CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ MẸ NÊN BIẾT
22

Th 05

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ MẸ NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, vì đây là lứa tuổi có hệ xương đang phát triển khỏe mạnh. Hậu quả của bệnh còi xương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, vận động và tinh thần của trẻ. Vì thế, phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. 1.BỆNH CÒI XƯƠNG LÀ GÌ? Còi xương là một dạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó, thiếu canxi hoặc phosphat hoặc làm giảm hoạt động của phosphataze kẽm. Có 3 loại còi xương: Còi xương dinh dưỡng; Còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc làm giảm hoạt động của vitamin D; Còi xương do rối loạn tái hấp thu phosphat ở ống thận. Còi xương dinh dưỡng là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu canxi và phospho trong quá trình tạo xương. Còi xương do thiếu vitamin D là bệnh hay gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các hậu quả không mong muốn cho trẻ như biến dạng ở xương, răng, ảnh hưởng đến tầm vóc phát triển. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phosphat ở ruột. Khi cơ thể thiếu vitamin D, sự hấp thụ và chuyển hóa canxi sẽ bị ảnh hưởng, do đó biểu hiện của thiếu vitamin D chính là biểu hiện của thiếu canxi. Một trong các thể bệnh của thiếu canxi là bệnh còi xương. 2.NHỮNG TRẺ NÀO CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH CÒI XƯƠNG? Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ bao gồm: TUỔI TÁC Bệnh còi xương phổ biến nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh của trẻ nên cơ thể trẻ cần nhiều canxi và phosphat nhất để củng cố và phát triển xương. CHẾ ĐỘ ĂN Trẻ có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn nếu thực đơn hằng ngày của trẻ không có nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá, trứng, sữa… Trẻ cũng có nguy cơ bị còi xương nếu gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa, dị ứng với sữa hoặc bất cứ dung nạp lactose (một loại đường có trong tất cả các loại sữa, kể cả sữa mẹ). Ngay cả khi trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng có thể bị thiếu vitamin D nếu sữa mẹ không có đủ vitamin D. MÀU DA Trẻ em gốc Phi, Thái Bình Dương và người gốc Trung Đông có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao nhất vì có làn da sẫm màu. Da sẫm màu sẽ làm giảm sự tác động của tia cực tím lên da do đó lượng vitamin D được tổng hợp từ da sẽ ít hơn. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Tắm nắng sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D, bổ sung thêm cho trẻ lượng vitamin D mà thực phẩm chưa đáp ứng đủ. Cơ thể trẻ sản xuất nhiều vitamin D hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Do đó, trẻ sẽ có nguy cơ còi xương cao hơn nếu sống trong khu vực địa lý có ít ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nếu thường xuyên ở trong nhà mà ít tham gia các hoạt động ngoài trời, trẻ cũng dễ bị thiếu vitamin D. GENE Có một dạng còi xương là do di truyền, ngăn ngừa thận hấp thụ phosphat. 3.TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÒI XƯƠNG Các triệu chứng của bệnh còi xương ở trẻ em bao gồm: Trẻ ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời mát, thường vào buổi đêm (gọi là ra mồ hôi trộm). Trẻ kích thích, khó ngủ, quấy khóc, giật mình, có thể có nôn trớ. Trẻ rụng tóc gáy hoặc rụng tóc vành khăn (còn có thể gọi là dấu hiệu chiếu liếm). Xương sọ mềm, dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc méo sang một bên. Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, chồng khớp sọ. Đầu có bướu trán, bướu đỉnh. Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn. Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong, chân cong hình chữ X, chữ O. Răng mọc chậm, men răng kém, hay bị sâu răng. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi. Đối với trẻ lớn, có thể hay kêu đau nhức mỏi xương dài vào chiều tối hoặc ban đêm. Đối với dấu hiệu còi xương cấp và nặng có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, co giật do hạ canxi máu. Nếu tình trạng còi xương không được điều trị kịp thời, dẫn đến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu. 4.CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương tập trung vào việc bổ sung đủ lượng vitamin D, canxi và phosphat cho trẻ. Đối với bà mẹ khi mang thai, cần tuân thủ một thực đơn đa dạng nhằm cung cấp đủ nhu cầu canxi (khoảng 1.200mg/ ngày) và vitamin D (khoảng 1.000IU/ ngày) cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, cần ăn đa dạng thực phẩm, chú trọng các loại thực phẩm dồi dào canxi và vitamin D như sữa và chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá… đảm bảo cho bé chào đời khỏe mạnh. Đối với trẻ nhỏ, tăng cường vitamin D qua hai nguồn chủ yếu là ánh nắng mặt trời và thực phẩm. Vitamin D được tổng hợp tai da chiếm 80% nguồn cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Vì thế, bạn hãy tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên từ mặt trời bằng cách cho trẻ phơi nắng mỗi ngày, thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ 9-15h. Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, không tắm nắng qua cửa kính. Thời gian tắm nắng từ 3-10 phút, phụ thuộc vào cường độ ánh nắng. Nên thay đổi vị trí chiếu nắng mỗi 1 phút, lưu ý che chắn bảo vệ mắt cho trẻ. Bên cạnh đó, vitamin D, canxi và phosphat còn đến từ nguồn thực phẩm. Một số loại thực phẩm phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ hiệu quả là cá (cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá thu), gan động vật, sữa, trứng, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống… Bác sĩ cũng có thể chỉ định uống viên thực phẩm bổ sung vitamin D hằng ngày cho những trẻ không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc không uống đủ 1.000ml sữa công thức/ ngày (đối với trẻ dưới 1 tuổi không bú mẹ). Trong quá trình bổ sung vitamin D cha mẹ cần tham khảo bác sĩ về liều lượng chính xác, vì con số đối với mỗi trẻ là không giống nhau tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và tình trạng bệnh, không nên tự ý bổ sung cho trẻ. TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG NÊN ĐI KHÁM DINH DƯỠNG SỚM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ là một yếu tố quan trọng giúp cung cấp đủ nhu cầu canxi, vitamin D và phosphat cho cơ thể. Làm sao để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ thực phẩm chứa các dưỡng chất cho trẻ còi xương là mối quan tâm của hầu hết các bậc cha mẹ.  

6 THÀNH PHẦN CẦN LƯU Ý KHI DÙNG VITAMIN TỔNG HỢP
21

Th 05

6 THÀNH PHẦN CẦN LƯU Ý KHI DÙNG VITAMIN TỔNG HỢP

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin tổng hợp (Đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng có hại nhiều hơn có lợi. Nhiều người trưởng thành hiện đang dùng vitamin bổ sung nhưng nghiên cứu đã đưa ra những kết quả khác nhau về hiệu quả của chúng. Trong một số trường hợp, uống vitamin tổng hợp hằng ngày với một số thành phần nhất định, thậm chí có thể gây hại nhiều hơn là lợi, khiến nhiều bác sĩ không khuyên nên sử dụng, nếu không nhắm đến những thiếu sót cụ thể hoặc đạt được các mục tiêu cụ thể nào. Cách tiếp cận tốt nhất để bổ sung là tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục dùng vitamin tổng hợp, cần xem lại danh sách thành phần và đảm bảo không lạm dụng bất kỳ chất nào dưới đây trong vitamin tổng hợp. Dưới đây là các thành phần cần lưu ý: 1.CANXI Không nên dùng vitamin tổng hợp có quá nhiều canxi. Đối với một số người có lượng canxi cao, việc bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến những tác dụng phụ có hại. Sỏi thận, táo bón và trạng thái tinh thần thay đổi là những triệu chứng của nồng độ canxi tăng cao. Bất kỳ thành phần nào trong thuốc bổ sung nhiều vitamin đều có thể gây độc với số lượng lớn. Canxi là một trong hai thành phần (cùng với sắt) thường đi kèm với những rủi ro nghiêm trọng. 2.SẮT Đối với những người không bị thiếu sắt, việc uống vitamin tổng hợp bổ sung sắt có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ, ở những người khỏe mạnh, dùng chất bổ sung sắt liều cao (đặc biệt khi bụng đói) có thể gây khó chịu ở dạ dày, táo bón, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Một lượng lớn sắt cũng có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, bao gồm viêm niêm mạc dạ dày và loét. Sắt liều cao cũng có thể làm giảm sự hấp thu kẽm. Mặc dù sắt có thể quan trọng nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, nhưng mọi người có thể không cần nó trong vitamin tổng hợp hằng ngày, nếu lượng máu của họ bình thường. 3.ĐỒNG Giống như canxi, các nguyên tố kim loại khác như đồng có thể gây rắc rối khi được tìm thấy trong vitamin tổng hợp với liều cao.  Có lượng hấp thụ có thể được khuyến cáo cho các chất dinh dưỡng này và cơ thể con người dựa vào sự cân bằng của các khoáng chất vi lượng để hoàn thiện các chức năng sức khỏe cơ bản. Quá nhiều đồng bộ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thậm chí gây hại cho thận, gan, tim và não. Cả hai khoáng chất canxi và đồng đều rất quan trọng đối với chức năng sống, nhưng nên tránh chúng trong các chất bổ sung trừ khi bạn biết mình cần chúng (nếu cơ thể thiếu hụt). 4.RETINOL (VITAMIN A) Vitamin A có vai trò quan trọng đối với cơ thể: giúp duy trì các cơ quan khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho sinh sản và thị lực… Tuy nhiên, bạn có thể nhận được tất cả lượng vitamin A cần thiết thông qua chế độ ăn uống và quá nhiều vitamin A có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Phụ nữ mang thai đặc biệt nên thận trọng khi bổ sung vitamin A nguyên chất, vì hấp thụ quá nhiều vitamin đã được chứng minh là gây ra một số vấn đề trong sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, bạn có thể chọn beta carotene, đây là tiền chất của vitamin A mà cơ thể phải xử lý trước khi hấp thụ. Beta carotene có nhiều trong thực phẩm thực vật như: cải xoăn và rau bina, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, bí ngô, dưa lưới, ớt đỏ và vàng, quả mơ, đậu Hà Lan… 5.ĐƯỜNG Đường là một thành phần không hoạt động được tìm thấy trong một số loại vitamin tổng hợp, có trong thuốc viên và kẹo cao su… Để tránh nạp thêm đường không cần thiết, sẽ rất hữu ích nếu bạn cố gắng uống vitamin tổng hợp không chứa đường hoặc với lượng hạn chế. Không nên sử dụng các sản phẩm có chứa đường cồn. Rượu đường, như sorbitol và xylitol, đôi khi được thêm vào vitamin tổng hợp để cải thiện hương vị hoặc kết cấu. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng ở một số người và một số loại rượu đường mới trên thị trường vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về sự an toàn lâu dài. 6.VITAMIN E  Cuối cùng không nên dùng vitamin tổng hợp có chứa vitamin E, thường thấy trong nhiều loại thuốc bổ sung tổng hợp.   

NHỮNG LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT BẰNG THUỐC
21

Th 05

NHỮNG LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT BẰNG THUỐC

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để thực hiện các chức năng bình thường trong nội môi. Trong một số trường hợp, trẻ cần được bổ sung bằng thuốc. 1.TÁC HẠI CỦA THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Vitamin và chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không đảm bảo, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật,... sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là điều cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ về chế độ ăn không cung cấp đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức cẩn thận, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ loại thuốc nào. Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, thiếu vitamin B1 dễ gây phù, viêm các dây thần kinh, suy tim, thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não, thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương, thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da, thiếu flour dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dễ thiếu máu…. 2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Do cung cấp thiếu: Gặp ở các trẻ sống trong các gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn cho trẻ không đảm bảo chất lượng. Do ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày thiếu vitamin B1. Rau quả dễ bị héo hoặc để bảo quản lạnh quá lâu. Do chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần. Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ em không được bú sữa mẹ… Do mắc một số bệnh lý: Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật… là những trẻ hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và tình trạng thiếu vitamin B1 có thể làm phức tạp thêm bệnh sốt rét. Các nguyên nhân khác: Gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do nhu cầu vitamin quá cao so với những gì chúng ta cung cấp hằng ngày. 3.BỔ SUNG VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG CHO TRẺ LIỀU LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP? Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hằng ngày. Trừ trường hợp trẻ đang mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì phải dùng liều cao hơn, trường hợp này nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Các chế phẩm vitamin và chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao gấp 800-1600% nhu cầu hằng ngày), vitamin C 1.000mcg, nguyên tố kẽm 100mg (cao gấp 330-660%) nhu cầu hằng ngày… khi sử dụng cần tham khảo và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh khi sử dụng vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất…) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi. Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá)... nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung. Tuy nhiên việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, vitamin và khoáng chất đang làm tình trạng lạm dụng thuốc tràn lan, phổ biến hơn, gây những tai ương khó lường… thừa vitamin và khoáng chất. 3.NHỮNG NGUY HIỂM NÀO DẪN ĐẾN BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT QUÁ LIỀU? Thừa vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, chẳng hạn như: Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn rối loạn thần kinh. Thừa vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không dùng cho phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt là ở những người thiếu men G6PD. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.  Thừa vitamin K chỉ gặp khi sử dụng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da. Thừa canxi gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp… xương cốt hóa sớm do có thể bị thấp chiều cao. Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim. Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và khoáng chất do tương tác thuốc. 4.KHI BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CHO TRẺ BẰNG THUỐC CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ? Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này là vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa cũng nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi.  

AXIT FOLIC LÀ GÌ VÀ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?
21

Th 05

AXIT FOLIC LÀ GÌ VÀ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

  • admin
  • 0 bình luận

Acid folic là một trong những hoạt chất thiết yếu, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Nếu không bổ sung đủ lượng dưỡng chất này, mọi hoạt động của cơ thể sẽ ngưng trệ. Để nắm rõ hơn các thông tin quan trọng về acid folic, ảnh hưởng của hoạt chất đối với sức khỏe, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của HADU PHARMA. Chúng ta thường được khuyến cáo rằng, cần bổ sung acid folic trong chế độ ăn uống mỗi ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Hoặc khi đi khám thai những tháng đầu, bác sĩ thường kê những loại thuốc bổ sung chất này. Vậy đây là chất gì? 1.AXIT FOLIC LÀ GÌ? Axit folic (hay là acid folic) là một dạng tổng hợp của Folate. Trong y khoa còn có tên gọi khác là vitamin B9, folat hay folacin (các dạng có thể hòa tan trong nước của vitamin B9). Đây là một sản phẩm nhân tạo được các nhà sản xuất thêm vào các chất bổ sung vitamin và thực phẩm tăng cường. Loại vitamin này còn là thành phần cấu tạo nên nucleoprotein và tế bào hồng cầu, giúp tạo ra DNA và các vật liệu di truyền khác. Đặc biệt, vitamin B9 còn được xếp vào nhóm 13 vitamin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Phụ nữ tiền mang thai, khi mang thai, sau sinh hay trẻ sơ sinh là những đối tượng cần bổ sung vitamin B9 lớn nhất. 2.AXIT FOLIC CÓ TÁC DỤNG GÌ? ĐỐI VỚI NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Acid folic có nhiệm vụ là sản xuất mới và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Đồng thời còn giúp cơ thể phòng chống ung thư thông qua việc ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Trong Y Học sử dụng Acid Folic tương tự như loại thuốc điều trị thiếu hụt Acid Folic cũng như một số bệnh thiếu tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Acid Folic ngăn chặn thêm một số bệnh khác của cơ thể như: mất trí nhớ, dấu hiệu lão hóa, loãng xương, người già nghe kém trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, bạch biến, bồn chồn ở chân. ĐỐI VỚI MẸ BẦU Ngăn ngừa được các khuyết tật bẩm sinh đến từ não và tủy sống. Khi bắt đầu mang thai, não và tủy sống là những bộ phận quan trọng hình thành đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn này rất cần acid folic. Ngăn ngừa các bệnh thiếu máu của cơ thể vì vitamin B9 có nhiệm vụ hỗ trợ tạo tế bào máu. Hạn chế các trường hợp đáng tiếc như sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng, chứng rối loạn tâm thần. Tác dụng lớn trong việc suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư ruột kết, giảm đột quỵ… Hạn chế quá trình lão hóa, loãng xương, giảm trầm cảm, bệnh nứt đốt sống… ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ Giảm thiểu khả năng mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh liên quan đến não (vô sọ) và tủy sống (nứt tủy sống). 2.AI NÊN BỔ SUNG AXIT FOLIC? Là một trong những hoạt chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hầu như tất cả mọi người đều cần bổ sung Axit folic mỗi ngày, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng mà liều lượng bổ sung sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Chính vì vậy, khi bổ sung Vitamin B9 cần nắm rõ điều này. Sau đây là những đối tượng nên bổ sung Axit folic để duy trì cơ thể khỏe mạnh: Trẻ em khi vừa sinh ra, thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên. Người trưởng thành, người già. Phụ nữ đang chuẩn bị cho quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ cần bổ sung nhiều Acid folic. Qua 3 tháng vẫn cần duy trì mức độ ổn định theo liều lượng bác sĩ kê đơn. Riêng đối với các bà bầu, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh dưới đây, khả năng cao em bé sẽ bị khuyết tật ống thần kinh. Vậy cần bổ sung Acid Folic đầy đủ: Tiền sử mang thai bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh. Bản thân người mẹ hoặc cha có tiền sử gia đình có người bị mắc khuyết tật ống thần kinh. Người mẹ bị bệnh tiểu đường hay thừa cân nhiều. Mẹ mắc chứng hồng cầu hình liềm. Đang sử dụng một số loại thuốc trị động kinh. Người mẹ đang sử dụng các loại thuốc trong điều trị HIV. 3.NHU CẦU ACID FOLIC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ Như đã nêu trên, acid folic là hoạt chất thiết yếu của cơ thể, ai cũng cần bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và từng trường hợp cụ thể để bổ sung đúng với nhu cầu mà cơ thể cần. Với người bình thường, lượng acid folic cần bổ sung mỗi ngày như sau: Từ 0-6 tháng tuổi là 25-35mcg/ ngày đối với trẻ sinh thiếu tháng liề lượng 50mcg/ ngày. Từ 7-12 tháng cần 80mcg/ ngày. Trẻ em từ 1-3 tuổi là 150mcg/ ngày. Từ 4-8 tuổi là 200mcg/ ngày. Độ tuổi thiếu niên 9-13 tuổi cần 300mcg/ ngày. Từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung 400mcg/ ngày. Riêng phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị cho quá trình mang thai là đối tượng cần bổ sung Acid folic nhiều nhất, khoảng 400-800mcg/ ngày. Đặc biệt, phụ nữ vừa mới mang thai trong 12 tuần đầu thai kỳ thì liều lượng acid folic cao hơn. Vì vậy khi khám thai trong 12 tuần đầu bác sĩ bao giờ cũng sẽ kê thêm axit folic. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật ống thần kinh. Đồng thời còn giúp cho não bộ và cột sống của trẻ phát triển một cách bình thường. Đối với bà mẹ cho con bú thì liều lượng axit folic cần khoảng 500mcg/ ngày. Riêng các trường hợp bệnh nhân bị nứt đốt sống, gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh thì liều lượng khuyến cáo là 4000mcg/ ngày. 4.THIẾU AXIT FOLIC CÓ GÂY NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG? Nằm trong nhóm 13 hoạt chất thiết yếu mà cơ thể cần mỗi ngày nên thiếu axit folic, sức khỏe sẽ gặp trục trặc. Thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến báo động. Thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B9. Từ đó dẫn đến một loạt các tình trạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ dễ dẫn đến các biến chứng về xương, biến chứng tim và một số biến chứng khác như: vô sinh, mất trí nhớ, tăng nguy cơ ung thư, đi lại khó khăn. Một biến chứng khác khi thiếu acid folic nữa đó là gây giảm bạch cầu và tiểu cầu. Lúc này cơ thể sẽ giảm khả năng chống nhiễm trùng, đông máu, tình trạng chảy máu. Hoặc nặng hơn có thể gây xuất huyết não và tử vong trong thời gian ngắn. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu thiếu acid folic sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong bào thai như: vô sọ, chẻ đôi đốt sống, dễ bị sảy thai, nguy cơ sinh non cao. Khi sinh ra trẻ dễ tử vong sau sinh, suy dinh dưỡng… Khi không cung cấp đủ lượng axit folic cơ thể sẽ thường xảy ra các dấu hiệu như: cơ thể mệt mỏi và yếu đuối, đau đầu, khó tập trung, dễ cáu gắt, tình trạng tim đập nhanh và khó thở, cơ thể khó chịu. Ngoài ra còn một số triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn như: trên lưỡi và bên trong miệng có các vết loét, da tóc và móng tay bị đổi màu.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: