho trẻ sơ sinh khi nào là an toàn và hiệu quả. DHA, hay axit docosahexaenoic, là một loại axit béo không bão hòa đa thuộc nhóm omega 3. DHA có nhiều trong thủy hải sản, đặc biệt là các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…) rong và tảo biển. 1.CÓ NÊN BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG? Mẹ bầu nên bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh vì 4 nguyên nhân sau: DHA hỗ trợ sự phát triển não bộ. DHA cải thiện chức năng thị giác. Thiếu hụt DHA gây bất lợi cho sự phát triển trí não. Cơ thể con người không thể tổng hợp đủ DHA nội sinh. Cụ thể như sau: DHA HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ Nghiên cứu cho thấy, DHA là một thành phần cấu trúc chính của não, chiếm đến 90% tổng lượng axit béo omega 3 và 20% tổng lượng chất béo chứa trong não. Trong não bộ, DHA có thể điều chỉnh các con đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh, tham gia hình thành thần kinh (myelin hóa), cải thiện độ dẻo dai của khớp thần kinh, kháng viêm thần kinh, tăng cường chức năng cụ thể, tính toàn vẹn và tổ chức của màng tế bào thần kinh. Nhờ đó, việc tiêu thụ DHA có thể dẫn đến nhiều tác động tích cực đến sinh lý và hành vi, bao gồm cả những tác động lên nhận thức. DHA có xu hướng tích tụ ở não trong thời kỳ mang thai và trong những năm đầu đời - khi não bộ tăng trưởng đột biến. Trong thời gian này, nguồn DHA duy nhất mà trẻ nhận được sau sinh là thông qua sữa mẹ và nồng độ DHA trong sữa mẹ có thể khác nhau, tùy thuộc vào lượng DHA dự trữ và chế độ ăn uống của mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào sữa mẹ cũng cung cấp đủ DHA cần thiết cho bé. Vì thế, việc bổ sung DHA thông qua sữa công thức hoặc thực phẩm chức năng là điều cần thiết. DHA CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC DHA là một phần quan trọng của màng tế bào thụ cảm ánh sáng trong võng mạc, nơi chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh mà não có thể hiểu được. DHA giúp tăng cường tính linh hoạt và chức năng của màng tế bào cảm thụ ánh sáng, làm cho quá trình chuyển đổi ánh sáng hiệu quả hơn, từ đó tăng cường chức năng thị lực. Mặt khác, DHA cũng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm trong mắt, bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý có thể làm suy giảm thị giác, điển hình như bệnh viêm võng mạc. THIẾU HỤT DHA GÂY BẤT LỢI CHO SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO Nhiều bằng chứng lý thuyết, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học ở người đã chứng minh một cách thuyết phục rằng sự thiếu hụt DHA có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức của hệ thần kinh của trẻ. Cụ thể, thiếu hụt DHA trong thời thơ ấu có thể làm suy giảm khả năng học hỏi, tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý, dễ bốc đồng, hung hãn và một số rối loạn tâm lý khác khi trẻ trưởng thành. Vì thế, bổ sung DHA có thể giúp tối ưu hóa sự phát triển của não bộ trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh, khi não bộ phát triển nhanh chóng. CƠ THỂ CON NGƯỜI KHÔNG THỂ TỰ TỔNG HỢP ĐỦ DHA Tuy cơ thể có thể tự tổng hợp DHA nội sinh từ các tiền chất chuỗi ngắn đơn của chúng, điển hình như ALA, nhưng trong hầu hết các trường hợp, lượng DHA mà cơ thể tự tổng hợp nội sinh không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng DHA của bé. Vì thế, việc bổ sung DHA từ những nguồn bên ngoài (như sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm bổ sung…) cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết. Tóm lại, DHA là một axit béo thiết yếu, không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh đã được khuyến khích bởi nhiều tổ chức y tế do vai trò quan trọng của DHA trong việc phát triển não bộ và thị giác của trẻ. 2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIỀU BỔ SUNG DHA CỦA TRẺ SƠ SINH Nhìn chung, liều lượng bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh có thể được bác sĩ tư vấn điều chỉnh tùy thuộc vào: Tuổi tác và cân nặng: Nhu cầu bổ sung DHA có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và cân nặng. Bú mẹ hay sữa công thức: Ở trẻ bú mẹ: Sữa mẹ có chứa một lượng DHA vừa đủ để trẻ sơ sinh tiêu thụ trong ít nhất 12 tháng đầu tiên. Tuy nhiên hàm lượng này có thể bị hao hụt lên đến 63% do chế độ ăn thiếu cân đối của mẹ. Do đó phụ nữ cho con bú cần chú ý bổ sung đầy đủ DHA (ít nhất 200mg/ ngày) để duy trì hàm lượng DHA tối ưu cho bé. Sinh non: trẻ sinh non thường có nhu cầu DHA cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng do chúng đã bỏ lỡ thời gian tích lũy DHA quan trọng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này bác sĩ có thể khuyến nghị liều lượng DHA cao hơn cho trẻ sinh non để hỗ trợ sự phát triển của não và mắt. Vấn đề sức khỏe khác: Trẻ sơ sinh có các vấn đề sức khỏe đặc biệt cần được điều chỉnh liều lượng DHA để hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe tổng thể. 3.BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH KHI NÀO? Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh là một quyết định quan trọng để hỗ trợ sự phát triển tối ưu của não bộ và thị giác. Dưới đây là thông tin về thời điểm bổ sung, các dấu hiệu thiếu DHA và nhóm trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt DHA mà cha mẹ cần biết. KHI NÀO NÊN BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH? Ngay sau sinh: một số chuyên gia khuyến nghị bắt đầu bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh ngay từ những tuần đầu tiên sau sinh, đặc biệt nếu trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không có đủ hàm lượng DHA. Trẻ sinh non: trẻ sinh non cần được bổ sung DHA sớm do họ không có đủ thời gian trong tử cung để tích lũy DHA. Khi trẻ có dấu hiệu thiếu DHA: dựa trên đánh giá của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN BÉ SƠ SINH THIẾU DHA Các dấu hiệu thiếu DHA thường không xuất hiện rõ ràng ở trẻ sơ sinh, nhưng một số vấn đề dưới đây có thể là dấu hiệu cảnh báo: Chậm phát triển thần kinh: trẻ có thể chậm phát triển kỹ năng vận động hoặc nhận thức so với các cột mốc phát triển thông thường của trẻ sơ sinh. Vấn đề về thị giác: chậm phát triển kỹ năng thị giác, trẻ không có dấu hiệu bị thu hút bởi những vật chuyển động và thường không theo dõi chúng bằng mắt. Các vấn đề về hành vi: khó khăn trong việc tập trung hoặc dễ dàng khóc ré lên, kích động mất kiểm soát mà không có nguyên nhân chính đáng. BỔ SUNG DHA CHO TRẺ TRONG BAO LÂU? Mặc dù không có quy định cứng nhắc về thời gian bổ sung DHA, nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bố mẹ cần bổ sung đầy đủ DHA cho bé trong ít nhất 3 năm đầu đời, và tối ưu nhất là đến hết giai đoạn 15 tuổi hoặc càng lâu càng tốt. Nguyên nhân là vì trong 3 năm đầu đời, não bộ của trẻ đạt tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất cả về nhận thức, tư duy ngôn ngữ và sự sắc bén của các giác quan. Từ năm thứ 3 trở đi, sự hình thành các synap thần kinh trong não bắt đầu giảm tốc độ mạnh và gần như dừng hẳn khi trẻ bước vào độ tuổi 15. Synapse là điểm kết nối giữa hai tế bào thần kinh, cho phép tín hiệu thần kinh được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ. Tóm lại, trong điều kiện tối thiểu, bố mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ DHA trong ít nhất 3 năm đầu đời. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần biết rằng, DHA không chỉ là một axit béo tốt cho não, mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch và thị giác. Do đó, nếu điều kiện cho phép, trẻ nên được bổ sung đầy đủ DHA càng lâu càng tốt. 4.CÁCH BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH VÀ AN TOÀN Để bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn, bạn có thể cân nhắc các cách kết hợp sau: NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Sữa mẹ là nguồn DHA tối ưu nhất cho trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là vì: Hàm lượng vừa đủ DHA: Sữa mẹ tự nhiên có chứa 16mg DHA/ 100ml sữa. Đây là một hàm lượng vừa đủ để trẻ sơ sinh tiêu thụ trong ít nhất 12 tháng đầu tiên của cuộc đời. Dễ dàng điều chỉnh: Thành phần của sữa mẹ, bao gồm DHA, có thể thay đổi một cách tự nhiên theo nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ luôn nhận được dinh dưỡng và DHA tối ưu cho sự phát triển của mình. Dễ hấp thụ: DHA từ sữa mẹ có thể dễ dàng được hấp thụ và sử dụng bởi cơ thể trẻ sơ sinh hơn so với các nguồn DHA từ thực phẩm tự nhiên. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhận được DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác. BÚ SỮA CÔNG THỨC TĂNG CƯỜNG DHA Bú sữa công thức giàu DHA là cách bổ sung DHA an toàn cho trẻ sơ sinh không thể bú sữa mẹ vì sữa công thức thường được thiết kế dựa trên nghiên cứu khoa học và tiêu chuẩn dinh dưỡng chặt chẽ. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhận được lượng DHA cần thiết mà không lo ngại về việc tiêu thụ quá mức hoặc thiếu hụt.
Th 05
Vitamin D3K2 có tác dụng gì? Nếu chỉ bổ sung đơn thuần vitamin D3 hoặc K2 thì hiệu quả hấp thu canxi chưa tối đa. Các chuyên gia khuyến cáo nên vitamin D3 và K2 để tăng cường hấp thụ canxi, cải thiện sức khỏe xương, tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường. 1.CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN K2 Vitamin K2 là gì? Vitamin K2 có trong thực phẩm lên men và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Vitamin K2 là một loại vitamin tan trong chất béo được tìm thấy trong cá béo, thịt bò hoặc thực phẩm lên men như natto. Vitamin K2 cũng làm giảm nồng độ canxi trong các mô mềm, giúp các mạch máu và thận hoạt động tốt. Công dụng của vitamin K2 Hỗ trợ sức khỏe xương: Osteocalcin là một phân tử được tạo ra bởi các nguyên bào xương, hấp thụ canxi và trở lại chất nền xương. Tuy nhiên, osteocalcin chỉ được kích hoạt bởi vitamin K2. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vitamin K2 với quá trình tạo xương của con người. Ngoài ra, các thử nghiệm đã chỉ ra rằng vitamin K2 ức chế quá trình mất xương trong các bệnh liên quan đến xương khớp. Tóm lại, vitamin K2 có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa canxi, giúp xương, răng chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa loãng xương. Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Vitamin K2 có khả năng ức chế quá trình vôi hóa trong mạch máu và duy trì sức khỏe tim mạch. Một vai trò khác của Vitamin K2 là đông máu. Vitamin K2 cần thiết cho quá trình tổng đông máu, ngăn ngừa chảy máu vào trong và ngoài cơ thể. Phòng ngừa ung thư: Kết quả một số nghiên cứu cho thấy vitamin K2 có khả năng giảm tỷ lệ tái phát ung thư gan và giảm hơn 63% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, Vitamin K2 còn có tác dụng chống khối u ở một số bệnh ung thư. Ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường: Vitamin K2 có tác dụng giảm kháng insulin, ổn định đường huyết. Bổ sung 10mcg vitamin K2/ ngày giúp giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giúp xương chắc khỏe: Việc tập luyện cường độ cao có thể bị chấn thương, nhẹ thì trật khớp, bong gân và nghiêm trọng hơn là gãy xương. Hệ xương càng yếu thì nguy cơ chấn thương càng cao. Và Vitamin K2 duy trì mật độ khoáng xương tối ưu, giúp xương chắc khỏe, giảm đáng kể chấn thương và hỗ trợ luyện tập. 2.CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D3 Vitamin D3 là gì? Vitamin D3 chủ yếu đến từ các nguồn động vật như cá béo, gan, dầu cá và lòng đỏ trứng. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sẽ tự tổng hợp vitamin D3. Vitamin D3 nói chung có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lợi ích của vitamin D3 Cải thiện xương chắc khỏe: Vitamin D3 có tác dụng hấp thu canxi từ đó giúp xương chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao ở trẻ và phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi. Do tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất osteocalcin - một chất chính tham gia cấu tạo nên xương nên vitamin D3 được các bác sĩ khuyên dùng để tăng trưởng chiều cao. Hỗ trợ tập luyện: Vitamin D3 rất quan trọng để cải thiện hiệu suất tập thể dục, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, giảm viêm nhiễm. Tác dụng cụ thể của vitamin D3 khi tập thể dục bao gồm: -Duy trì mức canxi trong máu thích hợp. -Thúc đẩy quá trình hấp thụ và cân bằng canxi và photpho. -Tăng sức mạnh cơ bắp. -Ngăn ngừa mất cơ. -Hỗ trợ quá trình giảm cân. Tăng sức đề kháng: Ngoài những lợi ích duy trì sức khỏe xương, vitamin D3 còn có một số vai trò như: Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS): Một đánh giá năm 2018 cho thấy nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến việc mắc bệnh MS. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ. Nhưng chưa có nghiên cứu chính xác về việc thiếu hụt vitamin D gây ra bệnh tim hay chỉ làm suy giảm sức khỏe khi bạn mắc bệnh mãn tính. Giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng: Mặc dù các nghiên cứu chưa có kết luận chính xác, nhưng vitamin D có thể làm giảm nguy cơ bệnh cúm và nồng độ vitamin D trong máu thấp góp phần gây suy hô hấp cấp tính. Hỗ trợ sức khỏe miễn dịch: Những người thiếu vitamin D có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh tự miễn dịch như tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm ruột. 3.VITAMIN D3 K2 CÓ TÁC DỤNG GÌ? Vì sao cần kết hợp vitamin D3 K2? Chúng ta đều biết tác dụng của canxi đối với sự phát triển của hệ xương khớp. Cả vitamin D3 và vitamin K2 đều có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Tuy nhiên, kết hợp Vitamin D3 và K2 sẽ mang lại lợi ích lớn hơn. Vitamin D3 sẽ giúp vận chuyển canxi từ thức ăn vào máu còn Vitamin K2 có tác dụng kết dính canxi vào xương để nuôi dưỡng xương phát triển. Nếu thiếu vitamin D3, canxi sẽ không được cơ thể hấp thụ mà tồn đọng lại ở thành ruột gây táo bón, từ đó cơ thể sẽ lấy canxi từ não, xương để bù đắp, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu hụt Vitamin K2 sẽ khiến canxi không đến được xương mà lắng đọng ở nội tạng, thành mạch gây vôi hóa, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch hay sỏi thận… Vì vậy, để phát huy tối đa khả năng hấp thụ canxi thì việc kết hợp vitamin D3 và K2 là rất cần thiết. Vitamin D3 K2 có tác dụng gì? Vitamin D3 K2 có tác dụng cải thiện sức khỏe xương đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Ngoài ra vitamin D3 K2 còn có tác dụng: Bảo vệ tim mạch Vitamin D đảm bảo rằng cơ thể có đủ canxi trong máu. Sự mất cân bằng Vitamin D3 K2 có thể dẫn đến tăng canxi trong máu. Nồng độ canxi trong máu cao có thể gây ra các vấn đề như: -Ngất xỉu hoặc mệt mỏi. -Tim đập nhanh. -Nhịp tim không đều. -Huyết áp cao. -Đau tim hoặc đột quỵ. Vitamin K2 có vai trò dẫn canxi đến xương và duy trì nồng độ canxi trong máu phù hợp, ngăn ngừa tình trạng trên. Ngoài ra sự kết hợp giữa Vitamin D3 K2 có tác dụng giảm sưng viêm, có lợi cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe tim. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường Insulin là một loại hormone đóng vai trò lưu trữ lượng đường và chất béo trong máu. Insulin báo hiệu cho các tế bào trong cơ thể lấy đường từ máu làm năng lượng. Kháng insulin khiến hormone này không hoạt động bình thường và gây ra bệnh tiểu đường. Công dụng của Vitamin D3 K2 trong việc giảm đề kháng insulin đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy kết hợp Vitamin D3 K2 có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa căn bệnh này. Hỗ trợ tập luyện Sự kết hợp của D3 K2 MK7 có tác dụng hỗ trợ xương khớp hoạt động hiệu quả hơn. Hệ xương khớp khỏe mạnh. Hệ xương khớp khỏe mạnh sẽ giúp bạn tập luyện, phát triển cơ bắp và ngăn ngừa chấn thương tối đa. 4.CÁCH BỔ SUNG VITAMIN D3 K2 HIỆU QUẢ Bổ sung vitamin D3 K2 như thế nào là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vitamin D3: Cơ thể có thể tự sản xuất Vitamin D3 khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy để hấp thụ Vitamin D3 một cách tự nhiên, bạn có thể phơi nắng 5-10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung Vitamin D3 thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên như nấm, dầu cá, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, lòng đỏ trứng… Vitamin K2 trong thực phẩm tự nhiên không cao lắm. Tuy nhiên vẫn có một số thực phẩm tự nhiên giàu Vitamin K2 như gan bò, cá thu, thịt gà, lòng đỏ trứng, gan ngỗng, quả bơ, rau chân vịt, phô mai…
Th 05
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, có vai trò cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Song xu hướng ăn sáng bằng trái cây đang ngày càng phổ biến vì tính nhanh gọn, dễ sử dụng. Nhiều người tin rằng việc ăn sáng bằng trái cây có thể giúp giảm cân. Sự thật thế nào? Bạn có nên ăn trái cây thay bữa sáng không? 1.BẠN CÓ NÊN ĂN TRÁI CÂY THAY BỮA SÁNG KHÔNG? Nhìn chung các loại trái cây đều giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc ăn trái cây thay bữa sáng có thể không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bởi vì dù giàu vitamin và khoáng chất nhưng trong hầu hết các loại trái cây đều chứa rất ít protein và calo. Hơn nữa, có một số loại trái cây không nên ăn khi bụng đói như cà chua, chuối, hồng, để tránh cảm giác cồn cào, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Một số ý kiến cho rằng việc ăn trái cây thay cho bữa sáng, khi bụng đang đói có thể giúp cơ thể hấp thụ tối đa các loại dưỡng chất này từ trái cây. Tuy nhiên trên thực tế một số loại vitamin và khoáng chất thực sự được hấp thụ tốt hơn khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, ví dụ chất sắt trong thịt động vật được cơ thể hấp thụ tốt nhất khi tiêu dùng cùng với các loại trái cây giàu vitamin C. Hơn nữa, một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số hạnh phúc và việc ăn sáng cân bằng dinh dưỡng và lượng trái cây tiêu thụ ở sinh viên. Theo đó tất cả các sinh viên Đại học Y Khoa Qazvin (Iran) đều được mời tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, thước đo chỉ số hạnh phúc có liên quan tích cực đến việc ăn sáng cân bằng dinh dưỡng, số bữa ăn hằng ngày và lượng trái cây tiêu thụ. Những sinh viên ăn sáng đầy đủ dưỡng chất, tiêu thụ hơn 8 phần trái cây, ăn 3 bữa chính cùng 1-2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày có điểm hạnh phúc cao nhất. 2.BỮA SÁNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ ĐỂ GIẢM CÂN? Nếu bạn muốn giảm cân, việc ăn trái cây vào buổi sáng cũng có thể giúp ích cho bạn. Khi đó, bạn cần giảm lượng thực phẩm giàu tinh bột, protein, và năng lượng (nhưng không bỏ hẳn) và tăng cường lượng trái cây cho bữa sáng. Những loại trái cây nên ăn vào buổi sáng để hỗ trợ giảm cân bao gồm: DƯA HẤU Dưa hấu là thức quả mọng nước, có tác dụng bù nước cho cơ thể sau 1 đêm dài. Nó cũng chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tim và làn da của bạn. Đây là loại trái cây thích hợp cho bữa sáng để hạn chế tình trạng mất nước cho cơ thể. ĐU ĐỦ Đu đủ ít calo nhưng giàu chất xơ và các loại vitamin A, C, E… Loại trái cây nhiệt đới này cũng có nhiều enzyme như papain và chymopapain. Những enzyme này có lợi cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Vì thế, đu đủ không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. TÁO Táo chứa nhiều pectin và chất chống oxy hóa như quercetin flavonoid, vitamin C, polyphenol… và nhiều khoáng chất. Pectin - một loại chất xơ hoạt động như prebiotic, giúp tăng cường lợi khuẩn trong ruột hỗ trợ tiêu hóa. Quercetin tăng cường chức năng não và sức khỏe tổng thể. Ăn kèm một quả táo sau bữa sáng 30 phút rất hữu ích cho sức khỏe của bạn. LÊ Lê có nhiều vitamin (B, C, K), kali, anthocyanin và khoáng chất, có tác dụng tích cực cho hoạt động chống lại các gốc tự do. Ăn kèm lê với bữa sáng giúp tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ tốt cho mục đích giảm cân. 3.NÊN ĂN TRÁI CÂY KHI NÀO LÀ TỐT NHẤT? Nhìn chung hầu như các loại trái cây ăn được đều tốt cho sức khỏe. Trong đó, các loại quả mọng được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bạn ưu tiên tiêu thụ. Nguyên nhân là vì quả mọng là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất.
Th 05
Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên. 1.BÀNG QUANG TĂNG HOẠT Bàng quang tăng hoạt (OAB) là kết quả của việc bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài và gây ra việc tiểu thường xuyên hoặc nhu cầu tiểu tiện thường xuyên. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, tuy nhiên, phần lớn những bệnh nhân là người trung niên. 2.MÃN KINH Ở sau tuổi 40 trở đi, buồng trứng của bạn có thể có các triệu chứng của mãn kinh: mãn kinh không phải là một loại bệnh, tuy nhiên các triệu chứng của nó - bốc hỏa, kinh bất thường và chảy máu nặng - có thể gây ảnh hưởng tới người mắc. Mãn kinh cũng có thể gây ra suy giảm về hàm lượng testosterone. Vì vậy các phương pháp điều trị hormone có thể giúp xoa dịu triệu chứng của mãn kinh. 3.SỎI THẬN Sỏi thận - các mẫu khoáng chất được hình thành trong đường tiết niệu của bạn là cực kỳ đau đớn. Khi ta già đi, cơ hội sỏi thận của ta tăng lên, đặc biệt là ở tuổi 40 trở lên. Chúng phổ biến ở đàn ông nhiều hơn, tuy nhiên phụ nữ cũng có thể mắc. Sỏi thận thường tự ra khỏi cơ thể theo thời gian, tuy nhiên trong trường hợp nếu như chúng không tự thoát ra được thì có thể cần tới phẫu thuật để loại bỏ. Giữ cho cơ thể đủ nước là cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đau đớn này. Thay đổi thực đơn có thể giúp bạn không bị tái phát. 4.NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh liên quan đến đường tình dục khi qua tuổi 40. Với phụ nữ, một nguy cơ có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này là do sự co nhỏ của thành âm đạo cùng với các thay đổi nồng độ pH trong cơ thể khi già đi. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là thuật ngữ y khoa dành cho sự gia tăng kích cỡ của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc cơ quan sinh dục của nam giới. Tuyến tiền liệt phình to thường sẽ xảy ra sau khi bạn 40 tuổi và nó cũng có thể gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. 5.DỊ ỨNG THỨC ĂN Dị ứng không chỉ bắt đầu xuất hiện khi ta còn nhỏ. “Các bác sĩ chuyên khoa đã phát hiện ra những ca dị ứng thức ăn được phát triển ở người trưởng thành nhiều hơn bao giờ hết.” David Erstein, bác sĩ y khoa có chứng nhận của hội đồng y khoa về dị ứng và miễn dịch nói với tờ báo Health. Các loài động vật có vỏ như tôm, cua, sò, và những loại hạt là những tác nhân chính. Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh quy mô lớn và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) - khiến cho môi trường trong dạ dày - ruột bị thay đổi. 6.THOÁI HÓA KHỚP Thoái hóa khớp có thể xảy ra quanh tầm 40 tuổi. Khi các sụn, thứ giúp hỗ trợ các khớp nối trong cơ thể dần thoái hóa, sự đau đớn và khó chịu dần xuất hiện. Thoái hóa khớp là dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Một chế độ ăn cân bằng cùng với các bài tập nâng tạ có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh này. 7.HUYẾT ÁP CAO Ở lần khám sức khỏe tiếp theo, bạn có thể được thông báo rằng mình tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. Kiểm soát chứng bệnh này là tối quan trọng vì nếu như không điều trị, nó có thể dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 8.RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Đạt được và duy trì trạng thái cương cứng có thể khó khăn hơn khi bạn già đi. Thông thường tình trạng này do các bệnh lý khác như béo phì, tăng huyết áp hoặc hội chứng chuyển hóa, điểm chung các bệnh này là đều ảnh hưởng tới lưu thông máu ở dương vật. Thuốc có thể giúp giải quyết tình trạng này, tuy nhiên cải thiện bầu không khí lãng mạn cũng là một cách không tồi. 9.UNG THƯ DA Đây là một bệnh lý khác có thể xuất hiện trong giai đoạn trung niên. Sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tích lũy lâu có thể dẫn tới ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy, trong khi ánh nắng mặt trời kết hợp với gen có thể gây ra ung thư hắc tố da. Hãy để ý tới các nốt ruồi của bạn, đặc biệt là các thay đổi hoặc sự xuất hiện mới của nốt ruồi vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Bạn cũng nên dùng kem chống nắng để gia tăng bảo vệ. 10.TRẦM CẢM HOẶC LO ÂU Hầu hết các bệnh rối loạn tâm lý xuất hiện lần đầu khi ta đang dậy thì hoặc ở giai đoạn mới là người lớn. Tuy nhiên các tác nhân ở giai đoạn trung niên có thể làm nặng hơn các vấn đề vốn có nhưng chưa nghiêm trọng như trầm cảm hoặc lo âu. Các khó khăn của cuộc sống - lo lắng về tài chính, bố mẹ già đi, nuôi con cùng với sự thay đổi nhanh chóng về thể trạng của bạn có thể có những ảnh hưởng nặng nề.