Th 06
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường xảy ra trong quá trình mang thai, thường từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Nếu thai phụ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hầu hết phụ nữ đái tháo đường thai kỳ đều có thể kiểm soát tốt sức khỏe của mình bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện thể chất. Việc tuân thủ đúng kế hoạch ăn uống theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp kiểm soát bệnh, nuôi dưỡng thai nhi phát triển và giúp thai phụ cảm thấy khỏe mạnh hơn. 1.KIÊNG ĂN CƠM ĐỂ PHÒNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ, NÊN HAY KHÔNG? Nhiều thai phụ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi được chẩn đoán đái tháo đường kỳ. Và từ những thông tin tìm kiếm trên mạng xã hội hay từ những lời mách bảo, họ rất sợ tinh bột do đó lập kế hoạch ăn kiêng, thậm chí loại bỏ hoàn toàn món cơm ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, trong một bữa ăn của 1 người bình thường có tới 60-70% là tinh bột, tương đương 1-2 bát cơm tùy theo nhu cầu năng lượng của từng người, 15-20% chất đạm, 20-30% dầu mỡ, chất béo. Tại sao lượng tinh bột lại chiếm lượng lớn trong bữa ăn hằng ngày? Bởi vì tinh bột có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Năng lượng chính đến từ nguồn tinh bột, nếu thiếu nó sẽ làm cơ thể có cảm giác đói, vã mồ hôi, run tay chân và không muốn làm gì cả. Nguyên nhân chính của đái tháo đường thai kỳ là do rối loạn hormone trong quá trình mang thai. Hoặc có các yếu tố nguy cơ như béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường… chứ không phải do chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột. Trong khi đó, não của mẹ và não của thai nhi sử dụng nguồn năng lượng chính từ đường chứ không phải chất đạm, thịt cá ăn hằng ngày. Trong khi đó nếu ăn ít tinh bột có thể dẫn đến thể trạng của mẹ suy yếu, suy dinh dưỡng thai nhi. Vì vậy không nên loại bỏ tinh bột cụ thể là cơm ra khỏi chế độ ăn khi thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, nên ăn vừa phải các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết như: gạo lứt còn vỏ c ám, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nâu.. Hạn chế tinh bột từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây… 2.CHẾ ĐỘ ĂN TỐT NHẤT CHO THAI PHỤ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho thai phụ mắc đái tháo đường vì cơ thể mỗi phụ nữ đều khác nhau. Hầu hết thai phụ chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống hằng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chính họ và em bé, cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý theo khẩu phần ăn. Trong các bữa ăn cần đảm bảo có carbohydrate các loại: 33-40%, lipid: 35-40%, protein: 20%. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính không nên ăn quá no vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuyệt đối không được bỏ bữa vì khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng lên để cung cấp và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Bữa ăn chính: Theo nguyên tắc chung, cách ăn uống lành mạnh nhất đối với người bệnh đái tháo đường là áp dụng phương pháp đĩa. Trong đó, một nửa đĩa rau không có tinh bột như rau xanh, cà chua, bí, cải bắp, súp lơ, ¼ đĩa protein nạc và ¼ thực phẩm carb khác. Bữa sáng: Nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể ăn một bát phở nhỏ, bún bò kèm giá đỗ hoặc một bát cháo yến mạch thịt băm, 1 lát bánh mì kèm 1 quả trứng ốp la hoặc một đĩa salad mì ống nhiều rau. Bữa trưa và bữa tối: Ăn khoảng 1 bát cơm (gạo lứt tốt hơn gạo trắng) hoặc 2 lát bánh mì, phần chất đạm khoảng 1000g thịt nạc, cá, thịt gà (bỏ phần da) hoặc 1 quả trứng hoặc 200g đậu, 350g rau xanh Lưu ý: Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm. Bữa phụ: Ăn sau bữa chính 2 giờ, thai phụ nên ăn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, việt quất, bơ, ổi… Uống 200ml sữa tươi không đường/ ngày hoặc 1 cốc sữa chua không đường/ ngày. 3.DINH DƯỠNG TỐT CHO THAI PHỤ KHI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Tất cả các loại thực phẩm thai phụ mắc đái tháo đường có thể được ăn ở mức độ vừa phải, nhưng tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao như bánh quy, kẹo và nước ngọt. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn giản như ngũ cốc ăn sáng, gạo trắng, bột mì trắng và thực phẩm chế biến hoặc đồ ăn nhẹ cũng là thủ phạm lớn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Trái cây có thể được ăn ở mức độ vừa phải vì chúng có đường fructose chứ không phải đường glucose. Fructose không làm tăng lượng đường trong máu như glucose vì nó được chuyển hóa khác nhau. Nếu ăn quá nhiều trái cây cùng một lúc có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ăn trái cây cùng với protein và chất xơ là một mẹo để dễ dàng giúp giữ được lượng đường trong máu ở mức độ thấp. Thai phụ bị đái tháo đường nên ăn trái cây chứ không phải nước ép. Toàn bộ trái cây ít calo và carbohydrate hơn so với nước trái cây. Ngoài ra nó còn chứa chất xơ, cùng với vitamin và khoáng chất. Hầu hết chất xơ đã bị loại bỏ trong nước trái cây. Trái cây càng nhiều chất xơ càng tốt, nhất là khi bà bầu bị táo bón.
Th 06
Cơ thể thiếu vitamin K dễ suy giảm chức năng phổi, thở khò khè, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn. Vitamin K cần cho quá trình đông máu để chữa lành vết thương. Lượng vitamin K khuyến nghị mỗi ngày cho phụ nữ trên 18 tuổi khoảng 90mcg và 120mcg với nam giới. Cơ thể thiếu vitamin này dễ bầm tím, giảm miễn dịch, có nguy cơ gặp phải triệu chứng hô hấp. Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi: Người có lượng vitamin K thấp có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng phổi, khó thở. Tình trạng này có thể do hẹp đường thở, cơ thể giảm sản xuất chất giữ cho đường thở của phổi luôn thông thoáng. Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể gây ra các vấn đề hô hấp. Thở khò khè: Tình trạng này có thể xảy ra khi đường thở thu hẹp. Người có lượng vitamin K thấp dễ thở bị khò khè hơn. Cơ thể dễ bị viêm: Viêm là phản ứng miễn dịch tự nhiên có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể làm tổn thương phổi và gây khó thở. Thiếu vitamin K, khả năng chống viêm suy giảm. Sức khỏe mạch máu suy giảm: Vitamin K cũng tham gia vào việc duy trì sức khỏe của mạch máu, giúp chức năng phổi tối ưu. Mạch máu bị tổn thương góp phần gây ra các bệnh về phổi. Chế độ ăn uống cân bằng gồm thực phẩm giàu vitamin K cung cấp đủ dưỡng chất này cho cơ thể. Mỗi người nên ưu tiên ăn các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh), cà rốt, dầu thực vật, các loại quả như việt quất, sung, thịt, phô mai, trứng, đậu xanh, đậu nành… Cơ thể cũng cần vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn như viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Bổ sung đủ vitamin này góp phần ngăn ngừa COPD. Vitamin D góp phần giảm khả năng nhiễm trùng phổi, cải thiện triệu chứng hen suyễn. Loại vitamin này hỗ trợ ngăn ngừa COPD, giúp người mắc bệnh cải thiện chất lượng sức khỏe. Lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ thở khò khè, viêm phế quản, hen suyễn, vấn đề về hô hấp khác. Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm các mô phổi, cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn, COPD. Chế độ ăn giàu dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn, đẩy lùi nguy cơ phát triển bệnh COPD. Bổ sung đủ omega 3 giúp người bệnh kiểm soát tốt hen suyễn, ít phụ thuộc vào thuốc corticosteroid dạng hít. Bên cạnh dinh dưỡng đúng, mỗi người nên duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao.
Th 06
Vitamin C hay acid ascorbic là một loại vitamin tan trong nước rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Tình trạng thiếu vitamin C không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến da, xương, tóc, móng mà còn làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C mà bạn có thể dễ dàng nhận biết tại nhà? 1.THIẾU VITAMIN C LÀ GÌ? Thiếu vitamin C là tình trạng cơ thể không được bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin C cần thiết. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý, góp phần gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, loãng xương, tim mạch, bệnh Scorbut hay thậm chí là ung thư. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU VITAMIN C Trên thực tế, cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin C mà phải bổ sung thông qua các nguồn từ bên ngoài. Do đó, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu vitamin C còn có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Chẳng hạn cơ thể sẽ rất khó hấp thụ vitamin C khi bạn gặp một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây: Viêm loét đại tràng Hóa trị Bệnh viêm ruột xuyên thành mãn tính Cường giáp Hệ tiêu hóa yếu, dễ dị ứng Tiêu chảy kéo dài Người vừa trải qua phẫu thuật Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc sau sinh Người có thói quen hút thuốc và uống rượu nhiều Người lớn tuổi Người gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần, chán ăn. 2.15 DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN C THƯỜNG GẶP NHẤT Vitamin C tham gia vào hàng loạt tiến trình tăng trưởng và phản ứng sinh hóa khác nhau của cơ thể, bao gồm việc hỗ trợ hình thành collagen, cải thiện khả năng hấp thụ sắt, tăng cường phản ứng miễn dịch, chữa lành vết thương, duy trì sức khỏe cho sụn, xương và răng. Vì thế, thiếu vitamin C hay còn gọi là thiếu acid ascorbic, thường gây ra 15 dấu hiệu điển hình sau: THIẾU VITAMIN C KHIẾN DA SẦN SÙI Vitamin C đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra collagen - một loại protein cấu thành các mô liên kết như tóc, da, khớp xương và mạch máu. Khi nồng độ vitamin C trong cơ thể thấp, da sẽ dễ bị lão hóa, chảy xệ, xuất hiện tình trạng sần sùi do tiến trình sừng hóa làm tích tụ keratin bên trong lỗ chân lông. Thông thường, dấu hiệu da sần sùi thường kéo dài từ 3-5 tháng trước khi cơ thể chuyến biến thành bệnh nặng Scorbut và sẽ tự khỏi nếu cơ thể được bổ sung vitamin C đầy đủ. LÔNG TRÊN CƠ THỂ UỐN THÀNH HÌNH XOẮN ỐC Tình trạng thiếu hụt vitamin C cũng có thể khiến cho lông và tóc trên cơ thể bị uốn cong hoặc uốn lại thành hình xoắn ốc. Lông hình xoắn ốc là một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin C đặc trưng dễ nhận biết. Những sợi lông hư tổn cũng sẽ dễ bị gãy hoặc rụng nhiều hơn thông thường. Tuy nhiên, tình trạng này có thể giải quyết bằng việc một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ vitamin C hằng ngày. XUẤT HUYẾT QUANH NANG LÔNG Các nang lông trên bề mặt chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cung cấp máu và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin C, sức bền thành mạch của những mạch máu này suy giảm, khiến chúng dễ vỡ, hình thành nên các đốm nhỏ màu đỏ tươi trên bề mặt da. Hiện tượng này gọi là xuất huyết quanh nang lông và là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng ở người trưởng thành. Việc uống bổ sung vitamin C có thể giúp giải quyết triệu chứng này trong 2 tuần. MÓNG TAY HÌNH THÌA CÓ ĐỐM HOẶC ĐƯỜNG MÀU ĐỎ Móng tay hình thìa là tình trạng móng tay bị lõm vào như hình cái thìa, mảnh và dễ gãy. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu máu do cơ thể thiếu sắt và vitamin C. Móng tay sẽ xuất hiện những đốm nhỏ hoặc đường thẳng đứng trên nền móng do các mạch máu suy yếu bị vỡ. Hiện tượng này gọi là xuất huyết dưới móng. THIẾU VITAMIN C KHIẾN DA KHÔ VÀ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Vitamin C giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các chất ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi bặm… Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen bên trong cơ thể, nhờ đó, giúp cho làn da của bạn luôn được đầy đặn và trẻ trung. Ngược lại, thiếu hụt vitamin C có thể khiến làn da trở nên khô, nhăn nheo và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. THIẾU VITAMIN C DỄ KHIẾN DA TRỞ NÊN BẦM TÍM Bầm tím da là một trong những triệu chứng thiếu vitamin C phổ biến hiện nay. Đây là hiện tượng các mạch máu dưới da bị vỡ dẫn đến sự rò rỉ máu sang các khu vực lân cận. Hiện tượng này xuất phát từ việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin C, khiến cho sức bền thành mạch máu bị suy yếu và dễ vỡ. Các vết bầm tím có thể xuất hiện dưới dạng từng mảng bầm lớn hoặc các chấm nhỏ li ti dưới da rất dễ được nhận biết bằng mắt thường. LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH LÀNH VẾT THƯƠNG Thiếu vitamin C khiến cho quá trình sản xuất collagen bị chậm lại, làm cho vết thương lâu lành hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị loét chân mãn tính có khả năng bị thiếu vitamin C cao hơn so với những người không bị loét chân. Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể thiếu vitamin C nghiêm trọng, vết thương cũ đã lành cũng có thể bị trầy xước trở lại và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. THIẾU VITAMIN C GÂY ĐAU VÀ SƯNG KHỚP Trong các khớp tay và chân có rất nhiều mô liên kết giàu collagen. Vì thế, khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành collagen trong các khớp, gây nên tình trạng đau nhức xương khớp hay thậm chí là xuất huyết khớp. May mắn thay, cả hai triệu chứng này đều có thể điều trị bằng cách bổ sung vitamin C trong 1 tuần. THIẾU VITAMIN C GÂY YẾU XƯƠNG Việc ăn ít những thực phẩm giàu vitamin C có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương. Vì thế, việc thiếu hụt vitamin C sẽ làm tăng tỷ lệ loãng xương, đặc biệt là ở trẻ em. CHẢY MÁU NƯỚU VÀ RỤNG RĂNG Nướu sưng đỏ và chảy máu cũng là một trong những triệu chứng thiếu vitamin C thường thấy của cơ thể. Khi không được cung cấp đầy đủ vitamin C, các mô nướu sẽ trở nên yếu đi, bị viêm và cách mạch máu sẽ dễ bị vỡ. Thậm chí, thiếu vitamin C nghiêm trọng còn gây ra tình trạng viêm nướu, khiến nướu dễ bị xuất huyết và có mùi thối. HỆ MIỄN DỊCH SUY GIẢM, DỄ CẢM SỐT Nghiên cứu cho thấy, vitamin C là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và các mầm bệnh khác. Vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch và hàng rào biểu mô trong việc chống lại các mầm bệnh xâm nhập cũng như sự tấn công oxy hóa của các gốc tự do. Chính vì thế thiếu vitamin C sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, còi xương, viêm phổi… THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Khi thiếu sắt, cơ thể sẽ trở nên xanh xao, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, da khô và xuất hiện hiện tượng móng tay thìa. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C trong cơ thể thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm đi sự hấp thu sắt từ chế độ ăn hằng ngày. Đồng thời, thiếu vitamin C còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. NGƯỜI THIẾU VITAMIN C THƯỜNG XUYÊN MỆT MỎI VÀ TÂM TRẠNG KÉM Khi không được bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, cơ thể của bạn sẽ trở nên mệt mỏi, chán nản, bực dọc và khó chịu. Nguyên nhân là vì vitamin C giúp chuyển hóa dopamin thành một chất dẫn truyền thần kinh khác gọi là norepinephrine - một loại hormone hỗ trợ làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Do đó, thiếu vitamin C khiến cho nồng độ hormone này hạ thấp, dẫn đến kích hoạt cảm giác chán nản hoặc lo âu trong não bộ. Tuy nhiên những triệu chứng bất thường về cảm xúc này có thể biến mất nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin C trong vòng 24 giờ. NGƯỜI THIẾU VITAMIN C TĂNG CÂN BẤT THƯỜNG Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn bằng cách hỗ trợ tăng cường “đốt cháy” các tế bào mỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có đủ vitamin C có thể đốt cháy nhiều hơn 30% chất béo trong đợt tập thể dục vừa phải so với những người có tình trạng vitamin C thấp. Ngược lại, vitamin C trong máu thấp, cơ thể càng có xu hướng tích tụ mỡ thừa, khiến tình trạng tăng cân khó kiểm soát hơn. VIÊM MÃN TÍNH VÀ HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG OXY HÓA Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh. Vào cơ thể, vitamin C có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do - vốn là nguyên nhân gây ra stress, viêm nhiễm, tổn thương tế bào, dẫn đến hình thành nhiều căn bệnh mãn tính như tim mạch và tiểu đường… Bên cạnh đó, những nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành có hàm lượng vitamin C trong máu thấp thường có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn 40% so với những người có hàm lượng vitamin C trong máu cao. Vì thế, bạn cần tích cực suy nghĩ đến hàm lượng vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày để sớm phòng ngừa các rủi ro tim mạch có thể xảy ra.
Th 06
Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể gây nên chứng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng thiếu canxi phổ biến nhất là gì? Canxi là một khoáng chất cần thiết cho mọi sinh vật sống. Trong cơ thể con người, 99% khối lượng canxi nằm ở xương và răng, trong khi 1% còn lại nằm rải rác trong máu và tế bào (đặc biệt là ở các tế bào cơ). Vì thế, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, răng, cơ bắp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, bao gồm: Hỗ trợ sự co bóp của cơ bắp và hoạt động của thần kinh Giúp huyết đồng tử giãn ra và co lại Tham gia vào quá trình đông máu Giúp điều hòa các tín hiệu trong cơ thể Hỗ trợ chức năng của nhiều enzyme trong cơ thể Một lượng canxi cần thiết trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt trong những năm gần đây chỉ cung cấp đủ 50% nhu cầu canxi của cơ thể cần. Vì thế, tình trạng thiếu canxi hiện nay vẫn tiếp tục là một rối loạn dinh dưỡng hết sức phổ biến, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. 1.THIẾU CANXI LÀ GÌ? Thiếu canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ khoáng chất canxi toàn phần trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mg/dL. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu luôn duy trì ở mức từ 2.1-2.6 mmol/L. 2.NGUYÊN NHÂN THIẾU CANXI Nguyên nhân gây thiếu canxi phổ biến nhất thường là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Những thói quen ăn uống dễ gây nên tình trạng thiếu canxi ở người trưởng thành khỏe mạnh là: Ngại uống sữa: Người Việt Nam hiện chưa có thói quen uống sữa hay tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sốt mayonnaise… trong khẩu phần ăn hằng ngày. Trong khi đó, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tự nhiên dồi dào nhất trong cơ thể, từ đó, làm tăng nguy cơ bị thiếu canxi ở người Việt trưởng thành. Ít ăn hải sản: Người Việt thường rất thích ăn gia súc, gia cầm thay vì ăn các loại hải sản. Các loại thịt heo, bò, gà… tuy giàu protein nhưng hàm lượng canxi lại rất ít - thường chỉ chiếm khoảng ¼ đến ⅕ hàm lượng canxi chứa trong hải sản như tôm, cua, hàu, ghẹ, cá… Bên cạnh dinh dưỡng, 8 nguyên nhân phổ biến khác có thể gây nên tình trạng thiếu canxi ở cả trẻ em và người trưởng thành là: Thiếu vitamin D: Vitamin D là một vitamin thiết yếu giúp cơ thể hấp thu canxi. Thiếu vitamin D khiến ruột không thể hấp thụ đủ canxi so với nhu cầu của cơ thể. gây nên tình trạng hạ canxi huyết. Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp sản xuất ra hormone parathyroid (PTH) - hay còn gọi là hormone tuyến cận giáp, giúp điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu. Vì thế, nếu tuyến cận giáp bị suy giảm chức năng, nồng độ hormone PTH bị suy yếu sẽ khiến cho nồng độ canxi trong máu bị giảm theo. Thiếu magie: Tuyến cận giáp của bạn cần khoáng chất magie để giải phóng hormone PTH. Vì thế, thiếu magie cũng gây ra hiện tượng thiếu canxi tương tự như cơ chế của bệnh suy tuyến cận giáp. Suy thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lại canxi cho cơ thể bằng cách tiết ra hormone calcitriol. Nếu thận bị suy giảm chức năng, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng giữ lại canxi của thận, gây nên bệnh thiếu canxi. Suy tuyến yên: Tuyến yên sản xuất ra hormon calcitonin, giúp điều chỉnh mức độ canxi trong máu. Nếu tuyến yên không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến bệnh thiếu hụt canxi. Thuốc: Một số loại thuốc đặc trị như thuốc điều trị loãng xương, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc hóc môn, thuốc điều trị nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus herpes và thuốc điều trị ung thư… cũng có thể gây bệnh thiếu canxi. Do rối loạn hấp thu: Một số người có thể không hấp thu tốt từ thực phẩm, ví dụ như người bệnh không dung nạp gluten, đại tràng viêm loét hoặc phẫu thuật đại tràng. Bệnh lý khác: Các bệnh lý như ung thư, bệnh gan, viêm tuyến tiền liệt… cũng có thể dẫn đến mức độ giảm canxi trong máu. Khi không có đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, gây ra sự suy giảm mật độ khoáng trong xương, khiến xương giòn, dễ gãy và gây ra chứng còi cọc ở trẻ em hoặc loãng xương ở người trưởng thành. 3.AI DỄ BỊ THIẾU CANXI? Mọi người đều có thể bị thiếu canxi nếu không được cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Trong đó, 8 nhóm đối tượng có nguy cơ dễ thiếu canxi nhiều hơn so với bình thường là: Trẻ em và thanh thiếu niên: Do tiến trình phát triển thể chất đang diễn ra mạnh mẽ - đặc biệt là về chiều cao - mà cơ thể của trẻ em và thanh thiếu niên cần tiêu thụ nhiều hơn canxi hơn để phát triển xương, từ đó, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu hụt canxi nếu trẻ không được ăn uống đủ chất. Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu canxi do nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho xương và răng của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai không dược cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, họ có thể gặp phải tình trạng thiếu canxi. Người ăn chay: Người ăn chay thường bị thiếu canxi do không thể tiêu thụ được những thực phẩm giàu canxi có nguồn gốc từ động vật như sữa, phô mai, trứng, cá, thịt… Người có chế độ ăn uống không đủ canxi: Người bị dị ứng đường lactose trong sữa, dị ứng đạm sữa bò, người không ăn đủ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, và các chế phẩm từ sữa có nguy cơ cao bị thiếu canxi hơn người bình thường. Phụ nữ mãn kinh: Sự suy giảm nội tiết tố nữ (estrogen) ở phụ nữ mãn kinh gây ra hiện tượng xương bị mất dần mật độ khoáng chất, mất canxi từ xương và làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Người già: Quá trình lão hóa làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể khiến người già dễ bị thiếu canxi, gây ra bệnh loãng xương. Người bị rối loạn tiêu hóa: tình trạng tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy mãn tính, có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm của hệ tiêu hóa. Người mắc các bệnh lý khác: người bị suy thận, suy tuyến giáp, suy tuyến yên hoặc người đang phải dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, loãng xương, ung thư… thường bị suy giảm khả năng hấp thụ canxi, nên có nguy cơ cao bị thiếu canxi nhiều hơn người bình thường. 4.DẤU HIỆU THIẾU CANXI NGUY HIỂM Bệnh thiếu canxi ở mức độ vừa và nhẹ thường không khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm: NGƯỜI THIẾU CANXI THƯỜNG GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ BẮP Các dây thần kinh trong các tế bào cơ bắp của bạn giải phóng các ion canxi để báo hiệu cơ bắp của bạn co lại hoặc giãn ra khi thực hiện một chức năng vận động cụ thể. Vì thế, khi bị thiếu canxi, các vấn đề cơ bắp mà bạn thường gặp là: Chuột rút: là triệu chứng phổ biến nhất khi thiếu canxi. Khi bị chuột rút, các bó sợi liên tục bị co thắt (siết vào) một cách mất kiểm soát, khiến người bị chuột rút phải trải qua cảm giác đau buốt dữ dội. Nghiêm trọng hơn, người bị thiếu canxi có thể gặp các cơn co thắt ở cổ họng, dẫn đến chứng khó thở có khả năng đe dọa đến tính mạng. Rối loạn cử động: Thiếu canxi có khả năng làm giảm khả năng vận động của tay, chân, vai và gây ra các cơn đau ở tứ chi khi di chuyển, từ đó, làm tăng nguy cơ bị sẩy chân, té ngã. Mặt khác, thiếu canxi còn có thể gây nên chứng rối loạn nhịp tim và rối loạn huyết áp bởi cơ tim hoạt động kém ổn định khi nồng độ canxi trong máu bị hạ xuống mức quá thấp. Co giật: Khi thiếu canxi ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị cứng cơ, co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ một cách không kiểm soát ở các bộ phận như cơ mặt, cơ cổ tay, cơ cẳng tay, cơ lưng, cơ chân, cơ miệng… Suy yếu sức mạnh: Thiếu canxi có thể làm suy yếu sức mạnh và khả năng hoạt động của cơ bắp, từ đó khiến bạn gặp nhiều bất lợi trong sinh hoạt. THIẾU CANXI GÂY SUY NHƯỢC, MỆT MỎI VÀ MẤT NGỦ Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin - một hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít loại hormone này, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí tuệ và năng suất lao động. THIẾU CANXI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA, TÓC VÀ MÓNG TAY Thiếu canxi có thể gây nên các vấn đề về da, tóc và móng tay: Da khô và chảy xệ: Khi nồng độ canxi hạ thấp, da không thể tự duy trì độ ẩm và pH khỏe mạnh, từ đó khiến da dễ bị khô và nứt nẻ. Mặt khác, canxi cũng tham gia vào quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin đàn hồi của da. Thiếu canxi trong một thời gian dài có thể khiến da bị mất độ đàn hồi, chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tóc móng và gãy rụng: Canxi rất quan trọng đối với việc duy trì một mái tóc chắc khỏe vì nó hỗ trợ quá trình bài tiết hormon androgen và enzyme biotin - 2 loại nội tiết tố có liên quan đến sự phát triển của nang tóc khỏe mạnh. Thiếu canxi có thể khiến cho nang tóc yếu hơn, làm tóc dễ gãy rụng hoặc khiến cho nang tóc nhỏ lại - làm tóc thưa, mất đi sức sống. Móng tay dễ gãy và chậm mọc: