Th 06
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ có những thay đổi nhất định về trí não. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ giúp bố mẹ hỗ trợ con xây dựng một nền tảng trí tuệ vững chắc. Qua đó, giúp trẻ thông minh hơn, có khả năng học hỏi, tư duy và ghi nhớ tốt trong tương lai. KHÁM PHÁ 3 GIAI ĐOẠN “VÀNG” PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ Giai đoạn 1: Thai kỳ Ngay từ những tuần đầu tiên thai kỳ, bộ não của trẻ đã bắt đầu hình thành và phát triển xuyên suốt trong thai kỳ. Cụ thể: Tam cá nguyệt thứ nhất: Ống thần kinh được hình thành và phát triển thành não cùng tủy sống. Tam cá nguyệt thứ hai: Các nếp nhăn và rãnh bắt đầu xuất hiện trên bề mặt não. Đến cuối tháng thứ 6 thì quá trình này gần như hoàn tất. Tam cá nguyệt thứ ba: Não bộ bắt đầu có các phản xạ với nhịp thở hoặc những tiếng động lớn từ bên ngoài. Đến khi chào đời, bộ não của trẻ nặng khoảng 200g, đạt 25% trọng lượng não bộ của người trưởng thành. Giai đoạn 2: 0-2 tuổi Đây là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, khi tròn 1 tuổi trọng lượng của não của trẻ đạt 75% so với người trưởng thành, đến khi 2 tuổi thì não của con đạt 80% với trọng lượng khoảng 1.1000g. Lúc này, trẻ có thể: Nhận ra khuôn mặt, tiếng nói của bố mẹ, người thân. Biết thích một đồ vật, màu sắc. Phân biệt được biểu cảm vui buồn. Trẻ có xu hướng tò mò với những điều mới lạ xung quanh và bắt chước theo những gì chúng nhìn thấy. Trẻ biểu lộ cảm xúc nhiều hơn như dễ giận dữ, khó chịu, vui vẻ… Trẻ nghe hiểu được những gì mà bố mẹ đang nói. Trẻ biết hát và kể lại những mẩu chuyện nhỏ dù phát âm chưa rõ ràng. Giai đoạn 3: 2-6 tuổi Khi bước vào giai đoạn 2-6 tuổi, não bộ của trẻ bước vào giai đoạn hoàn thiện. Trọng lượng não bộ lúc này đạt 100% so với não người trưởng thành. Theo đó, từ năm thứ 2 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn và đến năm 6 tuổi cấu trúc của bộ não gần như hoàn thiện. Lúc này, con bắt đầu tò mò về sự vật, sự việc xung quanh, đồng thời khả năng ghi nhớ, học hỏi cũng nâng cao. Não bộ trẻ phát triển nhanh nhất ở giai đoạn nào? 1000 ngày đầu đời (0-2 tuổi) mà giai đoạn mà não bộ trẻ phát triển nhanh nhất, có thể đạt đến 80% trọng lượng so với kích thước não của người trưởng thành. Vậy nên, bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu, để con lớn lên khỏe mạnh và thông minh. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ Quá trình phát triển não bộ của trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Di truyền: Gen là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thiện và phát triển não bộ của trẻ. Theo đó, nếu bố mẹ có những dị thể bất thường thì có thể sinh ra trẻ mắc phải các khuyết tật của trẻ. Chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì có thể kích thích khả năng ghi nhớ và tiếp thu. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa ở mẹ bầu cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, trẻ có thể chậm phát triển trí não. Môi trường sống: Trẻ em có thể phát triển trí não tối ưu trong môi trường sống an toàn, được chăm sóc tốt với nhiều cơ hội vui chơi, khám phá. Còn nếu trẻ sống trong môi trường hạn chế thì con không thể hoàn thiện trí não đúng giai đoạn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này. Sự quan tâm của bố mẹ: Trẻ có thể phát triển não bộ, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp nếu bố mẹ thường xuyên quan tâm, trò chuyện, chơi đùa cùng với con. Ngược lại, nếu phụ huynh nói chuyện căng thẳng, khó chịu với con thì có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài cho con trẻ. BỎ LỠ GIAI ĐOẠN VÀNG PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ CÓ SAO KHÔNG? Giai đoạn vàng là thời điểm mà não bộ của trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc, là nền tảng cho sự phát triển bình thường cũng như hình thành các kỹ năng quan trọng của trẻ sau này. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, con có thể bị chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, giao tiếp, tự chăm sóc, hành xử xã hội… CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ KHỎE MẠNH Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi sinh ra. Xây dựng môi trường sống lành mạnh cho trẻ, đặc biệt đảm bảo cho con có một nơi yên tĩnh, thoải mái khi ngủ. Luôn chú ý khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Cho con trải nghiệm các hoạt động phát triển não bộ như trò chơi hình khối, trò chơi nấu ăn… Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm đến trẻ.
Th 06
Uống thực phẩm chức năng có hại thận không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người khi muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể nhưng ngại phải dung nạp thực phẩm quá nhiều. Trong bối cảnh mỗi ngày trên thị trường đều xuất hiện hàng loạt các sản phẩm nâng cao sức khỏe, việc hiểu rõ thực phẩm chức năng bị ảnh hưởng như thế nào đến thận là điều không thể bỏ qua. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ động để uống nhiều thực phẩm chức năng có hại thận không, bài viết sau đây sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về thực phẩm chức năng cũng như những điểm mà bạn cần cảnh giác khi sử dụng. Thực phẩm chức năng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp bạn dễ dàng bổ sung dinh dưỡng mà không cần phải tiêu hóa một khối lượng lớn thực phẩm. Với nhiều người, TPCN đã trở thành nguồn động lực giúp họ duy trì lối sống lành mạnh thông qua việc hỗ trợ tăng đề kháng, đảm bảo quá trình phục hồi sau bệnh tật hoặc cải thiện những chức năng sinh lý nhất trên cơ thể. Song, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, TPCN không phải lúc nào cũng đem tới những phép màu cho sức khỏe. Việc dùng TPCN không đúng cách, quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra những tác động tiêu cực. Vậy uống TPCN có hại thận không? 1.UỐNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ HẠI THẬN KHÔNG? Uống thực phẩm chức năng CÓ THỂ gây hại cho thận. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại TPCN khác nhau, một số có thể rất tốt cho thận, chẳng hạn như viên uống/ bột hòa tan bổ sung vitamin A, B, C, protein trong khi một số khác thì không… Nhìn chung, uống TPCN sai cách, dù thành phần có lợi hay hại, đều tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho thận và đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Vậy uống TPCN như thế nào là đúng cách? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung TPCN đúng cách là khi bạn hiểu rõ: Chỉ định và chống chỉ định của thuốc. Hàm lượng tiêu thụ (liều dùng) an toàn trong một lần uống. Hàm lượng tiêu thụ (liều dùng) phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong một lần uống. Số liều cần uống trong ngày/ tuần/ tháng. Thời gian dung nạp thuốc và thời gian cần nghỉ (nếu có). Cách uống thuốc để tránh tương tác thuốc. Cách quản lý tác dụng phụ do thuốc gây ra. Cách cân bằng giữa lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Do đó, để bổ sung TPCN đúng cách, an toàn và hiệu quả, bạn nhất định cần sự tư vấn và chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Ngược lại, nếu tự ý bổ sung TPCN mà chưa hiểu rõ nhu cầu thực tế của bản thân, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao bị suy thận cấp tính, hoặc nặng hơn là gây tổn thương thận vĩnh viễn, dẫn đến bệnh thận mãn tính. 2.MỘT SỐ TPCN CÓ THỂ GÂY HẠI THẬN Bất kỳ TPCN nào nếu tiêu thụ sai cách cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại thận. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỪ THẢO DƯỢC TPCN chứa chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thận nếu nhà sản xuất không đủ tài nguyên để loại bỏ độc tố ra khỏi nguyên liệu đầu vào. Do đó, nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết uống thực phẩm chức năng có hại thận không thì dù nguồn gốc của chúng có đến từ các loại thảo dược thiên nhiên thì câu trả lời là vẫn CÓ THỂ. Nguy hiểm hơn, trên bảng thành phần của các loại thực phẩm chức năng thường chỉ đơn giản là chiết xuất từ thảo dược A mà không nêu rõ danh pháp quốc tế của các hợp chất chi tiết chứa trong sản phẩm. Điều này ít nhiều khiến người dùng băn khoăn, không biết chính xác những gì mình sắp tiêu thụ, do đó, tiềm ẩn nguy cơ gây hại thận. MỘT SỐ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT KHI DÙNG Thận là cơ quan chính tham gia vào việc lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Một số vitamin và khoáng chất, khi dùng ở liều cao, có thể gây hại cho thận vì những lý do sau: Tích tụ chất cặn: Một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, canxi và photpho khi được tiêu thụ quá mức có thể kết tủa trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận canxi oxalate hoặc canxi photphat. Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn niệu quản, dẫn đến sưng và viêm thận. Tăng áp lực lọc: Khi có quá nhiều chất cần phải lọc ra khỏi máu, thận phải làm nhiều hơn, dễ dẫn đến tăng áp lực lọc máu. Điều này có thể gây tổn thương cho nang thận, những cấu trúc nhỏ chịu trách nhiệm lọc máu. Mất cân bằng điện giải: Việc tiêu thụ một số khoáng chất ở liều cao, như kali, canxi, vitamin D, có thể gây mất cân bằng lớn trong cơ thể, làm tăng kali hoặc canxi huyết, thúc đẩy suy thận cấp và mãn tính. TPCN GIẢM CÂN, TĂNG LỰC KHÔNG TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN TPCN giảm cân và tăng lực thường chứa nhiều thành phần hoạt tính có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể. Đối với những người có chức năng thận suy giảm, điều này có thể gây thêm tổn thương vì: Nguy cơ từ chất kích thích: TPCN hỗ trợ giảm cân hoặc tăng lực thường chứa các chất kích thích như caffeine, giúp làm tăng nhịp tim, nitrous oxide, giúp làm giãn mạch máu. Do đó sử dụng TPCN có chất kích thích có thể gây tăng huyết áp, làm tăng áp lực lên các mạch máu ở thận, đặc biệt ở trường hợp sử dụng quá liều. Mất cân bằng điện giải: Các sản phẩm tăng lực thường chứa nhiều natri, kali, photpho và các chất điện giải khác. Đối với người bệnh thận, việc tiếp tục tiêu thụ natri/ kali/ photpho có thể làm tăng nguy cơ phù nề, mất nước, xơ vữa động mạch, sỏi thận, suy thận cấp và mãn tính. Protein: Một số sản phẩm giúp tăng cơ và tăng lực có thể chứa hàm lượng protein cao. Việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể làm tăng nồng độ urea trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận. Tóm lại, nếu bạn mắc bệnh thận và băn khoăn không biết uống TPCN có hại thận không thì câu trả lời là CÓ THỂ. 3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ UỐNG TPCN KHÔNG HẠI THẬN? LỰA CHỌN SẢN PHẨM AN TOÀN, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Lựa chọn TPCN an toàn, đảm bảo chất lượng giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận bằng cách loại trừ được những sản phẩm chưa được Cục Quản Lý Dược cấp phép lưu hành, tức chưa đáp ứng được những quy định về an toàn sản xuất, bảo quản, kinh doanh dược phẩm cũng như các tiêu chí kiểm định và minh bạch đến tay người tiêu dùng. Để lựa chọn được TPCN an toàn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Tìm chứng nhận từ cơ quan quản lý: Bạn hãy truy cập chuyên trang quản lý TPCN của Cục Quản Lý Dược, gõ tên sản phẩm mà bạn dự định mua để xem thương hiệu này có được Bộ Y Tế phê duyệt hay chưa. Nếu kết quả trả về là khoảng trắng, điều đó có nghĩa là sản phẩm bạn dự định mua chưa được cơ quan chức năng phê duyệt. Hướng đến thương hiệu uy tín: Chọn mua TPCN từ các nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu lâu đời, hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như: Chuẩn thực hành tốt khâu sản xuất (GMP) Chuẩn thực hành tốt khâu kiểm tra chất lượng (GLP) Chuẩn thực hành tốt khâu bảo quản (GSP) Tránh quảng cáo thổi phồng tính năng: cẩn thận với những sản phẩm có lời quảng cáo thiếu thực tế hoặc hứa hẹn kết quả nhanh chóng. Tra cứu thông tin trực tuyến: tìm hiểu về sản phẩm thông qua các trang web thương mại điện tử để xem đánh giá của người dùng trước về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp bạn tự tin và đưa ra quyết định mua hàng khách quan hơn. Tư vấn cùng bác sĩ: trước khi sử dụng bất kỳ loại TPCN nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác. NÊN MUA TẠI CÁC ĐỊA CHỈ UY TÍN Trên hành trình tìm mua TPCN chất lượng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những địa chỉ phân phối thuốc uy tín, đạt được nhiều chứng nhận kinh doanh an toàn, chẳng hạn như: Chuẩn thực hành tốt khâu tồn trữ/ bảo quản Chuẩn thực hành tốt khâu lưu thông phân phối Chuẩn thực hành tốt khâu lưu thông phân phối đến tay người bệnh LUÔN ĐỌC KỸ BẢNG THÀNH PHẦN, LIỀU LƯỢNG VÀ KHUYẾN CÁO DÙNG Đọc kỹ trên thành phần nhãn giúp bạn hiểu rõ loại TPCN mà cơ thể bạn sắp dung nạp cùng liều dùng chi tiết, đồng thời, giúp bạn biết rõ sản phẩm có chứa phụ liệu hoặc chất bổ sung nào gây dị ứng không. KHÔNG SỬ DỤNG TPCN QUÁ LIỀU QUY ĐỊNH TPCN khi dùng quá liều có thể trở nên độc hại, gây hại cho thận. Ví dụ vitamin C khi được dùng ở liều trên 1000mg/ ngày được chứng minh là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ quy định giúp bảo vệ sức khỏe và tránh rủi ro tiềm ẩn. KHÔNG SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN QUÁ DÀI Sử dụng TPCN trong thời gian dài có thể gây quá tải cho thận, khiến thận phải liên tục xử lý và loại bỏ các hoạt chất dư thừa. Một số hoạt chất không tan trong nước mà chỉ trong dầu như vitamin A, D, E, K… nếu tiêu thụ vượt ngưỡng an toàn trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thận. Do đó, việc hạn chế sử dụng TPCN trong khoảng thời gian an toàn giúp bảo vệ chức năng và sức khỏe của thận. CẨN TRỌNG KHI KẾT HỢP SỬ DỤNG TPCN VỚI CÁC LOẠI THUỐC KHÁC Khi kết hợp TPCN với thuốc, có thể xảy ra tương tác hóa học hoặc sinh học giữa chúng. Vì thận đóng vai trò trao đổi chất trực tiếp với máu, nên những tương tác thuốc có thể làm biến đổi thành phần huyết thanh cũng có khả năng gây tổn thương trực tiếp đến thận. Ví dụ: TPCN chứa kali và thuốc giảm huyết áp: một số thuốc giảm huyết áp có thể làm tăng kali trong máu. Khi kết hợp với TPCN chứa kali, có thể gây ra tình trạng kali huyết, gây mất nước, têu chảy, rối loạn điện giải, dẫn đến suy thận cấp và mãn tính. TPCN chứa canxi và thuốc dự phòng loãng xương: kết hợp cả hai có thể làm tăng lượng canxi trong máu, gây xơ vữa mạch máu, chèn ép dòng chảy của máu đến thận, dẫn đến suy thận cấp tính và thậm chí là đột quỵ.
Th 06
Khi cảm thấy sức khỏe giảm sút, một trong những nguyên nhân bạn có thể nghĩ ngay đến đầu tiên là mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng. 1.MỆT MỎI Đây là một triệu chứng cho thấy thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác nhau, như máu hay sắt. Sự thiếu hụt vitamin B12 và kali còn làm cho cơ thể bạn nhức mỏi toàn thân. Bạn nên dừng chế độ dinh dưỡng hiện tại, đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu kế hoạch mới. 2.CẢM THẤY CHÁN NẢN Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh thiếu dưỡng chất cũng có thể gây chán nản, cụ thể là axit béo omega 3, amino axit và một số vitamin cũng như khoáng chất khác. 3.RỤNG TÓC Thiếu vitamin B6 có thể gây ra tóc rụng, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần bổ sung kẽm. Nếu tóc bị khô gãy, đó là vì thiếu vitamin A: vì vậy nếu tóc rụng một vài sợi, đó chỉ là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu quá nhiều, nguyên nhân có thể liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. 4.MỤN Mụn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có thể do thiếu axit niacin, kẽm và một số loại axit béo quan trọng. 5.HƠI THỞ CÓ MÙI Chứng hôi miệng có thể do một số vấn đề như sâu răng và viêm xoang. Tuy nhiên, khi hơi thở có mùi hôi, bạn cần bổ sung thêm kẽm, B6 hoặc magie trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm bạn nên dùng để tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất là hạt bí, chuối, thịt gà, rau xanh, đậu và các loại hạt. 6.VẾT THÂM TÍM Nếu da rất dễ bị thâm tím, có thể bạn cần bổ sung thêm canxi và vitamin C. Thiếu axit folic, vitamin K và B12 cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 7.HIỆN TƯỢNG CƠ MẶT GIẬT GIẬT Dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là mí mắt của bạn bị giật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cơ thể thiếu magie hay kali. Bạn cần bổ sung những khoáng chất này từ cá hồi, thịt gà, cam quýt và trái bơ. 8.TIÊU CHẢY Nếu cơ thể có hàm lượng vitamin B12 thấp, bạn rất dễ mắc chứng tiêu chảy. Ngoài ra, việc thiếu kẽm, vitamin D và C cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng khó chịu này. 9.GIẢM TRÍ NHỚ Đãng trí nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của thiếu canxi và vitamin B12. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hằng ngày. 10.QUÁNG GÀ Đây là hiện tượng rất phổ biến, nhưng dễ điều trị. Trong các trường hợp, nguyên nhân là thiếu vitamin A. Một số khác có thể là do thiếu kẽm, vitamin B2, B6.
Th 06
1.ĐẠM WHEY TRONG SỮA LÀ GÌ? Đạm whey là một dạng protein có trong sữa mẹ, sữa bò và sữa dê. Loại đạm này cung cấp một lượng đáng kể các acid amin cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình tổng hợp protein, giúp bé tăng trưởng và phát triển đúng giai đoạn. 2.ĐẠM WHEY TRONG SỮA CÓ TÁC DỤNG GÌ? Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung đạm Whey cho bé mang lại các lợi ích như: Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Đạm Whey có khả năng giữ được phân tử nước, từ đó tăng độ ẩm cho phân, làm mềm phân, giúp con yêu đi ngoài thuận tiện hơn, cải thiện vấn đề táo bón hiệu quả. Hỗ trợ thể chất: Đạm Whey giúp cấu tạo các mô tế bào mới, hỗ trợ trẻ phát triển cơ bắp, xương, cơ quan nội tạng. Đồng thời, loại đạm này còn cung cấp nguồn năng lượng quan trọng, tạo đà tăng cân ổn định cho bé. Nâng cao đề kháng: Đạm Whey hỗ trợ sản sinh các kháng thể cần thiết giúp duy trì và tăng cường hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Phát triển trí não: Thành phần đạm Whey góp phần giúp trẻ cải thiện trí não, nâng cao chỉ số thông minh những năm đầu đời. 3.ĐẠM WHEY CÓ KHÁC GÌ VỚI ĐẠM CASEIN? Đạm Whey và đạm Casein là 2 thành phần đạm có trong sữa, nhưng có khả năng hòa tan và hấp thụ khác nhau. Cụ thể, đạm Whey khi đến dạ dày sẽ hình thành dạng lỏng, dễ hòa tan, giải phóng acid amin nhanh chóng, nên hệ tiêu hóa có thể dễ dàng hấp thu vào máu, đi thẳng đến các cơ quan trong cơ thể (cơ bắp, trí não). Trong khi đó, đạm Casein hình thành dạng vón cục, thời gian phân giải acid amin kéo dài, nên thời gian tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn đạm Whey. 4.ĐẠM WHEY CÓ TRONG LOẠI SỮA NÀO? Mẹ có thể tìm thấy đạm Whey cho bé trong các loại sữa sau: Có trong sữa mẹ: Thành phần đạm Whey trong sữa mẹ chiếm khoảng 60%. Có trong sữa bò, sữa dê: Tỷ lệ đạm trong sữa bò và sữa dê khá thấp chỉ khoảng 20%. Tuy nhiên để bé dễ tiêu hóa và hấp thu, các chuyên gia dinh dưỡng của nhà máy HADU PHARMA đã nghiên cứu và điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : Casein tối ưu trong những dòng sản phẩm HADU PHARMA sản xuất để hạn chế hình thành các mảng sữa đông, giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh.