CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÁCH CHỌN SỮA BẦU TỐT NHẤT DÀNH CHO MẸ VÀ BÉ
16

Th 05

CÁCH CHỌN SỮA BẦU TỐT NHẤT DÀNH CHO MẸ VÀ BÉ

  • admin
  • 0 bình luận

1.SỮA BẦU LÀ GÌ? Sữa bầu là loại sữa được đặc chế theo công thức, dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Sữa bầu thường được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như protein, canxi, sắt, axit folic, DHA, ARA, cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác, có vai trò hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, và đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 2.TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI NÊN UỐNG SỮA DÀNH CHO BÀ BẦU? Phụ nữ mang thai nên uống sữa bầu bởi vì, sữa bầu là nguồn cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao, giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh trong suốt giai đoạn thai kỳ. Những lợi ích mà mẹ bầu và thai nhi có thể nhận được thông qua việc sử dụng sữa tốt cho bà bầu bao gồm: ĐỐI VỚI THAI NHI: Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ xương và răng cho bé. Hỗ trợ bé đạt được chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu chuẩn theo bảng chỉ số. Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé. Góp phần vào quá trình tạo xương, cơ và máu cho thai nhi. Có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy cho cơ thể. Hỗ trợ sự tăng trưởng về cân nặng và kích thước vòng đầu phù hợp cho bé. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện não bộ của bé. ĐỐI VỚI MẸ BẦU: Đảm bảo sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Ngăn ngừa thiếu hụt canxi, giảm đau lưng và ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu. Giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa và giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa nhờ chất xơ được bổ sung trong thành phần sữa bầu. Hạn chế tình trạng táo bón xảy ra. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho những mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dinh dưỡng từ thức ăn do tình trạng nghén nặng. 3.NÊN UỐNG SỮA BẦU VÀO THÁNG THỨ MẤY? Có 3 giai đoạn quan trọng mẹ bầu nên uống sữa bầu. Cụ thể như:  Giai đoạn trước khi mang thai: Phụ nữ nên bổ sung sữa tốt cho bà bầu khi có kế hoạch mang thai để nâng cao tỷ lệ thụ thai và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, ống thần kinh của thai nhi được hình thành từ rất sớm (trong giai đoạn 28 ngày đầu tiên của thai kỳ), việc hỗ trợ dinh dưỡng từ sữa cho bà bầu trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Giai đoạn mang thai: Uống sữa dành cho bà bầu hằng ngày tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa ngay từ tháng đầu tiên khi mang thai để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Giai đoạn sau sinh: Việc uống sữa tốt cho bà bầu, không nên chỉ thực hiện trong giai đoạn trước và trong mang thai, mà cũng rất quan trọng vào thời kỳ sau sinh - khi đang cho con bú. Lúc này, sữa bầu chứa đựng nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh con, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng nguồn sữa cho con bú. 3.CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỮA BẦU TỐT NHẤT Làm sao để có thể lựa chọn được loại sữa bầu nào vào con không vào mẹ? Sữa bầu dễ uống là những loại sản phẩm nào? Mẹ bầu cần quan tâm đến những tiêu chí dưới đây để có thể lựa chọn được loại sữa bầu vào con không vào mẹ: CHỌN SỮA BẦU THEO NHU CẦU VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA MẸ Hiện nay việc theo dõi sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn thông qua những lần thăm khám định kỳ. Tùy theo tình trạng cân nặng và sức khỏe:  Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, có thể lựa chọn sữa bà bầu có hàm lượng sắt và kẽm cao, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng này giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi. Nếu mẹ bầu hay bị chuột rút và nhức mỏi cơ thể, có thể lựa chọn bổ sung sữa bà bầu giàu canxi, giúp giảm triệu chứng chuột rút và cân bằng hệ thống xương. Nếu thấy bé phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn, mẹ nên lựa chọn sữa bầu tốt giàu canxi, protein, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho thai nhi. CHỌN SỮA BẦU TỐT ĐẢM BẢO ĐỦ DINH DƯỠNG CHO CẢ MẸ VÀ BÉ Sữa bầu tốt có thể được xem như một lựa chọn thay thế cho thực phẩm khi mẹ mang thai trong giai đoạn nghén và không muốn ăn thịt hoặc cá. Do đó, việc lựa chọn sữa tốt cho bà bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất dễ hấp thu, bao gồm: Sắt: giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Axit folic: giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi. DHA: tăng cường thị lực cho cả mẹ và thai nhi. Canxi: quan trọng cho sự phát triển xương và răng chắc khỏe. Chất xơ: giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa. CHỌN SỮA BẦU HỢP KHẨU VỊ VÀ DỄ UỐNG Một yếu tố khác cần xem xét khi chọn sữa bầu tốt mà mẹ bầu cần quan tâm là hương vị của sữa, nên ưu tiên chọn những sản phẩm có hương vị quen thuộc, thanh  mát và dễ uống. Mẹ bầu cũng nên đọc kỹ bảng thành phần của sữa để tránh những thành phần có nguy cơ gây dị ứng hoặc không dung nạp tốt cho mẹ bầu. CHỌN SỮA BẦU TỪ THƯƠNG HIỆU UY TÍN Nên lựa chọn sữa bầu tốt từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín được nhiều người tin dùng và đánh giá cao trên thị trường. Các thương hiệu uy tín thường sử dụng quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao cho sản phẩm. Tránh hoàn toàn việc mua sữa bà bầu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên mua tại các địa chỉ uy tín, chính hãng để đảm bảo chất lượng và sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.   

8 NHÓM THỰC PHẨM HẠI THẬN BẠN VẪN TIÊU THỤ HẰNG NGÀY
15

Th 05

8 NHÓM THỰC PHẨM HẠI THẬN BẠN VẪN TIÊU THỤ HẰNG NGÀY

  • admin
  • 0 bình luận

Thực phẩm hại thận là những món ăn có thể làm gia tăng gánh nặng lọc máu lên thận, gây rối loạn huyết áp, thúc đẩy các phản ứng viêm hoặc làm biến đổi thành phần nước tiểu, dẫn đến sỏi thận. Cụ thể, những thực phẩm hại thận bao gồm: ĂN THỰC PHẨM NHIỀU MUỐI BỊ THẬN Thận chịu trách nhiệm cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể. Ăn thực phẩm nhiều muối làm gia tăng hàm lượng natri trong máu, khiến thận phải làm việc khó khăn hơn để loại bỏ khoáng chất này ra khỏi huyết thanh. Kết quả là người ăn mặn thường có nguy cơ bị cao tăng huyết áp, gây áp lực lên tất cả các mạch máu thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và thúc đẩy bệnh thận mãn tính phát triển. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu natri còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Do đó, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối là một phần quan trọng giúp bảo vệ thận và nâng cao sức khỏe toàn diện. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm giàu natri mà bạn cần hạn chế tiêu thụ: Thực phẩm đóng hộp: Hoa quả ngâm, thịt đóng hộp, cá ngâm dầu… Thực phẩm chế biến: Xúc xích, bò viên, thịt hun khói… Thức ăn nhanh: Hamburger, pizza, mì gói, gà rán… Thực phẩm tẩm ướp, muối: dưa chua, cá muối, kim chi… Nước sốt và gia vị: sốt cà chua, sốt mayonnaise, nước tương, nước mắm… Đồ uống có ga: Chứa sodium phosphate, một chất tạo vị chua được dùng nhiều trong thực phẩm đóng hộp. Bánh mặn: Bánh quy mặn, khoai tây chiên, bánh tráng trộn… THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG CÓ THỂ GÂY HẠI THẬN Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây hại thận vì một số nguyên nhân sau: Thừa cân - Béo phì: Đường có thể gây tăng cân và béo phì, là tác nhân hàng đầu thúc đẩy đái tháo đường tuýp 2 tiến triển. Bệnh này làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, khiến thận mất dần chức năng lọc, gây suy thận. Tăng huyết áp: Tiêu thụ nhiều đường làm cơ thể ức chế sản xuất oxit nitric (NO), một hợp chất kích thích thành mạch co giãn. Do đó, ăn nhiều đường thúc đẩy sự thu hẹp của mạch máu, gây tăng huyết áp và thúc đẩy suy thận mãn tính tiến triển. Sỏi thận: Tiêu thụ nhiều đường, đặc biệt là đường fructose, được chứng minh là có thể làm tăng lượng canxi, và oxalat trong nước tiểu, tạo điều kiện cho tinh thể canxi oxalat hình thành, gây sỏi thận. Tăng hấp thụ natri: Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều đường glucose sẽ làm tăng khả năng hấp thụ muối natri tại ruột non, khiến thận phải làm việc cực nhọc hơn để loại bỏ natri ra khỏi cơ thể. Tóm lại, đường là thực phẩm hại thận. Hạn chế đường trong chế độ ăn uống là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận. Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm chứa nhiều đường mà bạn cần hạn chế tiêu thụ: Nước giải khát công nghiệp: nước ngọt, trà sữa, nước trái cây đóng chai, các loại đồ uống có gas chứa đường… Thức ăn vặt: bánh ngọt, socola, kẹo… Nước sốt và gia vị: sốt cà chua, sốt BBQ, sốt dầu giấm salad chứa đường… Hoa quả và ngũ cốc sấy: hoa quả sấy khô (mứt), granola sấy khô tẩm đường, yến mạch sấy khô tẩm đường… NƯỚC NGỌT CÓ GA LÀ THỰC PHẨM HẠI THẬN Nước ngọt có ga là thực phẩm hại thận hàng đầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, nước ngọt có ga có thể gây hại đến thận vì làm tăng nguy cơ: Suy thận mãn tính: Nghiên cứu cho thấy, uống 2 ly coca hoặc nhiều hơn các loại nước ngọt có ga mỗi ngày có thể gây tổn thương mạch máu thận, từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính lên đến 2-3 lần. Hình thành sỏi thận: Nước ngọt có ga, đặc biệt là coca, thường chứa nhiều axit photphoric để tạo vị chua tự nhiên. Photpho từ axit photphoric có thể gây hại đối với người người mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn III, IV, khi thận không đủ khả năng đào thải photpho hiệu quả. Hấp thụ quá nhiều phốt pho gây tăng phốt pho huyết, tạo điều kiện cho sỏi thận canxi oxalat hình thành. THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA Thịt và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều protein, canxi, natri và chất béo bão hòa… có thể gây hại cho thận khi tiêu thụ quá nhiều. Cụ thể:  Protein: Tiêu thụ protein quá mức từ thịt làm tăng ure, axit uric, creatinin và các chất thải chứa nitơ khác trong máu. Điều này đòi hỏi thận phải hoạt động mạnh mẽ hơn để loại bỏ những độc tố này, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa thường chứa nhiều canxi. Tiêu thụ hợp lý canxi giúp cải thiện sức khỏe ở người bị bệnh thận. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều canxi lại làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể canxi oxalat, gây sỏi thận, viêm thận và làm tắc nghẽn đường tiểu. Natri:  Một số loại thịt chế biến sẵn (thịt đóng hộp, thịt xông khói) và sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) có thể chứa hàm lượng natri cao, gây tăng huyết áp và thúc đẩy suy thận tiến triển. Chất béo bão hòa: Cả thịt và sữa có thể chứa chất béo bão hòa từ động vật, gây tăng cholesterol trong máu, thúc đẩy viêm thận, nhiễm mỡ thận và làm giảm khả năng lọc của thận. THỰC PHẨM GIÀU CAFFEINE Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương nổi tiếng, được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà, đồ uống có ga và một số loại thuốc, có thể gây hại cho thận khi tiêu thụ quá nhiều. Đồ ăn giàu caffeine có thể là thực phẩm hại thận vì:  Gây tăng huyết áp: Caffeine làm tăng nhịp tim, gây tăng huyết áp, thúc đẩy tổn thương các tế bào mao mạch nhỏ li ti, bên trong tiểu cầu thận và làm suy giảm chức năng lọc máu của chúng. Nếu tiếp tục tiêu thụ caffeine trong thời gian dài, bạn có nguy cơ cao bị suy thận mãn tính. Mất cân bằng axit - bazo: Caffeine kích thích dạ dày tăng bài tiết axit, ảnh hưởng đến cân bằng axit - bazo của cơ thể, một quá trình mà thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì. Tăng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu: nghiên cứu cho thấy, dung nạp cafein có thể làm tăng lượng canxi, magie và natri bài tiết trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalate và thúc đẩy suy thận mãn tính. THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN GÂY HẠI THẬN Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là những thực phẩm đã được chỉnh sửa DNA trong phòng thí nghiệm để cải thiện khả năng kháng bệnh, sản sinh nhằm gia tăng năng suất. Tuy nhiên mối quan ngại về ảnh hưởng của thực phẩm GMO lên sức khỏe con người vẫn còn vì: Nguy cơ hại thận: một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm biến đổi gen có thể gây tổn thương thận ở động vật thí nghiệm. Điều này làm dấy lên nghi vấn GMO cũng có thể là  thực phẩm hại thận trên cơ thể con người. Chứa dư lượng lớn thuốc trừ sâu: Thực phẩm GMO thường được thiết kế để có sức chịu đựng tốt trước các loại thuốc bảo vệ thực vật, có thể dẫn đến việc tồn dư một lượng lớn thuốc trừ sâu trên vỏ của thực phẩm mà bạn không nhìn được bằng mắt thường. Việc vô tình ăn phải những thực phẩm này có thể gây hại thận. THỰC PHẨM CHIÊN RÁN NGẬP DẦU Thực phẩm chiên rán ngập dầu có thể gây hại thận cho cơ thể thông qua cơ chế sau: Thúc đẩy viêm thận: Thực phẩm chiên (rán) ngập dầu thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và chất béo trung tính triglycerides… có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu, từ đó thúc đẩy các phản ứng viêm và làm suy giảm chức năng thận. Thúc đẩy thừa cân - béo phì: Các món chiên (rán) thường nhiều calo. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán làm tăng nguy cơ thừa cân - béo phì, thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, hai nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh suy thận mãn tính. Chứa nhiều muối (natri): Để món ăn thêm giòn, thực phẩm chiên (rán) thường được tẩm ướp với nhiều muối natri. Điều này làm tăng nồng độ natri trong máu, gây áp lực lên thận và có thể dẫn đến suy thận mãn tính. Nguy cơ gây ung thư: Quá trình chiên (rán) thực phẩm có thể sản sinh nhiều hợp chất amin dị vòng, như acrylamide được biết đến có khả năng gây ung thư hệ tiêu hóa và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư thận. UỐNG NHIỀU RƯỢU BIA GÂY HẠI THẬN Rượu bia là nhóm thực phẩm hại thận được rất nhiều người tiêu thụ hiện nay. Uống nhiều rượu bia có thể gây hại cho thận vì: Gây mất nước: Rượu bia có đặc tính lợi tiểu, kích thích cơ thể bài tiết chất lỏng nhiều hơn bình thường, khiến thận phải làm việc mạnh mẽ hơn để duy trì cân bằng nước và muối khoáng của cơ thể. Do đó, tiêu thụ rượu bia quá mức (350ml rượu hoặc 1.400 ml bia trong vòng 2 giờ) có thể gây suy thận cấp tính. Nguy cơ sỏi thận: Rượu bia chứa một loại protein tên là purin. Vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Do đó, tiêu thụ rượu bia có thể duy trì cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể. Do đó, tiêu thụ rượu bia trực tiếp có thể làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể axit uric ở thận, tạo nên sỏi thận axit uric. Tăng huyết áp: Rượu bia có thể gây tăng huyết áp, làm tổn thương mạch máu, bao gồm cả những mạch nuôi dưỡng thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận. NHỮNG THÓI QUEN HẠI THẬN ÍT NGƯỜI CHÚ Ý Lạm dụng thuốc, lười uống nước, ngồi cả ngày, ít vận động, thiếu ngủ, hút thuốc lá… chính là những thói quen gây hại thận phổ biến mà ít người chú ý. Cụ thể: 1.LẠM DỤNG THUỐC VÀ THỰC PHẨM BỔ SUNG Theo các kết quả khảo sát, lạm dụng dược phẩm chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên 19% ca tổn thương thận cấp tính và 5% ca bệnh thận mãn tính mỗi năm trên toàn thế giới. Việc lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm gia tăng áp lực lên thận, buộc chúng phải làm việc cực nhọc hơn để lọc, và loại bỏ các hợp chất hóa học từ thuốc, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Một số loại thuốc không kê đơn phổ biến, chẳng hạn như thuốc giảm đau - hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid có thể gây hại thận nếu uống quá nhiều. Do đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà chưa được nhận sự tư vấn từ bác sĩ. 2.UỐNG KHÔNG ĐỦ NƯỚC Uống thiếu nước có thể gây hại cho thận do làm tăng nồng độ các chất cặn trong nước tiểu. Điều này gây khó khăn cho thận trong việc lọc và loại bỏ độc tố, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, mất nước làm sụt giảm lưu lượng máu chảy qua thận, có thể làm suy giảm chức năng thận do thiếu máu. Do đó uống nước đầy đủ là yếu tố vô cùng quan trọng để thận hoạt động hiệu quả và bảo vệ sức khỏe tổng thể. 3.NGỦ KHÔNG ĐỦ GIẤC Theo Hiệp Hội Thận Quốc Gia (Hoa Kỳ), chức năng thận được điều chỉnh thông qua chu kỳ ngủ - thức của bộ não. Hiểu đơn giản, thói quen sinh hoạt đúng giờ, bao gồm việc ngủ đủ giấc, chính là cơ sở để giúp phân phối khối lượng công việc cho thận trong 24 giờ một cách hiệu quả. Do đó, bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến thời lượng của giấc ngủ, đều có thể gián tiếp gây rối loạn nhịp sinh học và thúc đẩy bệnh thận tiến triển. Nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 hoặc 6 tiếng mỗi đêm có xu hướng bị suy giảm chức năng thận lần lượt nhanh hơn 79% và 31% so với nhóm người được ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Do đó bạn nên lên kế hoạch đảm bảo cho cơ thể được ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để bảo vệ sức khỏe thận một cách tối đa. 4.HÚT THUỐC Nghiên cứu cho thấy, những người đã hoặc đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh suy thận mãn tính cao hơn từ 3.3 - 4.2 lần so với người chưa từng hút thuốc. Điều này là do khói thuốc chứa nhiều nicotine, một độc tố được chứng minh có thể gây tăng huyết áp, làm giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng huyết tương qua thận, dẫn đến suy thận mãn tính. 5.NGỒI NHIỀU Ngồi nhiều cả ngày có thể gây hại cho thận do thói quen này làm chậm quá trình lưu thông máu. Điều này làm giảm hiệu suất lọc của thận, dẫn đến tích tụ các chất độc trong cơ thể. Ngoài ra ngồi nhiều cũng có liên quan đến nguy cơ tăng cân và tiểu đường, hai nguy cơ hàng đầu thúc đẩy bệnh thận mãn tính phát triển. 6.KHÔNG TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN Không tập thể dục thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thói quen lười vận động này làm tăng nguy cơ khởi phát béo phì và tiểu đường, đều là tác nhân hàng đầu thúc đẩy bệnh thận mãn tính phát triển. Mặt khác, thiếu vận động cũng giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và gây tổn thương thận vĩnh viễn. Ngược lại, tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, điều hòa huyết áp và hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả.  

10 THỰC PHẨM HỖ TRỢ TĂNG CHIỀU CAO Ở TUỔI DẬY THÌ
15

Th 05

10 THỰC PHẨM HỖ TRỢ TĂNG CHIỀU CAO Ở TUỔI DẬY THÌ

  • admin
  • 0 bình luận

Theo nghiên cứu, chiều cao của trẻ ở tuổi dậy thì có thể tăng vọt thêm 10-12cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng kết hợp chế độ rèn luyện thể lực đúng cách. Vì thế, ăn gì để tăng chiều cao tuổi dậy thì, cách tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì hay thực phẩm nào tăng chiều cao ở tuổi dậy thì… là những thông tin được nhiều cha mẹ tìm kiếm. 1.DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ Bước vào tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu phát triển mạnh, nhanh về thể chất, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng dần đến những biến đổi về vóc dáng và tâm sinh lý. Mỗi ngày trẻ cần cung cấp 2.200 - 2.400 kcal, tương đương với nhu cầu năng lượng của người trưởng thành. Vì thế một chế độ dinh dưỡng cân đối, đúng cách sẽ tạo nền tảng cho trẻ có được chiều cao tối đa. Thực đơn tăng chiều cao ở trẻ dậy thì cần đa dạng thực phẩm với đầy đủ nhóm chất sinh năng lượng (chất bột đường, chất đạm, chất béo) cùng với các vitamin và khoáng chất. Chất đạm (Protein): Chất đạm là thành phần quan trọng nhất để xây dựng các tế bào của cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ phát triển cơ bắp và hoàn thiện các nội tiết tố về giới tính cho trẻ ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này có nhiều hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh và môi trường sống nên cũng cần chất đạm để tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ ở tuổi dậy thì, chất đạm chiếm từ 13-20% tổng năng lượng, tương đương với 50-74g/ ngày. Chất bột đường (Carbohydrate): Đây là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 55-65% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Một số thực phẩm chứa carbohydrate thô như yến mạch, gạo lứt, bánh mì nâu… ngoài cung cấp năng lượng còn giúp cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và chống béo phì. Chất béo (Lipid): Chất béo không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và hỗ trợ cơ thể trong việc hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Tuy nhiên, chất béo không nên chiếm quá 30% năng lượng khẩu phần ăn của trẻ dậy thì, nếu không sẽ làm trẻ dễ tăng cân. Ở giai đoạn này, trẻ cần cả chất béo no có trong nhiều thức ăn chứa đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40-50gr mỗi ngày. Vitamin: Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ tăng trưởng mạnh nên cần cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể như: vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và củng cố xương, tăng cường sự hấp thụ canxi, vitamin A phòng ngừa các bệnh về mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, chậm phát triển chiều cao, vitamin C tăng cường tổng hợp collagen, hình thành các tế bào ở thành mạch, mô liên kết, xương, răng, tăng sức đề kháng… Khoáng chất: Thực phẩm giúp tăng cường chiều cao ở tuổi dậy thì cần đáp ứng đầy đủ các khoáng chất cần thiết như photpho, magie, iot, sắt, flour và đặc biệt là canxi. Canxi củng cố hệ xương chắc khỏe và độ đậm của xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương sau này. Mỗi ngày trẻ cần 1.000-1.200 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, các loại thủy sản, xương cá…. Khi bước vào tuổi dậy thì, bé gái cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể bé gái cần tới 20mg sắt/ ngày, trong khi bé trai chỉ cần 12-18mg sắt/ ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, phủ tạng động vật, gan, tim, bầu dục… lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. 2.ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO TUỔI DẬY THÌ? Khoa học chỉ ra, gen di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ và gần 80% chịu sự chi phối của chế độ dinh dưỡng, vận động, lối sống và thói quen sinh hoạt. Do đó, nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể chất phù hợp… trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu dù bố mẹ không cao. Dưới đây là 10 thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì:  SỮA Đứng đầu danh sách là sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ… Sữa chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng chiều cao, chẳng hạn như canxi, protein cùng các vitamin A, B, D và E. Trong một đơn vị sữa (tương đương 100ml sữa tươi, 15g phô mai và 100g sữa chua) chứa khoảng 100mg canxi. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trẻ ở độ tuổi dậy thì cần bổ sung từ 6 đơn vị sữa mỗi ngày. TRỨNG Trứng là nguồn protein chất lượng cao với giá mềm, rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì. Trong 100g trứng gà chứa gần 11g protein, vitamin D, canxi, vitamin B2 cùng nhiều khoáng chất khác như kẽm, sắt, đồng… hỗ trợ xương phát triển chắc khỏe. ĐẬU PHỤ Đậu phụ cùng các sản phẩm làm từ đậu tương như sữa đậu nành, dầu đậu nành, tào phớ… giàu canxi, protein, folate, vitamin, chất xơ và carbohydrate. 100g đậu phụ chứa 350mg canxi, 8.1g protein và 1.9g carbohydrate. Trong đó, protein giúp cải thiện khối lượng xương và mô, hỗ trợ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. CHUỐI Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả chuối chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g thịt chuối chứa 1.2g protein, 0.5g mỡ, 19.5g hydrate, 0.9g chất xơ, 9mg canxi, 31mg phospho, 0.6mg sắt và các vitamin B, C, E. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, ăn chuối có thể giúp đại não phấn chấn hơn, tăng cường khả năng hoạt động của não bộ giúp trẻ dậy thì học tập hiệu quả, giảm căng thẳng. Kali có trong chuối bảo vệ xương và răng khỏi bị suy yếu, đồng thời vô hiệu hóa tác động có hại của natri đối với xương. Kali cũng giữ lại nồng độ canxi trong xương. Trong khi đó, canxi trong chuối ngăn ngừa tình trạng mỏng xương, hỗ trợ xương phát triển chắc khỏe. BỘT YẾN MẠCH Tương tự như đậu tương, bột yến mạch là một nguồn protein thực vật tuyệt vời, trong 100g yến mạch chứa 15g protein, hỗ trợ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì và tăng khối lượng cơ bắp. Các axit amin được tìm thấy trong bột yến mạch giúp giúp sửa chữa xương và mô, cũng như thúc đẩy quá trình tạo ra các mô mới. Trẻ có thể bổ sung 50g bột yến mạch trong bữa sáng hằng ngày. RAU LÁ XANH Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ tăng chiều cao tuổi dậy thì là thêm rau xanh lá vào khẩu phần ăn. Các loại rau xanh lá chứa các khoáng chất, vitamin, carbohydrate và chất xơ cần thiết để kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể, từ đó giúp tăng chiều cao tối đa cho trẻ. Một số loại rau xanh lá được khuyến khích tăng cường trong khẩu phần ăn của trẻ bao gồm: cải bó xôi, xà lách, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu bắp… CÁ Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi là nguồn protein và vitamin D phong phú, cụ thể trong 100g cá chứa từ 15-20g protein và 8,6µg vitamin D. Đây là 2 loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. THỊT GÀ Thịt gà được coi là một trong những nguồn thực phẩm từ động vật chính giúp trẻ dậy thì phát triển toàn diện, không chỉ về chiều cao mà cả cơ bắp. Trong 100g ức gà cung cấp 31g protein và các khoáng chất khác cho trẻ một hàm răng và xương chắc khỏe. THỊT BÒ Thịt bò cũng là một loại thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì nhờ chứa nhiều chất đạm (100g thịt bò cung cấp 26.1g chất đạm) cùng các axit amin giúp hỗ trợ và tăng cường khối cơ. Thông thường các loại thịt đỏ (có trong thịt bò) giúp trẻ tăng khối lượng cơ thể, chứ không phải mỡ trong cơ thể. Vậy nên, các mẹ nên chế biến nhiều món ăn khác nhau với loại thịt này nhằm giúp con tăng trưởng tối ưu. CỦ CẢI Củ cải cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Những chất dinh dưỡng bên trong củ cải có thể kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể, thúc đẩy phát triển chiều cao mạnh mẽ.   

NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ LYSINE MÀ CHA MẸ NÊN BIẾT
15

Th 05

NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ LYSINE MÀ CHA MẸ NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Lysine là một trong những axit amin thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự tạo ra được mà cần hấp thu từ các nguồn thực phẩm. Vậy tác dụng của Lysine là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HADU PHARMA nhé! 1.LYSINE LÀ GÌ? Lysine là một loại axit amin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Lysine tham gia cấu thành nên protein và các quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt, xây dựng cơ bắp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.  Đặc biệt Lysine đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra Carnitine - một loại axit amin có trong hầu hết các tế bào của cơ thể, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất béo và đốt cháy năng lượng và hình thành cơ bắp. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được Lysine mà phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm hằng ngày. Do đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung đầy đủ L-Lysine cần thiết cho cơ thể. 2.TÁC DỤNG CỦA LYSINE ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI LỚN Cơ thể con người cần Lysine để hoạt động một cách tốt nhất, giúp mô cơ thể phát triển và phục hồi sau tổn thương. Ngược lại, khi không còn cung cấp đủ L-Lysine, cơ thể có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, kém tập trung, cáu gắt, mắt đỏ, chậm tăng trưởng chiều cao, thiếu máu, rối loạn chức năng hệ sinh sản… Dưới đây là một số lợi ích cụ thể điều trị bệnh khi cơ thể được bổ sung đầy đủ Lysine: LYSINE HỖ TRỢ HẤP THU CANXI TĂNG CHIỀU CAO Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 30 phụ nữ trong đó có 15 người khỏe mạnh và 15 người bị loãng xương cho thấy việc bổ sung Lysine giúp làm giảm đi khả năng mất canxi qua nước tiểu. Đồng thời, loại axit amin này còn giúp và làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong ruột và thận. Nhờ đó, L-Lysine giúp tăng cường độ chắc khỏe cho xương và phòng ngừa bệnh loãng xương. LYSINE GIÚP TĂNG CƯỜNG CẤP MÁU Lysine là một trong những axit amin đóng vai trò quan trọng cho quá trình xây dựng và tạo ra các mạch máu mới trong cơ thể. Không những thế, hợp chất này còn có tác dụng giúp vận chuyển những chất dinh dưỡng từ máu vào xương, từ đó hỗ trợ tăng cường cấp máu cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, trong một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh sự kết hợp giữa Lysine và axit amin arginine có thể mang đến hiệu quả cải thiện và làm nhanh quá trình chữa lành gãy xương trên cơ thể. LYSINE GIÚP TỔNG HỢP DA, SỤN VÀ XƯƠNG Lysine là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành và tổng hợp collagen - thành phần chính cấu tạo nên da, sụn và một phần của xương trong cơ thể. Không có lysine, việc hình thành collagen sẽ diễn ra chậm hơn từ đó dẫn đến xương yếu, sụn giòn, dễ gãy da dẻ nhanh lão hóa và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Nhờ đặc tính kích thích tăng sinh collagen mà Lysine có thể cải thiện khả năng chữa lành vết thương trong cơ thể của bạn. Chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp đòi hỏi cơ thể phải huy động nhiều khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Trong mô động vật, Lysine đã được chứng minh là đem lại các thay đổi tích cực tại vị trí vết thương, đẩy nhanh tiến trình sửa chữa. Mặt khác, theo nghiên cứu, nếu không có đủ Lysine, khả năng chữa lành vết thương của cơ thể sẽ kém hẳn đi. Vì thế Lysine đóng vai trò đặc biệt quan trọng dối với cơ thể trẻ nhỏ - nhất là trẻ trong độ tuổi hiếu động, thường xuyên bị trầy xước do chạy nhảy, cần làm lành vết thương nhanh. LÀ THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA NHIỀU PROTEIN Ngoài collagen thì Lysine còn là dưỡng chất quan trọng đóng góp vào tiến trình hình thành các protein tự nhiên trong cơ thể như enzyme, kháng thể, và các hormone. Không những thế, Lysine còn giúp tổng hợp và sản sinh ra carnitine, một hợp chất rất cần thiết cho quá trình vận chuyển và đốt cháy chất béo. Khi dung nạp Lysine, cơ thể sẽ tăng cường đốt cháy chất béo tạo năng lượng cho cơ thể đồng thời hạ thấp mức cholesterol có hại, từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối đa. TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ Lysine là thành phần cấu tạo nên kháng thể, một loại protein có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt việc tăng cường bổ sung Lysine cho cơ thể giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh mụn rộp môi, mụn rộp sinh dục, bệnh zona… LYSINE HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG BIẾNG ĂN Thông qua các nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, L-Lysine được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn. Việc bổ sung Lysine vào chế độ ăn liên tục trong 3 tháng có thể làm tăng đáng kể cân nặng, chiều cao và nồng độ đồng, sắt, kẽm, và canxi trong huyết thanh của bé. Không những thế, hợp chất này còn góp phần vào quá trình chuyển hóa thức ăn và xây dựng trí não, từ đó, giúp trẻ tăng trưởng nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài Lysine thì cha mẹ cũng nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất giúp bé ăn ngon, tăng cường sức đề kháng và khỏe mạnh hơn mỗi ngày. ĐIỀU TRỊ MỤN RỘP Lysine có thể giúp kiểm soát virus Herpes, do đó có thể giảm số lượng và tần suất bùng phát mụn rộp do virus Herpes simplex loại 1 gây ra. Lysine cũng có thể hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục. Một số người cho rằng những người có tiền sử nhiễm herpes nên bổ sung 1.000 - 3.000mg lysine mỗi ngày. Ngoài ra, Lysine còn là thành phần quan trọng giúp loại bỏ các vết loét lạnh và hạn chế tình trạng ngứa, đau rát, nổi mụn do virus HSV-1 gây ra. HẠ HUYẾT ÁP Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 50 người trưởng thành mắc chứng cao huyết áp được chẩn đoán thiếu hụt lysine thì tác dụng của lysine được chứng minh là có thể giảm huyết áp cao ở những người có chế độ ăn uống không đủ lượng axit amin này. Không những thế bổ sung Lysine qua khẩu phần ăn hằng ngày còn giúp giảm đi nồng độ cholesterol xấu có trong máu. Từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch và các bệnh lý khác. ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 cho thấy Lysine có thể giúp làm giảm phản ứng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nói cách khác, Lysine có khả năng làm chậm gia tăng mức đường huyết trong cơ thể sau khi ăn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đây là một khám phá quan trọng có thể giúp cho các chuyên gia tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh đái tháo đường. 3.BỔ SUNG LYSINE ĐÚNG CÁCH Lysine thường được dùng bằng đường uống khi đói bụng, nhưng cũng có thể thoa lên da, chẳng hạn như để điều trị mụn rộp. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng một người 70kg cần khoảng 800-3.000 mg lysine mỗi ngày. Liều lượng lysine cần bổ sung cho mỗi người theo độ tuổi như sau: Người lớn: 12 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trẻ từ 11-12 tuổi: 44 mg/kg. Trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi: 97 mg/kg. Hầu hết Lysine có thể được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống của con người hằng ngày. Trong đó, lysine được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa… Tuy nhiên đối với những người ăn chay hoặc có chế độ ăn thuần chay thì bổ sung lysine từ nguồn thực vật như đậu, lúa mì… Nếu sử dụng lysine dạng uống thì bạn cần có sự tư vấn và kê toa từ bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Đặc biệt, bạn nên uống lysine khi bụng đói và trước mỗi bữa ăn để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả. Chưa hết đối với người vừa hồi phục sau chấn thương hoặc có thói quen tập thể dục thể thao với cường độ cao thì nên tích cực bổ sung nồng độ lysine từ 100mg đến 4g qua khẩu phần ăn hằng ngày. Bởi nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động suốt ngày. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến nghị không nên bổ sung lysine cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Đặc biệt, nếu bạn là người có vấn đề về thận hoặc gan thì tuyệt đối không nên tiêu thụ các thực phẩm có chứa lysine để tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: